Giáo án Địa lí Lớp 5 (VNEN) - Tuần 5 đến 32 - Năm học 2015-2016

TUẦN 7+8

 BÀI 4. ĐẤT VÀ RỪNG

(2 tiết)

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, em:

 - Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

 - Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

 - Biết được vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.

 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng 1(HĐTH.1 – Tr 121)

 - Phiếu học tập 1, 2, 3.

III. Các hoạt động dạy học

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản

* HĐ 1. Liên hệ thực tế (Cặp đôi)

 - Quan sát, trao đổi thảo luận cặp đôi (Đất phe-ra-lít)

 - Trao đổi với các cặp khác, nhóm.

* HĐ 2. Tìm hiểu về đất ở nước ta (Cặp đôi)

 - Nhóm điều khiển: Cá nhân đọc thông tin

 Các cặp TLCH (b) (Có hai loại đất chính: Đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất phù sa ở đồng bằng, )

 Các cặp KT lẫn nhau, nhận xét, kết luận.

 Từng cá nhân trong nhóm chỉ lược đồ (c), HS khác nhận xét, nhóm thống nhất, chốt.

* HĐ 3. Tìm hiểu các loại rừng ở nước ta (Nhóm)

 - Thực hành trong nhóm

 - Kiểm tra, so sánh với nhóm bạn, báo cáo GV.

 - GV chốt trong nhóm.

* HĐ 4. Quan sát và trả lời câu hỏi (Nhóm)

 - HS quan sát H4, H5 (Tr 119)

 - Trao đổi cặp đôi, thảo luận thống nhất trong nhóm (b).

 - Đọc thông tin (c), đối chiếu câu trả lời.

 - Cá nhân ghi vở điều thích nhất khi đọc đoạn thông tin,

 - HS kiểm tra lẫn nhau, nhận xét, báo cáo GV.

 - GV kiểm tra, đánh giá.

* HĐ 5. Tìm hiểu về vai trò của rừng (Nhóm)

 - Từng cá nhân qua sát kĩ sơ đồ, trao đổi với bạn, thống nhất trong nhóm.

 - Ghi vở theo y/c – HS kiểm tra chéo vở trong nhóm, nhóm bạn, đánh giá.

 - Đọc thông tin + quan sát H 7, H8

 - Kể cho nhau nghe : trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lí,

* * * * *

B. Hoạt động thực hành

* HĐ 1. Hoàn thành bảng sau (Nhóm)

 - Nhóm trưởng điều khiển thực hiện theo lô gô và HD.

 - Đổi bảng với nhóm khác để so sánh, nhận xét, báo cáo GV

 

