Giáo án Khoa học Lớp 4 (VNEN) - Tuần 21 đến 35 - Năm học 2016-2017

KHOA HỌC 4: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH

I. MỤC TIÊU

- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, lỏng, khí

- GDHS ý thức sử dụng âm thanh hợp lí trong cuộc sống.

* Tích hợpGDBVMT: Giáo dục HS có ý thức sử dụng âm thanh trong cuộc sống một cách hợp lí nhằm BVMT(Liên hệ/bộ phận)

II. CHUẨN BỊ:

- Hình minh hoạ SGK

- 2 lon sữa bò, giấy vụn, giây chun,chậu nước, trống nhỏ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

*.Khởi động:

Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài học hôm trước.

? Khi nào vật phát ra âm thanh? Cho ví dụ minh hoạ?

- Nhận xét tuyên dương.

- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài

*Hình thành kiến thức:

HĐ1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí: ( 8’)

? Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống?

- Y/c HS đọc thí nghiệm tr.84

? Vì sao tấm ni lông rung lên?

? Giữa ống bơ & trống có gì tồn tại? Vì sao?

? Khi trống rung không khí xung quanh như thế nào?

* KL: Ta có thể nghe được âm thanh là do rung động của vật lan truyền trong không khí & tới tai ta làm cho màng nhỉ rung động.

HĐ2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, rắn: ( 9’)

Việc 1:Y/c HS làm thí nghiệm buộc chặt chiếc đồng hồ đang đỗ chuông bằng túi ni lông và thả vào chậu nước. Đưa ra kết luận

? Nêu một số VD khác?

 

