Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 4 - Tuần 25 đến 33

HOẠT ĐỘNG 3

KỂ CHUYỂN VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU

3.1- Mục tiêu hoạt động

- HS biết được một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu

- HS có thái độ tôn trọng phữn và các bạn gái trong lớp, trong trường

3.2- Tài liệu và phương tiện

-Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu

- Tranh ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu:

3.4- Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị.

- GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện

+ Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao .

+ Hình thức kể: Có thể thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh, băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng hoặc đóng vai minh họa: có thể kể cả nhân hoặc theo nhóm, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau.

- Hướng dẫn HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Đồng thời, GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể.

- HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu và chuẩn bị kể chuyện.

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 4 - Tuần 25 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh; biết cảm thông với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình. 
1.2- Quy mô hoạt động. 
Tổ chức theo quy mô lớp
1.3- Tài liệu và phương tiện 
Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi. 
1.4- Các bước tiến hành
- GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho HS. 
+ Tên trò chơi “Mái ấm gia đình” 
+ Cách chơi:
Tất cả đứng thành hình vòng tròn và điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 người làm thành một gia đình: người số 1 và số 2 là bố bà mẹ, số 3 là con. Từng cặp bố và mẹ sẽ đứng đối diện nhau, nắm hai tay nhau và giơ lên cao làm thành một “mái nhà”, cho con đứng ở trong. 
Quản trò đứng ở giữa vòng tròn cùng với 1-2 người “không có nhà” (do bị lẻ, không đủ nhóm 3 người để làm thành một gia đình). Bắt đầu chơi, Quản trò hô “Đổi nhà!”. Khi đó tất cả những “người con” phải chạy đổi sang một mái nhà khác. Ai chậm chan sẽ bị những người không có nhà chạy vào chiếm mất “nhà” Khi đó người bị mất nhà sẽ lại phải đứng vào giữa vòng tròn và Quản trò lại tiếp tục hô “đổi nhà” cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. 
+ Luật chơi: 
* Khi có hiệu lệnh “Đổi nhà” của Quản trò, tất cả những “người con” đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi nhà sẽ bị phạt. 
* Một mái nhà chỉ có một “người con”. Vì vậy nếu nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa. 
- Tổ chức cho HS chơi thử
- Tổ chức cho HS chơi thật
- Thảo luận sau trò chơi 
1) Em nghĩ gì khi luôn có một “mái nhà”
2) Em nghĩ gì khi bị mất “nhà” 
3- Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì? 
- GV kết luận: Được sống trong mái ấm gia đình là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải yêu quý gia đình của mình, yêu thương và quan tâm đế những người thân trong gia đình mình. Đồng thời chúng ta cũng cần cảm thông chia sẻ với những bạn nhỏ thiệt thòi không được sống cùng với gia đình. 
1.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 Tuần 26: Hoạt động 2
Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái
2.1- Mục tiêu hoạt động. 
- HS biết được ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8-3
- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường. 
2.2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp 
2.3- Tài liệu và phương tiện 
- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu
- Giấy mời cô giáo và các bạn gái 
- Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp
- Lời chúc mừng các bạn gái
- Các bài thơ, bài hát  về phụ nữ, về ngày 08/03
2.4- Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- Trước khoảng 1 tuần, các HS nam trong lớp bàn kế hoạch (cùng với thầy giáo, nếu giáo viên chủ nhiệm là thầy giáo) và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các cá nhân, nhóm HS nam. 
- Trang trí lớp học
+ Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu: “Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 08/03”. 
+ Bàn GV được trải khăn, bày lọ hoa.
+ Bàn ghế kê được ngay ngắn tốt nhất là hình chữ U
- Gửi giấy mời hoặc nói lời mời tham dự buổi lễ tới cô giáo và các bạn gái (nên mời trước 1-2 ngày; trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động). 
Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái 
- Trước khi buổi lễ bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo cùng các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự. 
- Mở đầu, một đại diện HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng 08/03. 
