Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013

Tiết 1: Lịch sử

 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ .(TR/3)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

 - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam .

B. CHUẨN BỊ:

 -Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

C. LÊN LỚP:

 1- Kiểm tra bài cũ: chuẩn bị của hs

 2- Bài mới:

 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Giới thiệu:

b.Các hoạt động:

Hoạt động1: Làm việc cả lớp

- GV treo bản đồ Địa lý tự nhiên lên bảng giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng

+Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lý tự nhiên VN

GV:Nước ta bao gồm phần đất liền,các hải đảo,vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó. Phần đất liền nước ta có hình chữ S và có nhiều dân tộc sinh sống.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV chia nhóm 6 vàphát cho mỗi nhóm 1 bức tranh (ảnh) về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh, ảnh đó.

* GV:Mỗi dt sống trên đất nước VN có nét văn hóa riêng song đều có cùng 1 TQ ,1 Lịch sử VN.

 Hoạt động 3:Làm việc cả lớp

* Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hang ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể một sự kiện chứng minh điều đó?

GV: Góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp là trách nhiệm của mỗi người

Hoạt động 4: thảo luận cặp

- Yêu cầu trao đổi: Để học tốt môn Lịch sử và Địa lý em cần làm gì?

-GV kết luận như trên

-HS lắng nghe và quan sát bản đồ

-HS trình bày lại và xác định trên bản đồ(TB, Yếu)

 - HS (Khá, giỏi) nhận xét , bổ sung.

+HS xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống.

- Các nhóm xem tranh, ảnh và thảo luận ( Khá, giỏi, TB, Yếu)

Đại diện nhóm báo cáo( TB, yếu)

- Lớp nhận xét(Khá, giỏi)

-

- HS (Khá, giỏi) kể các sự lịch sử của nước ta.

-Vua Hùng Vương, An Dương Vương

- HS thảo luận theo cặp. (Khá, TB. Giỏi) Yếu).

-Thiên nhiên và con người VN, biết công lao của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước.

-Quan sát sự vật hiện tượng.

-Thu thập, tìm kiếm tài liệu.

-Mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, cùng tìm câu trả lời

. - HS(TB, Yếu) trìhnh báy.

- HS (Khá, giỏi) nhận xét.

-2hs đọc ghi nhớ s/4

 

