Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

 -Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.

 -Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.

 -Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 -HS khá, giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định.

 Kixnawng sống: + Kĩ năng an toàn khi đi bộ

 + Kĩ năng phê phán , đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-Vở bài tập Đạo đức 1

-Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, vàng, xanh, hình tròn đường kính 15 hoặc 20 cm

-Các điều 3, 6, 18, 26 công ước quốc tế về quyền trẻ em

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 47 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Ââ, 
 -Các vần ai, ay; các từ ngữ: mái trường, điều hay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: A, Ă, Ââ, ai, ay, mái trường, điều hay. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
-GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa A gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
+Chữ hoa Ă, Ââ có cấu tạo và cách viết như chữ hoa A, chỉ thêm dấu ( ), ( ) trên đầu mỗi chữ 
c) Hoạt động 3: Viết vần và từ ứng dụng
+ ai:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “ai”?
-GV nhắc cách viết vần “ai” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ a lia bút viết chữ i, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ay:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “ay”?
-GV nhắc cách viết vần “ay” : Đặt bút ở đường kẻ 3 viết chữ a lia bút viết chữ y, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ mái trường:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “mái trường”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “mái trường” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng mái điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng trường, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ điều hay:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “điều hay”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “điều hay” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng điều điểm kết thúc ở đường kẻ 2 nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng hay, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
d) Hoạt động 4: Viết vào vở
-Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
 ( GV theo dõi giúp các em yếu viết )
3.Củng cố:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
_Nhận xét tiết học
4.Dặn dò:
-Về nhà luyện viết thêm tiếng có vần ai, ay
-Khen những HS đã tiến bộ và viết đẹp
-Dặn dò: 
+Về nhà viết tiếp phần B
+Chuẩn bị: B, ao, au, sao sáng, mai sau
-chim khuyên
+Gồm 1 nét móc trái, 1 nét móc dưới và 1 nét ngang
-Viết vào bảng con
-Viết bảng con: Ă, Ââ
- ai
-Cao 1 đơn vị 
-Viết bảng:
- ay
-Cao 2 đơn vị rưỡi
-Viết bảng:
- mái trường
-tiếng mái cao 1 đơn vị, tiếng trường cao 3 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- điều hay
-tiếng điều cao 2 đơn vị, tiếng hay cao 4 đơn vị 
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
 -HS viết vào vở
 Hs yếu viết ½ yêu cầu 
-G
-cả lớp
-TB
-K
-Y
-K
-TB
-G
-K
-K
-G
-TB
Hs yếu viết ½ yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM
.
TOÁN
BÀI 86: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I.MỤC TIÊU:
 Biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10cm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -GV và HS sử dụng thước có vạch chia thành từng xăngtimet
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước:
 Chẳng hạn: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
-Đặt thước (có vạch chia thành từng xăngtimet) lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước; tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4
-Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước
-Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm
2. Thực hành:
Bài 1: 
-Cho HS tự vẽ các đoạn thẳng theo các thao tác như trên
Bài 2: Giải toán
Bài 3: Vẽ hai đoạn thẳng AB, BC theo độ dài nêu trong bài 2
2.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 87: Luyện tập chung
 Thực hiện theo từng thao tác mẫu của GV
-Đặt thước 
-Nối điểm 0 với điểm 4
-Viết tên đoạn thẳng
-Vẽ các đoạn thẳng dài: 5 cm; 7 cm; 2cm; 9 cm
-Nêu tóm tắt
-Nêu bài toán
-Tự giải 
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
-HS tự vẽ
-cả lớp
-cả lớp
-K
-G
RÚT KINH NGHIỆM
.
THỦ CÔNG
Bài : KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ đoạn thẳng.
- Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều . Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
 -Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều
 2.Học sinh:
 -Bút chì, thước kẻ, kéo