doc 38 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 584Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 (VNEN) - Tuần 21 đến 35 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi sáng hoặc chiều?
* KL: Vào buổi trưa, khi MT chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng tối ngắn lại & ở ngay dưới vật. Buổi sáng MT mọc ở phía đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngã về phía Tây nên bóng của vật dài ra ngã về phía Đông.
- Tiến hành thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa: phía trên, bên phải, bên trái.
? Bóng của vật thay đổi khi nào?
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn? 
* KL: Do anhs sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
HĐ3: Trò chơi: Xem bóng đoán vật:( 6’)
- Chia lớp thành 2 đội chơi: SD tất cả những đồ chơi đã chuẩn bị, dùng 1 tấm vải trắng căng lên phía bảng, HS dùng đèn pin chiếu vào đồ chơi, các nhóm phất cờ trả lời đồ chơi.
- Nhận xét trò chơi.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
Chia sẻ với mọi người nhận biết bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
 ******************************************************************* 
TUẦN 24
KHOA HỌC 4: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG 
20/2/2017(4B,4A)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
- GDHS biết ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài: Bóng tối.
? Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào? Có thể làm bóng tối của vật thay đổi bằng cách nào? 
? Lấy VD chứng tỏ bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vật đó thay đổi?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
*Hình thành kiến thức:
HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của thực vật: (10’)
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4, TLCH
? Qs các cây ở hình minh hoạ đưa ra nhận xét về cách mọc của cây đậu?
? Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển ntn? 
? Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
? Điều gì sẽ xảy ra đối với thực vật nếu không có ánh sáng? 
* KL: ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật, giúp cây quang hợp, hô hấp, sinh sảnKhông có ánh sáng thực vật sẽ mau chống tàn lụi.
HĐ2: Nhu cầu về ánh sáng của thực vật: 
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4, qs hình 2 SGK tr94TLCH:
? Tại sao những bông hoa này có tên là hoa hướng dương?
? Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, cánh đồng thảo nguyên được chiếu sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số cây sống được trong bụi rậm hang động?
? Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* KL: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật. Thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí cho động vật và con người. Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau, có loại ưa sáng có loại ưa tối
HĐ3: Liên hệ thực tế: 
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4
? Tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu nhập cao?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* KL:
+ Khi trồng cây ăn quả cần được chiếu nhiều ánh sáng, người ta chú ý đến khoảng cách vừa đủ để cho cây đủ ánh sáng. Phía dưới người ta có thể trồng: Gừng, giềng, lá lốt, ngải cứu
+ Người ta có thể trồng cây cao su, bên dưới trồng cây cà phê
+ Trồng cây đậu tương và cây ngô trên một thửa ruộng
+ Trồng cây khoai môn dưới bóng cây chuối
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với người thân ánh sáng rất cần cho sự sống.
 ******************************************************************* 
KHOA HỌC 4: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG( TIẾP) 
24/2/2017(4A)
I. MỤC TIÊU 
 Nêu được vai trò của ánh sáng: 
- Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ
- Đối với động vật: Di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
- GDHS có ý thức ứng dụng vai trò của ánh sáng vào trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
- Bảng phụ ghi câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài: Ánh sáng cần cho sự sống.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu thực vật không có ánh sáng?
? Ánh sáng cần thiết cho sự sống của thực vật ntn?
Việc 2:- Chia sẻ trước lớp
- Nhận xét tuyên dương.
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
*Hình thành kiến thức:
HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người: 
Việc 1: Y/c HS hoạt động N4
? ánh sáng có vai trò đối với sự sống của con người ntn?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* KL: Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. 
? Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời?
? Ánh sáng có vai trò ntn đối với sự sống của con người?
Chốt :+ Nếu không có ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất sẽ đen tối như mực, con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn, nước uống, động vật sẽ tấn công, bệnh tật, con người sẽ yếu đuối và có thể bị chết
+ ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ có ánh sáng Mặt Trời mà chúng ta cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên
HĐ2: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật: 
Việc 1: Y/c HS thảo luận N4.
? K5 tên một số loại động vật mà em biết? Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì? 