doc 40 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1767Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 (VNEN) - Tuần 5 đến 32 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lẫn nhau.
	- Báo cáo GV; GV cùng HS chốt. 
+ Trung tâm công nghiệp rất lớn: trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 
+ Trung tâm công nghiệp lớn như: trung tâm công nghiệp ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai.
+ Trung tâm công nghiệp vừa: Thái Nguyên, Đà Nẵng, Vũng Tàu
+ Các điều kiện để giúp thành phố HCM là một trung tâm công nghiệp rất lớn là: có giao thông thuận lợi; ở gần vùng có nhiều nguyên liệu, năng lượng; trung tâm văn hóa, khoa học; dân cư đông đúc,nguồn lao động dồi dào, có trình độ; có sự đầu tư nước ngoài.
* HĐ 4. Tìm hiểu về nghề thủ công (HĐ cặp đôi)
	a) HS quan sát H5 (Tr 150) 
 - Cá nhân thực hiện
	- Trao đổi cặp đôi, thảo luận thống nhất trong nhóm (b).
	b) Cá nhân đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi.
	- Thảo luận cặp đôi, chia sẻ nhóm, báo cáo GV.
	c) Cá nhân hoàn thiện sơ đồ vào vở.
	- Từng cặp kiểm tra vở, nhận xét; chia sẻ trong nhóm.
	- Đại diện cặp báo cáo kết quả trước lớp.
	- GV, HS nhận xét, đánh giá.
Nguồn nguyên liệu sẵn có.
Nghề thủ công ngày càng phát triển.
Sự khéo léo của người thợ
Truyền thống nghề thủ công đã từ lâu đời
*****************
* HĐ 5. Liên hệ thực tế (HĐ cả lớp)
	Thực hiện theo HD
- Ở Lạng Sơn : có nghề đan lát . Sản phẩm được tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Một số mặt hàng thủ công được xuất khẩu như: lụa tơ tằm, gốm sứ, 
* HĐ 6. Đọc và ghi nhớ nội dung bài (HĐ cá nhân)
- Thực hiện theo HD
	- GV gọi 1 HS đọc to nội dung ghi được trong vở.
	- HS so sánh, nhận xét, chốt nội dung.
B. Hoạt động thực hành
* HĐ 1. Làm bài tập (HĐ cá nhân)
	- Cá nhân thực hiện trên phiếu.
	- Đổi phiếu kiểm tra.
	- Chia sẻ trong nhóm
	- GV kiểm tra, chốt.
Ngành công nghiệp
Ngành thủ công
Khai thác khoáng sản
Lụa tơ tầm Vạn Phúc.
Cơ khí
Gốm sứ Bát Tràng
Dệt may
Hàng có Nga Sơn
Chế biến thực phẩm
Chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn
* HĐ 2. Trò chơi ô chữ (HĐ nhóm)
	- GV giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.
	- Tổ chức cho các nhóm chơi.
	- Trưng bày sản phẩm.
	- Nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc.
 1. Than đá
 2. Cơ khí
 3. Tủ lạnh
 4. Hóa chất
 5. Ôtô
 6. Đường
 7. Gang
 Ô chữ bí mật: Thủ công.
Hoạt động ứng dụng
Hướng dẫn học sinh thực hành ở nhà.
 ***********************************
TUẦN 16 +17
 Ngày soạn: 9/12/2015
 Ngày dạy: Thứ năm, 10/12/2015 (T1)
 Ngày dạy: Thứ năm, 17/12/2015 (T2)
Bài 8. GIAO THÔNG VẬN TẢI, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, em:
	- Nêu được:
	+ Các loại hình, phương tiện và một số đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
	+ Vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
	+ Các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
	- Xác định được:
	+ Một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế, một số cảng biến lớn trên bản đồ Giao thông Việt Nam.
	+ Các trung tâm thương mại và du lịch lớn trên bản đồ Hành chính Việt Nam.
	- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật giao thông khi đi đường.
II. Chuẩn bị:
	- Bản đồ Hành chính Việt Nam, Bản đồ Giao thông Việt Nam.
	- Lược đồ một số tuyến giao thông vận tải ở Việt Nam (H7 - HDH).
III. Các hoạt động:
* Khởi động HĐ 1. Liên hệ thực tế (HĐ nhóm)
	- Hỏi - đáp cặp đôi theo y/c. 
	(Lưu ý câu hỏi (b) sửa thành: Hãy nhận xét về các phương tiện và đường giao thông ở địa phương em. -> bỏ cụm từ: chất lượng của).
	- Thảo luận, chia sẻ với các bạn trong nhóm.
	- Chia sẻ với các bạn trong lớp
* GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
A. Hoạt động cơ bản
* HĐ 2. Tìm hiểu về giao thông vận tải (HĐ cặp đôi)
	- Cá nhân quan sát hình 1 đến 6
	- Hỏi - đáp cặp đôi (b)
	- Báo cáo GV
	- GV kiểm tra, cùng HSchốt.
	+ Đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
	+ Tàu hỏa, ô tô (xe máy, xe đạp, ), tàu thủy (ca nô, thuyền, ), máy bay.
	+ Đường bộ (đường ô tô).
	? Ở địa phương em có loại hình giao thông nào ? (đường sắt, đường bộ)
* HĐ 3. Quan sát và thảo luận (HĐ nhóm)
	- Cá nhân quan sát lược đồ
	- Từng cặp nêu cho nhau nghe.
	- Trao đổi, thống nhất trong nhóm; 
	- GV chiếu lược đồ.
	- Đại diện 1 số nhóm nêu và chỉ trên lược đồ (b).
	- Lớp nhận xét, chỉnh sửa.
	- (c) Quốc lộ 1 nằm ở phía đông của nước ta. Đường Hồ Chí Minh nằm ở phía tây của nước ta.
 Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh chạy theo chiều dài nước ta.
 Vì tuyến giao thông này đi qua nhiều tỉnh thành, là trục giao thông chính để giao lưu buôn bán giữa các thành phố, trung tâm, địa phương của cả nước.
* HĐ 4. Tìm hiểu về hoạt động thương mại (HĐ cặp đôi)
	a) HS quan sát H8 (Tr 158) - Cá nhân thực hiện
	- Trao đổi, thảo luận cặp đôi, chia sẻ trong nhóm (b).
	c) Cá nhân quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
	- Thảo luận cặp đôi, chia sẻ nhóm, báo cáo GV.
	- GV, HS nhận xét, đánh giá.
 KQ: b) Thương mại gồm hoạt động mua và bán.
 c) Lợi ích của các hoạt hoạt động thương mại: sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng.
 Xuất khẩu: các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản,
 Nhập khẩu: các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu, 
 Là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
************************
* HĐ 5. Tìm hiểu về ngành du lịch (HĐ cặp đôi)
	- Cá nhân quan sát H 13 đến 18 và đọc thông tin.
	- Từng cặp trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi mục b, c, d.
	- Chia sẻ trong nhóm; báo cáo GV
	- GV cùng HS kiểm tra, đánh giá, chốt.
 + Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng( Quảng Bình), bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn
 + Địa điểm ở nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới : Vịnh Hạ long, Phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
 + Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, công trình kiến trúc,  đặc biệt không có bạo động.
* Liên hệ: ở Lạng Sơn có: Thành Nhà Mạc, động Tam Thanh, Nhị Thanh, hang Gió
 Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn các công trình di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh.
B. Hoạt động thực hành
* HĐ 1. Giải quyết tình huống (HĐ nhóm)
	- Cá nhân đọc tình huống.
	- Thảo luận cách giải quyết tình huống (đóng vai)
	- Đóng vai giải quyết tình huống trước lớp.
	- Tuyên dương nhóm giải quyết tốt, đóng vai hay.
