Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Môn : KHOA HỌC

Tuần 1 tiết 2

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các- bô- níc, phân và nước tiểu.

- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình trang 6, 7 SGK.

- Giấy khổ A4 hoặc khổ A0 hoặc vở bài tập : bút vẽ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ :

+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?

+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì ?

- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.

- Nhận xét.

3.Dạy học bài mới :

*Giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự trao đổi chất ở người.

- Ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.

 Mục tiêu :

- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.

- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.

 Cách tiến hành :

 Bước 1 : Giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp.

+ Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang 6 SGK.

+ Phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ?

+ Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ.

+ Tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn.

- Kiểm tra giúp đỡ các nhóm.

Bước 3 : Cho HS trình bày.

Bước 4 : Yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi :

+ Trao đổi chất là gì ?

+ Nêu vai trị của quá trình trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật.

*Kết luận:

- Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.

- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

- Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.

Hoạt động 2 : Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

 Mục tiêu : HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao dổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

Cách tiến hành :

Bước 1 : Gợi ý các nhóm vẽ sơ đồ bằng chữ hoặc bằng hình ảnh.

Bước 2 : Trình bày sản phẩm.

- Cho các nhóm trình bày sản phẩm và nêu ý tưởng của nhóm qua sản phẩm.

- Nhận xét sản phẩm, nhóm nào làm tốt lưu lại trên lớp suốt thời gian học chủ đề Con người và sức khoẻ.

- Hoàn chỉnh sơ đồ.

Lấy vào Thải ra

Khí ô-xi 

Thức ăn 

Nước  Cơ

thể người  Khí các-bô-níc

 Phân

 Nước tiểu, mồ hơi

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

 Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất.

 Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.

4.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài.

+ Trong quá trình sống, cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?

5.Dặn dò :

- Nhận xét các hoạt động của HS.

- Về nhà tập vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người ( tiếp theo ). - Hát vui.

- 2 em lần lượt trả lời theo yêu cầu kiểm tra.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- Làm việc theo cặp.

- Quan sát và thảo luận theo cặp.

+ Mặt trời, người, nước, cây cối, con vật, nhà vệ sinh.

+ Ánh sáng, nước, thức ăn.

+ Không khí.

+ Lấy thức ăn, nước, không khí, thải chất thừa, cặn bã.

- Thảo luận, theo các câu hỏi trên.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày một ý.

- HS đọc thầm tìm hiểu.

+ Lấy từ môi trường một số chất cần thiết cho cơ thể, thải ra một chất thừa, cặn bã.

+ Sống và phát triển.

- Lắng nghe.

- Làm việc cá nhận hoặc theo nhóm.

- Trao đổi và vẽ vào giấy A4.

- Các nhóm trình bày sản phẩm và nêu lên ý tưởng của nhóm.

- Nhận xét, bình chọn.

- Vài HS đọc sơ đồ.

- HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS nhắc lại tên bài.

+ HS lần lượt nhắc lại.

- Lắng nghe.

 

