Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 1 năm học 2013 - 2014

I. MỤC TIÊU:

- Cho HS làm quen với môn học Tiếng Việt.

- Biết một số đồ dùng học tập cần cho việc học môn Tiếng Việt.

- Làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt từ đó biết yêu quý tiếng mẹ

đẻ của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.

- Bảng con + phấn +bút chì + thước kẻ + vở tập viết tập một

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.GV giới thiệu tên môn học: Tiếng Việt, phần học vần

- GV giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 1 tập 1. HDẫn HS cách giở sách, cách gấp bài học.

- HS thực hành mở, gấp, cất sách.

- GV kiểm tra HD thêm cho những em còn lúng túng.

2.Giới thiệu một số đồ dùng cần thiết cho môn học này.

- GV: Để học tốt môn Tiếng Việt các em cần có:

+ Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.

+ Vở tập viết in + vở ô li thực hành luyện viết.

+ Bảng con + thước kẻ + phấn + bút chì.

 

doc 230 trang Người đăng hong87 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 1 năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vở tập viết. 
 - GVtheo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chữa bài, nhận xét bài viết của HS.
c.Kể chuyện: Thỏ và Sư tử.
 - GV kể chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ trong SGK.
 - HS kể chuyện theo tranh. GV cùng các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
4. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc toàn bài trong SGK 3 lần.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
______________________________
Tiết 4: sinh hoạt tập thể
 sinh hoạt lớp
I. mục tiêu: 
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 4.
- Phổ biến kế hoạch tuần tới.
II. các hoạt động dạy học:
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua:
- Thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp của nhà trường, Đội đề ra.
- Học tập chăm chỉ.
- Vệ sinh, trực nhật tương đối sạch sẽ.
- Đồng phục đầy đủ, sạch sẽ.
- Tồn tại:
+ Một số HS về nhà không viết bài. 
+ Vệ sinh chưa thật sạch sẽ, trực nhật chậm.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì mọi nề nếp của nhà trường, Đội đề ra.
- Thi đua học tập tốt.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
3. Tuyên dương, nhắc nhở:
- Tuyên dương: Quỳnh Anh, Quang Hùng.
- Nhắc nhở: Quang Dũng.
_______________________________________________________________________
Tuần 6
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng: 
Tiết 1: Chào cờ
--------------------------------------------
Tiết 2, 3: học vần
P- ph- nh
I- Mục tiêu: 
 - HS đọc và viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá. Đọc được từ và câu ứng dụng.
 - Luyện kĩ năng nói tự nhiên 2- 3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
 - Giáo dục HS ý thức giữ gìn VS nơi công cộng.
II- Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: phố xá, nhà lá.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù, phần luyện nói: chợ, phố, thị xã.
III- Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc cho HS viết vào bảng con: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
 - Gọi HS đọc.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy- Học bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Dạy chữ ghi âm
*p 
 a- nhận diện chữ
- GV đưa mẫu chữ p mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ p gồm nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
- HS cài chữ p.
 b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm.
 - GV phát âm mẫu p 
 - HS phát âm p.
- GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
* ph 
a. Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ ph mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h.
 - HS cài chữ ph.
 ? So sánh chữ ph với p có gì giống và khác nhau.
 b. Phát âm và đánh vần:
 Phát âm.
 - GV phát âm mẫu ph ( môi trên và răng dưới tạo thành 1 khe hẹp, hơi thoát xát nhẹ, không có tiếng thanh ) 
 - HS phát âm p.
 - GVchỉnh sửa phát âm cho HS. 
 Đánh vần.