	? Ngoài đường sắt ra ta còn không chơi đùa trên loại hình giao thông nào ?
	? Các loại hình giao thông ở địa phương có cần sự bảo vệ không ? Chúng ta sẽ bảo vệ như thế nào ?
* HĐ 2. Làm hướng dẫn viên du lịch (HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HD
	- Đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp.
	- Bình chọn bạn làm hướng dẫn viên du lịch tốt nhất.
* Tích hợp: Rèn kĩ năng lập kế hoạch:
 - Em chọn địa điểm du lịch nào để giới thiệu?
 - Em sẽ giới thiệu theo hình thức nào?
 - Em bắt đầu giới thiệu từ đâu giới thiệu những gì ?
* HĐ 3. Liên hệ thực tế ( HĐ nhóm)
	- Từng HS trong nhóm nói cho bạn nghe.
	- Nhóm trao đổi, thống nhất.
	- Đại diện một số nhóm BC trước lớp.
	- GV, HS nhận xét bổ sung.
 + Xuất khẩu: lúa gạo, gỗ bóc, hoa quả, xi măng
 + Nhập khẩu: một số các thiết bị máy móc, phương tiện giao thông, hoa quả, 
Hoạt động ứng dụng
Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng.
 Thu thập tranh ảnh và tư liệu các di sản thiên nhiên và văn hóa ở nước ta.
 Ngày soạn: 6/01/2015
 Ngày dạy: Thứ năm, 7/01/2016
PHIẾU KIỂM TRA 2
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ 
VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
(1 tiết)
I. Chuẩn bị
	11 phiếu kiểm tra (phô tô)
II. Các hoạt động
1. Khởi động: Hát một bài hát theo nguyện vọng.
2. Phát phiếu, cá nhân thực hành trên phiếu.
3. Thu phiếu kiểm tra, nhận xét tiết học
 Đáp án:
1. Quan sát lược đồ dưới đây và thực hiện
 a) HS đánh dấu trên lược đồ
b) Sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
 Những thành phố có cảng lớn: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
 c) HS thực hiện vẽ trên lược đồ.
2. Đánh dấu x vào ô trước ý đúng.
+ Số dân: a) Năm 2009, nước ta có số dân là 86 triệu người. 
+ Các dân tộc: b) Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh(Việt) có số dân đông nhất.
+ Phân bố dân cư: b) Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển.
+ Nông nghiệp: a) Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta.
+ Lâm nghiệp và thủy sản: b) Ngành thủy sản phát triển mạnh ở những vùng ven biển + và những nơi có nhiều sông ngòi.
+ Công nghiệp: a) Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và nghề thủ công nghiệp.
+ Giao thông: a) Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất lượng chưa cao
+ Thương mại và du lịch: b) Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước ngoài.
****************************
TUẦN 19 + 20
 Ngày soạn: 6 /1/2016
 Ngày dạy: Thứ năm,14/1/2015 (t1) 
 Ngày dạy: Thứ năm,21/1/2015 (t2)
Bài 9. CHÂU Á
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, em:
	- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Á.
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên (địa hình, khí hậu), dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á.
	- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ).
II. Chuẩn bị:
	- Lược đồ các châu lục và đại dương; Lược đồ châu Á. 
	- Thẻ chữ HĐ 3 – HĐTH.
III. Các hoạt động:
* Khởi động: Hát một bài hát theo nguyện vọng.
A. Hoạt động cơ bản
* HĐ 1. Thay nhau hỏi và trả lời (HĐ cặp đôi)
	- Từng cặp hỏi, đáp theo y/c. 
	- Chia sẻ với các bạn trong nhóm + quan sát, đối chiếu H1.
	- Đại diện HS báo cáo trước lớp
	- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
	a) Các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
	b) Việt Nam nằm ở châu Á,  
* HĐ 2. Xác định vị trí và giới hạn châu Á (HĐ cặp đôi)
	- Cá nhân quan sát hình 2
	- Hỏi - đáp cặp đôi (a)
	- Báo cáo GV, GV kiểm tra.
- Cho HS quan sát quả địa cầu, giới thiệu về châu Á, chốt.
	+ Châu Á nằm ở bán cầu Bắc.
	+ Giáp châu Âu, châu Phi và các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
	- Gọi 1 HS đọc to thông tin (b)
	- Cá nhân đọc mục (c).
	- Thảo luận cặp đôi, đại diện cặp báo cáo kết quả.
	- GV nhận xét, cùng HS kết luận.
* HĐ 3. Khám phá tự nhiên châu Á( HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HDH
	- HS kiểm tra lẫn nhau, báo cáo GV.
	- GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
	- Cho 2 HS đọc to thông tin mục e) trước lớp.
	- HS hỏi bạn, cô giáo nếu chưa rõ.
* HĐ 4. Tìm hiểu dân cư châu Á( HĐ cặp đôi)
	- Cá nhận đọc bảng 2; quan sát H4.
	- Thảo luận cặp đôi.
	- Chia sẻ trong nhóm, báo cáo GV.
	- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
	+ Người dân châu Á sống tập trung tại các vùng đồng bằng. Vì đất đai bằng phẳng lại màu mỡ.
	+ Người Nhật Bản có màu da sáng, người Ấn Độ có màu da sẫm hơn.
	- Đọc thông tin (d) để bổ sung hiểu biết.
* * * * * * * * * * * * *
* HĐ 5. Thảo luận về hoạt động kinh tế của châu Á (HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HDH
 KQ:
Hoạt động kinh tế
Phân bố
Trồng lúa mì
Liên bang Nga, Ca-dắc-xtan, Trung Quốc, Niu Đê-ni.
Trồng lúa gạo
Ấn Độ, Thái Lan,Việt Nam, Trung Quốc.
Trồng bông
Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc.
Chăn nuôi trâu, bò
Trung Quốc, Ấn Độ. 
Khai thác dầu
Liên bang Nga, I-ran, I-rắc, A-rập Xê-út, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
Sản xuất ô tô
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. 
	- Cá nhân đọc thông tin (b)
	- Từng cặp hỏi và TL; trao đổi, thống nhất trong nhóm.
	+ Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
	+ Sản xuất ô tô: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; khai thác nhiều dầu mỏ: Liên bang Nga, I-ran, I-rắc,
* HĐ 6. Đọc và ghi vào vở (HĐ cá nhân)
	- HS đọc và ghi vào vở những điều em học được từ đoạn văn.
	- 1 HS trình bày trước lớp, HS đánh giá.
B. Hoạt động thực hành
* HĐ 1. Làm bài tập (HĐ cá nhân)
	- HS đọc và ghi vào vở những câu đúng.
	- Chia sẻ với bạn.
	- 1 HS trình bày kết quả trước lớp, HS đánh giá. (a1, a4, a5, a7)
* HĐ 2. Làm việc với lược đồ (HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HD
	- Đại diện nhóm lên gắn lược đồ đã hoàn thiện và chỉ theo y/c mục c).
	- HS nhận xét, so sánh với nhóm mình, đánh giá.
* HĐ 3. Chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” (HĐ cả lớp)
- GVHD cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi. (Sử dụng thẻ chữ)
- GV quan sát giúp đỡ.
- Tuyên dương, khen ngợi
C. Hoạt động ứng dụng
Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng.
 Về nhà, em cùng với người thân thực hiện các bài tập ở hoạt động ứng dụng.
********************************
Tuần 21 + 22
 Ngày soạn: 20/1/2016
 Ngày dạy:Thứ năm, 21 /1/2016 (T1)
 Ngày dạy:Thứ năm, 28 /1/2016 (T2)
Bài 10. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, em:
	- Nêu được vị trí địa lí và một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
	- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và đọc đúng tên của ba nước này.
	- Trình bày một vài đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, kinh tế của ba nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
II. Chuẩn bị:
	- Lược đồ các khu vực châu Á, máy chiếu, màn chiếu, máy vi tính.
	- Ô chữ HĐ 3 – HĐTH, phiếu BT HĐ 2 – HĐTH.
III. Các hoạt động:
* Khởi động: Hát bài “ trái đất này”
* Giáo viên giới thiệu bài, học sinh đọc mục tiêu, ghi đầu bài.
A. Hoạt động cơ bản
* HĐ 1. Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á (HĐ cả lớp)
	- GV chiếu lược đồ các khu vực châu Á – HS quan sát.
	- Từng cặp hỏi, đáp theo y/c HDH.
	- Chia sẻ với các bạn trong nhóm.
	- Đại diện HS báo cáo trước lớp + chỉ vị trí khu vực Đông Nam Á trên lược đồ.
	- GV cùng HS nhận xét.
	- HS đọc thông tin (c) để bổ sung hiểu biết.
	- Trao đổi với GV, bạn những gì chưa rõ.
* HĐ 2. Tìm hiểu hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á (HĐ nhóm)
	- Từng cặp đọc đoạn hội thoại (a)
	- Hỏi - đáp cặp đôi (c)
	- Thảo luận, thống nhất trong nhóm.
	- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
	- GV nhận xét, cùng HS kết luận.
 + Một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á : cà cao, cà phê, cao su, hồi.
 + Các nước đông nam á lại sản xuất được lúa gạo vì khí hậu mát mẻ, có nhiều đồng bằng , có nhiều sông nước. Mà lúa gạo là cây ưa nước. 
* HĐ 3. Khám phá đất nước Trung Quốc (HĐ nhóm)
	a) Thực hiện theo HDH
	- Từng cặp chỉ và nêu vị trí đất nước Trung Quốc (H5 – bài 9).
	- TQ thuộc khu vực Đông Á
	- Thủ đô của TQ là Bắc Kinh.
	b) Đọc thông tin.
	c) - Từng cặp hỏi – đáp theo y/c.
	 - Thảo luận, thống nhất trong nhóm.
	 - Báo cáo GV, GV cùng HS nhận xét, kết luận
	 + Miền Đông địa hình bằng phẳng, màu mỡ; miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt.
	 + Một số sản phẩm nổi tiếng của TQ: gốm, sứ, lụa, đồ chơi, .
d) Tổ chức cho HS thi giới thiệu một số địa điểm du lịch nổi tiếng của Lào và Cam-pu-chia.
* Tích hợp : Giáo dục biển đảo.
* HĐ 4. Tìm hiểu hai nước Lào và Cam-pu-chia (HĐ cặp đôi)
	a) Thực hiện theo HDH
	- Từng cặp chỉ và nêu vị trí đất nước Lào và Cam-pu-chia (H5 – bài 9).
	- Lào và Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á
	- Thủ đô của Lào là Viêng Chăn; Thủ đô của Cam-pu-chia là Phnôm Pênh.
	b) Đọc thông tin.
	c) Hỏi bạn, cô giáo những gì chưa rõ.
	d) Tổ chức cho HS thi giới thiệu một số địa điểm du lịch nổi tiếng của Lào và Cam-pu-chia.
* HĐ 5. Đọc và ghi vào vở (HĐ cá nhân)
	- HS đọc và ghi vào vở những điều em học được từ đoạn văn.
	- 1 HS trình bày trước lớp, HS đánh giá.
B. Hoạt động thực hành
* HĐ 1. Làm bài tập(HĐ cá nhân)
	- HS đọc và ghi vào vở những câu đúng.
	- Chia sẻ với bạn.
	- 1 HS trình bày kết quả trước lớp, HS đánh giá. (a1, a3, a4)
* HĐ 2. Hoàn thành bảng (HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HD
	- Thảo luận, thống nhất điền thông tin trên phiếu.
	- Đổi sản phẩm cho nhóm bạn để cùng sửa chữa.
	- HS nhận xét, so sánh với nhóm mình, đánh giá.
Tên nước
Thuộc khu vực
Tên thủ đô
Sản phẩm nổi tiếng
Địa điểm du lịch nổi tiếng.
Trung Quốc
Đông Á
Bắc Kinh
Tơ lụa, gốm, sứ, chè, hàng điện tử, ô tô, may mặc, đồ chơi
Vạn lí Trường Thành
Lào 
Đông Nam Á
Viêng Chăn
Gỗ, quế, xa nhân và lúa gạo
