Giáo án dạy học khối 1 - Tuần học 32 năm 2013

Tập đọc (2 tiết)

HỒ GƯƠM

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng , nhanh cả bài : Hồ gươm ; đọc đúng các từ ngữ khó: khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê

- Ôn các vần: ươm, ươp . Tìm tiếng có vần :et, oet

- Hiểu được nội dung bài:Hồ gươm là cảnh đẹp của Thủ Đô Hà Nội

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói SGK

- Bộ chữ HVTH

III. Các hoạt động dạy - học:

 

docx 32 trang Người đăng hong87 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học khối 1 - Tuần học 32 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tay khéo 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu ngôi nhà có trang trí
- 1 tờ giấy kẻ ô, hồ dán, thước kẻ, bút chì ,1 tờ giấy trắng làm nền
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức 
 2.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài
- HS quan sát và nhận xét 
- GV định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi: thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ các hình đó ra sao.
b) GV hướng dẫn HS thực hành
- Nội dung bài này chủ yếu vận dụng các kĩ năng của bài trước. 
* Kẻ, cắt thân nhà
- GV gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Cắt dời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu.
* Kẻ cắt mái nhà
- GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3, sau đó cắt rời được hình mái nhà.
* Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ
- GV hướng dẫn HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu 1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ.
4.Củng cố:Hệ thống nội dung bài
 -Nhận xét giờ học 
5.Dặn dò: 
- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
- HS quan sát GV làm mẫu 
- HS thực hành kẻ, cắt theo sự hướng dẫn của GV
- HS lật mặt sau tờ giấy thực hành kẻ cắt . 
HS theo dõi 
Chiều Toán
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
 - Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
 - Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Hệ thống bài tập. tranh SG K.
 - Vở bài tập toán , bảng con 
III. Các hoạt động dạy - học: 
 1.Ôn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc các số từ 0 đến 100.
-GV nhận xét,cho điểm
3.Bài mới: Hướng dẫn HS Làm bài tập 
Bài 1: Đặt tính và tính:
 45 + 3 ; 86 - 25 ; 4 + 54 ; 
 56 – 43; 45 + 30 ; 28 – 5 .
 86 – 50 ; 96 - 6 ; 68 - 60 
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2: Ghi giờ đúng theo đồng hồ tương ứng:
 Á Â ¿ ½ »
 . .. . . .
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 3: 
 Hà cắt một sợi dây, lần thứ nhất cắt đi 5cm, lần thứ hai cắt đi 14cm. Hỏi sợi dây bị cắt đi bao nhiêu xăngtimét?
- GV hỏi cách làm
-GV chữa bài, nhận xét chỉnh sửa
Bài 4: 
 Một cửa hàng có 38 búp bê, đã bán được 20 búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê?
- GV hỏi cách làm
- GV nhận xét chỉnh sửa.
4. Củng cố:Thi đọc các ngày trong tuần
-Nhận xét giờ
5- Dặn dò : Về nhà ôn lại bài
HS đọc các số từ 0 đến 100.
HS nêu yêu cầu đề
3 HS yếu lên làm bài:
HS khác nhận xét.
HS ghi giờ theo đồng hồ:
 Á Â ¿ ½ »
 12 9 7 5
-HS khác nhận xét.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu và làm bài vào vở bài tập:
 Bài giải
 Sợi dây bị cắt đi số cm là:
 5 + 14 = 19(cm)
 Đáp số: 19 cm.
 Học sinh làm bài vào vở 
 Bài giải
 Cửa hàng còn lại số búp bê là:
 38 – 20 = 18 (búp bê)
 Đáp số: 18 búp bê.
-Thi đua giữa các tổ
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
 - HS tiếp tục ôn về cách đọc, viết và cách trả lời câu hỏi 
 - Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
 - HS hiểu được nội dung bài : Hồ gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội 
 - Rèn học sinh ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ viết một số từ ngữ khó: 