 - GV hướng dẫn HS cài tiếng khoá. 
 - GV viết lên bảng phố và đọc phố.
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : phờ - ô - phô - sắc - phố
 - GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. (Phố xá )
 - GV nói: Tiếng phố có trong từ phố xá.
 - HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
 - HS đọc toàn bài.
* nh (quy trình tương tự)
Lưu ý: - Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h ( n đứng trước, h đứng sau).
 - So sánh chữ nh với ph có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: Mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, thoát hơi ra cả miệng lẫn mũi.
c- Đọc từ ứng dụng
- GV chỉ bảng cho HS đọc tiếng, từ ứng dụng
- GV theo dõi 
d- Hướng dẫn viết 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng chữ p, ph, nh, phố xá, nhà lá và hướng dẫn quy trình viết
- GV nhận xét sửa chữa
Tiết 2:
HĐ3: Luyện tập 
a- Luyện đọc 
- GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc.
- HS luyện đọc lại các âm tiếng ở tiết 1 
- GV hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng 
b- Luyện viết 
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c- Luyện nói: 
- GV gợi ý: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Tranh nào vẽ cảnh chợ? ở chợ người ta làm gì?
+ Tranh nào vẽ cảnh phố? ở phố có những gì?
+ Tranh nào vẽ cảnh thị xã? ở thị xã có những gì?
+ Muốn cho chợ, phố, thị xã sạch, đẹp em phải làm gì?
- HS tập viết p, ph, nh, phố xá, nhà lá vào vở tập viết.
HĐ4: Trò chơi: Ghép chữ
3. Củng cố- dặn dò:
 - Khen ngợi những HS học bài tốt.
 - Về nhà đọc bài SGK.
 - Nhận xét giờ học 
---------------------------------------------------------
Tiết 4: toán
 Số 10
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10.
- Đọc, đếm được từ 0 đến 10.
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 1 đến 10.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Các nhóm có 10 mẫu vật cùng loại.
 - 11 miếng bìa nhỏ có viết các số từ 0 đến 10.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết số 0 vào bảng con.
- Cho HS so sánh các số trong phạm vi 9.
2. Giới thiệu số 10:
Bước1: Lập số 10.
 - GV đính các vật mẫu lên bảng. Hướng dẫn gợi ý để HS thấy được 9 chấm tròn màu đỏ thêm 1 chấm tròn màu trắng nữa là 10 chấm tròn.
- Tương tự với 9 hình vuông màu trắng và 1 hình vuông màu đỏ.
- GV nêu: “ Các nhóm này đều có số lượng là 10”.
- GV giới thiệu số 10.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 10 in và chữ số 10 viết.
 - Hướng dẫn HS quan sát ở chữ rời.
 Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
 - GV hướng dẫn HS đếm. 
 - GV giúp HS nhận ra số 10 là số liền sau của 9 trong dãy số ta đã học.
- GV hướng dẫn HS viết chữ số 10: gv viết mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quy trình viết.
3. Hướng dẫn HS thực hành
 GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 vở BT Toán.
Bài1: viết số 10.
Bài 2: Số: 
- GV cho HS quan sát tranh rồi viết số vào ô trống. GV tách để cho HS biết 10 gồm 9 và 1, 10 gồm 1 và 9, 10 gồm 8 và 2, 10 gồm 2 và 8, 10 gồm 7 và 3, 10 gồm 3 và 7, 10gồm 6 và 4, 10 gồm 4 và 6, 10gồm 5 và 5, 10 gồm 10 và 0.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV cho HS đếm xuôi từ 0 đến 10, đếm ngược từ 10 đến 0 sau đó cho HS điền số. 
Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất:
- GV hướng dẫn HS so sánh các số và vòng vào số lớn nhất. 
- GV theo dõi, chữa bài bài. 
4. Nhận xét- dặn dò:
 - Khen ngợi những em làm bài tốt.
- Nhận xét chung tiết học.
__________________________________
Buổi chiều: 
Tiết 1: thực hành âm nhạc
( Giáo viên chuyên trách dạy)
__________________________________
Tiết 2: luyện tiếng việt
Luyện tập ph- nh
I. Mục tiêu:
- HS luyện làm các bài tập trong vở thực hành nhằm củng cố cách đọc, viết chữ ph, nh, tiếng, từ có chứa ph, nh.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
- GV cho HS mở Thực hành, hướng dẫn HS luyện làm bài tập:
Bài 1: Tiếng nào có âm ph? Tiếng nào có âm nh?
+ GV cho HS nhìn tranh, đọc và tìm các tiếng có chứa âm ph, nh.