- Lần lượt từng HS nam lên nói 1 câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công, mỗi em sẽ tặng hoa/ quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ đông hơn HS nam thì mỗi em nam có thể tặng hoa/quà cho 2 -3 bạn gái).
- Cô giáo và các HS nữ nói lời cảm ơn các HS nam 
- Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ, Các HS nam sẽ lên hát, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn tiểu phẩm  về chủ đề ngày 08/03. Các HS nữ và cô giáo cũng sẽ cùng tham gia các tiết mục với các HS nam. 
- kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát tập thể bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” 
2.5-Tư liệu tham khảo
* Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết 
* Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu 
2.6 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Hoạt động 3
Kể chuyển về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu
3.1- Mục tiêu hoạt động 
- HS biết được một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu
- HS có thái độ tôn trọng phữn và các bạn gái trong lớp, trong trường
3.2- Tài liệu và phương tiện 
-Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu
- Tranh ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu:
3.4- Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị.
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện 
+ Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học - kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao. 
+ Hình thức kể: Có thể thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh, băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng hoặc đóng vai minh họa: có thể kể cả nhân hoặc theo nhóm, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau. 
- Hướng dẫn HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. 
- Đồng thời, GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể. 
- HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu và chuẩn bị kể chuyện. 
Bước 2: Kể chuyện 
- Lần lượt từng cá nhân/ nhóm HS lên kể chuyện 
- Sau mỗi câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về ngừi phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe kể? 
+ Ngoài các thông tin vừa nghe, em còn biết điều gì về người phụ nữ đó? 
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì? 
- Lưu ý lá sau mỗi câu chuyện, HS có thể trình bày thêm các bài thơ, bài hát về người phụ nữ trong câu chuyện vừa kể. 
Bước 3: Đánh giá 
HS cả lớp cùng bình chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất
3.5 - Tư liệu tham khảo 
* Tư liệu về Hải bà Trưng
Tiểu sử 
Sự nghiệp 
Di sản 
* Tư liệu về Võ Thị Sáu 
* Tư liệu về Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)
* Tư liệu về Nguyễn Thị Bình (Bách khoa toàn thư mở ) 
3.6 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 28: Hoạt động 4
Thi học sinh thanh lịch
4.1- Mục tiêu hoạt động
Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục cho HS
- Thái độ mạnh dạn, tự tin, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng tực nhận thức, kĩ năng xác định giá trị của người HS tiểu học. 
- ý thức giữ gìn danh dự, phẩm chất của người HS và truyền thống nhà trường
4.2- Quy mô hoạt động
Có thể thực hiện theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường 
4.3- Tài liệu và phương tiện
- Sân khấu, phoonh màn, thiết bị âm thanh; 
-Máy ảnh, máy quay Camera, nếu có
- Vương miện, ba dải lụa, mầu đỏ hoặc xanh lam trên có ghi hàng chữ: “Giải nhất cuộc thi HS thanh lịch, năm học .”, “Giải nhì cuộc thi HS thanh lịch, năm học ”, “Giải ba cuộc thi HS thanh lịch, năm học”
- Hoa, phần thưởng để tặng cho các danh hiệu 
- Giấy mời các đại biểu tham dự (PHHS, đại diện chính quyền địa phương, các trường bạn, các cơ quan, tổ chức có quan hệ với trường) 
4.4- Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- Thành lập Ban tổ chức cuộc thi và Ban giám khảo 
- Xây dựng kế hoạch cuộc thi và tiêu chí chấm thi từng phần
- GV phổ biến kế hoạch cuộc thi cho HS trước khoảng 2 tuần
+ Nội dung thi: Gồm 4 phần
1) Thi trình diễn đồng phục HS
2) Thi trình diễn trang phục tự chọn
3) Thi tài năng (có thể là hát, vẽ, chơi làm, biểu diễn võ thuật, nhảy HipHop, đọc thơ, kể chuyện, giải toán nhanh) 
4- Thi ứng xử
+ Hinhfthwcs thi: Thi làm 2 vòng
1) Vòng sơ khảo: Mỗi lớp được quyền cử 10 HS, 5 nam, 5 nữ dự thi; năm và 5 HS nữ xuất sắc nhất để dự thi chung khảo.
+ Các giải thưởng chính: Giải nhất, giải nhì, giải ba
+ Các giải phụ: Giải trình diễn đồng phục HS đẹp nhất
	Giải trình diễn trang phục tự chọn đẹp nhất
	Giải HS tài năng 
	Giải HS ứng xử hay nhất 
- Các lớp cử HS tham gia cuộc thi 