? Kể tên một số động vật kiếm ăn về ban đêm, một số loài kiếm ăn về ban ngày?
? Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loại động vật?
? Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều chống tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
*KL: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loại động vật.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Chia sẻ với người thân vai trò của ánh sáng: Đối với đời sống của con người: Có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ. Đối với động vật: Di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
.
 ******************************************************************* 
TUẦN 25 
KHOA HỌC 4: ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
27/2/2017 (4B, 4A)
I. MỤC TIÊU
- Để tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau,..
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
- GDHS biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ đôi mắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
- Đèn pin
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống của con người? 
? Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống của động vật? 
? Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với cuộc sống của thực vật? 
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài
*Hình thành kiến thức:
* HĐ1: Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng?: 
-Việc 1: HS thảo luận N4, qs hình minh hoạ SGK tr98, dựa vào kinh nghiệm của bản thân trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?
? Lấy VD về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt? 
- Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, NX
*GV KL: Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Do vậy chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
* HĐ2: Biện pháp phòng tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra: 
-Việc 1: HS hoạt động N5, qs hình minh hoạ 3, 4 SGK tr98 cùng nhau XD 1 vở kịch nói về những việc nên không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, NX
*GV KL: Mắt của chúng ta có 1 bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm hỏng mắt.
* HĐ3: Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết: 
- Việc 1: HS thảo luận N4
? Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?
- Việc 2: Đại diện nhóm trình bày
* GVKL: Phải đảm bảo tư thế khi đọc, viết để không bị ảnh hưởng tối mắt.
Liên hệ thực tế những việc HS đã làm được 
- Hệ thống bài học
- Nhận xét gìơ học
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân tìm hiểu thêm về ánh sáng và việc sử dụng ánh sáng vào cuộc sống.
 *******************************************************
KHOA HỌC 4: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
 3/3/2017(4A,4B)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được VD về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
 - GDHS biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ cơ thể.
II. CHUẨN BỊ :
- Hình minh hoạ SGK
- Nhiệt kế, nước sôi, chậu nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Chúng ta nên & không nên làm gì để tránh tác hại của ánh sáng gây ra cho đôi mắt?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, nêu MT & ghi đề bài.
*Hình thành kiến thức:
? Kể tên những vật có nhiệt độ cao, những vật có nhiệt độ thấp?
* Hđ1. Sự nóng, lạnh của vật.
-Việc 1: HS qs hình minh hoạ 1, TLN5 & trả lời câu hỏi: Cốc a nóng hơn cốc nào & lạnh hơn cóc nào? Vì sao?
? Trong hình 1 cốc nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nào có nhiệt độ thấp nhấp?
- Việc 2: Đại diện nhóm trình bày
*GV KL: Một vật được coi là nóng hơn vật này hay lạnh hơn vật kia còn tuỳ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.
* HĐ2: Giới thiệu về nhiệt kế: 
- Việc 1: HS làm thí nghiệm N4
+ Lấy 4 chiếc chậu đổ nước sạch vào các chậu bằng nhau. Đánh dấu A, B, C, D. đổ ít nước sôi vào chậu A, cho đá vào chậu D. Y/c HS nhúng tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh sang chậu B, D. 
? Tay có cảm giác ntn? Giải thích?
- Việc 2: Đại diện nhóm trinh bày
- Việc 3: Giới thiệu về nhiệt kế.
- Y/c HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế hình minh hoạ 3
? Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ?
? Nhiệt đọ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ?
* HĐ3: Thực hành: Đo nhiệt độ: 
-Việc 1: HS đo nhiệt độ của cơ thể ( Cá nhân theo nhóm)
- Việc 2: Đại diện nhóm TB
* GVKL: Nhiệt độ của cơ thể bình thường là 37 C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cần đến bác sỹ để khám bệnh.
- HS tiếp tục đo nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nước nguội & đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm.
- Theo dõi, giúp các nhóm.
- Nhận xét các nhóm
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, TH đo nhiệt độ, theo dõi nhiệt độ cơ thể, thời tiết..
 *******************************************************
TUẦN 26
.KHOA HỌC 4 NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ( TIẾP) 
6/3/2017(4B, 4A)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
- GDHS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK
- Chậu, cốc, lọ có ống cắm thuỷ tinh, nhiệt kế.
- Nước sôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta SD dụng cụ nào? Có bao nhiêu lọai nhiệt kế? 
- Nhận xét
- GTB,nêu MT, GB
*Hình thành kiến thức:
1.Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Việc 1: HS nêu thí nghiệm: SGK