+ HS nhìn tranh đọc và tìm tiếng.
Những tiếng có chứa âm ph: phố, phà, phở.
Những tiếng có chứa phoosm nh: nhà, nho, nhị, nha.
Bài 2: Đọc:
+ GV cho HS đọc các cụm từ và quan sát tranh.
+ HS đọc CN, nhóm, ĐT.
+ GV theo dõi, sửa sai cho HS.
Bài 3: Viết:
+ HS viết vào vở thực hành: dì như ở phố.
- GV theo dõi, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------
Tiết 3: tự học
luyện đọc, viết p- ph- nh
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết chữ p- ph- nh, tiếng, từ có chứa p- ph- nh.
- Làm các bài tập về nối chữ với tranh, điền âm.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
- GV cho HS mở SGK, yêu cầu HS đọc bài. 
- GV theo dõi, gọi HS nhận xét.
3. làm bài tập:
- GV cho HS mở vở Bài tập Tiếng Việt và hướng dẫn HS làm bài.
 Bài 1: Nối:
- GV cho HS đọc từ , tìm tranh thích hợp với từ để nối: nhớ nhà, nho khô, phố cổ.
- GV theo dõi, hướng dẫn những em yếu.
Bài 2: Điền ph hay nh?
- GV cho HS quan sát tranh trong vở, nêu tên con vật, vật, sau đó điền âm còn thiếu.
Bài 3: Viết:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở: phá cổ, nhổ cỏ.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV chữa một số bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
_______________________________
Tiết 4: mĩ thuật
( Giáo viên chuyên trách dạy)
______________________________________________
Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng: 
Tiết 1, 2: học vần 
g- gh
I- Mục tiêu: 
 - HS đọc và viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ. Đọc được từ và câu ứng dụng.
 - Luyện kĩ năng nói tự nhiên 2- 3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II- Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: gà ri, ghế gỗ.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ, phần luyện nói: gà ri, gà gô.
III- Hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc cho HS viết vào bảng con: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
 - Gọi HS đọc.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy- Học bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Dạy chữ ghi âm
 * g 
 a- nhận diện chữ
- GV đưa mẫu chữ g mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ g gồm nét cong hở - phải và nét khuyết dưới.
- HS cài chữ g.
b- Phát âm và đánh vần tiếng 
- GV phát âm. 
- HS phát âm g.
- GV hỏi: có âm g muốn có tiếng gà ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS ghép tiếng và cài tiếng.
- GV hướng dẫn HS đánh vần: gờ- a- ga- huyền- gà.
- HS đánh vần.
- HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV cho HS quan sát tranh, hỏi và giới thiệu từ khoá gà ri.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khoá.
- GV chỉ cho HS đọc toàn bài.
* gh (quy trình tương tự)
Lưu ý: - Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ g và h ( g đứng trước, h đứng sau).
 - So sánh chữ gh với g có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: như g.
 c- Đọc từ ứng dụng
- GV chỉ bảng cho HS đọc tiếng, từ ứng dụng
- GV theo dõi 
d- Hướng dẫn viết 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng chữ g, gh, gà ri, ghế gỗ và hướng dẫn quy trình viết
- HS viết bảng con: g, gh, gà ri, ghế gỗ .
- GV nhận xét sửa chữa
 Tiết 2:
HĐ3: Luyện tập 
a- Luyện đọc 
- GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc.
- HS luyện đọc lại các âm tiếng ở tiết 1 
- GV hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.
b- Luyện viết 
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chữa bài- nhận xét
c- Luyện nói: 
- GV gợi ý: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Đâu là gà ri?
+ Đâu là ga gô? 
+ Gia đình thường nuôi gà gì?
- HS luyện nói theo cặp.
HĐ4: Trò chơi: Ghép chữ
3. Củng cố- dặn dò:
 - Khen ngợi những HS học bài tốt.
 - Về nhà đọc bài SGK.
 - Nhận xét giờ học.
____________________________
Tiết 3: toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, cấu tạo số 10.
II. Các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết số 10 vào bảng con.