- Các thí sinh luyện tập chuẩn bị dự thi 
- Ban tổ chức chuẩn bị các phương tiện, kinh phí cần thiết cho cuộc thi.
Bước 2: Thi sơ khảo
Sau 2 tuần luyện tập chuẩn bị, các thí sinh sẽ phải trải qua vòng thi sơ khảo. Từ vòng sơ khảo,Ban giám khảo sẽ chọn ra 10HS nam và 10 nữ để tiếp tục thi chung khảo. 
Bước 3: Thi chung khảo 
Vòng chung khảo sẽ được tổ chức trọng thể với sự tham dự của toàn thể HS nhà trường, phụ huynh HS và các khách mời khác. 
- Văn nghệ chào mừng
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu các khách mời
- Trưởng Ban tổ chức khai mạc cuộc thi, công bố chương trình cuộc thi, danh sách Ban giám khảo và danh sách các thí sinh dự thi
- Thi trình diễn đồng phục HS
- Thi trình diễn trang phục tự chọn
- Sau ba phần thi trên, MC công bố danh sách 5 HS sẽ lọt vào vòng thi ứng xử. Từng HS này sẽ bốc thăm và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong vòng 1 phút 
Bước 4: Tổng kết và trao giải
- Trưởng Ban tổ chức nhận xét về kết quả cuộc thi
- MC công bố các giải phụ, mời các vị đại biểu lên sân khấu trao giải cho các thí sinh. 
- MC lần lượt công bố các giải: bà, Nhì, Nhất của cuộc thi. Mời các đại biểu lên đeo dải băng và trao giải cho các thí sinh. 
- GV, HS các lớp lên tặng hoa và chức mừng các thí sinh. 
4.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Tháng 4
Chủ đề: hòa bình và hữu nghị
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 29: Hoạt động 1
Viết thư kết bạn với thiếu nhi quốc tế
1.1- Mục tiêu hoạt động. 
- HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn
- Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
1.2- Quy mô hoạt động 
Có thể thực hiện theo quy mô lớp
1.3- Tài liệu và phương tiện 
Giấy, bút, phong bì thư, tem thư
1.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Intermet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư. 
Bước 2: Viết thư 
- GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thể giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn có bạn bè ở khắp năm châu bốn bể. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán  nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu thi quốc tế. 
- Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư. 
- Hướng dẫn HS cách viết thư 
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp 
+ Có thể viết thư cho một hoặc nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau. 
+ Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện gửi Email
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình, hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt  
+ Có thể gửi kèm thư là ảnh cua cá nhân HS, nhóm lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam.
- HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp 
- Có thể đọc thử một bức thư cho cả lớp cùng nghe. 
- Hướng dẫn HS gửi thư qua đường Email hoặc bưu điện. Lưu ý HS tên phong bì thư gửi bưi điện cần ghi rõ địa chỉ gửi và người nhận thư. Địa chỉ gửi thư qua Email cũng cần viết thật chính xác. 
- GV kết luận: Việc làm của các em hôm nay có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước và con người Việt Nam chúng ta. Thầy (cô) tin rằng các bạn thiếu nhi quốc tế sẽ rất vui mừng, phấn khởi khi nhận được những bức thư này của các em và viết thư trả lời các em. Chúc các em sớm nhận được thư trả lời của các bạn thiếu nhi quốc tế. 
1.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 30: Hoạt động 2
Trò chơi du lịch vòng quanh thế giới
2.1- Mục tiêu hoạt động 
- Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới. 
- Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhậy, chính xác.
2.2- Quy mô hoạt động 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp 
2.3- Tài liệu và phương tiện 
Một bản đồ thế giới chính trị thế giới khổ lớn, trên đó tên các quốc gia và thủ đô của các quốc gia đó bị che khuất. 
- Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia
- Phần thưởng dành cho người chơi có số diểm cao nhất 
2.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi đội chơi. 
- Mỗi tổ/lớp cử ra một đội chơi gồm 3 HS. Mỗi lượt chơi chỉ nên gồm 3-4 đội chơi. 
- Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiêm cứu trước các tài liệu tham khảo về đất nước, con người các văn hóa của một số quốc gia trên thế giới. 
Bước 2: Tiến hành chơi 
- MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. Trên mỗi chiếc thăm đã có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi alf 5 phút chuẩn bị phải:
+ Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới(gắn tên quốc gia trên bản đồ) - 10 điểm. 
+ Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó - 10 điểm 
+ Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia đó - 10 điểm