 - Vở bài tập tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức;
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Hai chi em 
- Cậu làm gì khi chị đụng vào con gấu bông 
- GV nhận xét cho điểm 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hướng dẫn HS Luyện đọc 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Hồ Gươm
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
 +Tìm tiếng ngoài bài có vần ươm, ươp 
 + Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
 + Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như thế nào?
 Luyện viết 
- Đọc cho HS viết: 
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần: iêng, yêng .
4. Củng cố
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học.
5, Dặn dò: Về nhà ôn lại bài 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung
 HS yếu đọc bài
- HS khác nhận xét
- HS trả lời câu hỏi
Đàn bướm, lượm lúa..
Ở thủ đô Hà Nội 
- HS viết vào bảng con
- HS tìm thêm tiếng 
- HS thi đua đọc giữa các tổ 
Tự nhiên - xã hội
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Học sinh tiếp tục và nhận biết trời khi có gió hay không có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
 Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người.
 - Yêu thích tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Hệ thống câu hỏi.SG K, Vở BTTN XH
 - Vở bài tập tự nhiên xã hội , Chóng chóng.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em đoán xem trời hôm có gió hay không?
- Em cảm thấy như thế nào khi có gió thổi và người?
GV nhận xét 
3.Bài mới: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
* Quan sát ngoài trời 
Học sinh lên bảng trả lời
HS đọc đầu bài.
- Hoạt động nhóm.
- Phân nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận xem cành lá cây ngoài sân trường có lay động hay không, từ đó rút ra nhận xét gì?
- Quan sát và trao đổi ý kiến để thống nhất kết quả trời hôm nay có gió hay không, gió mạnh hay nhẹ và báo cáo.
Chốt: Khi trời lặng gió cây cối đứng im, có gió nhẹ cành cây lay động
- Theo dõi.
* Tìm hiểu ích lợi của gió 
- Hoạt động cá nhân
- Em thấy gió có ích lợi gì?
- Cho HS quan sát trang ảnh về ích lợi của gió: Máy say lúa, thuyền buồm
- Đẩy buồm thuyền, quạt mát, gieo hạt cây, quay chong chóng, 
- Gió to gọi là gì, và có hại như thế nào?
GV nhận xét 
4. Củng cố;
- Chơi trò chơi chóng chóng.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 Về nhà ôn lại bài,xem trước bài giờ sau.
- gọi là bão, làm đổ nhà cửa, cây cối, mùa màng
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Sáng Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
- Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Hệ thống bài tập.Bảng con 
- Vở bài tập toán 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc các số từ 0 đến 100 
GV nhận xét cho điểm 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS Làm bài tập 
Bài 1: Đặt tính và tính:
 53 + 21 79 - 46 5 + 42 
 50 + 4 96 - 90 36 + 63 
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 2: Vặn đồng hồ cho phù hợp với số giờ sau:
 a) 8 giờ. b) 11 giờ. c) 6 giờ. d) 3 giờ.
Lớp nhận xét GV chữ bài 
Bài 3: Hết học kì I em được nghỉ học 1 tuần lễ và 4 ngày. Hỏi em được nghỉ học tất cả bao nhiêu ngày?
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV hỏi cách làm, HS giỏi trả lời.
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
Bài 4:Lớp 1A có tất cả 33 bạn học sinh, trong đó có 11 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán.
- HS tự giải vào vở và chữa bài.
- Em khác nhận xét bài bạn.
-GV chữ bài nhận xét
4. Củng cố 
- Thi đọc các ngày trong tuần.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về ôn lại bài, Xem trước bài giờ sau.
5 học sinh đọc bài 
HS đọc yêu cầu bài 
HS lên làm bảng 
Lớp làm nháp 
Học sinh lên bảng làm bài 
 Bài giải 