- Cho HS so sánh các số trong phạm vi 10.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 Bài1: Nối theo mẫu:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu rồi nối với số tương ứng.
Bài2: Vẽ thêm cho đủ 10:
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- HS đếm hình và vẽ thêm để có 10 đoạn thẳng ở mỗi hình.
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: 
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- HS đếm và ghi số hình tam giác và số hình vuông vào ô trống.
Bài 4: a) , =
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
b) GV hướng dẫn HS tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số từ 0 đến 10.
Bài 5: Số:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 
- HS đọc y/c và làm bài vào vở
- GV theo dõi giúp đỡ thêm
- GVchữa bài
3. Nhận xét - dặn dò:
Nhận xét chung giờ học.
--------------------------------------------
Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu: Giúp HS biết
- Cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ, đẹp.
- Chăm sóc răng đúng cách.
- Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bàn chải, kem đánh răng, sưu tầm 1 số tranh ảnh về răng miệng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động: 
Trò chơi “ Ai nhanh ai khéo ”
- GV phổ biến luật chơi: “ chuyển hàng cho nhau bằng răng miệng ”
- Lấy một nhóm lên làm thử.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ đẹp. Thế nào là răng bị sún, răng sâu hoặc thiếu vệ sinh.
Cách tiến hành:
Bước1: HS quan sát răng của nhau ( theo bàn )
Bước 2: Trình bày về kết quả quan sát của mình.
GV nêu kết luận: Về tiến trình và sự phát triển của răng sữa đến răng vĩnh viễn... cần bảo vệ răng.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK. 
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời:
 ? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất.
 ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt.
 ? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay.
- GV kết luận: GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi trên. Nhắc nhở những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
 Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh răng miệng hằng ngày.
_____________________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: TH- mĩ thuật
( Giáo viên chuyên trách dạy)
______________________________
Tiết 2: luyện tếng việt
ôn luyện g- gh
I. Mục tiêu:
- HS luyện làm các bài tập trong vở thực hành nhằm củng cố cách đọc, viết chữ g, gh, tiếng, từ có chứa g, gh.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
- GV cho HS mở Thực hành, hướng dẫn HS luyện làm bài tập:
Bài 1: Tiếng nào có chữ g? Tiếng nào có chữ gh? 
+ GV cho HS nhìn tranh, đọc và tìm các tiếng có chứa âm g, gh.
+ HS nhìn tranh đọc và tìm tiếng.
Những tiếng có chứa âm g: ga, gõ, gỗ, gà.
Những tiếng có chứa âm gh: ghế, ghi.
Bài 2: Nối chữ với hình:
+ GV cho HS đọc các cụm từ và quan sát tranh.
+ HS nối tranh với các cụm từ.
+ GV theo dõi, sửa sai cho HS.
Bài 3: Viết:
+ HS viết vào vở thực hành: ghế gỗ, gió to ghê.
+ GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết
- GV theo dõi, chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Khen ngợi những HS làm bài tốt.
- Nhận xét tiết học.
__________________________
Tiết 3: tự học
Luyện viết
I. Mục tiêu:
 - HS viết đúng ph, nh, g, gh, phố xá, ghế gỗ kiểu chữ viết thường vào vở ô li, mỗi chữ , mỗi từ 2 dòng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Chữ mẫu viết sẵn trên bảng phụ: ph, nh, g, gh, phố xá, ghế gỗ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho HS viết vào bảng con: ph, nh, g, gh, phố xá, ghế gỗ.
 - Gọi HS đọc.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS quan sát chữ mẫu:
- GV treo bảng phụ có viết chữ mẫu cho HS quan sát và nhận xét.
- GV viết mẫu 
- GV hướng dẫn HS viết trên không trung.
3. Hướng dẫn HS tập viết:
a. Luyện viết trên bảng con:
- GV viết mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quy trình viết.
 - GV hướng dẫn giúp đỡ HS viết. 
b. Luyện viết ở vở ô li:
- GV nêu yêu cầu bài viết. 
- GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
