Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 34 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 1: TIẾNG VIỆT

 BÀI 34A: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ (Tiết 3)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. a, Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.

b, Đổi vở cho bạn để soát và chữa lỗi.

5. Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Vì sao ta cười khi bị người khác cù

 Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng như là phản ứng tự vệ.

 Theo Báo Giáo dục Thời đại

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 34 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34: 
Ngày soạn:24/4/2016 
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2016
Tiết 1: CHÀO CỜ
Giáo viên trực tuần nhận xét
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 34A: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Trò chơi thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng vui.
- Thực hiện theo Sách Hướng dẫn học:
+ Mẫu: vui mừng, tươi vui, vui tươi, vui sướng, vui cười, vui vẻ, niềm vui.......
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc truyện sau:
- Một HS khá giỏi đọc.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
A
B
1. Thống kê
a. (cơ bặp) ở trạng thái lỏng, tạo nên cảm giác thoải mãi.
2. Thư giãn
b. chữa bệnh.
3. Sảng khoái
c. thu thập số liệu về một hiện tượng, sự việc hay tình hình nào đó.
4. Điều trị
d. khoan khoái, dễ chịu.
4. Cùng luyện đọc
- HS luyện đọc theo yêu cầu
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài là gì? Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B để trả lời:
A
B
Đoạn 1
Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Đoạn 2
Nười có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
Đoạn 3
Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con với các loài động vật khác.
2) Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? (Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.)
3) Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.)
4) Em rút ra được điều gì qua bài văn này?
b, Cần biết sống một cách vui vẻ
**********
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Xếp các từ ngữ chứa tiếng vui sau vào bốn nhóm trong bảng: 
a. từ chỉ hoạt động
vui chơi, góp vui, mua vui
b. từ chỉ cảm giác
vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui
c.Từ chỉ tính tình
vui tính, vui nhộn, vui tươi
d. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác
vui vẻ
2. Chọn một từ tìm được ở hoạt động 1, đặt câu với từ đó.
- Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
- Bạn Lan trông rất vui vẻ.
3. Thi tìm nhanh từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ:
- cười ha hả, cười hì hì, cười hi hí, cười hơ hơ, cười khanh khách, khành khạch, khúc khích, sặc sụa, rúc rích ......
Đặt câu:
Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
Anh chàng cười hơ hớ, trông thật vô duyên.
Tiết 4: TOÁN
BÀI 106: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo – tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi: kết bạn giữa hai nhóm"
2. Viết số thích hợp vào chỗ trống
a, 4 giờ = 240 phút
 5 phút = 300 giây
 2 giờ = 7200 giây
b, 120 phút = 2 giờ
 giờ = 30 phút
 480 giây = 8 phút
c, 10 thế kỉ = 1000 năm
 5 giờ 20 phút = 320 phút
 3 phút 7 giây = 187 giây
d, phút = 15 giây
 700 năm = 7 thế kỉ
 thế kỉ = 20 năm
>
<
=
3.
4 giờ 15 phút < 300 phút
327 giây > 5 phút 20 giây
giờ = 15 phút
phút < 50 giây
 Ngày soạn: 24/4/2016
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 34A: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. a, Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.
b, Đổi vở cho bạn để soát và chữa lỗi.
5. Chọn những chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Vì sao ta cười khi bị người khác cù
	Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng như là phản ứng tự vệ.
 Theo Báo Giáo dục Thời đại
Tiết 2: TOÁN
BÀI 106: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo – tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Điền số đo thời gian thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Bóng đá
Bóng bàn
Cờ vua
Võ Việt Nam
Múa
Đàn pi-a-nô
Thời gian học
40 phút
2 giờ
2 giờ
2 giờ
1 giờ
 90 phút
5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4m2 = 400dm2 
3dm2 = 300cm2
3m2 = 30 000cm2
2m225dm2 = 225dm2
5m220cm2 = 50 020cm2
b) m2 = 20dm2 
dm2 = 10cm2
m2 = 100cm2
1500dm2 = 15cm2
600cm2 = 6dm2
6. Giải bài toán
Bài giải
