Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 (BTNB) - Bài 23: Ánh sáng và bóng tối (Tiết 3) - Năm học 2016-2017 - Bình Nữ Long Phi

1. Bài cũ : Ánh sáng và bóng tối.(Tiết 2)

- Kể tên vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?

- Nêu một số vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

B1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

Trò chơi: “ Vật tìm bóng”

- Chia lớp làm 2 đội

- Luật chơi : GV đưa ra các thể hình của bóng và vật, các đội sắp xếp các thể hình làm sao cho vật và bóng phù hợp . Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét khen ngợi đội chiến thắng.

*GV giới thiệu: Qua chò trơi thì cô thấy rằng lớp chúng ta quan sát rất tốt. Vậy làm sao để Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng của vật trong một số trường hợp đơn giản ? thì cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học Lớp 4 (BTNB) - Bài 23: Ánh sáng và bóng tối (Tiết 3) - Năm học 2016-2017 - Bình Nữ Long Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Ngày soạn: 23/02/2017
 Ngày dạy: 25/02/2017
 Người dạy: Bình Nữ Long Phi
 Môn dạy: Khoa học – Lớp 4(PP Bàn tay nặn bột)
BÀI 23: ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI.(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
II. PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI:
- Quan sát
- Thí nghiệm
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Đèn pin, tấm bìa, quyển sách.
- Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Ánh sáng và bóng tối.(Tiết 2)
- Kể tên vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?
- Nêu một số vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua?
- GV nhận xét.
2. Bài mới 
B1. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Trò chơi: “ Vật tìm bóng”
- Chia lớp làm 2 đội
- Luật chơi : GV đưa ra các thể hình của bóng và vật, các đội sắp xếp các thể hình làm sao cho vật và bóng phù hợp . Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét khen ngợi đội chiến thắng.
*GV giới thiệu: Qua chò trơi thì cô thấy rằng lớp chúng ta quan sát rất tốt. Vậy làm sao để Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng của vật trong một số trường hợp đơn giản ? thì cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- Làm thế nào để vật có bóng?
-Bóng của vật tại những thời điểm khác nhau trong ngày sẽ thay đổi ra sao?
B3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
-Từ việc suy đoán của HS, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức của tiết học.
- GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có:
+ Bóng của vật xuất hiện khi nào?
+ Hình dạng, kích thướt của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào?
B4. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV cho HS thực hiện bảng dự đoán.
- GV cho HS đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi. 
Tiến hành thí nghiệm: Bóng của vật xuất hiện khi nào?
- Đặt quyển sách và tấm bìa thẳng đứng song song với nhau trong phòng (ánh sáng yếu)
+ Khi chưa bật đèn pin.
+ Khi bật đèn pin.
* GV chốt: Khi được chiếu sáng thì phía sau của vật cản sáng có bóng của vật đó
Tiến hành thí nghiệm: Hình dạng, kích thướt của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Vẫn thí nghiệm trên, thay đổi vị trí của đèn pin thì bóng của quyển sách thay đổi.
+ Khi di chuyển đèn pin lại gần quyển sách.
+ Khi di chuyển đèn pin ra xa quyển sách.
* GV chốt:Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng với vật đó thay đổi.
B5. Kết luận kiến thức:
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ
- Hướng dẫn HS so sánh lại với biểu tượng ban đầu của các em để khắc sâu kiến thức.
- Trả lời câu hỏi: Nhà bạn Linh quay về hướng đông. Buổi chiều Linh và các bạn đang chơi ở bên ngoài nhà. Để nhờ bóng của nhà che nắng, các bạn nên chọn vị trí nào? Vì Sao?
=>KL: Khi được chiếu sáng thì phía sau của vật cản sáng có bóng của vật đó.Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng với vật đó thay đổi.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Chuần bị Bài 24: Ánh sáng cần cho sự sống.
-Nhận xét tiết học.
- HS thực hành và nói.
- HS nhận xét.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nhận xét.
- Thảo luận, thực hiện bảng nhóm.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- HS nhận xét
- HS nêu các câu hỏi đề xuất
Vd: Bóng của vật xuất hiện khi nào? Bóng của vật có hình dạng thế nào? Hình dạng kích thướt của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào?....
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
+ Bóng của vật xuất hiện khi nào?
+ Hình dạng, kích thướt của bóng phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Có ánh sáng
+ Ánh sáng
Thí nghiệm
- HS đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi
-HS thực hành thí nghiệm
- Hầu như không xuất hiện bóng.
- Bóng xuất hiện rõ
- HS ghi chép
-HS thực hành thí nghiệm
- Bóng của vật to ra.
- Bóng của vật nhỏ lại.
- HS ghi chép
- Các nhóm báo cáo KQ
- Phía trước nhà vì: Buổi chiều mặt trời ở hướng Tây, nên bóng của ngôi nhà sẽ đổ ở hướng đông (phía trước ngôi nhà)
 Giáo viên
 Bình Nữ Long Phi

Tài liệu đính kèm:

  • docBTNB_lop_4.doc