+ Kể được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó - 10 điểm 
- Các đội chơi thảo luận chuẩn bị 
- Lần lượt từng đội chơi trình bày, ban giám khảo cho điểm từng đội chơi. 
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng 
- Công bố kết quả cuộc chơi
- Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng số điểm cao nhất. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 31: Hoạt động 3
Những cánh chim hòa bình, hữu nghị
3.1- Mục tiêu hoạt động 
HS biết hòa bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thieeusnhi và nhân dân các dân dộc qua các thông điệp cụ thể. 
3.2- Quy mô hoạt động 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp 
3.3- Tài liệu và phương tiện 
- Một số quả bóng bay các màu 
- Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/ dây để làm diều
- Giấy, bút dạ để viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị
- Bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “trái đấ màu xanh” 
3.4-Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- GV phổ biển kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị
- Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị
+ 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều (diều các em có thể mua hoặc tự làm)
 Lưu ý: Bóng bay và diều phải đủ lớn để có thể mang được các băng giyas có ghíc thông điệp hòa bình hữu nghị. 
+ Viết tông điệp về hòa bình, hữu nghị lên một băng giấy dài và đính vào bóng bay hoặc chiếc diều của mình. 
Lưu ý: GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị sao cho ngắn gọn, thể hiện được tình cảm và mong muốn của các em đối với hòa bình, hữu nghị.
Bước 2: Gửi thông điệp hòa bình qua bóng bay hoặc diều 
Có thể tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc ở mọt nơi có không gian rộng như: quảng trường, sân nhà văn hóa, vườn hoa, công viên cần tránh tổ chức ở những nơi có nhiều cây to hoặc điện vì bóng và điều có thể bị mắc lại. 
- Mở đầu GV hoặc một đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của hoạt đọng là muốn gửi các thông điệp hòa bình, hữu nghị tới tất cả mọi người. 
- Tiếp theo, mỗi HS, nhóm HS sẽ đọc to nội dung thông điệp hòa bình, hữu nghị của mình và phát biểu ngắn gọn về mong ước của các em. 
- Sau đó cả lớp sẽ cùng hô to 1,2,3 và đồng loạt thả bóng/ diều. Trong khi các thông điệp hòa bình của HS đang từ từ được những quả bóng và những cánh diều đưa lên không trung, các em sẽ vừa đứng vỗ tay, vừa cùng nhau hát vang bài hát “ Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh” 
- Hoạt động sẽ kết thúc khi những thông điệp hòa bình, hữu nghị của HS đã được đưa lên rất cao. Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói rằng việc làm của các em ngày hôm nay sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ hòa bình trên Trái đất. 
3.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 32: Hoạt động 4
Tìm hiểu về chiến thắng 30-4
4.1- Mục tiêu hoạt động
- HS có iểu biết về chiến thắng 30-4 giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. 
- HS biết tự hào về lòng dũng cảm, tuyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam. 
4.2- Quy mô hoạt động 
- Các tranh ảnh, tài liệu, bài báo. về chiến thắng 30-4 
- Phần thưởng cho các cá nhân/ nhóm có tổng số điểm cao nhất;
- Câu hỏi và đáp án 
- Cây hoa và các bông hoa cắt bằng giấy mầu, trên mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. 
4.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị.
- Trước khoảng 2 tuần, GV phổ biến trước cho HS nắm được về cuộc thi 
+ Nội dung thi: Tìm hiểu về chiến thắng 30-4, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc. 
+ Hình thức: Thi hái hoa dân chủ hoặc trò chơi “Rung chuông vàng”
- HS chuẩn bị đọc các tài liệu có liên quan đến cuộc thi. 
Bước 2: Tiến hành thi
- Lớp được kê theo hình chữ U. ở giữa có đặt một cây xanh. Trên các cành cây có cài những bông hoa bằng giấy màu, mỗi bông hoa có ghi một câu hỏi. 
- Lần lượt các HS xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Mỗi câu hỏi trả lời đúng hoàn toàn được tính 10 điểm 
Lưu ý: Nếu sử dụng hình thức Rung chuông vàng, hãy tham khảo cách tổ chức ở hoạt động 3, tháng. 
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá 
- Công bố HS có tổng số điểm cao nhất và trao giải thưởng 
- GV nhận xét chung và nhắc nhở HS hãy học tập gương chiến đấu dũng cảm cảu các chiến sĩ trong chiến thắng 30-4. 
4.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Tháng 5
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 33 : Hoạt động 1
Dâng hoa tại nhà tưởng niệm bác hồ tại địa phương
1.1- Mục tiêu hoạt động 
Thông qua hoạt động này giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn đối với Bác Hồ