docx 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn.
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
- Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở : gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn, đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
* Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
Mục tiêu : Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc với phiếu học tập.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 2 : Chữa bài tập.
- Cho HS trình bày kết quả làm việc với phiếu
- Nhận xét, hoàn chỉnh bài tập.
- HS đọc thầm mục Bạn cần biết trang 10 SGK.
- Đại diện cặp trình bày.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Làm việc theo cặp.
- Từng cặp nêu với nhau : tên các thức ăn có chứa chất bột đường có trong hình trang 11.
- 1 HS nêu tên các thức ăn có trong hình trang 11.
- 1 HS kể trước lớp.
- 1 , 2 HS khác kể.
- 1 HS nêu trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- Làm bài theo nhóm.
- Các nhóm làm bài.
- Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
PHIẾU HỌC TẬP 
1.Hoàn thành bảng thức ăn chứa bột đường: 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Từ loại cây nào ?
1
Gạo 
Cây lúa
2
Ngô
Cây ngô
3
Bánh quy 
Cây lúa mì
4
Bánh mỳ 
Cây lúa mì
5
Mì sợi 
Cây lúa mì
6
Chuối 
Cây chuối
7
Bún 
Cây lúa
8
Khoai lang 
Cây khoai lang
9
Khoai tây 
Cây khoai tây
2.Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 10,11 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Kể tên các thức ăn, đồ uống thường dùng vào các bữa sáng, trưa, tối.
+ Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà em biết ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
- Chuẩn bị bài sau : Vai trò của chất đạm và chất béo.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS nhắc lại.
- 2 HS lần lượt nêu.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 07 tháng 09 năm 2015
Môn : KHOA HỌC
Tuần 3 tiết 5
VAI TRỊ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO 
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo, (mỡ, dầu, bơ,)
- Nêu được vai trị của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 12, 13 SGK.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Đậu nành (Đậu tương)
2
Thịt lợn 
3
Trứng 
4
Thịt vịt 
5
Cá 
6
Đậu phụ 
7
Tôm 
8
Thịt bò 
9
Đậu Hà Lan 
10
Cua, ốc
2.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo 
Thứ tự
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
1
Mỡ lợn 
2
Lạc 
3
Dầu ăn 
4
Vừng (mè) 
5
Dừa 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Người ta phân loại thức ăn theo cách nào?
+ Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đường bột mà em biết. Nêu vai trị của chất đường bột đối với cơ thể.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : Hằng ngày ngoài chất đường bột, con người còn cần đến nhiều thứ như chất đạm, chất béo. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu “Vai trò của chất đạm và chất béo”.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trị của chất đạm và chất béo.
Mục tiêu : Nêu tên và vai trị của các thức ăn chứa nhiều chất đạm, nêu tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Xem hình và đọc mục Bạn cần biết ở trang 12, 13 SGK để tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
Bước 2 : Trả lời câu hỏi trang 12, 13 SGK.
+ Nêu tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình 2 ở trang 12 SGK.
+ Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc em thích ăn.
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều đạm ?
+ Nêu tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình ở trang 13 SGK.
+ Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ăn.
+ Nêu vài trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Kết luận : - Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể : làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào bị huỷ hoại và tiêu trong từng hoạt động sống. Vì vậy chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, đậu nành, lạc, vừng,
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K. Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt như vừng, lạc, đậu nành,.
* Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
Bước 1 : Làm việc với phiếu học tập.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 2 : Chữa bài tập.
- Cho HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập.
- Nhận xét, hoàn chỉnh phiếu học tập.
- Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 12,13 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- Chuẩn bị bài sau : Vai trò của vi-ta-min chất khoáng và chất xơ.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo cặp.
- Thực hiện yêu cầu gv.
- Làm việc cả lớp.
+ Đậu nành, thịt lợn, trứng, thịt vịt, cá, đậu phụ, tơm, thịt bị, đậu Hà Lan, cua, ốc.
+ Vài em kể nhiều loại thức ăn như thịt, cá trứng,
+ Vì chất đạm giúp cơ thể phát triển thay thế những tế bào bị huỷ hoại.
+ Vài HS nêu : mỡ, đậu phọng, dầu dừa, mè,
+ Giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, D, E, K,..
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
-Các nhóm làm bài vào phiếu.
- Đại diện các nhĩm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1HS nhắc lại tên bài.
+ 1 HS nêu.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 11 tháng 09 năm 2015
Môn : KHOA HỌC
Tuần 3 tiết 6
VAI TRỊ CỦA VI-TA-MIN 
CHẤT KHỐNG VÀ CHẤT XƠ