- Việc 2: TLN4, nêu dự đoán
- Việc 3: Đại diện nhóm TB, NX
* KL: Do sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh nên sau 1 thời gian nhiệt độ của 1 vật sẽ bằng nhau.
2. Tìm hiểu về nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi: 
-Việc 1: HS TLN4
- lấy các VD trong thực tế về vật nóng lên hay lạnh đi
- Việc 2: Đại diện nhóm TB, NX
* KL: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên.Các vật ở gần lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi.
* HS đọc mục Bạn cần biết
3. Ứngs dụng thực tế: 
 Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đánh dấu mực nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào các cốc nước lạnh, nóng sau đó đo lại mức nước.
- Việc 2: Trình bày kết quả.
- H dùng nhiệt kế xác định mức nước. NX
* KL: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau chất lỏng trong ống nở ra hoặc co lại. Dựa vào mực chất lỏng trong nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật.
Liên hệ: 
? Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm?
? Tại sao khi bị sốt người ta chườm đá lên trán?
? Làm thế nào để làm nước sôi nhanh chóng nguội đi?
- Hệ thống bài học
- Nhận xét gìơ học
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Dặn HS về nhà cùng với mọi người thân vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
 *********************************************************
KHOA HỌC 4: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT 
9 /3/2017(4A,4B)	 
I. MỤC TIÊU
- Kể được 1 số vật dẫn nhiệt tốt & dẫn nhiệt kém:
+ Các kim loại( đồng, nhôm) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, lendẫn nhiệt kém.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Cốc, thìa nhôm, thìa nhựa, nước nóng, giấy báo củ, len, nhiệt kế.
- HS: SGK, các dụng cụ như trên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
? Lấy các VD trong thực tế về vật nóng lên hay lạnh đi?
? Trong các VD trên vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt?
- Nhận xét
- GTB, nêu MT, ghi bảng
*Hình thành kiến thức:
1. Tìm hiểu về vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt: 
-Việc 1: HS theo N4
đọc thí nghiệm SGK tr104 và dự đoán kết qủa
- Việc 2: Cho HS làm thí nghiệm
- Việc 3: Gọi HS trình bày kết quả
2. Tìm hiểu về tính cách nhiệt của không khí: 
-Việc 1: HS qs xoong, nồi.. TLN4: trả lời các câu hỏi SGK:
? Xoong & quai xoong được làm bằng chất liệu gì?
? Vì sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt ta cảm giác lạnh?....
-Việc 2: Mời đại diện nhóm TB, nx
- Gv NX, KL
3. Thực hành:
-Việc 1: Cho HS làm thí nghiệm theo N4
 HS đọc kỹ thí nghiệm tr105 SGK
-Việc 2: HS trình bày kết quả.
- NX, KL
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- HS về nhà cùng với mọi người thân vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
 ************************************************************
TUẦN 27
.
KHOA HỌC 4: 
13/3/2017: 4B,4A CÁC NGUỒN NHIỆT 
I. MỤC TIÊU
- Kể tên & nêu được vai trò của 1 số nguồn nhiệt
- Thực hiện được 1 số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi SD các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. VD theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong..
- GDHS có thói quen thực hiện những quy tắc đơn giản để phòng tránh nguy hiểm rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt.
* TH GDTNMTBĐ: Tài nguyên biển: Muối biển
II. CHUẨN BỊ :
- Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng)
- Giấy khổ to kẻ sẳn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Giới thiệu bài , nêu MT& ghi đề bài
*Hình thành kiến thức:
1. Tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng: (7’)
*Việc 1: HS thảo luận N4, qs tranh minh hoạ & dựa vào hiểu biết thực tế trả lời câu hỏi
? Em biết những vật nào là nguồn toả nhiệt cho những vật xung quanh?
? Vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?
GV: Các em thấy muối là nguồn tài nguyên biển rất lớn và có nhiều giá trị cho con người vì vậy chúng ta cần tận dụng nguồn tài nguyên nước biển, NLMT để tạo ra muối và phải bảo vệ MT nước biển...
 - Các nguồn nhiệt ấy thường dùng được làm gì?
? Khí ga, củi bị cháy hết thì có còn nguồn nhiệt nữa không?
*Việc 2: Đại diện nhóm trình bày
* KL: Có rất nhiều nguồn nhiệt như: Mặt trời, ngọn lửa, khí biôga, bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện
? Nhà em SD những nguồn nhiệt nào?
? Em còn biết những nguồn nhiệt nào nữa?
2. Cách phòng tránh những rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt(10p)
- HS thảo luận N4, y/c các nhóm hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh khi SD các nguồn nhiệt
* Những rủi ro
+ Bị cảm nắng
+ Bị bỏng do chơi gần vật toả nhiệt: Bàn là, bếp than, bếp củi
+ Cháy các đồ vật do để gần bếp than bếp củi
? Tại sao phải dùng lót tay để bê nồi ra khỏi nguồn nhiệt
? Tại sao không nên vừa là áo quần vừa làm việc khác?
- Đại diện nhóm trình bày, NX, GVKL
3. Tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt: (8’)
*Việc 1: HS thảo luận N4
? Làm gì để tiết kiệm nguồn nhiệt?
*Việc 2: Đại diện nhóm trình bày, NX, GVKL
- HS đọc mục Bạn cần biết
* Liên hệ những việc các em đã làm ở gia đình
- Hệ thống bài học
- Nhận xét gìơ học
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Dặn HS cùng với mọi người tận dụng các nguồn nhiệt, tiết kiệm, an toàn