doc 44 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp thể hiện tính trung thực trong học tập
+Tại sao ta phải trung thực trong học tập?
-“ Trung thực trong học tập “ Em đã học ở những ai?
* Vậy chúng ta thực hiện tốt hành động và việc làm trung thực trong học tập theo lời dạy của Bác.
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân bài 1 /4
-GV nêu y/c bài tập
KL:+ Việc c là trung thực trong học tập.
 +Việc a,b,d là thiếu trung thực trong học tập
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm bài 2/4
-Gọi hs đọc y/c
-GV lần lượt nêu và y/c hs tự lựa chọn theo 3 thái độ:
a. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c. Thà bị điểm kém còn hơn phải cầu cứu bạn.
KL: + Ý b,c : đúng ; + Ý a sai
- Vì sao phải trung thực trong học tâp?
-HS xem tranh
-HS nối tiếp liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long.
+HS thảo luận nhóm 4 theo từng cách giải quyết(Giỏi, khá, TB, Yếu)
-Đại diện nhóm trình bày(TB, Yếu)
- HS( Khá, giỏi) nhận xét.
+2 HS đọc ghi nhớ sgk(TB, Yếu)
- Cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Bác Hồ.
- HS (Khá) đọc yêu cầu.
-HS làm việc cá nhân
-HS lần lượt trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.(TB, Yếu)
- HS Khá, giỏi) nhận xét.
-1 HS (Khá, giỏi) đọc
-HS lựa chọn vào 1 trong 2 vị trí: Tán thành, không tán thành , giải thích lí do.
-Đại diện trình bày(TB, Yếu)
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
-1 HS nêu nội dung ghi nhớ
 3. Hoạt động nối tiếp:
 -Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
 -Tự liên hệ bài 6/4
Kể chuyện 
Tiết 1:	 SỰ TÍCH HỒ BA BỂ. (TR/8) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể (do GV kể).
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
 * BVMT: giáo dục các em biết giữ gìn và bảo vệ di tích sẳn có, góp phần bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: chuẩn bị của hs
 2. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
a. Giới thiệu truyện:
b. Các Hoạt động :
Hoạt động 1: GV kể chuyện
- GV kể lần 1.Kết hợp giải nghĩa từ: cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc thiện, bâng quơ.
-GV kể lần 2 + tranh
-KL: Câu chuyện có 3 phần: Ngày hội – Sự gặp gỡ giữa Mẹ con bà góa và bà cụ đi ăn xin - Nạn lụt và sự hình thành hồ Ba Bể.
* Hoạt động 2: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp các câu hỏi trong tranh
-GV: Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn. Kể xong cần trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-GV chia nhóm 6
-Lớp+ gv bình chọn bạn kể chuyện hay, tuyên dương
+Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?
-GV viết ý nghĩa câu chuyện
HS quan sát tranh và đọc thầm yêu cầu của bài
-HS nghe GV kể lần 1.
- HS nghe kể lần 2 kết hợp xem tranh.
- HS (Khá, giỏi) đọc
- Dựa vào tranh minh họa HS kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm vàtrao đổi về ý nghĩa câu chuyện.(Khá, giỏi, TB, Yếu)
* Thi kể chuyện trước lớp:
- Mỗi nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (Khá,giỏi, TB, Yếu)
-2 HS( Khá, giỏi) thi kể toàn bộ câu chuyện.
+Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.(Khá, giỏi)
-2 HS ( TB, Yếu)đọc
3. Củng cố – dặn dò:
 -Theo em ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?(TB, Yếu)
 * Muốn câu chuyện sự tích hồ Ba Bể được nhiều người biết đến các em sẽ làm gì?
 (chúng ta kể cho nhiều người biết đến. Đồng thời phải giữ gìn và bảo vệ bằng nhiều biện pháp phù hợp với khả năng của mọi người)
Kể lại truyện cho người thân nghe. Chuẩn bị Nàng tiên Ốc.
Tiết 3: Thứ tư, ngày 17 tháng 8 năm 2011 
 Toán 
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt)TR/5
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân ( chia) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số.
 - Tính được giá trị của biểu thức.
II. Lên lớp:
 1- Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn so sánh các số ta làm thế nào?
-Tự nêu một phép tính với các số có 5 chữ số rồi tính.
2- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài: 
Bài 1:Tính nhẩm
GV: Khi tính nhẩm ta tính theo số tròn nghìn .
Bài 2 b:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
-GV: Phép cộng, trừ, nhân tính từ phải qua trái; phép chia thực hiện từ trái qua phải.
Bài 3 ( a, b):
Yêu cầu HS nêu các trường hợp tính giá trị của biểu thức
GV:+ Trong biểu thức có 2 phép tính cộng và trừ (hoặc nhân và chia) thực hiện từ trái qua phải.
+ Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: nhân chia trước, cộng trừ sau
+ Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn: tính trong ngoặc đơn trước. 
- GV nhận xét.
-HS nối tiếp tính nhẩm 
-HS(TB, Yếu) nêu
-HS làm trên bảng con
-HS sửa và thống nhất kết quả
- HS (TB, Yếu) nêu.
-HS giải vở
-4 (TB, Yếu) giải bảng lớp