Chùa Xiêng Thoong
Cam-pu-chia
Đông Nam Á
Prôm-bênh
Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và cá nước ngọt
Đền Ăng-co-vát
* HĐ 3. Chơi trò chơi: “Giải ô chữ” (HĐ cả lớp)
- GVHD cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi. 
- GV quan sát giúp đỡ.
- Tuyên dương, khen ngợi
1. Cam-pu-chia 4. Trung Quốc
2. Biển Hồ 5. Ăng-co-vát
3. Miền Tây Từ hàng dọc: Châu Á
C. Hoạt động ứng dụng
Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng.
- Với sự giúp đỡ của người thân em hãy làm các yêu cầu ở hoạt động ứng dụng.
TUẦN 23 + 24
 Ngày soạn: 16/2/2016
 Ngày dạy: Thứ tư, 17/2/2016(T1)
 Ngày dạy: Thứ tư, 24/2/2016(T2) 
Bài 11. CHÂU ÂU
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, em:
	- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Âu trên bản đồ (lược đồ)
	- Nêu được đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, dân cư của châu Âu.
	- Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ).
II. Chuẩn bị:
	- Lược đồ các châu lục và đại dương; Lược đồ châu Âu. Quả địa cầu.
	- Thẻ chữ HĐ1 – HĐTH, phiếu học tâp HĐ2 – HĐTH.
	- Tranh ảnh đã sưu tầm về thiên nhiên, con người của châu Âu.
III. Các hoạt động:
* Khởi động : Trò chơi “cá- nước”
- Giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh ghi dầu bài, đọc mục tiêu.
A. Hoạt động cơ bản
* HĐ 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu (HĐ cặp đôi) 
	- Hỏi - đáp cặp đôi (a)
	- HS quan sát hình 1 (bài 9), thực hiện theo HDH.
	- Đại diện một số cặp báo cáo trước lớp.
- Cho HS quan sát quả địa cầu, giới thiệu về châu Âu, chốt.
	+ Châu Âu nằm ở Tây so với châu Á, phía Bắc so với châu Phi.
	+ Giáp châu Á, châu Phi, biển Địa Trung Hải và hai đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương
	+ Diện tích Châu Âu nhỏ hơn diện tích châu Á và châu Phi (bằng 1/3 diện tích châu Phi, bằng gần 1/4 diện tích châu Á)
* HĐ 2. Tìm hiểu địa hình và cảnh quan thiên nhiên của châu Âu (HĐ nhóm)
	- Cá nhân quan sát Lược đồ tự nhiên châu Âu (H1), và một số cảnh (H2).
	- Thảo luận, thống nhất các yêu cầu (a).
	- Báo cáo GV.
	- HS đọc thông tin (b)
	- GV cùng HS chốt: Đồng bằng châu Âu chiếm 2/3 diện tích, đồi núi chiếm 1/3 diện tích. Hệ thống núi cao tập trung ở phía Nam.
* HĐ 3. Tìm hiểu khí hậu và thực vật châu Âu (HĐ nhóm)
	- Cá nhân quan sát H3 + đọc thông tin.
	- Thảo luận, thống nhất các yêu cầu (b, c).
	- Báo cáo GV. HS kiểm tra lẫn nhau.
	- GV cùng HS nhận xét chốt.
	b) Châu Âu nằm trong đới khí hâu ôn hòa và có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu , đông.
	 Rừng cây lá kim tập trung ở vùng phía bắc và trên các sườn núi cao.
	 Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu
	c) (a) – xuân, (b) – hạ, (c) – thu, (d) – đông
 xuân – đỏ, hồng; hạ - xanh, thu - vàng, đông – trắng.
* HĐ 4. Tìm hiểu dân cư châu Âu ( HĐ cặp đôi)
	- Cá nhận đọc bảng 2 (bài 9); quan sát H4 – tr 76.
	- Thảo luận cặp đôi.
	- Chia sẻ trong nhóm, báo cáo GV.
	- GV kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
	+ Dân số châu Âu: 740 triệu người.
	+ Dân số châu Âu gần bằng 1/6 dân số châu Á.
	- Đọc thông tin (c) để bổ sung hiểu biết.
* HĐ 5. Đọc và ghi vào vở (HĐ cá nhân)
	- HS đọc và ghi vào vở những điều em học được từ đoạn văn.
	- 1 HS trình bày trước lớp, HS đánh giá.
* * * * *
