Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 6

Tập đọc

MẨU GIẤY VỤN

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp (Trả lời được các CH 1, 2, 3). HSKG: trả lời được câu hỏi 4.

* GDMT: học sinh có ý thức vệ sinh trường lớp.

* KNS: Tự nhận thức về bản thân; xác định giá trị; ra quyết định.

II. Đồ dùng dạy học:

- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 17 trang Người đăng hong87 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học khối 1 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông phải là tiếng nói của mẩu giấy vì giấy không biết nói. Đó là ý nghĩ của bạn gái.
- Cô giáo muốn nhắc nhở học sinh có ý thức giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 nhóm tự phân vai thi đọc.
- Nhận xét - bình chọn.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Toán
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Giáo án + SGK + 20 que tính, bảng gài.
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài tập theo sơ đồ:
 A 25cm B
 7cm
 ? cm
- Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta học bài. 7 cộng với một số: 7 + 5. Ghi mục bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 
 7 + 5.
- Nêu bài toán: có 7 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- HD tương tự bài 8 + 5
- Ghi bảng 7 + 5 = ?
- HDHS đặt tính và tính.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính
- HDHS tự lập bảng 7 cộng với 1 số
- HDHS lập công thức và học thuộc:
7 + 4, 7 + 5, 7 + 6, ........, 7 + 9
- Gọi HS đọc lại bảng cộng vừa lập
* Hoạt động 2: Thực hành.
+ Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề, cho HS thi đố lẫn nhau dựa bảng 7 cộng với 1 số. Gọi HS lên bảng ghi kết quả.
+ Bài 2: 
- Gọi 5 HS lên bảng tính và nêu cách tính, HS còn lại làm vào vở.
+ Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp.
+ Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài, lớp giải vào vở.
+ Bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bảng 7 cộng với 1 số.
- Về nhà làm VBT, chuẩn bị bài sau: “47+5”.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS thực hiện trên bảng, em khác làm vào vở nháp.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, nhắc lại bài toán.
- Nhắc lại cách đếm.
- 7 + 5 = 12
- Lên bảng đặt tính và tính.
- Thực hiện trên que tính.
- Thực hiện theo cặp.
- Đọc cá nhân.
- Đố nhau nêu kết quả.
7 + 4 = 11 7+6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16
4 + 7 = 11 6+7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16
- HS làm vào vở.
- HS làm vào vở nháp.
- HS nối tiếp nêu.
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải.
- HSKG thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2013
Toán
47 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 3.
- Rèn kỹ năng làm toán.
- GDHS có ý thức cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ ĐDHT
- HS: Bộ ĐDHT
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
+ HS 1: Đọc thuộc lòng các công thức 7 cộng với một số.
+ HS 2: Tính nhẩm 7 + 4; 7 + 8; 7 + 6.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ học về phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5.
- GV ghi mục bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 
 47 + 5
- GV nêu bài toán:có 47 que tính. thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính chúng ta phải làm gì?
- Viết lên bảng phép cộng 47 + 5 =?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính em hãy dùng que tính để tím ra kết quả.
- Rút ra cách tính nhanh nhất nêu:
- GV vừa thực hành bằng que tính và hỏi. cô tách 3 thêm vào 7 que tính được bao nhiêu?
- 4 chục que tính thêm 1 chục que tính bằng bao nhiêu que tính?
- Vậy 5 chục thêm 2 que tính nữa được bao nhiêu que tính?
- Vậy 47 cộng 5 bằng bao nhiêu?
- GV ghi bảng 47 + 5 = 52
- Gọi 1 HS lên đặt tính và thực hiện tính. lớp gài vào bảng cài.
- GV nhận xét tuyên duơng.
- Hỏi: Đặt tính như thế nào?
- Yêu cầu 3 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trên
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
+ Bài 1: Cột 4,5 khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào bảng con, gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính 17 + 4; 47 + 7; 67 + 9.
-Nhận xét và cho điểm HS.
+ Bài 2: (Dành cho HSKG)
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp.
+ Bài 3:
- Vẽ sơ đồ lên bảng.
- Yêu cầu HS nhìn sơ đồ và trả lời các câu hỏi: Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
- Đoạn thẳng AB như thế nào so với đoạn CD?