-Nhận xét (Khá, giỏi)
3. Củng cố – dặn dò: 
-Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.(TB, Yếu)
- Nêu cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp(TB, Yếu)
-Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa một chữ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
	 MẸ ỐM(TR/9)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dun: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
 - GDKNS: Thể hiện sự thông cảm đối với bạn nhỏ. Xác định được lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với ba mẹ. Tựnhận thức của bản thân mình có hiếu thảo với ba mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa trong SGK 
 	- Bảng phụ viết sẵn khổ 4 và 5 cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
 HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏiTB, Yếu)
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
2. Bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Giới thiệu :
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Giải nghĩa thêm : Truyện Kiều ( Truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du , kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều )
-GV đọc diễn cảm cả bài.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
Đoạn 1 : Hai khổ thơ đầu 
- Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? 
 Lá trầu  sớm trưa 
Ý đoạn 1 : Mẹ bạn nhỏ ốm không làm gì được
Đoạn 2 : Khổ thơ 3
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
*Yêu cầu đọc thầm toàn bài.
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- Ýđoạn 2: Tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm và tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ
*Hoạt động 3 : - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm cả bài và HTL bài thơ. 
-GV đọc diễn cảm khổ 4 và 5
- Đọc nhẩm HTL bài thơ.
- GV nhận xét.
-HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ.
( Đọc 2 lượt) .
 *Lượt 1: Đọc đúng nhịp điệu bài 
thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Chú ý cách nghỉ hơi.
 *Lượt 2:giảng từ sgk
-Luyện đọc theo cặp.(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
- 1 em đọc cả bài.(Giỏi)
-HS đọc thầm
- Cho biết mẹ bạn nhỏ ốm không ăn trầu được, mẹ không đọc truyện được , ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được(TB, Yếu)
-1 HS(Khá) đọc to
- Cô bác xóm giềng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam - anh y sĩ đã mang thuốc vào. 
(TB, Yếu) 
- HS (Khá)
- HS(Khá giỏi)Bạn nhỏ thương mẹ : 
+ Nắng mưa tư  chưa tan.
+ Cả đời  tập đi .
+ Vì con  nếp nhăn.
- Bạn nhỏ mong mẹ chóng khoẻ : Con mong mẹ khoẻ dần dần 
- Bạn nhỏ không quản ngại, làm việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện , rồi thì múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ diễn cảm.
-HS luyện đọc theo cặp(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
- 3 HSKhá. Giỏi) đọc diễn cảm khổ 4 và 5
- HTL bài thơ. 
- Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài. 
(Có HS TB, Yếu)
3. Củng cố –dặn dò:
	- Nêu ý chính của bài?(Khá, giỏi)
- Em học được gì ở bạn nhỏ? (TB, Yếu)
- Về nhà đọc lại bài thơ.
 - Chuẩn bị: Dế Mèn bênh vực
 Địa lí 
Tiết 1:	 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ.(TR/4)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
 - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
 - Biết tỉ lệ bản đồ ( HS khá, giỏi ).
B. CHUẨN BỊ:
 Bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
C. LÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ : 
	-Môn học lịch sử và Địa lý giúp em hiểu biết gì?(Khá, Giỏi)
 2- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Giới thiệu bài mới: 
b.Các hoạt động:
* Bản đồ:
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
- Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
 - Theo em bản đồ là gì? 
-KL: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
-Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 rồi xác định vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
- Muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
-Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lý Việt Nam treo tường?
-KL:Nắm được cách vẽ bản đồ
* Một số yếu tố của bản đồ
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
- Cho biết bản đồ có những yếu tố naò?
-GV chia nhóm 4 –phát phiếu -3p, y/c các nhóm đọc thầm mục 2/5 quan sát bản đồ trên bản để hoàn thành phiếu
+Nhóm 1, 2: Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Nhóm 3, 4 : Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
+Nhóm 5,6 :Chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
+Nhóm 7,8 : Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
-KL: 1 số yếu tố vừa tìm hiểu đó là:tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ,kí hiệu bản đồ.