I.MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các lọai rau,), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,) và chất xơ (các loại rau.)
- Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển họat động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo họat động bình thường của bộ máy tiêu hĩa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 14,15 SGK.
- Giấy khổ to hoặc bảng phụ; bút viết và phấn đủ dùng cho các nhóm.
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa Vi-ta-min
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
. . .
. . .
. . .
x
x
x
x
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm mà em biết. Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể.
+ Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất béo mà em biết. Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài : ngoài chất bột đường, chất đạm, chất béo,thì chất khoáng, vai trị của vi-ta-min có trong thức ăn cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình sống của cơ thể.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất kháng và chất xơ.
* Mục tiêu : Kể tên một số thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Cho các nhóm hoàn thiện phiếu học tập, bằng cách ghi tên thức ăn và đánh dấu vào các cột.
Bước 2 : Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại cách làm đúng
* Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trị của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Mục tiêu : Nêu được vai trị của vi-ta-min chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Cho HS thảo luận về vai trò của vi-ta-min.
- Cho HS trình bày.
+ Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đĩ.
- Kết luận : Vi-ta-min Là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động (như chất bột đường). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ :
- Thiếu vi-ta-min A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà, 
- Thiếu vi-ta-min D : mắc bệnh còi xương ở trẻ.
- Thiếu vi-ta-min C : Mắc bệnh chảy máu chân răng.
- Thiếu vi-ta-min B1 : Bị phù  
Bước 2 : Thảo luận về vai trị của chất khoáng.
- Cho HS trình bày.
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trị của chất khoáng đó. Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
- Kết luận : Một số chất khoáng như sắt, can-xi tham gia vào việc xây đựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ :
- Thiếu sắt gây thiếu máu.
- Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
- Thiếu i-ốt sinh ra bướu cổ.
Bước 3 : Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước.
- Trình bày.
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ.
+ Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước.
- Kết luận : Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được những chất cặn bã ra bên ngồi.
- Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước. Nước chiếm ⅔ trọng lượng cơ thể. Nước con giúp cho việc thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 15 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài .
+ Hãy nêu vai trị của vi-ta-min ?
+ Hãy nêu vai trị của chất khoáng?
+ Hãy nêu vai trị của chất xơ và nước ?
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước.
- Chuẩn bị bài sau : Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Lớp hát vui.
- 2 em lần lượt nêu theo yêu cầu kiểm tra.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ 
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Nhận xét, so sánh nhóm bạn.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhĩm trình bày.
+ Vi-ta-min A, B,C,D, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trả lời câuhỏi.
+ Sắt, can-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể  nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Trả lời câu hỏi.
+ Để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hố.
+ 2 lít nước/ ngày, đồ đủ nước và giúp thải chất thừa, chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 3 HS lần lượt nêu lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2015
Môn : KHOA HỌC
Tuần 4 tiết 7
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I.MỤC TIÊU:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nêu: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn có nhiều chất đạm; ăn có mứ độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
* GDKNS :
- Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các lọai thức ăn.
- Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 16,17 SGK.
- Các phiếu ghi tên hay ảnh các loại thức ăn.
- Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tơm, cua,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS lần lượt kiểm tra.
+ Nêu vai trò của vi-ta-min ?
+ Nêu vai trò của chất khoáng ?
+ Nêu vai trò của chất xơ và nước ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3.Bài mới :
* Giới thiệu : Các em đã biết các loại thức có nhiều đạm, béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Vậy muốn cơ thể hoạt động bình thường ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi mĩn.
Mục tiêu : Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Cho HS thảo luận các câu hỏi :
Bước 2 : Cho HS trình bày.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
+Tại saochúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ănvà thường xuyên đổi món ăn?
-Đưa ra các câu hỏi phụ để hỏi HS dể trả lời:
+Nhắc lại tên một số thức ăn mà em thường ăn .
+Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẻ cảm thấy thế nào ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả ?
- Kết luận : Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưởng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể, ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà cón giúp chúng ta ăn ngon mịêng hơn và quá trình tiêu hoá cũng diễn ra tốt hơn.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Mục tiêu : Nêu tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Yêu cầu HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng”.
- Lưu ý HS : Đây là tháp dinh dưỡng dành cho người lớn.
Bước 2 : Cho HS thay nhau đặt câu hỏi và trả lời :
+ Cần ăn đủ.
+ Ăn vừa phải.
+ Ăn có mức độ.
+ Ăn ít.
+ Ăn hạn chế.
Bước 3 : Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc.
+ Hãy kể tên thức ăn cần ăn đủ ?
+ Hãy kể tên thức ăn vừa phải ?
+ Hãy kể tên thức ăn cĩ mức độ ?
+ Hãy kể tên thức ăn cần ăn ít ?
+ Hãy kể tên thức ăn hạn chế ?
- Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối.
* Hoạt động 3 : Trò chơi đi chợ.
Mục tiêu : Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Hướng dẫn HS cách chơi.
a) Cách 1 : Treo tranh vẽ món ăn, đồ uống, cho HS lựa chọn.
- Ghi tên thức ăn, đồ uống cho bữa sáng vào tờ giấy màu vàng; tên thức ăn, đồ uống cho bữa trưa vào tờ giấy màu xanh; tên thức ăn, đồ uống cho bữa tối vào tờ giấy màu đỏ.
b) Cách 2 : Một HS vai bán hàng, 1 HS vai mua các loại thức ăn bằng nhựa đồ chơi như : rau, quả, gà, vịt, cá,
c) Cách 3 : Thi kể, vẽ, viết tên thức ăn, nước uống hằng ngày.
Bước 2 : Cho HS thực hiện trò chơi.
Bước 3 : Nhận xét các sự lựa chọn phù hợp với sức khoẻ của các nhóm.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 17 SGK.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Gọi HS đọc lại tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và khuyên mọi người nên sử dụng theo tháp dinh dưỡng.
- Chuẩn bị bài sau : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- Hát vui.
- 3 HS lần lượt thực hiện theo yêu cầu kiểm tra.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét
+ Vì tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau, thường xuyên đổi mĩn ăn để dễ ăn và cĩ sức khoẻ tốt.
- Trả lời theo các gợi ý.
+ Cơm, thịt, cá, canh rau, các món xào, 
+ Nhàm chán, ngán  , ăn qua loa 
+ Làm cho cơ thể khó tiêu hoá hoặc tiêu hoá chậm  
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân. 
- HS lắng nghe.
- Từng cặp thay phiên hỏi nhau.
+ 12kg lương thực, 10kg rau, quả chín theo khả năng.
+ 1500g thịt, 2500g cá và thuỷ sản, 2kg đậu phụ.
+ 600g dầu mỡ, vừng lạc.
+ Dưới 500 đường.
+ Dưới 300g muối.
- Làm việc theo lớp.
- 1 HS chỉ định, 1 HS trả lời :
+ lương thực, rau, quả chín.
+ thịt, cá, thuỷ sản, đậu phụ.
+ dầu mỡ, vừng, lạc.
+ đường.
+ muối.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhĩm.
- Lắng nghe.
- Các nhóm lựa chọn cách chơi.
- Từng nhóm tham gia trị chơi.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 1, 2HS đọc lại trước lớp.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 18 tháng 09 năm 2015
Môn : KHOA HỌC
Tuần 4 tiết 8
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
 ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I.MỤC TIÊU:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
-Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm củ cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc gia cầm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 18,19 SGK.
- Phiếu học tập. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải hoặc ăn có mức độ ? Thức ăn nào chỉ nên ăn ít hoặc ăn hạn chế ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để có sức khoẻ tốt các em đã biết ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ngồi ra các em cũng cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật mà các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Trị chơi thi kể tên các mĩn ăn chứa nhiều chất đạm.
Mục tiêu : Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức lớp thành 2 đội, cử nhóm trưởng, rút thăm xem đội nào nĩi trước.
Bước 2 : Nêu cách chơi và luật chơi :
- Lần lượt hai đội thi kể các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Thời gian tối đa là 10 phút.
- Nêu chua hết thời gian nhưng đội nào nêu chậm, nêu sai hoặc nêu lên tên món ăn của đội kia đã nêu là thua và trò chơi kết thúc.
Bước 3 : Cho HS thực hiện trị chơi.
- Nhận xét, khen nhóm chơi hay, chọn đúng các mĩn ăn chứa nhiều chất đạm.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Mục tiêu : 
- Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Đọc lại danh sách các món ăn để chỉ ra món ăn vừa chứa chất đạm động vật vừa chứa đạm thực vật.
Bước 2 : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 3 : Trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thơng tin trên phiếu học tập.
Kết luận : 
- Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Trong tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ đến đạm động vật.
- Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt : tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 17 SGK.
4. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Tại sao khơng nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
+

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHOA HOC TUAN 1-6.docx