 *****************************************************
KHOA HỌC 4: 
16/3/2017:4A,4B. NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG 
I. MỤC TIÊU
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất
- GDH biết vận dụng kiến thức đã học váo cuộc sống( một số cách phòng, chống nóng, rét cho người , động vật, thực vật.)
II. CHUẨN BỊ :
- Hình minh hoạ SGK
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
 Nhận xét
- Giới thiệu bài & ghi đề bài.
*Hình thành kiến thức:
1. Trò chơi: Hành trình văn hoá: (8’) ( Xì điện)
 - HĐTQ tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý:
? Ba loài cây, con vật có thể sống được ở xứ lạnh là gì?
? Ba loài cây, con vật sống ở xứ nóng?
? Thực vật phát triển phong phú ở khí hậu nào?
? Vùng có ít động thực vật sinh sống là gì?
2. Vai trò của nhiệt đối với sự sống: (8’)
* Việc 1: HS thảo luận N4
? Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
Việc 2+: Đại diện nhóm trình bày, NX
* KL: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì nó sẽ không có sự sống. Trái Đất trở thành một hành tinh chết
- HS thảo luận N4, nêu cách phòng chống nóng, rét cho người, động vật, thực vật
- Đại diện nhóm TB, NX
GV KL: Có nhiều cách phòng chống nóng và rét
* Liên hệ những việc HS đã làm được ở GĐ
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
- Dặn HS cùng với mọi người tìm hiểu, tận dụng các nguồn nhiệt, tiết kiệm, an toàn
 **************************************************
TUẦN 28
KHOA HỌC 4: 
20/3/3017:4B,4A, ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I.MỤC TIÊU: 
* Ôn tâp về :
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt
- Củng cố kĩ năng quan sát, thí nghiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. 
II.CHUẨN BỊ :
 -GV- Các hình minh hoạ SGK, một số dụng cụ làm thí nghiệm.
- HS: SGK, bảng nhóm, VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, nêu MT, ghi bảng.
*Hình thành kiến thức:
HĐ1. Củng cố kiến thức khoa học cơ bản:
- Các nhóm4 thảo luận theo nội dung 2 câu hỏi SGK.
 + So sánh tính chất của nước ở các thể: lỏng, khí, rắn dựa trên nội dung bảng sau.
 + Vẽ lại sơ đồ sau vào vở rồi điền các từ: bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy vào vị trí của mỗi mũi tên cho phù hợp.
- Các nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét .
- GV nhận xét, kết luận và chốt lại lời giải đúng.
* HĐ2.Trò chơi"Ai nhanh, ai đúng"
* HS thảo luận N4 để thực hành BT1(VBT)
- Trình bày kết quả bằng trò chơi : 2 bạn đại diện cho phái nam và nữ lên nối, ai nhanh đúng thì thắng, NX
- GV Nhận xét khen nhóm thắng cuộc.
- Hệ thống bài học
 Nhận xét giờ học
B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
* Sưu tầm tranh, ảnh mà nhóm đã sưu tầm được nói về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học.
**********************************************************
KHOA HỌC 4: 
 23/3/2017:4A,4B. ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG(TT) 
I. MỤC TIÊU : 
* Tiếp tục ôn tâp về :
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt
 -Củng cố kĩ năng quan sát, thí nghiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. 
II. CHUẨN BỊ :
GV: Các hình vẽ ở SGK; một số đồ dùng làm thí nghiệm.
HS : SGK, giấy A0
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
+ Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ ?
 + Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
*Hình thành kiến thức:
* HĐ1: Làm BT4, 5 ( VBT)
- Làm bài các nhân 
- Đổi chéo vở KT, nhận xét
* HĐ2: Thảo luận nhóm BT8 ( VBT).
- Các N4 thảo luận, TL
- Đại diện nhóm TB, nhận xét
- GV NX, kết luận.
* HĐ3: Trò chơi"Ai nhanh, ai đúng"
* H thảo luận N4 để thực hành BT6(VBT)
- Trình bày kết quả bằng trò chơi : 2 bạn đại diện cho phái nam và nữ lên nối, ai nhanh, đúng thì thắng, NX
- GV Nhận xét khen nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét chung- tuyên dương
- GV nhận xét kết quả thực hành.
- Hệ thống bài học
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 
* Hướng dẫn HS thực hành đóng cọc ở sân trường và quan sát sự thay đổi của bóng chiếc cọc và nêu kết quả.
 **********************************************************
TUẦN 29
KHOA HỌC 4: 
27/3/2017: 4B,4A. THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, chất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
 - GDHS áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.
II.CHUẨN BỊ: 
- GV: 5 cây trồng theo yêu cầu SGK. Phiếu học tập theo nhóm.
- HS: Mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*.Khởi động: 
HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
-Yêu cầu CHĐQT Báo cáo.., lớp hát
- GTB, nêu MT- GB
-T kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.
*Hình thành kiến thức:
1, Mô tả thí nghiệm : (12-15’)
 - Nhóm T tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm.
 + Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên bàn.
 + Quan sát cây trồng và mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc cho các bạn biết.
 + Ghi và dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, NX
-T kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây.
2.Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường(10-15’)
- HĐTQ phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS quan sát cây trồng, trao đổi, dự đo

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HỌC LỚP4tuần 21-35.doc