- Bài toán hỏi gì?
- Hãy đọc cho cô đề toán em đặt được.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- Chấm 1 số bài - Nhận xét.
+ Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS làm vào vở nháp.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, tự ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết Toán tiếp sau: “47 + 25”.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép cộng 47 + 5
- 10 que tính.
- Bằng 5 chục que tính.
- Được 52 que tính.
- Đọc 47 + 5 = 52
+
 47
5
 52
- Viết 47 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 7, viết dấu “ + ” và kẻ vạch ngang
- Tính từ phải sang trái: 7 + 5=12. Viết 2 nhớ 1, 4 thêm 1 là 5 viết 5. Vậy 47 + 5=52.
- 3 HS nhắc lại.
- HS làm bài, nhận xét bài bạn, tự kiểm tra bài mình.
- HS lần lượt trả lời.
Số hạng
7
27
19
47
 7
Số hạng
8

 7
 7
 6
13
Tổng
15
34
26
53
20
- HS làm vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu.ư
- Quan sát và nhận xét.
- Đoạn thẳng CD dài 17 cm.
- Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 8 cm.
- Độ dài đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng CD dài 17 cm, đoạn thẳng AB dài hơn CD là 8 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm?
Bài giải:
Đoạn thẳng AB dài là:
17 + 8 =25(cm)
 Đáp số: 25 cm.
- Nhận xét đúng/ sai.
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ thực hiện.
Chính tả (Tập chép)
MẨU GIẤY VỤN
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được BT2 ( 2 trong số 3 dòng a,b,c ) BT(3) a/b.
- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
*KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ Viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
- HS: Bảng con, vở ghi.
III. Các Hoạt động dạy - hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Đọc các từ cho HS viết bảng con: tìm kiếm, mỉm cười, non nước, long lanh.
- Nhận xét - sửa sai.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt đọng 1: HD tập chép.
* Đọc đoạn viết.
- GV đọc đoạn tập chép.
- Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy.
- Tìm thêm các dấu câu khác trong bài.
* HD viết từ khó:
- Gợi ý HS nêu từ khó, dễ lẫn khi viết: nhặt lên, sọt rác, bỗng, mẩu giấy. 
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét - sửa sai.
* HD viết bài:
- Đọc đoạn viết.
- HD cách viết, thể thức trình bày, quy tắc viết hoa,
- Yêu cầu viết bài.
* Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, sửa lỗi.
* Hoạt động 2: HD làm bài tập.
* Bài 2: 
- Bảng phụ: viết sẵn nội dung bài tập 2.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
* Bài 3: 
- a. (sa, xa)
 (sá, xá)
- b. (ngả, ngã)
 (vẻ, vẽ)
- Nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc học sinh viết bài mắc nhiều lỗi về viết lại bài và chuẩn bị bài sau: “Nghe-viết: Ngôi trường mới”.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nghe - 2 học sinh nhắc lại tiêu đề bài.
- Theo dõi.
- Câu đầu tiên trong bài có 2 dấu phẩy.
- Dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm than.
- HS nêu.
- HS viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và sửa sai.
* Điền vào chỗ chấm: ai hay ay?
- 3 học sinh lên bảng điền
a. Mái nhà Máy cày
b. Thính tai Giơ tay
c. Chải tóc Nước chảy
- Nhận xét.
* Điền vào chỗ trống?
a. xa xôi sa xuống
 phố xá đường sá. 
b. Ngã ba đường ba ngả đường
 vẽ tranh có vẻ.
- Đổi vở chữa bài.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
--------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ ?
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH. TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (BT1); đặt được câu phủ định theo mẫu ( BT2 ).
- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì ( BT3). 
+ GV không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định (chỉ cho HS làm quen qua BT thực hành).
- Thái độ: GD cho HS ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.
* KNS: Lắng nghe tích cực; tự nhạn thức; hợp tác; quản lý thời gian.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Đọc cho HS viết bảng con: Sông Đà, núi Cốc, hồ Than Thở, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Bài hôm nay các em sẽ học kiểu câu Ai là gì? khẳng định, phủ định. Từ ngữ vầ đồ dùng học tập.