 1 tuần lễ có 7 ngày 
Em được nghỉ số ngày là:
 7+ 4 = 11( ngày )
 Đáp số: 11 ngày 
 Bài giải
 Lớp 1a có số bạn nam là :
 33- 11= 22( bạn )
 Đáp số: 22 bạn 
 Âm nhạc
(GV bộ môn soạn giảng)
 Tập đọc (2 tiết)
 LUỸ TRE 
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng , nhanh cả bài : Luỹ tre ; đọc đúng các từ ngữ khó : Luỹ tre , rì rào , gọng vó , bóng râm . 
 - Ôn các vần : iêng ,Tìm tiếng có vần : iêng 
 - Hiểu được nội dung bài : Vào buổi sáng sớm luỹ tre xanh rì rào , ngọn tre như kéo mặt trời lên . Buổi trưa luỹ tre im gió nhưng lại đầy tiếng chim .
 - Rèn học sinh ham thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc , luyện nói trong SGK . 
- Vở bài tập tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : “ Hồ Gươm ” 
- Trả lời câu hỏi : ? Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như thế nào ? 
GV nhận xét 
3. Bài mới a) Giới thiệu bài
- GV đọc toàn bài thơ nhấn giọng một số từ ngữ : sớm mai , rì rào , cong kéo, trưa , nắng , nằm , nhai , bần thần , đầy . 
+ Luyện đọc tiếng, từ : Luỹ tre , rì rào , gọng vó , bóng râm 
+ Luyện đọc câu: 
- Luyện đọc tất cả các câu . Hướng dẫn HS ngắt hơi khi gặp dấu phảy . 
- Mỗi câu cho 2 , 3 học sinh đọc . 
Giáo viên nhận xét bài 
+ Luyện đọc đoạn, toàn bài
- Thi giữa các cá nhân : đọc trơn không vấp váp khổ thơ 1 , 2 . Chỉ định 3 giám khảo chấm điểm công khai . Cho khoảng 10 em đọc thi . GV công bố điểm xếp theo thứ tự . 
*Ôn vần iêng, yêng 
-Tìm tiếng trong bài có vần iêng :
-Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng, yêng :
Điền tiếng có vần iêng, yêng:
-Gọi học sinh lên điền 
-Nhận xét cho điểm 
 5 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi 
-Học sinh theo dõi
- HS luyện đọc 
- HS dùng bộ chữ HVTH để ghép các từ : gọng vó , luỹ tre . 
- HS luyện đọc từng dòng thơ theo kiểu đọc nối tiếp 
- Luyện đọc từng dòng thơ 2 hoặc 3 lần
-Cả lớp đọc đồng thanh . 
-Tiếng 
Bay liệng, liểng xiểng siêng năng..
- Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên 
- Chim yếng biết nói tiếng người 
HS dưới lớp làm vở bài tập 
 TIẾT 2: LUYỆN TẬP
*Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
* Tìm hiểu nội dung bài đọc.
Giáo viên treo tranh, đọc mẫu lần 2
- GV gọi HS đọc các đoạn và trả lời câu hỏi
? Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm? 
Buổi sớm lũy tre có gì đẹp ?
? Đọc những câu thơ tả về luỹ tre vào buổi trưa ? 
-Bức trnh vẽ cảnh nào trong bài ?
*Luyện nói : 
Đề tài : Hỏi đáp về các loại cây 
Cách thực hiện : 
? Hình 1vẽ gì ? 
- Nếu HS gặp khó khăn khi đoán ra tên cây . 
- GV cần gợi ý hoặc giải đáp : 
Hình 1 vẽ cây chuối , Hình 2 vẽ cây mít , Hình 3 vẽ cây cau , Hình 4 vẽ cây dừa) 
? Cây gì nổi trên mặt nước , có thể băm ra cho lợn ? 
- GV có thể đưa cho HS một số ảnh các loài cây để các nhóm đố nhau 
-GV tổng kết khen những em tham gia tích cực . 
4. Củng cố
 - HS tìm thêm ảnh các loài cây và tập hỏi - đáp về các loài cây đó . 
- GV nhận xét giờ 
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài , xem trước bài giờ sau
- HS dùng bút chì gạch chân các từ nhấn giọng 
-3 học sinh đọc khổ thơ1 và trả lời câu hỏi
( Luỹ tre xanh rì rào / ngọn tre cong gọng vó ) 
- Cong gọng vó , kéo mặt trời lên cao 
- 3 học sinh đọc khổ thơ 2
( Tre bần thần nhớ gió / chợt về đầy tiếng chim ) 
- Cảnh buổi trưa
- Từng nhóm HS 2, 3 HS hỏi đáp 
( Hình 1 vẽ cây chuối ) 
- Một , hai nhóm HS hỏi đáp về các loại cây khác không vẽ trong sách không vẽ trong sách . Lần này người hỏi phải nêu một đặc điểm của loài cây để người trả lời có căn cứ xác định tên cây . 
( Cây bèo ) 
-Học sinh theo dõi
Chiều Toán 
 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
- Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Hệ thống bài tập. bảng con 
- Vở bài tập toán 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc các số từ 0 đến 100 