- HS thực hành viết vào vở. 
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV chữa bài - Nhận xét bài viết của HS.
4. Nhận xét - dặn dò:
- Khen ngợi những HS viết đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
--------------------------------------------------
Tiết 4: hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề 1: vòng tay bè bạn
Hoạt động 3: trò chơi “kết bạn”
I. Mục tiêu: 
- Giáo dục HS tinh thần doàn kết, gắn bó với bạn bề trong lớp học.
- Rèn cho HS óc phản xạ nhanh, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt... 
II. Sân bãi:
- Sân rộng, bằng phẳng dủ cho cả lớp tham gia.
II- Hoạt động lên lớp:
1. Bước 1: Chuẩn bị:
- GV phổ biến cho nắm được tên trò chơi và cách chơi.
- GV hướng dẫn HS cách chơi:
Cả lớp xếp thành vòng tròn, quản trò/ GV đứng ở giữa vòng tròn.
Khi nghe quản trò hô: “ Kết bạn, kết bạn”, cả lớp đồng thanh hỏi lại: “Kết mẩy, kết mấy?”
Quản trò hô: “ kết đôi, kết đôi”, hoặc kết 3, kết 4, ..., HS phải nhanh chóng tìm bạn để nắm tay nhau, kết thành nhóm có số người phù hợp với lệnh. Bạn nào không tìm được nhóm thì phải nhảy lò cò.
2. Bước 2: Chơi trò chơi:
- HS chơi thử trò chơi.
- HS chơi thật.
3. Bước 3: Thảo luận:
GV tổ chức thảo luận theo câu hỏi:
- Để dành thắng lợi trong trò chơi, các em phải làm gì?
- Qua trò hơi em rút ra điều gì?
4. Bước 4: Đánh giá, nhận xét:
GV khen ngợi những em có phản xạ nhanh.
Khuyến khích các em nên tham gia vào các nhóm khác nhau trong lớp học.
____________________________________________
Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng: 
Tiết 1, 2: học vần
Q- qu- gi
I- Mục tiêu: 
 - HS đọc và viết được q, qu, gi, chợ quê, cụ già. Đọc được từ và câu ứng dụng.
 - Luyện kĩ năng nói tự nhiên 2- 3 câu theo chủ đề: quà quê.
II- Phương tiện dạy học:
- Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: chợ quê, cụ già
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá, phần luyện nói: quà quê.
III- Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc cho HS viết vào bảng con: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.
 - Gọi HS đọc.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy- Học bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Dạy chữ ghi âm
* q 
 a- nhận diện chữ
 - GV đưa mẫu chữ q mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ q gồm nét cong hở phải và nét sổ .
 - HS cài chữ q
 b. Phát âm và đánh vần:
Phát âm.
 - GV phát âm mẫu q 
 - HS phát âm q.
 - GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
* qu
a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ qu mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ qu là chữ ghép từ hai con chữ q và u.
 ? So sánh chữ qu với q có gì giống và khác nhau.
 - HS cài chữ qu
b. Phát âm và đánh vần:
 Phát âm.
 - GV phát âm mẫu ph ( môi trên và răng dưới tạo thành 1 khe hẹp, hơi thoát xát nhẹ, không có tiếng thanh ) 
 - HS nhìn bảng, phát âm. 
 - GVchỉnh sửa phát âm cho HS. 
 Đánh vần.
 - GV hướng dẫn HS cài tiếng khoá. 
 - GV viết lên bảng và đọc quê.
 - GV hướng dẫn HS đánh vần : quờ- ê- quê.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - GV đưa tranh ra và hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. (chợ quê)
 - GV nói: Tiếng quê có trong từ chợ quê.
 - HS đọc từ: cá nhân, nhóm , lớp.
 - HS đọc toàn bài.
* gi (quy trình tương tự)
Lưu ý: - Chữ gi là chữ ghép từ hai con chữ g và i ( g đứng trước, i đứng sau).
 - So sánh chữ gi với g có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: ( đọc tên theo quy ước): di.
c- Đọc từ ứng dụng
- GV chỉ bảng cho HS đọc tiếng, từ ứng dụng
- GV theo dõi 
d- Hướng dẫn viết 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng chữ q, qu, gi, chợ quê, cụ già. và hướng dẫn quy trình viết
- HS viết bảng con: q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
- GV nhận xét sửa chữa
Tiết 2:
HĐ3: Luyện tập 
a- Luyện đọc 
- GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc.
- HS luyện đọc lại các âm tiếng ở tiết 1 
- GV hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng 