* Hoạt động 1: HD làm bài tập.
* Bài 1: 
- Yêu cầu đọc bài.
- Bộ phận nào cần đặt câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm trình bày:
- Đó là những câu hỏi chỉ bộ phận câu GT.
* Bài 2:
- Yêu cầu suy nghĩ tìm cách nói có nghĩa giống với các câu sau
- Nhận xét ghi những câu học sinh nêu.
+ GV không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định (chỉ cho HS làm quen qua BT thực hành).
* Bài 3: 
- Nêu yêu cầu.
- HD thảo luận nhóm.
Có: 4 quyển vở.
 3 chiếc cặp.
 2 lọ mực.
 2 bút chì.
 1 thước kẻ.
 1 ê ke.
 1 com pa.
- Tìm được rất nhiều đồ dùng học tập của HS và biết được tác dụng của đồ dùng đó.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Sau tiết học này các con đã biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. Giới thiệu theo câu mẫu Ai là gì?...
- Về nhà thực hành nói, viết theo các câu mẫu vừa học để lời nói thêm phong phú, giàu khả năng biểu cảm.
- Chuẩn bị bài sau: “Từ ngữ về môn học: Từ chỉ hoạt động”
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. 
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
* Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Em, Lan, Tiếng Việt.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày:
a, Ai là học sinh lớp hai?
b, Ai là học sinh giỏi nhất lớp?
c, Môn học em yêu thích là gì?
* Tìm những cách nói có nghĩa giống với nghĩa của câu sau.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Nối tiếp nhau nói các câu có nghĩ giống câu b, c.
b, + Em không thích nghỉ học đâu.
 + Em có thích nghỉ học đâu.
 + Em đâu thích nghỉ học.
c, + Đây không phải là đường đến trường đâu.
+ Đây có phải là đường đến trường đâu.
+ Đây đâu có phải là đường đến trường.
* Quan sát tranh.
- Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh. Cho biết mỗi đồ vật đó dùng để làm gì?
- Quan sát tranh và thảo luận:
+ Để ghi bài.
+ Để dựng sách, vở, bút, thước.
+ Để viết.
+ Để viết, vẽ.
+ Để đo và kẻ.
+ Để đo và kẻ đường thẳng, kẻ góc.
+ Để vẽ hình tròn.
- HS nghe.
- Nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
Toán
47 + 25
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25.
- Biết giải và trình bày bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2 (a, b, d, e), Bài 3.
- Rèn kỹ năng làm toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: 6 bó que tính mỗi bó 1 chục que tính và 12 que tính rời, bảng gài. 
- HS: Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: 
47 + 5 + 2 67 + 7 + 3 37 + 6 + 6
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Hình thành phép tính: 
 47 + 25
- Thực hiện thao tác trên que tính, học sinh thực hiện theo. 
- Lưu ý thao tác tách 3 que tính từ 5 que tính rời. 
* Hoạt động 2: Thực hành.
+ Bài 1: Khuyến khích học sinh khá giỏi làm thêm cột 4,5
- Gọi HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai.
+ Bài 2: a,b,d,e.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS thực hiện vào SGK. 
- Nhận xét, bổ sung.
+ Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HD nhận xét, đánh giá.
+ Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS làm vào vở nháp.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
- 3 thực hiện yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe, phân tích.
- Nêu cách làm.
- Đặt tính rồi tính:
+
17
+
37
47
+
+
57
67
24
36
27
18
29
41
73
74
75
96
- Đúng ghi Đ, sai ghi S:
+
35
+
+
37
+
37
47
7
 5
3
14
45
87
30
61
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu bài tập.
Bài giải:
Đội đó có số người là:
27 + 18 = 45 (người)
 Đáp số: 45 người
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2013
Tập đọc
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu; bước dầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi .
- Hiểu ND: Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè (trả lời được các CH 1,2 ) HSKG trả lời được CH3.
- GD học sinh có tình cảm với ngôi trường của mình.
*KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin; giao tiếp; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Đọc và TLCH bài: Mẩu giấy vụn.
- Nhận xét đánh giá .