Diện tích của thửa ruộng hình chữ nhật là:
50 30 = 1500 (m2)
Trên thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc là:
1500 = 900 (kg)
Đổi 900kg = 9 tạ
 Đáp số: 9 tạ thóc
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đồng chí Quỳnh Trang dạy
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 32: ĐỘNG VẬT TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO?(T3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Hoàn thành sơ đố trao đổi chất ở động vật”
- HS chơi theo yêu cầu
2. Viết vào vở sơ đồ hoặc sự trao đổi chất ở động vật và môi trường
Ngày soạn:25/4/2016
Thứ tư ngày 27 háng 4 năm 2016
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 34B: VẺ ĐẸP LÀNG QUÊ (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Cùng trao đổi.
- Theo em thế nào là một người vui tính?
- Kể 2 – 3 câu về một người vui tính mà em biết (Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Đang học tập hoặc đang làm việc ở đâu? Người đó có những biểu hiện gì để được xem là người vuui tính?
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc truyện sau:
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
4. Cùng luyện đọc.
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi.
1, Vì sao Chúa Trịnh muốn ăn mầm đá? (Vì Chúa Trịnh ăn cái gì cũng không ngon miệng, thấy "mầm đá" là một món lạ muốn ăn.)
2, Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? (trạng Quỳnh cho người lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đè bên ngoài hai chữ "đại phong". Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mềm.)
3, Cuối cùng chúa có ăn được mầm đà không? Vì sao? (Chúa không được ăn mầm món "mầm đá" vì thật ra không hề có món đó.)
4, Vì sao chúa ăn tương vẫn ngon miệng? (Vì đói thì ăn cái gì cũng ngon.)
5, Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? 
- Trạng Quỳnh rất thông minh...
- Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa vừa khéo chê chúa...
- Trạng Quỳnh rất hóm hỉnh....
6. Thi đọc truyện theo vai.
*********
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
1. Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
1. Kể chuyện đã nghe đã đọc về người có tinh thần lạc quan, yêu đời.
Gợi ý: Theo Sách Hướng dẫn học
2. Thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
Tiết 3: TOÁN
BÀI 107: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Nhận dạng hình”
- HS chơi
2. Hãy chỉ ra các đoạn thẳng song song và vuông góc trong các hình sau:
- HS quan sát và nêu theo yêu cầu 
3. Tính chu vi và diện tích của mỗi hình cho dưới đây
a) Hình vuông:
 Chu vi: 3 4 = 12m.
Diện tích: 3 3 = 9m2
a) Hình chữ nhật
 Chu vi: (15 + 7) 2 = 44m.
Diện tích: 15 7 = 105m2
4. Có bao nhiêu hình bình hành trong hình dưới đây
- Có 9 hình.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Đồng chí Sợi dạy
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
Nghỉ định mức: đồng chí Hà Hạnh soạn giảng
Ngày soạn: 27/4/2016
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2016
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đồng chí Mừng dạy
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 34C: BẠN THÍCH ĐỌC BÁO NÀO? (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘN CƠ BẢN
1. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài vè Vè nói ngược. (cú, quả mít, vịt, gỗ, mỏ, mào, tôm)
Vè nói ngược
Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây 
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Trời thì có mỏ
Chim thời có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là cú
Hôi nhất là hương
Đặc như ruột bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Rắn thì hay bước.
2. Cùng thảo luận để trả lời câu hỏi
- Trạng ngữ được in nghiêng trong mỗi câu sau trả lời câu hỏi gì? 
a, Trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì?
b, Trả lời cho câu hỏi Với cái gì?
3. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau và viết các trạng ngữ tìm được vào bảng nhóm.
a, Bằng giọng thân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học bài làm bài đầy đủ.
b, Với óc quan sát tinh tế và đôi tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
4. a, Viết vào vở một đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
 Con gà trống em nuôi được hai năm. Sáng nào chú cũng dậy sớm để đánh thức mọi người. Với đôi chân to khỏe của mình, gà trống nhảy tót lên đống rơm và gáy ò ó o...
	Một số câu văn có trạng ngữ:
	- Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho đàn con.
	- Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.
	- Với cái mõm to, con lợn háu ăn tớp một loáng là hết cả máng cám.
b, Gạch dưới trạng ngữ trong câu.
5. Đọc đoạn văn của mình cho các bạn trong nhóm nghe.
******
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Cùng trao đổi
- HS thực hiện
2. Đọc mẫu giấy đặt mua sách và chú thích trong bảng dưới đây:
- HS đọc mẫu và đọc chú thích
3. HS điền vào mẫu.
4. Đọc cho bạn nghe Giấy đặt mua báo chí trong nước đã điền đủ thông tin
Tiết 4: TOÁN
BÀI 108: ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi 
2. Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) (35 + 25 + 42) : 3 = 34; b) 186; c) 119
Giải các bài toán
3. Bài giải
Trung bình mỗi năm nhà bác Hoàng thu hoạch được là:
(34 + 32 + 36) : 3 = 34 (tạ)
Đáp số: 34 tạ thóc
4. Bài giải
Hai ngày đầu cửa hàng bán được số bột giặt là:
32 2 = 64 (kg)
Ba ngày sau cửa hàng bán được số bột giặt là:
37 3 = 111 (kg)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số bột giặt là:
(64 + 111) : 5 = 35 (kg)
 Đáp số: 35kg bột giặt.
5. Bài giải
Tổng số đo chiều cao của của Lan và Hương là:
138 2 = 276 (cm)
Chiều cao của Hương là:
(276 +4) : 2 = 140 (cm)
Chiều cao của Lan là:
276 - 140 = 136 (cm)
 Đáp số: Lan: 136cm; Hương: 140cm
.........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 15/4/2016
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2016
Tiết 1: TOÁN 
BÀI 99: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Em ôn tập về:
- Đọc, viết, so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Nhận biết giá trị của một chữ số trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Ai viết được nhiều số”
- GV HD HS chơi
2. Đọc cho nhau nghe các số sau rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mội số: 
67 358;
72 315; 124 701; 1 321 107
67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám.
 Chữ số 7 thuộc hàng nghìn.
72 315: Bảy mươi hai nghìn ba trăm mười lăm.
 Chữ số 7 thuộc hàng chục nghìn.
124 701: Một trăm hai mươi tư nghìn bảy trăm linh một.
 Chữ số 7 thuộc hàng trăm.
1 321 107: Một triệu ba trăm hai mươi mốt nghìn một trăm linh bảy.
 Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị.
3. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
Mẫu: 3213465 = 3000000 + 200000 + 10000 + 3000 + 400 + 60 + 5
a) 2357 = 2000 + 300 + 50 + 7
b) 45 017 = 40000 + 5000 + 10 + 7
c) 512879 = 500000 + 10000 + 2000 + 800 + 70 + 9
d) 6 452 760 = 6 000 000 + 400 000+ 50 000 + 2000 + 700 + 60
4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) Ba số tự nhiên liên tiếp: 219; 220; 221 3123; 3124; 3125
b) Ba số lẻ liên tiếp: 1233; 1235; 1237 1139; 1141; 1143
c) Ba số chẵn liên tiếp: 236; 238; 240 5142; 5144; 5146
5. Viết số tự nhiên bé nhất:
a) Khác không : số 1
b) Có hai chữ số: 10
c) Có ba chữ số: 100
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 34C: BẠN THÍCH DỌC BÁO NÀO? (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	- Luyện tập diền và giấy tờ in sẵn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
- Viết các trạng ngữ tìm được ra bảng nhóm.
a) Trên những cành cây, chim đậu trắng xóa.
b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.
c) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
2. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Các trạng ngữ tìm được trong những câu trên trả lời cho câu hỏi ở đâu.
3.Thêm các trạng ngữ cho những câu sau:
a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
c) Trong vườn, hoa đã nở.
4. Thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu sau. Viết kết quả vào bảng nhóm.
a) Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, mọi người đang xem ti vi.
c) Ở bên kia sườn nui, đàn trâu đang gặm cỏ.
5. Viết câu đã hoàn chỉnh ở hoạt động 4 vào vở.
Thứ 5
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 34B: VẺ ĐẸP LÀNG QUÊ (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
3. Trả bài văn miêu tả con vật.
1. Nghe thầy cô nhận xét chung về bài làm của cả lớp.
2, Đọc bài viết của em và lời nhận xét của thầy cô. Sau đó ghi lại vào vở các lỗi đã mắc và sửa lại cho đúng.
3, Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc chữa lỗi.
4, Nghe các bạn trong lớp đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn ở trong và ngoài lớp.
- Cùng nhau thảo luận để tìm ra cái hay của bài hoặc đoạn văn được thầy cô giới thiệu
5, Em chọn một đoạn văn trong bài của em, viết lại theo cách hay hơn. Đọc cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc