Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 29

I/ Mục tiêu

 -.Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước,( trả lời được các CH trong SGK, thuộc hai đoạn cuối bài).

- GD HS biết cảnh đẹp của đất nước. Có ý thức yêu quý và bảo vệ những cảnh đẹp của thiên nhiên

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

 

doc 42 trang Người đăng hong87 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Củng cố.
MT: Củng cố kĩ năng giải toán.
PP: Thi đua giải toán.
GV vẽ sơ đồ đoạn thẳng lên bảng yêu cầu H đặt đề và giải.	
GV nhận xét, tuyên dương.
4.Tổng kết – Dặn dò :
Làm bài tập 4/ 63
Chuẩn bị: “Luyện tập”.Nhận xét tiết học .
 Hát 
	Giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
	64 : 2 = 32 (m)
Chiều rộng: (32 – 8) : 2 = 12 (m)
Chiều dài: 32 – 12 = 20 (m)
Tỉ số giữa số đo CR và số đo CD là:
 	12 : 20 = 
	Đáp số: 
Hoạt động cá nhân.
H đọc lại đề.
H trả lời.
+ 3 phần
+ 5 phần
+ 24
1 H vẽ trên bảng lớp.
H tìm.
5– 3 = 2 (phần)
24 : 2 = 12
12 ´ 3 = 36
36 + 24 = 60
24 : 2 ´ 3 = 36
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc lại đề.
1 H vẽ sơ đồ lên bảng lớp.
H giải.
Hiệu số phần bằng nhau:
	7 – 4 = 3 (phần)
Giá trị 1 phần:
	12 : 3 = 4 (m)
Chiều dài hình chữ nhật:
	28 – 12 = 16 (m)
Hoặc: gộp bước 2 và bước 3 để tìm chiều dài hình chữ nhật,
	12 : 3 ´ 7 = 28 (m)
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đọc đề.
Tự điền vào chỗ chấm.
H tự giải.
+ Hiệu số phần: 5 – 3 = 2 (phần)
+ Số lớn: (34 : 2) ´ 5 = 85
+ Số bé: 85 – 34 = 51
H vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
H giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
	4 – 3 = 1 (phần)
Đoạn đường AB là:
	2 ´ 3 = 6 (km)
Đoạn đường CD là:
	2 + 6 = 8 (km)
	Đáp số: 6 km, 8 km
Hoạt động cá nhân, dãy.
H đặt đề và giải, dãy nào đặt đề hay, giải chính xác, nhanh thì sẽ thắng.
Kĩ thuật tiết 29 LẮP XE NÔI
I.MỤC TIÊU: G,K,TB,Y
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình. 
-Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện thao tác kĩ thuật lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Mẫu xe nôi lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. 
-Nhận xét – Đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Bài học hôm nay giúp HS :
+Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
+Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng quy trình. 
+Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện thao tác kĩ thuật lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. Qua bài ”Lắp xe nôi”
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Dạy – Học bài mới: 
*Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
-GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn. 
-GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : 
+Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận ? 
-GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế : 
+Hằng ngày , chúng ta thường thấy các em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi . 
*Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật : 
@ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK : 
-GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng và đủ. 
@Lắp từng bộ phận : 
+Lắp tay kéo: 
-GV tiến hành lắp tay kéo theo SGK. Trong khi lắp GV lưu ý để HS thấy được vị trí thanh thẳng 7 lỗ phải ở trong thanh chữ U dài . 
+Lắp từng bộ phận : 
-GV cho HS quan sát hình 3 – SGK, sau đó GV gọi 1 HS lên lắp , HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
-GV thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai. 
Lắp thanh đỡ giá trục bánh xe ( H.4-SGK)
-GV gọi HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh đỡ giá bánh xe.
-GV gọi 1-2 HS lên lắp bộ phận này. Trong quá trình lắp GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
-GV và HS khác quan sát nhận xét . 
Lắp thành xe với mui xe (H.5 – SGK)
-GV lắp theo các bước trong SGK. Trong khi lắp GV nêu rõ : khi lắp thành xe với mui xe,cần chú ý đến vị trí tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U
Lắp trục bánh xe: (H.6 – SGK)
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét, bổ sung. 
-GV gọi 1 – 2 em lên lắp trục bánh xe theo thứ tự các chi tiết như trong hình 6 (SGK).
@Lắp ráp xe nôi
-GV lắp ráp xe nôi theo quy trình trong SGK. Trong khi lắp GV có thể đưa ra những câu hỏi hoặc gọi 1 – 2 em lên lắp để tạo không khí làm việc trong lớp.
-Sau khi lắp ráp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe. 
@GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
-Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự lắp. 
-Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp. 
4Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe.
-HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Thực hiện yêu cầu . 
-Lắng nghe. 
-HS chọn từng loại chi tiết
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết 
-HS quan sát hình 2 – SGK và trả lời câu hỏi trong sách
-HS quan sát hình 3 – SGK, 1 HS lên lắp , HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.
-HS quan sát hình 1 (SGK trả lời câu hỏi trong sách. 
-Thực hiện yêu cầu. 
-1-2 HS lên lắp bộ phận theo yêu cầu. HS trả lời câu hỏi trong SGK.
-Quan sát hướng dẫn.
 -HS trả lời câu hỏi trong SGK.
 -Thực hiện yêu cầu . 
1 – 2 em lên lắp
 HS ca ûlớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe. 
-Quan sát . 
ÔN TIẾNG VIỆT
HS đọc và TLCH bài Đường đi Sa Pa.
1/ Đoạn đầu của bài văn miêu tả cảnh gì?
Phong cảnh trên đường đi lên Sa Pa.
Cảnh sinh hoạt của đồng bào miền núi.
Cảnh mua bán của một phiên chợ vùng cao.
2/ Trên đường đi lên Sa Pa, xe dừng lại ở đâu?
Một thị trấn nhỏ.
Một phiên chợ huyện .
Một của hàng mua bán.
3/ Thời tiết Sa Pa trong ngày thay đổi như thời tiết các mùa nào ?
Xuân - hè- thu
Thu - đông - xuân
Đông - xuân – thu
ÔN ÂM NHẠC
GV tổ chức cho HS ôn bài hát đã học : Thiếu nhi thế giới liên hoan
Hát cá nhân, dãy bàn , hát đồng thanh.
HS thi hát.
GV nhận xét , tuyên dương những HS hát hay, đúng .
Ngày soạn: 28/3/10
Ngày dạy: Thứ tư, 31/4/10
Kể chuyện Tiết 29
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG. 
I.Mục tiêu :
 -Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ( SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Có ý thức bảo vệ các loài vât hoang dã.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	
GV nhận xét kết quả KTĐK GKII
3. Giới thiệu bài:
	Các em đã biết câu tục ngữ “Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn”. Hôm nay các em sẽ nghe kể 1 câu chuyện minh hoạ cho nội dung của câu tục ngữ này, chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng”.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện.
MT: Nghe và nhớ câu chuyện.
 PP: Động não.
GV kể lần 1.
GV kể lần 2, 3 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Tập kể chuyện.
 MT: Biết kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 PP: Thực hành.
GV chia 4 nhóm.
GV theo dõi gợi ý những H yếu.
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
Thi kể chuyện.
Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng đại bàng núi?
Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
GV và lớp nhận xét.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về giá trị chuyến đi của Ngựa Trắng?
Về tập kể.
 Chuẩn bị: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia ”.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
H nghe.
H nghe – quan sát tranh.
Hoạt động nhóm.
H quan sát tranh nhớ lại từng đoạn chuyện.
Tranh 1: 2 mẹ con ngựa Trắng ở dưới bãi cỏ xanh. Ngựa mẹ gọi con. Ngựa Trắng hí trả lời.
Tranh 2: Ngựa Trắng ở dưới bãi cỏ phía trên có con đại bàng đang sải cánh lượn.
Tranh 3: Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng đại bàng.
Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói.
Tranh 5: Sói lao vào ngựa. Từ trên cao, đại bàng bổ xuống giữa trán Sói, Sói quay ngược lại.
Tranh 6: Đại bàng bay phía trên. Ngựa Trắng phi nước đại bên dưới.
Mỗi H quan sát tranh kể 1 đoạn – nhóm nhận xét.
2 H kể toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm kể sau khi kể bốc thăm và TLCH về ý nghĩa câu chuyện.
Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như đại bàng.
Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn, làm cho 4 vó của Ngựa Trắng thực sự trở thành “những cái cánh”.
Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn.
Đi cho biết đó biết đây.
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Tập đọc tiết 58
TRĂNG ƠI  TỪ ĐÂU ĐẾN? 
I. Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.( trả lời được các Ch trong SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài).
- Biết cảm nhận và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 3.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ:	Đường đi Sa Pa
GV kiểm tra đọc 2 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài:
	Bài “Trăng ơi  từ đâu đến” , ta sẽ biết được những phát hiện về trăng rất riêng, rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi mà tên tuổi rất quen thuộc với tất cả các em _ nhà thơ Trần Đăng Khoa.
GV ghi tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
PP: Luyện tập thực hành, giảng giải, trực quan.
GV đọc diễn cảm bài thơ.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
® GV giải nghĩa thêm những từ H chưa hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp H hiểu nội dung bài thơ.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
GV chia nhóm _ giao việc.
+ Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
+ Những hình ảnh vầng trăng gợi ra trong hai khổ thơ này có gì gần gũi với trẻ em?
® GV: hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đúng là vầng trăng của trẻ em.
+ Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả?
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ? (Nhiều H nói).
® GV chốt: Bài thơ là sự phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng – vầng trăng dưới con mắt của trẻ em. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu của tác giả với trăng, với quê hương đất nước.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài thơ.
PP: Luyện tập thực hành.
GV lưu ý: giọng đọc vui, hồn nhiên; đọc đúng những câu mở đầu cả bài thơ và từng khổ thơ với giọng ngạc nhiên, thân ái, dịu dàng.
GV nhận xét – sửa chữa.
GV hướng dẫn H luyện học thuộc lòng.
Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua: đọc thuộc diễn cảm 1 khổ thơ mà em yêu thích? Vì sao?
Nêu nội dung bài thơ?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc và học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Hơn một nghìn ngày.
 Nhận xét tiết học.
Hát.
H đọc và TLCH.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
H nghe.
H tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ ( 2 – 3 lượt).
1 H đọc cả bài.
H đọc thầm phần chú giải và nêu lại nghĩa của các từ đó.
Hoạt động nhóm, lớp.
H trao đổi về nội dung bài thơ dựa vào câu hỏi trong SGK.
H trình bày cá nhân.
Lớp nhận xét – bổ sung.
H đọc 2 khổ thơ đầu.
+ Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
H đọc 2 khổ thơ tiếp theo.
+ Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội  là những hình ảnh gắn với trò chơi của trẻ em, gắn với những câu chuyện các em được nghe từ nhỏ.
H đọc 2 khổ thơ còn lại.
+  Tình yêu các chú bộ đội _ những người bảo vệ đất nước, tình yêu đất nước.
+ Bài thơ nói lên tình yêu trăng của nhà thơ.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng, nói lên tình yêu trăng, yêu đất nước cảu nhà thơ.
+ Bài thơ là sự phát hiện độc đáo của nhà thơ về trăng.
Hoạt động cá nhân, lớp.
H đánh dấu chỗ ngắt giọng và gạch dưới chỗ nhấn giọng 1 số câu thơ.
Trăng ơi  // từ đâu đến? //
Trăng hồng / như quả chín 
Trăng tròn / như mắt cá
Trăng bay / như quả bóng 
H luyện đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài.
H học thuộc lòng bài thơ.
4 H đọc.
H nêu.
TOÁN TIẾT 143 :LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 1 HS lên bảng , yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 142.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài mới:
-Trong giờ học này chúng ta cùng luyện tập về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Sau đó chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách vẽ sơ đồ của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-GV gọi HS đọc đề bài.
-GV hướng dẫn giải:
+ Bài toán cho em biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Vì sao lớp 4A trồng được nhiều hơn lớp 4B 10 cây?
+ Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B mấy HS?
+ Biết lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B 2 học sinh và trồng được nhiều hơn lớp 4B 10 cây, hãy tính số cây mà mỗi HS trồng được.
+ Biết số HS của mỗi lớp, biết mỗi HS trồng được 5 cây, hãy tính số cây của mỗi lớp và trình bày lời giải bài toán.
-GV kiểm tra vở của 1 số HS.
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc sơ đồ bài toán và hỏi:
+ Qua sơ đồ bài toán, em cho biết bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Hiệu của hai số là bao nhiêu?
+ Tỉ số của số bé và số lớn là bao nhiêu?
+ Dựa vào sơ đồ em hãy đọc thành đề toán.
-GV yêu cầu HS làm bài.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
-Nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài vào vở bài tập, sau đó HS đọc bài làm trước lớp cho HS cả lớp theo dõi và chữa bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS theo dõi bài chữa của GV.
-HS vừa lên bảng làm bài giải thích:Vì số bóng đèn màu bằng 
5 số bóng đèn trắng nên nếu
3
 biểu thị số bóng đèn màu là 5 phần bằng nhau thì số bóng đèn trắng là 3 phần như thế.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+ Bài toán cho biết:
Lớp 4A : 35 HS
Lớp 4B : 33 HS
Lớp 4A trồng nhiều hơn lớp 4B :
10 cây.
Số cây mỗi HS trồng như nhau.
+ Bài toán hỏi số cây của mỗi lớp trồng được.
+ Vì lớp 4A có nhiều HS hơn.
+ Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B là: 35 -33 = 2 học sinh.
+ Số cây mỗi HS trồng là:
 10 : 2 = 5 (cây).
+ HS trình bày lời giải bài toán
Bài giải
Số HS lớp 4A nhiều hơn lớp 4B là:
35 – 33 = 2 (học sinh)
Mỗi HS trồng số cây là:
10 : 2 = 5 (cây)
Lớp 4A trồng số cây là:
35 x 5 = 175 (cây)
Lớp 4B trồng số cây là:
33 x 5 = 165 (cây)
Đáp số: 4A : 175 cây
 4B : 165 cây.
+ Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
+ Hiệu của hai số là 72.
+ Số bé bằng 5 số lớn.
 9
+ Hiệu của hai số là 72. Số bé bằng 5 số lớn. Tìm hai số đó.
 9
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng là:
9 – 5 = 4 (phần)
Số bé là:
72 : 4 x 5 = 90
Số lớn là:
90 + 72 = 162
Đáp số: Số bé : 90
Số lớn : 162
ĐỊA LÍ TIẾT 29: THÀNH PHỐ HUẾ
I.MỤC TIÊU : 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiếnHuế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ( lược đồ).
- GD HS lòng yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước. Biết bảo vệ các công trình kiến trúc cổ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
	-Tranh, ảnh đẹp , công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định lớp : 
-Nhắc nhở tư thế ngồi học.
-Kiểm tra dụng cụ học tập.
-Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch , công nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
+Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
+Mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :Bài học hôm nay giúp HS biết :
+Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam.
+Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển .
+Tự hào về thành phố Huế ( được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới từ năm 1993) . Qua bài : Thành phố Huế 
b.Hoạt động dạy – học : 
@Thiên nhiênđẹp với các công trình kiến trúc cổ 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo cặp 
Bước 1 
-GV yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên Tp.Huế. Nếu có điều kiện về thời gian và nhận thức của HS về địa điểm của tỉnh ( TP) nơi các em sống trên bản đồ hành chính Việt Nam thì GV có thể yêu cầu HS xác định vị trí tỉnh ( TP) của các em rồi từ đó nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế ( vd: từ Hoà Bình thì phải theo hướng Đông Nam mới đến Huế)
Bước 2 : 
-GV yêu cầu 2,3 HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc cổ . GV có thể cho HS quan sát ảnh và bổ sung vào danh sách trên . 
-GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh đẹp đã thu hút khách đến tham quan , tìm hiểu Huế và chuyển sang mục 2 
@Huế thành phố du lịch 
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm , hoặc cả lớp 
Bước 1 
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của mục 2 : 
+Nêu được tên các địa điểm du lịch theo sông Hương : lăng tự Đức , điện Hòn Chén, chùa Thiên mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba .
+Kết hợp với ảnh , nêu tên và mô tả cho nhau nghe về địa điểm có thể đến tham quan : 
tKinh thành Huế : một số toà nhà cổ kính ,.
tChùa Thiên Mụ : ngay sông , có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng,.
tCầu Trường Tiền : Bắc ngang sông Hương 
Bướùc 2 : 
-GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết qủa làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về địa điểm đến tham quan . Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh . GV có thể cho HS kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế , tuỳ theo khả năng HS . 
-GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế : sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườnxum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm , chùa , miếu ; thêm nét đặc sắc về văn hoá; nhã nhạc , ca múa cung đình ( điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây) ; làng nghề ( nghề đúc đồng, nghề thêu , nghề kim hoàn ) ; văn hoá ẩm thực ( bánh , thức ăn chay được chế biến từ rau, củ , qủa ). 
Tổng kết bài : 
-GV cho HS lên chỉ vị trí TP.Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nhắc lại vị trí này . 
-GV yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành Tp dụ lịch , HS góp ý cho nhau về câu trả lòi . 
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt, tích cực phát biểu, nhắc nhở HS khắc phục những thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế ngồi học....
-Chuẩn bị bài : Thành phố Đà Nẵng 
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang dụng cụ học tập để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát .
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Thực hiện yêu cầu . 
-HS xác định trên lược đồ hình 1:
+Con sông chảy qua Tp.Huế là sông Hương . 
+Các công trình kiến trúc cổ kính là : kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng tự Đức, điện Hòn Chén ,. 
 -2,3 HS thực hiện yêu cầu , HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe . 
-Các nhóm thảo luận trao đổi.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết qủa làm việc. Nhóm khác nhận xét bổ sung . 
-Quan sát 
-HS lên chỉ vị trí TP.Hue

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 L.doc