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài:
- Mọi học sinh đều yêu ngôi trường của mình. Các em càng yêu thích , tự hào khi được học trong một ngôi trường mới khang trang, đẹp đẽ. Bài đọc hôm nay sẽ giới thiệu với các em một ngôi trường mới và tình cảm của một bạn học sinh với ngôi trường ấy. 
* Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* HD đọc câu.
- Huớng dẫn HS đọc từ khó
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
* HD đọc đoạn.
- HDHS chia đoạn.
- HDHS đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HD đọc câu khó trong đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn lần 1
+ Giải nghĩa từ khó: 
- Giảng từ: Lấp ló
- Giảng từ: bỡ ngỡ.
- Giảng từ: Rung động
- Giảng từ: thân thương.
- Yêu cầu HS đọc đoạn lần 2.
- Cho HS đọc thầm theo cặp.
- Cho HS thi đọc từng đoạn cá nhân, đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS đọc toàn bài.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp trả lời câu hỏi:
- Tìm đoạn văn tương ứng với từng ND sau: 
+ Đoạn 1.
+ Đoạn 2.
+ Đoạn 3.
- Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới ?
*HSKG trả lời được CH3: Bài văn cho ta thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới như thế nào?
* Hoạt động 3: HD luyện đọc lại.
- Đọc mẫu toàn bài.
- HD HS đọc từng đoạn trong bài.
+ Nêu cách đọc toàn bài.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò: 
- Dù học ở ngôi trường cũ hay mới. Chúng ta đều yêu mến gắn bó với ngôi trường của mình.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: “Người thầy cũ”. 
- Nhận xét tiết học. 
- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc cá nhân: lợp lá, rung động, bỡ ngỡ, nổi vân,
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.
- HS đọc câu khó, dài:
- Nhìn từ xa / những mảng tường vàng / ngói đỏ / như những cánh hoa lấp ló / trong cây. //
+ Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân.//
+ Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài!//
- Cả đến chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế.//
- Học sinh đọc đoạn lần 1.
+Lúc ẩn, lúc hiện.
+ Chưa quen buổi đầu.
- Đọc chú giải.
- Thân yêu gần gũi.
- Đọc đoạn lần 2.
- HS đọc thầm theo cặp.
- Cho HS thi đọc từng đoạn cá nhân, đồng thanh.
- 1 HS đọc.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh đọc thầm đoạn bài, kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn tả ngôi trường từ xa.
+ Đoạn văn tả lớp học.
+ Đoạn văn tả cảm xúc.
Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.
- Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm, ấm áp cũng thấy yêu hơn.
+ Bài văn tả ngôi trường mới. Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của bạn học sinh với ngôi trường mới, với cô giáo, với bạn bè.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Mỗi nhóm 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Đọc với giọng trìu mến, tự hào, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
- Bài tập cần làm: bài 1; bài 2 (cột 1,3,4); bài 3, bài 4 (dòng 2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Luyện tập thực hành.
* Bài 1:
7 + 3 = 7 + 4 = 7 + 5 = 7 + 6 = 
7 + 7 = 7 + 8 = 7 + 9 = 7 + 10 = 
5 + 7 = 6 + 7 = 8 + 7 = 9 + 7 = 
- So sánh kết quả 2 phép tính
 7 + 8 7 + 9
 8 + 7 9 + 7
* Bài 2: Đặt tính rồi tính. Cột 2 khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện thêm.
37+15 ; 47 + 18; 24 + 17; 67 + 9
 +
37
+
47
+
24
+
67
15
18
17
 9
52
65
41
76
* Bài 3: dựa vào tóm tắt để giải
Thùng cam có : 28 quả
Thùng quýt có : 37 quả
Cả hai thùng có : .quả?
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 4: Dòng 1 khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện thêm.
>
<
=
 19 + 7.17 + 9 23 + 7 38 - 8
 17 + 9.17 + 7 16 + 8 ...28 - 3
* Bài tập 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS làm bài vào vở nháp.
- Kết quả của phép tính nào có thể điền vào chỗ trống? 
 18+8 19 + 4
 27-5 17 - 2 17 + 4
 15< <25
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về học lại bảng cộng 7 cộng với một số và chuẩn bị bài sau: “Bài toán về ít hơn”.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- HS lần lượt nhẩm nêu kết quả.
