Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Cô Tâm

Tuần 9 BÀI 2

 CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ NĂM 1940 Ở HOÀ TÚ

 ******************************

A. Mục đích yêu cầu:

 Học sinh nắm được:

 - Diễn biến cuộc khởi nghĩa 23-11-1940 ở làng Hoà Tú.

 - Ý nghĩa lịch sử: Cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang trong cả nước, ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, làm thức tỉnh mọi người yêu nước.

 - Qua đó, giáo dục niềm tin sâu sắc của học sinh vào sự lãnh đạo của Dảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

 - Ảnh chân dung đồng chí Văn Ngọc Chính.

C. Hoạt động dạy học:

 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. Ổn định:

II. Kiểm tra bài cũ:

 - Ai là người đầu tiên truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam ?

- Từ năm 1930-1935, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được bao nhiêu chi bộ Đảng Cộng sản, ở đâu?

- Nhận xét, ghi điểm.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu:

 - Sau khi những tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng được thành lập, các làng Đại Ân, Trường Khánh, Châu Khánh đã có những cuộc nổi dậy của nông dân chống bọn địa chủ do Đảng lãnh đạo. Ở Sóc Trăng, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940 ở làng Hoà Tú là têu biểu hơn cả.

- Ghi bảng tựa bài

2. Hoạt động 1:

- Thuật lại bối cảnh tình hình chung của đất nước cũng như ở tỉnh Sóc Trăng.

- Treo bản đồ và chỉ vị trí làng Hoà Tú.

3. Hoạt động 2:

- Kết hợp với bản đồ,tường thuật diễn biến của khởi nghĩa ở làng Hoà Tú và giới thiệu tranh đồng chí Văn Ngọc Chính.

- Tổ chức học sinh tường thuật diễn biến

 Chia lớp thành 3 nhóm và giao việc:

 - Nhóm 1: Cuộc họp triển khai đánh địch.

 - Nhóm 2: Diễn biến cùa 2 cánh quân đêm 23-11-1940.

 - Nhóm 3: Diễn biến tiến công rạng sáng 24-11-1940

- Nêu câu hỏi gợi ý:

 - Lực lượng khởi nghĩa đã đánh chiếm những mục tiêu nào ?

 - Khi tiến đánh đốn Cổ Cò, tinh thần chiến đấu của quân dân ta như thế nào ?Sự hèn yếu của quân địch ra sao ?

 - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Hoà Tú ?

- Nhận xét, chốt lại ý đúng.

IV. Củng cố:

- Ghi bảng nội dung bài.

- Từ khi Đảng Cộng sản Vịêt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp giành thắng lợi, bọn địch rất hoang mang và hoảng sợ.

V. Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tổng khỏi nghĩa thánh 8-1945. - Hát vui

- Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.

- HS nghe.

- Nhắc tựa bài

- Lắng nghe

- Quan sát bản đồ

-Quan sát, theo dõi

- Các nhóm nhận việc, thảo luận và trao đổi.

- Thảo luận và trả lời:

 + Bốn mục tiêu: Nhà Hương quản Tệt ; đồn Cổ Cò ; nhà việc làng Hoà Tú; nhà địa chủ Nguyễn Tấn Lễ vàđồn điền Trương Vĩnh Khánh.

 + Quân dân ta tiến đánh đồn Cổ Cò với khí thế hăng say, bọn địch hoảng sợ và tẩu thoát.

 + Gây tiếng vang trong cả nước, ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, làm thức tỉnh mọi người yêu nước.

- Nhận xét, bổ sung.

- Đọc nội dung bài.

 

doc 14 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử địa phương Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Cô Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 7 BÀI 1
 NHỮNG TỔ CHỨC ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở SÓC TRĂNG
 ************************
A. Mục đích, yêu cầu:
	Giúp học sinh nắm được:
	- Bối cảnh chính trị ,kinh tế-xã hội ở tỉnh Sóc Trăng khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
	- Những chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở Sóc Trăng.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng.
	- Tranh, ảnh nơi thành lập các chi bộ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
	- Phiếu học tập, thăm ghi tên các địa danh có chi bộ đầu tiên.
C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
 - Không bao lâu, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập thì các tổ chức Đảng Cộng sản lần lượt ra đời trên khắp đất nước Việt Nam. Bài"Những tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng" sẽ giúp các em hiểu rõ tình hình cách mạng ở tỉnh ta lúc bấy giờ.
- Ghi bảng tựa bài
2. Hoạt động 1:
- Nêu câu hỏi gợi ý:
 +Thực dân Pháp đã áp dụng chính sách chính trị, kinh tế nào đối với đồng bào ta ?
 + Việc hạn chế mở trường của thực dân Pháp nhằm mục đích gì ?
 + Đời sống nhân dân ta khổ cực, thiếu thốn, họ đã làm gì để chống lại chính quyền thực dân phong kiến ? Vì sao họ thất bại ?
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét chốt lại ý đúng. 
3. Hoạt động 2:
- Treo Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.
- Thuật lại cuộc vận động cách mạng và sự hình thành các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Sóc Trăng.
- Chia lớp thành 5 nhóm và cho bắt thăm phiếu 
 + Mỗi nhóm trình bày quá trình thành lập của một chi bộ Đảng đầu tiên ở các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng từ năm 1930 đến năm 1935.
 + Yêu cầu trình bày kết hợp với chỉ bản đồ và giới thiệu tranh, ảnh nơi thành lập chi bộ đầu tiên.
IV. Củng cố:
- Ghi bảng nội dung bài.
- Từ khi có các chi bộ Đảng, cuộc đấu tranh của nhân dân tỉnh ta không còn tự phát như trước nữa mà có tổ chức hẳn hoi, giành quyền lợi thiết thực cho đồng bào ta.
V. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Trình bày được 5 chi bộ đầu tiên ở Sóc Trăng.
- Chuẩn bị bài:"Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Hoà Tú.
- Hát vui
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài
Tham khảo tài liệu và thảo luận
-Thiết lập hệ thống tổ chức bộ máy cai trị trong cả nước. Câu kết sử dụng bọn quan lại, địa chủ gian ác để bóc lột, cướp đất nông dân, làm bần cùng hoá nhân dân bằng nhiều thủ đoạn.
-Thực hịên chính sách ngu dân để cai trị.
-Một số nông dân, sĩ phu yêu nước liên tục lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa nhằm chống lại chính quyền thực dân phong kiến nhưng đều thất bại vì chưa đi theo con đường cứu nước đúng đắn.
-Phát biểu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung
- Quan sát bản đồ.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm bắt thăm.
- Nhóm thảo luận, trao đổi ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ và giới thiệu tranh ảnh, nơi thành lập chi bộ.
- Tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
- HS nghe.
Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 9 BÀI 2
 CUỘC KHỞI NGHĨA NAM KỲ NĂM 1940 Ở HOÀ TÚ
 ******************************
A. Mục đích yêu cầu:
	Học sinh nắm được:
	- Diễn biến cuộc khởi nghĩa 23-11-1940 ở làng Hoà Tú.
	- Ý nghĩa lịch sử: Cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang trong cả nước, ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, làm thức tỉnh mọi người yêu nước.
	- Qua đó, giáo dục niềm tin sâu sắc của học sinh vào sự lãnh đạo của Dảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
	- Ảnh chân dung đồng chí Văn Ngọc Chính.
C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Ai là người đầu tiên truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam ?
- Từ năm 1930-1935, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập được bao nhiêu chi bộ Đảng Cộng sản, ở đâu?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
 - Sau khi những tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên ở Sóc Trăng được thành lập, các làng Đại Ân, Trường Khánh, Châu Khánh đã có những cuộc nổi dậy của nông dân chống bọn địa chủ do Đảng lãnh đạo. Ở Sóc Trăng, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940 ở làng Hoà Tú là têu biểu hơn cả.
- Ghi bảng tựa bài
2. Hoạt động 1:
- Thuật lại bối cảnh tình hình chung của đất nước cũng như ở tỉnh Sóc Trăng.
- Treo bản đồ và chỉ vị trí làng Hoà Tú.
3. Hoạt động 2:
- Kết hợp với bản đồ,tường thuật diễn biến của khởi nghĩa ở làng Hoà Tú và giới thiệu tranh đồng chí Văn Ngọc Chính.
- Tổ chức học sinh tường thuật diễn biến
 Chia lớp thành 3 nhóm và giao việc:
 - Nhóm 1: Cuộc họp triển khai đánh địch.
 - Nhóm 2: Diễn biến cùa 2 cánh quân đêm 23-11-1940.
 - Nhóm 3: Diễn biến tiến công rạng sáng 24-11-1940
- Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Lực lượng khởi nghĩa đã đánh chiếm những mục tiêu nào ?
 - Khi tiến đánh đốn Cổ Cò, tinh thần chiến đấu của quân dân ta như thế nào ?Sự hèn yếu của quân địch ra sao ?
 - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Hoà Tú ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
IV. Củng cố:
- Ghi bảng nội dung bài.
- Từ khi Đảng Cộng sản Vịêt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp giành thắng lợi, bọn địch rất hoang mang và hoảng sợ.
V. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Tổng khỏi nghĩa thánh 8-1945.
- Hát vui
- Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- Nhắc tựa bài
- Lắng nghe
- Quan sát bản đồ
-Quan sát, theo dõi
- Các nhóm nhận việc, thảo luận và trao đổi.
- Thảo luận và trả lời:
 + Bốn mục tiêu: Nhà Hương quản Tệt ; đồn Cổ Cò ; nhà việc làng Hoà Tú; nhà địa chủ Nguyễn Tấn Lễ vàđồn điền Trương Vĩnh Khánh.
 + Quân dân ta tiến đánh đồn Cổ Cò với khí thế hăng say, bọn địch hoảng sợ và tẩu thoát.
 + Gây tiếng vang trong cả nước, ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, làm thức tỉnh mọi người yêu nước.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc nội dung bài.
Thứ năm ngày 23 tháng 10 năm 20134
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 10 BÀI 3
 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8-1945 TẠI SÓC TRĂNG
 ***********************************
A. Mục đích yêu cầu:
	- Hiểu rõ ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là thắng lợi lớn nhất của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đập tan bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỷ nguyên mới độc lập tự do của dân tộc ta.
	- Qua đó, giáo dục học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940 tại Hoà Tú.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa năm 19400 ở làng Hoà Tú.
- Nhận xét , ghi điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
 - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dânHà Nội như một động lực thúc đẩy cho phong trào đấu tranh của cả nước. Tại Sóc Trăng cuộc khởi nghĩa nổ ra như thế nào ? Các em sẽ được biết qua bài :"Tổâng khởi nghĩa tháng 8-1945 tại Sóc Trăng".
- Ghi bảng tựa bài
2. Hoạt động 1:
- Tường thuật về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 tại Sóc Trăng.
- Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi.
- Phát phiếu và giao việc:
 + Hưởng ứng quyết định tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng,Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã có những hoạt động chuẩn bị như thế nào ?
 + Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Sóc Trăng diễn ra như thế nào ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và chốt lại ý đúng.
3. Hoạt động 2:
- Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
- Kết luận: Là thắng lợi lớn nhất của Đảng bộ và nhân dânSóc Trăng qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đập tan bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỷ nguyên mới độ lập, tư do cho dân tộc ta.
IV. Củng cố:
- Ghi bảng nội dung bài.
- Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thành công rực rỡ, không riêng gì ở Sóc Trăng mà trên khắp đất nước ta. Điều đó chứng tỏ Đảng sáng suốt lãnh đạo cách mạng nước ta theo con đường đúng đắn mà Bác Hồ là người đã dày công nghiên cứu để tìm ra con đường ấy.
V. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài học để nắm lịch sử quê nhà.
- Chuẩn bị bài: Sóc Trăng những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám. 
- Hát vui
- Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- Nhắc tựa bài
- Lắng nghe
- Nhóm 1 và nhóm 3 thảo lụân câu hỏi 1.
- Nhóm 2 và nhóm 4 thảo luận câu hỏi 2.
- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
-Lớp thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
-Tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 11 BÀI 4
SÓC TRĂNG NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU 
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
A. Mục đích yêu cầu:
	- Học sinh nhận biết: Sau cách mạng tháng Tám, Đảng bộ Sóc Trăng đã có nhiều biện pháp củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết kịp thời những yêu cầu thiết thực trong đời sống nhân dân, tạo niềm tin và sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân đối với cách mạng.
	- Giáo dục các em lòng yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức học tập góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Ảnh đồng chí Dương Kỳ Hiệp.
	- Phiếu học tập
C. Hoạt dộng dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu câu hỏi
 + Kể lại diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Sóc Trăng.
 + Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
- Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, Đảng bộ Sóc Trăng đã làm gì để củng cố chính quyền và chăm lo đời sống nhân dân ? Bài"Sóc Trăng những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám" sẽ giúp các em hiểu rõ.
- Ghi bảng tựa bài
2. Hoạt động 1:
- Treo ảnh đồng chí Dương Kỳ Hiệp và giới thiệu về chủ tịch uỷ ban Hành chánh tỉnh Sóc Trăng tháng 8-1945.
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập.
 + Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền, đoàn thể của tỉnh ta đã có nhũng bước phát triển như thế nào ?
 + Đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ như thế nào ? Đảng bộ, chính quyền đã có những chủ trương gì ?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét và chốt lại ý đúng.
3. Hoạt động 2:
- Nêu câu hỏi gợi ý:
 + Sau khi thực hiện những chủ trương của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Nam bộ, đời sống người dân có gì khác so với trước ? 
 + Em có suy nghĩ gì về những chủ trương Đảng bộ đã thực hiện ?
- Nhận xét và chốt lại ý đúng.
IV. Củng cố:
- Ghi bảng nội dung bài học.
- Đời sống nhân dân ta lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng những khó khăn đó đã được giải quyết đáng kể.
V. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài"Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng"
-Hát vui
-Học sinh dược chỉ định trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
-Nhắc tựa bài
-Quan sát ảnh và theo dõi.
- Các nhóm tham khảo tài liệu và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhân xét, bổ sung.
- Lớp thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Nhận xét và bổ sung.
-Tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 15 tháng 01 năm 2015
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 21 BÀI 5
KHU CĂN CỨ TỈNH UỶ SÓC TRĂNG
 *************************
I/ Mục đích yêu cầu
	_ Giúp học sinh nắm được:
	- Vì sao Tỉnh uỷ Sóc Trăng chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh uỷ.
	- Miêu tả được các di tích chính của khu căn cứ.
	- Biết được khu căn cứ thuộc xã, huyện, tỉnh nào.
	_ Qua đó, giáo dục cho các em nhận thức được mục đích lý tưởng của Đảng là vì dân, vì nước, chấp nhận mọi gian khổ để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
II/ Đồ dùng dạy học
	_ Bản đồ Hành chính tỉnh Sóc Trăng.
	_ Ảnh khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
_ Nêu câu hỏi :
 - Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống chính quyền đoàn thể của tỉnh ta đã có những bước phát triể như thế nào ?
 - Đảng bộ, chính quyền đã thực hiện những chủ trương gì để giải quyết phần nào đời sống khó khăn của nhân dân lúc bấy giờ ?
_ Nhận xét và ghi điểm.
3/ Bài mới
_ Giới thiệu:
 Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài, Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ. Bài"Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng" sẽ giúp các em hiểu về khu căn cứ của tỉnh ta tronh thời kỳ kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
_ Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1:Tỉnh uỷ Sóc Trăng chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ.
_ Treo bản đồ Hành chánh tỉnh Sóc Trăng và giới thiệu khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng.
_Nêu câu hỏi gợi ý:
 -Nêu vị trí của rừng tràm Mỹ Phước ?
 - Vì sao Tỉnh uỷ Sóc Trăng chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh uỷ ? 
_ Nhận xét, kết luận: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh uỷ.
* Hoạt động 2: Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng
_ Giới thiệu ảnh khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng.
_ Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: 
 - Tại sao nói hội trường Tỉnh uỷ là vị trí quan trọng nhất của khu căn cứ rừng tràm Mỹ Phước.
 - Miêu tả hội trường của khu căn cứ.
 - Miêu tả về khu căn cứ.
_ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
_ Nhận xét, chốt lại ý đúng: Quân dân Mỹ Phước đã dũng cảm, mưu trí chống trả nhiều trận càn ác liệt của địch để bảo vệ an toàn khu căn cứ cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
* Hoạt động 3: Vị trí của khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng.
_ Yêu cầu quan sát bản đồ để xác định vị trí của khu căn cứ Tỉnh uỷ.
_ Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Chỉ trên bản đồ và cho biết khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng hiện nay thuộc xã, huyện, tỉnh nào ?
 - Khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày, tháng, năm nào ?
_ Nhận xét, kết luận.
4/ Củng cố
_ Ghi bảng nội dung bài.
_ Ngày nay, khu di tích rừng tràm Mỹ Phước thu hút được nhiều khách tham quan và cũng là nơi thanh niên, học sinh tìm hiểu, học hỏi về truyền thống đấu tranh hào hùng của các thế hệ trước.
5/ Dặn dò
_ Nhận xét tiết học.
_ Xem lại bài để nắm được truyền thống đấu tranh của quân dân ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
_ Chuân bị bài:"Giải phóng thị xã Sóc Trăng".
- Hát vui
-Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài
-Quan sát bản đồ và xác định khu căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng.
_ Tham khảo tài liệu,trả lời câu hỏi:
- Nằm dọc kinh xáng Mỹ Phước, phía Đông Đông Nam giáp với các xã: Lâm Kiết, Tuân Tứcvà huyện Thạnh Trị.
- Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các vùng trong khu vực, gữa Khu 8 và Khu 9. Thuận tiện cho các phương tiện giao thông cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.
- Nhận xét và bổ sung.
-Quan sát ảnh.
- Tham khảo tài liệu, trao đổi và thảo luận theo nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- Quan sát và xác định khu căn cứ.
- Thảo luận và trả lời
-Khu căn cứ thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
-Ngày 11-6-1992.
-Nhận xét và bổ sung.
Thứ năm ngày 19 tháng 03 năm 2014
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 28 BÀI 6
GIẢI PHÓNG THỊ XÃ SÓC TRĂNG
 *************************
I/ Mục đích yêu cầu
	_ Học sinh nhận biết được tinh thần tiến công mạnh mẽ của quân và dân ta trong việc giải phóng thị xã Sóc trăng.
	_ Giáo dục các em lòng tự hào, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức học tập tốt góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học
	_ Ảnh quang cảnh lễ mừng chiến thắng lịch sử 30-4-1975 của quân dân Sóc Trăng.
	_ Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
_ Nêu câu hỏi:
 - Tại sao Tỉnh uỷ Sóc Trăng chọn rừng tràm Mỹ Phước làm khu căn cứ Tỉnh uỷ ?
 - Khu căn cứ Tiûnh uỷ Sóc Trăng hiện nay thuộc xã, huyện, tỉnh nào ?
_ Nhận xét và ghi điểm.
3/ Bài mới
_ Giới thiệu:
 Hoà vào khí thế tiến công của quân dân miền Nam mùa xuân 1975, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết tâm tập trung lực lượng tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng thị xã Sóc Trăng.
_ Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Cuộc họp Tỉnh uỷ.
_ Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Tinh thần quyết tâm của Bộ Chính trị là gì ?
 - Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị ở đâu, vào thời gian nào ?
 - Hội nghị đã hạ quyết tâm như thế nào ?
_ Nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2: Diễn biến
_ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
 DIỄN BIẾN
+ Tiểu đoàn Phú Lợi 1
+ Tiểu đoàn Phú Lợi 2
+ Tiểu đoàn An ninh vũ trang
 - Quyết định của Ban chỉ huy trước đề nghị của tiểu khu Ba Xuyên như thế nào ?
 - Nêu các mục tiêu chiếm lĩnh.
_ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
_ Nhận xét và chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Kết quả
_ Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Thị xã Sóc Trăng được giải phóng hoàn toàn vào thời gian nào ?
 - Không khí của Sóc Trăng lúc bấy giờ ra sao ?
_ Nhận xét và chốt lại ý đúng.
_ Giới thiệu ảnh quang cảnh lễ mừng chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975.
4/ Củng cố
_ Ghi bảng mục ghi nhớ. 
_ Với lòng yêu quê hương đất nước, cha anh ta đã hi sinh để giành lấy tự do độc lập cho quê nhà. Các em, những người tiếp bước luôn tự hào, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đồng thời phải cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng nước nhà.
5/ Dặn dò
_ Nhận xét tiết học, học tập tốt, chuẩn bị bài 7.
- Hát vui
-Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo tài liệu, trả lời.
- Sẵn sàng nắm chắc thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 khi tình hình cho phép.
- Ngày 6-4-1975 tại căn cứ rừng tràm Mỹ Phước.
- Tổng khởi nghĩa giải phóng thị xã Sóc Trăng
- Nhận xét và bổ sung.
- Dựa vào tài liệu, thảo luận, trao đổi và thực hiện vào phiếu dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo tài liệu và trả lời:
- 14 giờ ngày 30-4-1975.
- Cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng tung bay phấp phới trong tiếng reo hò cổ vũ của đông đảo quần chúng nhân dân.
-Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát ảnh.
- Tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
Thứ năm ngày 09 tháng 04 năm 2015
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tuần 31 BÀI 7
ANH HÙNG HUỲNH THỊ TÂN
( MÁ TÁM )
 ********************
I/ Mục đích yêu cầu
	Học sinh nhận biết
	_ Những đóng góp to lớn của anh hùng Huỳnh Thị Tân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
	_ Giáo dục các em lòng yêu mến, quý trọng vị anh hùng, nâng cao ý thức học tập tốt, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
II/ Đồ dùng học tập
	_ Ảnh anh hùng Huỳnh Thị Tân ( Má Tám ).
	_ Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
_ Nêu câu hỏi:
 - Cuộc họp Tỉnh uỷ mở rộng ngày 6-4-1975 tại căn cứ rừng tràm Mỹ Phước, hội nghị đã hạ quyết tâm như thế nào ?
 - Thị xã Sóc Trăng được giải phóng hoàn toàn vào lúc mấy giờ, ngày, tháng, năm nào ?
_ Nhận xét và ghi điểm.
3/ Bài mới
_ Giới thiệu:
 Ngày nay nhân dân ta đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc là nhờ những người đi trước đã quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Trong đó, sự đóng góp của các má là không nhỏ. Các em sẽ biết sự đóng góp của má Tám trong hai cuộc kháng chiến qua bài "Anh hùng Huỳnh Thị Tân ( Má Tám )".
_ Ghi bảng tựa bài.
_ Giới thiệu ảnh cụ Huỳnh Thị Tân (Má Tám )
*Hoạt động 1: Giới thiệu cụ Huỳnh Thị Tân.
_ Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Cụ Huỳnh Thị Tân có tên gọi thân quen là gì ?
 - Má Tám sinh năm nào, tại đâu ?
 - MáTám được tặng danh hiệu gì?Vì sao?
_ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 2:Những đóng góp to lớn của cụ Huỳnh Thị Tân.
_ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu hoàn thành phiếu học tập sau:
 - Người đầu tiên tham gia phong trào cách mạng ở Sóc Trăng là ai ?
 - Nêu những đóng góp của cụ Huỳnh Thị Tân trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
 - Em có suy nghĩ gì về đóng góp của cụ Huỳnh Thị Tân ?
_ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
_ Nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 3: Danh hiệu được phong tặng.
_ Nêu câu hỏi gợi ý:
 - Ngoài những đóng góp, cụ còn có những hi sinh, mất mát nào nữa ?
 - Nêu những danh hiệu cụ được phong tặng.
_ Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời.
4/ Củng cố
_ Ghi bảng tựa bài.
_ Với những đongg1 góp to lớn, cụ Huỳnh Thị Tân xứng đáng là phụ nữ tiêu biểu cho tấm lòng kiên trinh và trung thành với Đảng, mãi mãi là niềm tư hào của phụ nữ Sóc Trăng. Cụ đã mất vào năm 2005.
5/ Dặn dò
_ Nhận xét tiết học.
_ Tìm đọc các thông tin về Má Tám qua báo Sóc Trăng.
- Hát vui.
- Học sinh được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
-Xem tranh.
-Tham khảo tài liệu và trả lời:
- Cụ Huỳnh Thị Tân có tên gọi thân quen là Má Tám.
-Má Tám sinh năm 1910 tại làng Mỹ Quới, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá nay là xã Mỹ Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cụ có nhiều đóng góp và được hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng.
- Nhận xét và bổ sung.
Thảo luận, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
-Tham khảo và trả lời:
- 5 người con và 1 cháu nội của cụ đã hi sinh.
- Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
-Nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su dia phuong.doc