GV nhận xét cho điểm 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
 Hướng dẫn HS Làm bài tập 
Bài 1: tính:
 53 + 21 = 79 -46= 5 + 42= 
 50 + 8 = 96 - 90= 36 + 63= 
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
Bài 2: Cho học sinh thực hành vặn đồng hồ 
 a) 8 giờ b) 11 gi c) 6 giờ. d)3 giờ 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và thực hiện trên mô hình đồng hồ.
-GV nhận xét chỉnh sửa 
Bài 3: 
 Lan hái được 15 bông hoa, Hà hái được 13 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa.
- HS làm vào vở, 
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 4: 
 Lớp 1A có 32 học sinh, trong đó có 12 học sinh nam. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu học sinh nữ.
- HS tự giải vào vở và chữa bài.
- GV chấm chữa bài nhận xét 
4. Củng cố :Thi đọc các ngày trong tuần.
- Nhận xét giờ học.
Học sinh đọc bài 
Học sinh làm bảng con 
Học sinh lên bảng làm bài 
HS đọc đề nêu yêu cầu 
 Bài giải
 15+ 13=28 ( bông hoa)
 Đáp số: 28 bông hoa 
 HS đọc đề nêu yêu cầu
 Bài giải
 Lớp 1A có số học sinh nữ là:
 32- 12 = 20( học sinh)
 Đáp số: 20 học sinh 
 5.Dặn dò: Về ôn lại bài 
 Tiếng việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
 -HS tiếp tục tìm hiểu được nội dung bài. Lũy tre
 - Rèn kĩ năng đọc lưu loát bài và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
 - Yêu quý cảnh thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Một số từ ngữ khó: luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
 -Vở bài tập tiếng việt 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Luỹ tre.
- Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi sớm?
GV nhận xét cho điểm 
3.Bài mới: 
 *Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS Luyện đọc 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Luỹ tre.
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễn cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
 * Luyện viết 
- Đọc cho HS viết: luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. 
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần: iêng, yêng .
4. Củng cố
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
 -Về nhà ôn lại bài, xem trước bài giờ sau
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS yếu đọc bài: Hùng, Minh,Nga, Anh, 
- HS khác nhận xét
- HS trả lời câu hỏi
- HS viết vào bảng con
- HS tìm thêm tiếng 
- HS thi đua đọc giữa các tổ 
Thủ công
ÔN TẬP
I. Mục tiêu 
- HS tiếp tục vận dụng kiến thức đã học vào bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”
- Cắt, dán được ngôi nhà em yêu thích.
- Rèn đôi bàn tay khéo léo của học sinh 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mẫu ngôi nhà có trang trí
- 1 tờ giấy kẻ ô, hồ dán, thước kẻ, bút chì ...
- 1 tờ giấy trắng làm nền
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức
2. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới :Hướng dẫn HS thực hành 
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
- GV định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi: thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ các hình đó ra sao.
* GV hướng dẫn HS kẻ, cắt ngôi nhà
- Nội dung bài này chủ yếu vận dụng các kĩ năng của bài trước. Vì vậy khi GV hướng dẫn, HS thực hành kẻ, cắt ngay
* Kẻ, cắt thân nhà
- GV gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô. Cắt dời hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu.
* Kẻ cắt mái nhà
- GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3, sau đó cắt rời được hình mái nhà.
* Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ
- GV hướng dẫn HS thực hành 
4 . Củng cố
- Hệ thống lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
-5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị giờ sau tiếp 
- HS quan sát GV làm mẫu 