- HS quan sát và đọc tên các bản đồ treo trên bảng. (TB, Yếu)
- Đọc thông tin về bản đồ SGK/4(Khá)
-Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất ; bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục; bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.
-là hình vẽ.nhất định
- HS (TB, Yếu) trả lời ghi nhớ.
-HS quan sát và chỉ hình (TB, Yếu)
-HS đọc thầm phần 1 bản đồ
-Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh;nghiên cứu vị tríbản đồ (s/4)(TB, Yếu)
-Bản đồ đã được vẽ thu nhỏ theo tỉ lệ
* Tên của bản đồ cho ta biết điều xác định.
(Khá, giỏi)
-Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ (TB, Yếu)
-HS thảo luận nhóm
-Các nhóm trình bày HS(TB, Yếu)
- HS ( Khá, giỏi) nhận xét.
- Bản đồ Việt Nam cho biết các tỉnh, thành phố, thủ đô, các đảo, quần đảo.
-Tên của khu vựcthể hiện trên bản đồ
-Phía trên bản đồ là hướng Bắc.hướng Tây
Biể đông.
- 1 HS (Khá, giỏi)lên bảng chỉ bản đồ
-Sông , hồ, mỏ than, mỏ dầu, mỏ sắt, mỏ apatit, mỏ bô xit, thủ đô, thành phố, biên giới quốc gia.Kí hiệu bản đồ được dùng thể hiện các đối tượng LS hoặc ĐL(Khá, giỏi)
3. Củng cố- dặn dò:
	-Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?(TB, Yếu)
-Tìm hiểu các loại bản đồ và lược đồ.
- Chuẩn bị bài: Cách sử dụng bản đồ
Tập làm văn
Tiết 1:	 THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?(TR/10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 -Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND Ghi nhớ )
 -Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa ( mục III ).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần nhận xét)
 - Bảng phụ ghi sẳn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
III. Lên lớp:
 1.Mở đầu:GV nêu y/c và cách học tiết TLV để củng cố nền nếp học tập cho hs. 
 2- Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
a. Giới thiệu :
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1:
-Gọi hs kể lại toàn bộ câu chuyện hồ Ba Bể.
-GV chia nhóm 6- phát phiếu học tập
+Nhóm 1,2: Nêu tên các nhân vật ?
+Nhóm 3,4: Nêu các sự việc xảy ra và kết quả.
+Nhóm 5,6:Ý nghĩa câu chuyện 
* Tiểu kết: Ca ngợi những nhân vật có lòng nhân ái, giúp người.Qua chuỗi sự việc lụt lội nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
Bài 2/11: 
-Bài văn có nhân vật không?
-Bài văn có các sự việc xảy ra với các nhân vật không?
-
-Vậy có phải đây là bài văn kể chuyện ?
Bài 3:Tthế nào là văn kể chuyện?
KL: nắm đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
*Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Bài 1: Kể lại câu chuyện, em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường.
*GV:
Trước khi kể, cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ.
Chuỗi sự việc nói đến sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ .
Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng em hoặc tôi) vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vừa kể lại chuyện
- GV nhận xét tuyên dương các em kể tồt,
Bài 2:
-Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Nhận xét: Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.
1 HS (Khá) đọc nội dung bài tập 
-1 HS ( khá , giỏi) kể 
- Các nhóm thảo luận và thực hiện các bài tập vào giấy to rồi trình bày ở bảng lớp.
(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm trình bài.
+Bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, người dự lễ(TB, Yếu)
+Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho; Hai mẹ con người nông dân cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà; Đêm khuya bà cụ hiện hình thành 1 con giao long lớn; Sáng sớm bà cho 2 mẹ con gói tro và 2 mảnh vỏ trấu rồi ra đi; Nước lụt dâng cao, mẹ con người nông dân chèo thuyền cứu người.
(Khá, giỏi)
+Ca ngợi những con người có lòng nhân ái. Khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.(Khá, giỏi)
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài văn
-không (TB, Yếu)
-không, chỉ giới thiệu hồ Ba Bể: vị trí, độ cao, chiều dài,đặc điểm, địa hình
(Khá, giỏi)
-không (TB, Yếu) 
-Sgk/11( Khá, giỏi)
Nhiều HS đọc lại phần ghi nhớ.(TB, Yếu)
- HS nêu một số câu chuyện có nhân vật, có chuỗi sự việc em biết. ( Có HS TB, Yếu)
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
-Từng cặp HS tập kể.(Giỏi, Yếu. Khá, TB)
-Một số HS thi kể trước lớp (Có HS TB, Yếu)
-Cả lớp nhận xét, góp ý.(Khá, giỏi)
-1 HS (Khá) đọc y/c
-Em bé và người phụ nữ có con nhỏ(TB, Yếu)
-Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp(TB, yếu)
- HS (Khá, giỏi ) nhận xét.
3. Củng cố-dặn dò: 
	-Theo em thế nào là văn kể chuyện? (TB, Yếu)
- Tìm đọc một số truyện nói về lòng nhân ái.
- Chuẩn bị: Nhân vật trong truy
 Thư ùnăm, ngày 18 tháng 8 năm 2011 
Tiết 4: Toán
 BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ(TR/6)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
 - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
B. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ kẻ sẵn như SGK
 - Phiếu kẻ khung như BT2/6
C. LÊN LỚP:
 1- Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Cho ví du.
2- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài: 
Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
GV nêu bài toán (theo ví dụ SGK) 
- Treo bảng khung. Đính thẻ số. 
GV nêu vấn đề: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở?
*Nhận xét: 3 + a là biểu thứa có chứa một chư,õ chữ ở đây là chữ a
Hoạt động 2:Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
* Chuyển ý: a là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? 
GV: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a
*Nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức
-Ghi bảng đề bài a/ 6 SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện mẫu.
*Nhận xét: khi tính giá trị của biểu thức cần lưu ý trật tự cách viết. Ví dụ a + 80 = 15 + 80 (không ghi = 80 + 15)
Bài tập 2a: Viết theo mẫu.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp-phát phiếu cho 2 hs 
Nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức.
Bài tập 3b: luyện tập tính giá trị biểu thức. 
-HS chỉ tính : n=10; n=0.
-HS làm vở nháp
-Nhận xét
HS đọc bài toán, xác định cách giải(TB, Yếu)
HS (TB, Yếu) nêu.
HS (TB, Yếu) nêu: nếu thêm 1, có tất cả 3 + 1 vở
Nếu thêm 2, có tất cả 3 + 2 vở
..
Lan có 3 + a vở
HS (Khá, giỏi)nhận xé
Vài hs lặp lại(TB, Yếu)
-HS (TB, Yếu) tính :
 Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
 Tương tự, HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3.
-Vài hs lặp lại(TB, Yếu)
-1hs đọc yêu cầu.
-1 HS Khá, giỏi) làm bảng lớp
-Lớp làm bài độc lập theo mẫu.
-HS (TB, Yếu) sửa bảng.
- HS ( Khá, giỏi) nhận xét.
-HS thảo luận (Giỏi, Yếu. Khá, TB)
-2 HS (TB, Yếu) làm trên phiếu trình bày
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 1 HS (TB) đọc yêu cầu.
- HS giải bảng lớp(TB, Yếu)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
3. Củng cố –dặn dò: 
- Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?(TB, Yếu)
- Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa một chữ (tt)
Luyện từ và câu 
Tiết 2:	LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG.(TR/12)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học âm đầu, vần , thanh ) theo bảng mẫu ở BT1.
 - Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
 - HS khá , giỏi : nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ ( BT4); giải được câu đố ở BT5.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III. Lên lớp:
1- Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cấu tạo cơ bản của tiếng. 
	- Tiếng nào có đủ các bộ phận? Tiếng nào không có đủ các bộ phận? 
2- Bài mới:
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
a.Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:	
 Hoạt động 1: 
Bài tập 1/12:
-Thảo luận cặp: Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu ca dao theo sơ đồ cấu tạo tiếng.
-KL: Các tiếng đều có 3 bộ phận. 
Hoạt động 2: 
Bài tập 2:
-Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên
- GV nhận xét.
Bài tâp 3: 
-GV chia nhóm 4-phát phiếu
- Nhận xét: Các cặp tiếng cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong khổ thơ : choắt – thoắt; xinh – nghênh 
Bài tập 4( khá , giỏi )
-Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
-KL: phần ghi nhớ.
Bài tập 5( Khá , giỏi )
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên phải đọc hết câu, tìm cách thêm bớt các bộ phận mà tìm ra tên vật đố 
-Nhận xét
- 1hs đọc nội dung và ví dụ
- HS thảo luận (Giỏi, Yếu. Khá, TB) 
- HS (TB, Yếu) trình bày.
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
-1 HSđọc yêu cầu.
-HS (Khá, giỏi) nêu miệng: tiếng bắt vần với nhau trong thể thơ lục bát. : ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 -1HS (Khá) đọc yêu cầu cầu của bài tập
-HS thảo luận nhóm (Khá, giỏ, TB, Yếu)
-HS(TB, Yếu) trình bài bảng lớp
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- HS trả lời miệng là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. (Khá, giỏi)
-2 HS (TB) đọc êu cầu và câu đố
-HS thi giải đúng, nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy - Chữ “bút”
Bút bớt đầu là út, đầu đuôi bỏ hết là ú, để nguyên là bút.
3. Củng cố –dặn dò:
	- Nhắc lại cấu tạo của tiếng.(TB, Yếu)
- Mỗi tiếng ít nhất có những âm, thanh nào? Cho ví dụ. (TB, Yếu)
- Tiếp tục tìm những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Có một âm; Có hai âm
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Nhân ha

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 01.doc