B. Hoạt động thực hành
* HĐ 1. Chơi trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” (HĐ Cả lớp)
- GVHD cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi. (Sử dụng thẻ chữ)
- GV quan sát giúp đỡ.
- Tuyên dương, khen ngợi.
* HĐ 2. Làm việc với phiếu học tập (HĐ cặp đôi)
	- Cá nhân thực hành trên phiếu.
	- Từng cặp đổi phiếu kiểm tra, trao đổi, thống nhất.
	- Chia sẻ trong nhóm; HS kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra cặp bạn.
	- Báo cáo GV, cùng GV kết luận.
	+ 1. (1.1, 1.4)
	+ 2. (xuân, hè, tươi, thu, vàng, đông, trắng)
* HĐ 3. Làm hướng dẫn viên du lịch ( HĐ nhóm)
	- Thực hiện theo HD
	- Đại diện nhóm thuyết minh, giới thiệu trước lớp
	- GV, HS nhận xét tuyên dương
Vd: Châu Âu có khí hậu ôn hòa nên rất nhiều các cảnh thiên nhiên đẹp. Như dãy núi cao (An-pơ), Phi- o có tuyết phủ trằng trên sườn núi. Có rừng cây lá kim tập trung ở vùng núi phía Bắc và trên các sườn núi cao. Rừng rộng có nhiều ở vùng Tây Âu. Mỗi một mùa thì thiên nhiên lại thay đổi màu sắc rất đẹp. Mùa hạ cây cối xanh tốt, mùa xuân được trang điểm bởi màu hồng, mùa thu là phong cảnh màu vàng còn mùa đông là dược trang trí bới màu trắng tuyết.
C. Hoạt động ứng dụng
Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng.
1) Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều mà em thích nhất khi học về châu Âu.
2) Giới thiệu sản phẩm trên của em cho người thân trong gia đình.
TUẦN 25 + 26
 Ngày soạn: 1/3/2016
 Ngày dạy: Thứ tư,2/1/2016(T1)
 Ngày dạy: Thứ tư, 9/1/2016 (T2)
Bài 12. CHÂU PHI
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, em:
	- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Phi
	- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Phi.
	- Đọc đúng tên và chỉ vị trí hoang mạc Xa-ha-ra và một số cao nguyên, bồn địa ở châu Phi trên bản đồ (lược đồ).
II. Chuẩn bị:
	- Lược đồ các châu lục và đại dương; Lược đồ châu Phi. Quả địa cầu.
	- Phiếu học tâp HĐ2 – HĐTH.
III. Các hoạt động:
* Khởi động: trò chơi “ truyền quà”
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh ghi đầu bài, đọc mục tiêu.
A. Hoạt động cơ bản 
* HĐ 1. Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi (HĐ cặp đôi)
	- Hỏi - đáp cặp đôi (a)
	- HS quan sát hình 1- tr 81, thực hiện theo HDH.
	- Đại diện một số cặp báo cáo trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt.
	+ Châu Phi giáp châu Á, châu Âu, biển Địa Trung Hải và hai đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
	+ Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
	+ Châu Phi có diện tích đứng thứ ba so với các châu lục trên thế giới.
	- Đọc thông tin (d), chia sẻ với bạn; hỏi bạn, cô giáo những gì chưa rõ.
* HĐ 2. Tìm hiểu về địa hình, khí hậu và sông ngoài châu Phi (HĐ nhóm)
	- Cá nhân quan sát Lược đồ tự nhiên châu Phi H1 – tr 81 + đọc thông tin (b).
	- Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
	- Báo cáo GV.
	- GV cùng HS chốt: 
	+ Châu Phi có địa hình cao.
	+ Các cao nguyên: Cao nguyên Ê-ti-ô-pi, Cao nguyên Đông Phi; Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
	+ Các sông lớn: sông Ni-giê, sông Công-gô, sông Nin.
	+ Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới vì: đại bộ phận c

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỊA LÝ 5 VNEN . T.doc