b- Luyện viết 
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chữa bài- nhận xét
c- Luyện nói: 
- GV gợi ý: 
+ Tranh vẽ gì?
+Quà quê gồm những thứ quà gì?
+ Em thích thứ quà gì nhất?...
- HS luyện nói theo cặp.
HĐ4: Trò chơi: Ghép chữ
3. Củng cố- dặn dò:
 - Khen ngợi những HS học bài tốt.
 - Về nhà đọc bài SGK.
 - Nhận xét giờ học 
 ________________________________
Tiết 3: Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS so sánh các số trong phạm vi 10.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập:
 Bài1: Nối theo mẫu:
- GV hướng dẫn HS đếm số lượng các con vật, đồ vật, hoa trong tranh sau rồi nối với các số tương ứng.
Bài2: Viết các số từ 0 đến 10:
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS đếm các số từ 0 đến 10.
Bài 3: Số:
 - GV nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS đếm các số từ 0 đến 10 vào ô trống.
Bài 4: Viết các số 8, 2, 1, 5, 10
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV hướng dẫn HS so sánh và sắp xếp các số.
Bài 5: Xếp hình: 
- GV cho HS đưa bộ đồ dùng ra xếp hình.
- Chữa bài- chữa bài.
3 Nhận xét - dặn dò:
- Khen ngợi những em làm bài tốt.
- Nhận xét chung giờ học.
____________________________
Tiết 4: Đạo đức
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (T2)
I. Mục tiêu: HS biết: 
- Tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập.
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Thực hiện giữ gìn sách vở đò dùng học tập của bản thân.
II. đồ dùng học tập:
- Các đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, thước kẻ, sách vở, cặp, bút màu.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: “ Thi sách, vở ai đẹp nhất”
- GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần BGK ( GV, lớp trưởng, lớp phó học tập và các tổ trưởng)
+ Có hai vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp.
+ Tiêu chuẩn chấm thi:
* Có đủ sách vở, đồ dùng theo quy định
* Sách vở sạch, không bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch.
* Đồ dùng hco tập sạch sẽ, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo.
- HS cả lớp cùng xếp sách vở. đồ học tập của mình lên bàn.
Yêu cầu: + Các đồ dùng học tập khác được xếp bên cạnh chồng sách vở.
 + Cặp sách được treo ở cạnh bàn.
- Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1- 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2.
- Tiến hành thi vòng 2.
- Ban giám khảo chấm và công bố kết quả, khen thưởng cá nhân thắng cuộc.
2. Hoạt động 2: Cả lớp hát bài: “ Sách bút thân yêu ơi”
3. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ
Kết luận chung:
- Cần phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.
4. Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn những HS sách vở còn xộc xệch về sửa sang lại.
_____________________________________
Buổi chiều:
Tiết 1: tH: tự nhiên và xã hội
 ôn: chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cho HS:
- Cách giữ vệ sinh răng miệng đề phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ, đẹp.
- Chăm sóc răng đúng cách.
- Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bàn chải, kem đánh răng, sưu tầm 1 số tranh ảnh về răng miệng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ đẹp. Thế nào là răng bị sún, răng sâu hoặc thiếu vệ sinh.
Cách tiến hành:
Bước1: HS quan sát răng của nhau ( theo bàn )
Bước 2: Trình bày về kết quả quan sát của mình.
GV nêu kết luận: Về tiến trình và sự phát triển của răng sữa đến răng vĩnh viễn... cần bảo vệ răng.
b. Hoạt động 2: 
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời:
 ? Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào là tốt nhất.
 ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo và đồ ngọt.
 ? Phải làm gì khi răng bị đau và răng bị lung lay.
3. Củng cố - dặn dò:
 Nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh răng miệng hằng ngày.
_____________________________
Tiết 2: luyện toán
Luyện tập các số đến 10
I. Mục tiêu: 
- HS luyện l

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan 2013- 2014.doc