- HS thực hành kẻ, cắt theo sự hướng dẫn của GV
- HS lật mặt sau tờ giấy thực hành kẻ cắt . 
Học sinh theo dõi 
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
 Toán
KIỂM TRA
(Tổ trưởng ra đề) 
..
 Chính tả (nghe viết)
LUỸ TRE 
I. Mục tiêu
- Nghe viết khổ thơ đầu bài : Luỹ tre . Làm 1 trong 2 bài tập : điền n hay l và điền dấu ? hay ~ .Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp 
 -Rèn học sinh ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa bài Lũy tre
- Bảng phụ chép sẵn một trong hai bài tập . 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức
2.Bài cũ 
Gọi học sinh viết những từ khó 
- GV nhận xét cho điểm . 
 3. Bài mới a) Giới thiệu 
GV treo tranh rồi hỏi: Bức tranh vẽ gì?
b) Hướng dẫn tập chép 
GV treo bảng phụ và gọi HS đọc bài 
Tìm từ khó viết 
Cho lớp viết bảng con 
GV chỉnh sửa 
* Học sinh viết bài vở 
- Hướng dẫn HS cách trình bày 
- GV đọc khổ thơ thứ nhất1 lần 
- GV kiểm tra hướng dẫn cách viết các chữ đó . 
- GV hướng dẫn HS đổi vở cho nhau để chữa lỗi chính tả . 
- GV chấm tại lớp 1 số bài . 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2. Điền n hay l?
Cho HS quan sát các bức tranh SGK 
Bức tranh vẽ gì?
GV chữa bài 
- Lời giải : + Trâu no cỏ . Chùm quả lê 
 4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ rồi tuyên dương các em viết chính tả đạt điểm cao , ít lỗi .
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài, viết lại chữ viết sai. đường đông nghịt Tbảng _______________________________________________________________________________________
- HS viết câu : Xa một chút là tháp Rùa , tường kêu cổ kính 
-Vẽ cảnh Lũy tre
 3 học sinh đọc bài 
- HS nêu các chữ khó viết . 
- HS tập viết chữ khó lên bảng con . 
-Học sinh viết vở 
- HS nghe viết bài chính tả . 
- HS làm một trong 2 bài tập chính tả .
Gọi 2 học sinh lên bảng làm 
-Trâu gặm cỏ .chùm quả lê 
 Kể chuyện
CON RỒNG CHÁU TIÊN 
I. Mục tiêu 
- Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.Biết thể hiện giọng kể hào hùng, sôi nổi. 
- Thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Phóng to tranh minh hoạ kể chuyện và các câu hỏi gợi ý . 
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Hỏi tên chuyện cũ 
GV nhận xét 
3. Bài mới a) Giới thiệu bài
b) GV kể chuyện: Con rồng cháu tiên 
 - GV kể lần 1 diễn cảm 
 - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ 
c) HDkể từng đoạn câu chuyện theo tranh
 Giáo viên treo tranh 
Âu Cơ và Lạc Long Quân vốn sinh ra ở đâu ?
-Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ ?
Gia đình Lạc Long Quân sống với nhau như thế nào ?
GV gọi học sinh lên kể 
Tranh 2: Gia đình hạnh phúc nhưng tâm trạng của Lạc Long Quân ra sao?
-Lạc Long Quân đã làm gì?
Tranh 3: Âu cơ và các con ở lại ra sao?
-Nàng cùng các con làm gì?
Gọi học sinh lên kể 
Tranh4: Vợ chồng Lạc Long Quân bàn với nhau điều gì?
Ai là vua Hùng thứ nhất của nước ta?
Gọi học sinh lên kể:
Học sinh trả lời 
-Học sinh theo dõi
- HS dựa vào từng tranh và câu hỏi gợi ý để kể 
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi 
-Âu Cơ là tiên trên trời,Lạc Long Quân là rồng ở dưới biển.
-Đẻ ra một bọc trứng.Bảy ngày sau, nở ra một trăm người con xinh đẹp.
-Rất đầm ấm và hạnh phúc 
Nhưng Lạc Long Quân vẫn không nguôi nhớ về biển.
-Đã hóa thành rồng bay ra biển.
-Âu Cơ và các con ở lại .Vợ nhớ chồng .con ngóng bố .
-Nàng cùng các con trèo lên đỉnh núi gọi Lạc Long Quân trở về .
-Ta chia đôi đàn con ,một nửa theo mẹ nên núi ,một nửa theo cha xuống biển .
-Người con trai cả được lên làm vua nước Văn Lang . đó là vua Hùng thứ nhất . 
 Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện 
? Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì ? 
4. Củng cố
- Cô khen những em thuộc chuyện và kể hay 
5. Dặn dò:
Về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe 