-1 tờ giấy vở HS có kẻ ô
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-Treo hình mẫu lên bảng
A	 B
C	 D
_GV hỏi: 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
-Em hãy kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau?
2.Hướng dẫn thực hành:
* Cách kẻ đoạn thẳng:
-Lấy 2 điểm A, B bất kì trên cùng một dòng kẻ ngang
_Đặt thước, kẻ qua 2 điểm A, B. Giữ thước cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước, đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang B ta được đoạn thẳng AB
*Cách kẻ 2 đoạn thẳng cách đều:
-Trên mặt giấy có kẻ ô, ta kẻ đoạn thẳng AB
-Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý. Đánh dấu điểm C và D. Sau đó nối C với D được đoạn thẳng CD cách đều với AB
3.Học sinh thực hành:
-Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”
-Quan sát đoạn thẳng AB và rút ra nhận xét: hai đầu của đoạn thẳng có 2 điểm
-2 ô
-Thực hành
+Đánh dấu 2 điểm A và B, kẻ nối 2 điểm đó, được đoạn thẳng AB (kẻ từ trái sang phải)
+Đánh dấu 2 điểm C, D và kẻ tiếp đoạn thẳng CD cách đều đoạn thẳng AB
-Chuẩn bị: giấy màu, bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô 
-G,K
-TB
-G, K
-cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
LUYỆN VIẾT 
LUYỆN TẬP : CHÍNH TẢ 
I- MỤC TIÊU
 -Giúp các em viết đúng các từ viết sai trong bài chính tả
- Làm đúng các bài tập luyện tập
II- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1- Kiểm tra bài cũ
2- Bài mới 
a- Giới thiệu bài
b- Luyện viết 
+ Gọi học sinh nêu lại các từ các em viết sai trong bài chính tả
- Cho các em nêu vần , âm đầu mà các em 
 viết sai
+ Đọc cho các em viết lại vào bảng con
- Sau mỗi tử , tiếng cho các em đọc lại
3- Củng cố - dặn dị
 Nhận xét tiết học
- Nhiều em nêu
- Các em nêu
- Lớp viết bảng con
- Lần lượt từng em lên bảng viết 
- Cả lớp 
-TB, Y
- Cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
.
LT TOÁN
LT BÀI: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I.MỤC TIÊU:Giúp HS củng cố :
 Biết dùng thước có chia vạch xăng-ti-mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10cm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -GV và HS sử dụng thước có vạch chia thành từng xăngtimet
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
1- Bài mới
2. Thực hành:
Bài 1: 
-Cho HS tự vẽ các đoạn thẳng theo các thao tác như trên
Bài 2: a )Giải toán
b) Cho các em vẽ vào VBT
Bài 3: Vẽ hai đoạn thẳng AB, BC theo độ dài nêu trong bài 2
2.Nhận xét –dặn dò:
_Củng cố:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 87: Luyện tập chung
-Vẽ các đoạn thẳng dài: 3 cm; 9 cm; 5cm; 1 cm
-Nêu tóm tắt
-Nêu bài toán
-Tự giải 
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm
-HS tự vẽ
-cả lớp
-K
-G
RÚT KINH NGHIỆM
.
Thứ tư ngày 09 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC
Bài 2: TẶNG CHÁU
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non
 -Hiểu nội dung bài: Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước.
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK)
-Học thuộc lòng bài thơ.
-HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK phóng to
-Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
I.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc bài và trả lời câu hỏi:
+Trong bài “trường học” được gọi là gì?
+Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
-Treo tranh (giống SGK), giới thiệu về nội dung tranh
-GV nói: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác? 
 Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bác đã qua đời 1969. Bác được tất cả các dân tộc trên thế giới kính yêu. Trẻ em đặc biệt yêu Bác vì Bác rất yêu trẻ em. Bác đã làm tất cả để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài thơ do Bác viết để thấy tình cảm của Bác Hồ với bạn nhỏ, mong muốn của Bác về tương lai của bạn ấy cũng như của tất cả trẻ em Việt Nam
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc mẫu bài văn:
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn (in sau kí hiệu T: trong SGK): tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non. Khi luyện đọc kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học 
-Cho HS đọc tên bài
-GV ghi: tặng
+Phân tích tiếng tặng?
 GV dùng phấn gạch chân âm t, ăng
+Cho HS đánh vần và đọc
-GV ghi: cháu
+Phân tích cấu tạo tiếng cháu?
+Đánh vần
+Đọc 
-Tương tự đối với các từ còn lại:
+lòng yêu 
+nước non 
+gọi là
+Dấu hỏi, ngã: vở, tỏ
 quyển vở- trứng vỡ; thi đỗ- đổ xe
*Luyện đọc câu:
-GV chỉ bảng từng tiếng ở 2 dòng thơ đầu
+Cho HS đọc trơn 
-Tiếp tục với 2 dòng thơ sau
-Cuối cùng cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ theo cách: 1 HS đầu bàn đọc dòng thơ thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc dòng thơ tiếp theo