- HS lần lượt nhận xét kết quả.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS phân tích đề.
- Làm bài vào vở.
Bài giải:
Số quả cả hai loại:
28 + 37 = 65 ( quả )
 Đáp số: 65 quả
- HS thực hiện.
- 5 tổ thi đua
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn
KHẲNG ĐỊNH, PHỦ ĐỊNH.
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Mục tiêu: 
- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu treo mẩu khẳng định, phủ định (bài tập 1,2).
- Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách.
* HSKG: Thực hiện bài tập 3 như ở SGK 
- GDHS thái độ ứng xử có văn hoá.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bài dạy, câu mẫu BT1, 2.
- HS: SGK. Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Hỏi lại tên bài đã học.
- Gọi HS đọc lại mục lục sách của tuần 5
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta sẽ học dạng bài khẳng định, phủ định, lập mục lục sách.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu đề.
- GV cho HS thực hiện bằng trò chơi đóng vai. Từng cặp 3 em, 1 em nói dạng phủ định (không)1 em nói dạng khẳng định
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài?
- GV cho HS đối thoại theo mẫu 1 em hỏi. 3 HS khác trả lời.
- GV cho HS đối thoại theo nhóm như đã làm mẫu.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV cho HS lên chơi trò chơi đóng vai.
HS đặt câu hỏi và HS khác trả lời:
+ Bạn đi học bây giờ chưa?
+ Chưa, tớ chưa đi học bây giờ.
+ Có, tớ đi học ngay bây giờ.
+ Công viên có xa không?
+ Công viên không xa đâu.
+ Công viên đâu có xa.
+ Công viên có xa đâu.
- Dặn về nhà làm tiếp bài tập 3.
- Chuẩn bị bài sau: “Kể ngắn theo tranh, luyện tập về thời khóa biểu”.
- HS đọc lại mục lục sách của tuần 5.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu
- Cặp 3 HS đầu tiên thực hiện yêu cầu.
- Em có thích đi xem phim không?
- Có em rất thích xem phim.
- Không, em không thích đi xem phim.
- Đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu.
- Nhà em có xa không?
- Nhà em không xa đâu.
- Nhà em có xa đâu.
- Nhà em đâu có xa.
- Bạn có thích học vẽ không?
- Trường bạn có xa không?
- Lập mục lục các bài tập đọc đã học ở tuần 3, 4
- HS đọc.
- HS làm bài.
* HSKG: Thực hiện bài tập 3 như ở SGK. 
- 2 đội thi đua: Đội nào trả lời nhanh, đúng đội đó thắng.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2013
Toán
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I. Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng gài , mô hình quả cam.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị cho giờ học của học sinh.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
- Nêu bài toán:
- GV cài hàng trên 7 quả cam.
- Hàng dưới ít hơn 2 quả cam (đính mảnh bìa vẽ 5 quả cam cho HS nêu lại bài toán)
+ Hàng trên có mấy quả cam ? 
+ Hàng dưới ít hơn mấy quả ? 
- GV: có nghĩa là số cam hàng dưới tương ứng với số cam hàng trên nhưng ít hơn 2 quả.
- GV gạch số cam hàng dưới và hàng trên để thấy dư ra 2 quả cam.
- Vậy hàng dưới có mấy quả cam ?
- Làm thế nào để còn 5 quả các em ghi phép tính vào bảng con.
- 5 quả cam là số cam của hàng nào ? 
Bài giải
Số cam hàng dưới:
7 - 2 = 5 (quả cam)
 Đáp số: 5 quả cam
- Vậy muốn tính số cam của hàng dưới em làm thế nào ? 
- GV củng cố lại cách giải.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập.
+ Bài 1:
+ Phân tích đề toán. 
+ Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
 Tóm tắt:
 Vườn nhà Mai: 17 cây
 Vườn nhà Hoa: ít hơn 7 cây
- Làm thế nào để tính được số cây nhà Hoa ?
Bài giải:
Số cây vườn nhà Hoa là:
17 – 7 = 10 ( cây )
 Đáp số: 10 cây
+ Bài 2: 
Hoa cao: 95 cm
Bình thấp hơn: 3 cm
Bình cao ? cm
+ Bài 3:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 6.doc