1.2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp
1.3- Tài liệu và phương tiện 
- Hương, hoa
- Lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ
- Phương tiện đi lại, nếu Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở xa nơi trường đóng
1.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- GV liên hệ trước với Ban quản lí Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở địa phương 
- Phổ biến trước kế hoạch họa động cho HS và phân công HS chuẩn bị hương, hoa và viết lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ. 
Bước 2: Tiến hành hoạt động 
- HS tập trung ở trường, nghe GV dặn dò việc tuân thủ các quy định của nhà trưởng niệm Bác Hồ và lên xe ô tô để đến nhà Tưởng niệm. 
- Đến nhà tưởng niệm, HS xếp hàng thứ tự đến trước bàn thờ Bác Hồ, dâng hoa, thắp hương và một bạn thay mặt cả lớp đọc lời hứa học tập, rèn luyện theo năm điều Bác dạy. 
- Sau khi dang hoa xòn, HS có thể đi tham quan nhà tưởng niệm và nghe các cán bộ, nhân viên làm việc ở đây giới thiệu thêm về Bác Hồ. 
1.5 Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Tháng 5
Chủ đề: Bác Hồ kính yêu
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 32 : Hoạt động 1
 VĂN NGHỆ - HÁT bác hồ tại địa phương
1.- Mục tiêu hoạt động 
Học sinh biết hỏt cỏc bài về chủ đề Bỏc Hồ kớnh yờu 
Thông qua hoạt động này giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn đối với Bác Hồ
1.2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp
1.3- Tài liệu và phương tiện 
- Cỏc bài hỏt về Bỏc Hồ 
- Lời hứa trước bàn thờ Bác Hồ
- Phương tiện đi lại, nếu Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở xa nơi trường đóng
1.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhắc HS chuẩn bị cỏc bài về chủ đề Bỏc Hồ 
Bước 2: Tiến hành hoạt động 
- Kể tờn cỏc bài hỏt cú chủ đề về Bỏc Hồ ?
+ Ai yờu Bỏc Hồ Chớ Minh hơn thiếu Niờn nhi đồng
Sỏng tỏc: Phong Nhó
Như cú Bỏc Hồ trong ngày vui đại thắng
Sỏng tỏc: Phạm Tuyờn
- Cho tập thể hỏt , cỏ nhõn hỏt 
- Kể cõu chuyện , đọc thơ về Bỏc Hồ 
 GV cho HS nghe giới thiệu thêm về Bác Hồ. 
1.5 Củng cố dặn dò :
- Để xứng đỏng là chỏu ngoan của Bỏc, mỗi chỳng ta cần phải làm gỡ ?
Nhận xét tiết học , dặn dò giờ sau 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 34 : Hoạt động 2
Liên hoan cháu ngoan bác hồ
2.1- Mục tiêu hoạt động 
- Động viên, khuyến khích, ghi nhận thành tích của các cháu ngoan Bác Hồ. 
- Tạo điều kiện cho các cháu ngoan Bác Hồ có thể chia sẻ, học hỏi các kinh nghiệm học tập, rèn luyện. 
2.2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô trường
2.3- Tài liệu và phương tiện 
- Sân khấu, phông, màn, cờ, hoa, khăn trải bàn
- Phần thưởng dành cho các cháu ngoan Bác Hồ
- Bản báo cáo thành tích của một số cháu ngoan bác Hồ
- Một số tiết mục văn nghệ
- Giấy mời các đại biểu
2.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới HS các lớp 
- Mỗi lớp bình chọn 3-5 HS xuất sắc nhất đi dự Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ.
- HS chuẩn bị viết báo cáo chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện và chuẩn bị các tiết mục để tham gia trong liên hoan. 
Bước 2: Liên hoan 
- Sân trường, hội trường được trang trí đẹp với nhiều cờ, hoa và phông lớn mang dòng chữ “Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ”.
- Văn nghệ chào mừng
- Mở đầu MC lên tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu
- GV tổng phụ trách lên đọc danh sách các cháu ngoan Bác Hồ của trường năm học này. Đọc đến tên em nào, em đó bước lên sân khấu
- Mời các vị đại biểu lên trao giấy chứng nhận và phần thưởng cho các cháu ngoan Bác Hồ.
-Đại diện cháu ngoan Bác Hồ phát triển cảm tưởng và chia sẻ với bạn bè về kinh nghiệm học tập, rèn luyện của bản thân. 
- Phát biểu của đại diện PHHS và nhà trường 
- Chương trình liên hoan văn nghệ. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Tuần 33: Hoạt động 3
Vẻ đẹp đội viên
3.1- Mục tiêu hoạt động
Thông qua hoạt động, giáo dục HS ý thức của người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Đồng thời phát biểu ở các em tính mạnh dạn, tự tin, khả năng giao tiếp, ứng xử. 
3.2- Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường 
3.3- Tài liệu và phương tiện 
- Sân khấu, phông màn, cờ, hoa để trang trí hội trường 
- Loa đìa, tăng âm 
- Giải thưởng cho các cá nhân; Băng lụa màu đỏ hoặc xanh dương cho 3 đội viên được giải cao nhất. 
3.4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- Nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức hoạt động tới HS các chi đội. 
Mỗi chi đội cử 1-2 đội viên thi 
Bước 2: Tiến hành 

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL Moi khoi 4.doc