*Luyện đọc đoạn, bài:
-Tiếp nối nhau đọc theo nhóm
-Đọc cả bài 
-Có thể cho các tổ thi đua đọc đúng, to, và rõ ràng
-Cho HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần
3. Ôn các vần ai, ay: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần au?
 Vậy vần cần ôn là vần au
-Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần au
-Cho HS phân tích tiếng “cháu, sau”
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần au, ao
_Đọc từ dưới tranh
-Phân tích tiếng cau, mào
-GV cho HS chơi trò chơi: thi tìm (đúng nhanh, nhiều)
+Cách thể hiện: HS ghi vào bảng cài. GV ghi lên bảng lớp
+Tổ nào tìm được nhiều nhất tổ đó thắng
au: lau nhà, cãi nhau, rau cải, phía sau, đi mau, màu đỏ, báu vật, cáu kỉnh, đau, mai sau, mau mắn, màu mỡ, máu, tàu ngựa, thau nhựa, trắng phau, gàu nước, 
ao: bánh bao, cái bao, hạt gạo, ngôi sao, cao lớn,bao giờ, bào gỗ, bảo ban, bạo dạn, con dao, dạo chơi, đạo đức, hàng rào, khô ráo, cao ráo, cạo râu, sáo sậu, mếu máo, 
c) Nói câu chứa tiếng có có vần au, hoặc vần ao
-GV nhắc: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. Có thể nói 2 câu, trong đó có một cậu chứa vần cần tìm. 
Ví dụ: Sao sáng trên bầu trời. Các bạn học sinh rủ nhau đi học
Gợi ý:
+ao: 
 -Buổi sáng bao giờ em cũng dậy lúc 6 giờ
 -Trường em nằm trên một khu đồi khá cao 
+au: 
-Tàu rời ga lúc 5 giờ
- Màu sắc bức tranh thật rực rỡ
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho 1 HS đọc câu hỏi 1
-Cho 2 HS đọc 2 dòng thơ đầu
-GV hỏi:
+Bác Hồ tặng vở cho ai?
-Cho 2, 3 HS đọc tiếp 2 dòng thơ còn lại
+Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
(HS có thể trả lời 1, 2 hoặc 3 ý dựa vào nội dung các câu 2, 3, 4)
 GV nói thêm: bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yêu mến của Bác Hồ với các bạn học sinh; mong muốn của Bác với bạn cũng như tất cả các bạn nhỏ: hãy chăm học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dưng nước nhà
-GV đọc diễn cảm lại bài thơ
 Hướng dẫn HS cách nghỉ hơi đúng khi đọc hết mỗi dòng, mỗi câu thơ
b) Học thuộc lòng bài thơ: 
-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo các phương pháp truyền thống: xoá dần chữ; chỉ giữ lại những tiếng đầu dòng 
5.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu một số HS đọc chưa thật tốt về nhà học thuộc lòng bài thơ
-Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: Cái nhãn vở
-2 HS đọc bài “Trường em”
-Quan sát
- Lắng nghe
-1 HS 
+Âm t +ăng+dấu nặng
-1 HS đọc
-Nhẩm theo
+3, 4 HS 
-Nhóm 4 em (mỗi em 1 dòng)
-Cá nhân, bàn, tổ
-Lớp nhận xét
-cháu, sau
-HS đọc từ mẫu: cây cau, chim chào mào
-Cau= c + au
 mào= m + ao + dấu huyền
-2 HS nói theo câu mẫu trong SGK 
-HS thi nói câu chứa tiếng có vần ai, rồi vần ay
+Bác Hồ tặng vở cho bạn học sinh
+Bác mong các bạn nhỏ:
-ra công học tập để sau này giúp nước nhà
-chăm chỉ học hành để sau này trở thành người có ích cho đất nước
-gắng học tập để lớn lên làm được nhiều việc tốt cho Tổ quốc
-2, 3 HS thi đọc diễn cảm bài văn
-Thi đọc thuộc lòng bài thơ
-Thi giữa các tổ
-K, TB
-K
-G
-TB, Y
-K
-G
-Y
-TB
-G, K
-cả lớp
-K
-K, G
-G
-K, TB
-G, K tìm đúng từ; TB, Y có thể sai
-K
-G, K
-K
-G
-TB
-G, K
-G, K
-cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
.
TOÁN
BÀI 87: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20; biết cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 20; biết giải bài toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -SGK và vở bài tập toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1- Bài mới
2.Thực hành:
Bài 1: 
-Cho HS nêu nhiệm vụ
-Khi chữa bài cho HS đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 20
Bài 2: 
-HS tự nêu nhiệm vụ 
-Khi chữa bài nên cho HS đọc:
1 111111
 + +2 +3
 Mười một cộng hai bằng mười ba, mười ba cộng ba bằng mười sáu
Bài 3: -Cho HS nêu bài toán và tóm tắt
Bài 4: 
-Cho HS tự giải thích mẫu
 Chẳng hạn: 13 cộng 1 bằng 14, viết 14 vào ô trống 
2.Nhận xét –dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 88: Luyện tập chung
-Viết các số từ 1 đến 20 vào ô trống
-Tự HS làm và chữa bài
-Điền số thích hợp vào ô trống
-Tự làm và chữa bài
-HS tự đọc bài toán, nêu tóm tắt
Có: 12 bút xanh
Có: 3 bút đỏ
Có tất cả:  bút?
Bài giải
 Hộp đó có tất cả:
 12 + 3 = 15 (bút)
 Đáp số: 15 bút
 -HS tự làm bài rồi chữa bài 
-G,K
RÚT KINH NGHIỆM
.
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2011
CHÍNH TẢ: 
TẶNG CHÁU
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17 phút.
-Điền đúng chữ n , l vào chỗ trống hoặc dấu hỏi , dấu ngã vào chữ in nghiêng. Bài tập (2) a , b.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Một phần bài tập trong tiết Chính tả được thể hiện trên VBTTV 1 / 2