( Theo truyện Con Rồng Cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý đó . Bởi vì chúng ta đều là dòng dõi con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Đạo đức
Dành cho địa phương
BÀI 1 : PHÒNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE ?
I. Mục tiêu:
- Cho HS hiểu ích lợi của việc chăm sóc và bảo vệ cho bản thân 
* Học sinh có thái độ:
- Biết giúp đỡ bạn bè khi bị ốm đau 
- Thường xuyên luyện tập để giữ gìn sức khỏe cho bản thân 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ - SGK
- Sưu tầm 1 số bức tranh vẽ về sức khỏe 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1.Ổn định tổ chức 
2.Bài cũ
3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
- GV cho học sinh quan sát tranh 
Bài tập 1
GV gợi ý 
Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
GV nhận xét kết luận 
Bài tập 2: Treo tranh cho học sinh thảo luận 
?Cho biết nội dung từng bức tranh và nhận xét từng việc làm của bức tranh 
Giáo viên kết luận :
Vui chơi lành mạnh 
Học tập rèn luyện vâng lời thầy cô 
.*HS thảo luận:
- GV đặt câu hỏi-HS trả lời :
+ ? Khi em nhìn thấy 1 bạn bẻ cành , em phải làm gì ? 
+ ? Em thấy 1 bạn trèo lên cây em phải làm gì ? 
- GV nhận xét tuyên dương 
4 : Củng cố
- Nhận xét giờ 
-Tuyên dương những em có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những em ý thức học chưa tốt cần cố gắng hơn. 
- Cho HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi
- HS thảo luận , trả lời câu hỏi 
Các bạn đang nghịch xác chết con vật trên đường 
Học sinh quan sát thảo luận cặp đôi
Đại diện nhóm trình bày 
Nhóm khác bổ sung 
Tranh1 :Các bạn đang vứt giấy kẹo bừa bãi 
Tranh 2: Các bạn trèo cây bứt quả 
Tranh 3:Các bạn đang tắm 
-Em phải nhắc nhở bạn không được bẻ cây .
-Em nhắc nhở không được trèo nguy hiểm.
5. Dặn dò: Về nhà liên hệ bản thân
Chiều Toán
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số trong phạm vi 100, về xem giờ, về tuần lễ.
- Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ, kĩ năng xem đồng hồ, kĩ năng giải toán.
- Ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hệ thống bài tập. bảng con 
- Vở bài tập toán 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi học sinh lên bảng làm 
 45+ 54= , 23+ 43= , 67- 25=
GV nhận xét cho điểm 
3. Bài mới a) giới thiệu bài
Hướng dẫn HS Làm bài tập 
Bài 1: tính:
 53 + 21 = 67 - 46= 5 + 42= 
 50 + 8 = 86 - 46= 36 + 63= 
- GV nhận xét chỉnh sửa 
Bài 2: Điền dấu >,<,=
 3443, 5445, 5665
 4774, 78.87, 68.86
 -GV nhận xét chỉnh sửa 
Bài 3: 
 Đàn gà nhà An có tất cả 8 chú gà con. An thấy có 2 chú gà con đang tìm mồi, số còn lại nấp trong cánh gà mẹ. Hỏi có bao nhiêu chú gà con nấp trong cánh của gà mẹ?
- HS làm vào vở, HS khá chữa bài.
GV nhận xét chữa bài 
Bài 4: 
 Nhà Lan có 20 cái bát , mẹ Lan mua thêm 1 chục cái bát nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát?
- HS tự giải vào vở và chữa bài.
- GV chấm chữa bài nhận xét 
4. Củng cố
- Nhận xét giờ học.
5 Dặn dò:Nhắc nhở học sinh về ôn lại bài, xem trước bài giờ sau.
3Học sinh lên bảng làm bài 
Học sinh làm bảng con 
Học sinh lên bảng làm bài 
Học sinh dưới lớp làm nháp 
HS đọc đề nêu yêu cầu 
 Bài giải
 Số gà nấp trong cánh gà của mẹ là:
 8- 2= 6 ( con)
 Đáp số :6 con 
 HS đọc đề nêu yêu cầu
 Bài giải
 1 chục = 10 
 Nhà Lan có tất cả số bát là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 Đáp số: 30 cái bát
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn lại cách đọc của một số bài tập đọc đã được học Hiểu được nội dung bài.
 -Rèn cách đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
 Yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Một số từ ngữ khó: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, b

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 12 buoiTuan 32.docx