-Bảng phụ, bảng nam châm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Giới thiệu bài:
- HS chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu. Tốc độ viết: tối thiểu 2 tiếng/ 1 phút
-Điền đúng âm n hoặc l, dấu hỏi hoặc ngã 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
-GV viết bảng bài thơ Tặng cháu
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: cháu, gọi là, mai sau, giúp, nước non
-Tập chép
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô
+Sau dấu chấm phải viết hoa
GV theo dõi giúp các em Tb , yếu viết 
-Chữa bài
+GV chỉ từng chữ trên bảng
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai phổ biến
-GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền âm : n hoặc l
-Đọc yêu cầu đề bài
-GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền n hoặc l vào từ mới hoàn chỉnh
-Cho HS lên bảng làm mẫu
-GV tổ chức cho thi làm bài tập đúng, nhanh
-GV chốt lại trên bảng
-Bài giải: nụ hoa, con cò bay lả bay la
b) Điền dấu: hỏi hoặc ngã
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: quyển vở, chõ xôi, tổ chim
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
-Dặn dò: 
-2, 3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng bài thơ
-HS tự nhẩm và viết vào bảng
-HS chép vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+Rà soát lại
+Ghi số lỗi ra đầu vở
+HS ghi lỗi ra lề
-Đổi vở kiểm tra
-1 HS đọc 
_-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
-Chuẩn bị bài tập đọc: Bàn tay mẹ
-G, K
-cả lớp
-K
-G
-K, TB
RÚT KINH NGHIỆM
.
KỂ CHUYỆN: 
 RÙA VÀ THỎ
I-ÏC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. HS khá, giỏi kể được 2 -3 đoạn của câu chuyện.
 -Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo. 
+ Kĩ năng sống :- Xác định giá trị ( biết tơn trọng người khác )
 -Tự nhận thức bản thân( biết được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân )
 - Lắng nghe , phản hồi tích cực.
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh họa truyện kể trong SGK được phóng to.
-Mặt nạ Rùa, Thỏ cho HS tập kể chuyện theo cách phân vai
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Giới thiệu bài:
 Các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật thế nào không? Rùa hết sức chậm chạp, Thỏ có tài chạy nhanh. Thế mà trong cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ, các em có biết ai thắng cuộc không? Rùa đấy. Qua câu chuyện hôm nay ta sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng Thỏ
2. Giáo viên kể:
KN lắng nghe , lắnghồi tích cực
 Kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
 1.Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai:
-Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy 
 Rùa đáp: 
-Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi chạy thi thử xem ai hơn?
 Thỏ ngạc nhiên:
-Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú một nửa đường đó!
2. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố hết sức chạy thật nhanh
 Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà vội, Rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
3. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
* Chú ý kĩ thuật kể:
-Lời vào truyện: khoan thai
-Lời Thỏ: đầy kiêu căng, ngạo mạn
-Lời Rùa: chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+ Rùa trả lời ra sao? Thỏ nói gì với Rùa? 
+Cho các tổ thi kể
-Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
-Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
KN nhận thức thân , xác định giá trị
-GV hỏi:
+Vì sao Thỏ thua Rùa?
+Câu chuyên này khuyên các em điều gì?
+Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại
 Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: 
- HS lắng nghe
-Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Rùa tập chạy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa
+Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi chạy thi thử xem ai hơn?
 -Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú một nửa đường đó!
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
-Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện
+Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
-Chuẩn bị: Cô bé trùm khăn đỏ
-TB
-G
-G, K
-G, K
-K
RÚT KINH NGHIỆM
.
TOÁN
BÀI 88: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước; biết giải bài toán có nội dung hình học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -SGK và vở bài tập toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
1- Giới thiệu bài
2.Thực hành:
 GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài:
Bài 1: 
-Cho HS nêu nhiệm vụ
-Khi chữa bài câu b cho HS đọc các phép tính v

Tài liệu đính kèm:

  • docGA1.T23.doc