Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

Tuaàn 2 tieát 2

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

 (Tiết 2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được: Trung thực trong họp tập giúp em học tập tiến bộ,được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.

- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

- Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.

- Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.Ổn định :

B.Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HS lần lượt đọc lại ghi nhớ bài

“ Trung thực trong học tập” và trả lời BT1, 2.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, tuyên dương.

C.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Để các em biết thực hiện trung thực trong học tập, tiết đạo đức hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập các bài tập về chủ đề này.

- Ghi tên bài lên bảng.

* Hoạt động 1 : Làm BT3.

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.

- Cho HS trình bày.

- Kết luận về cách ưng xử đúng trong mỗi tình huống : Em sẽ làm gì nếu :

a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra.

b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ?

c) Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài cầu cứu em ?

* Hoạt động 2 : Trình bày tiểu phẩm.

- Mời một, hai nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.

+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?

+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ?

- Nhận xét chung, tuyên dương các hoạt động của HS.

D.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài.

- Cho HS nêu lại ghi nhớ.

- GD : Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa ? Nếu có, bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống tương tự như vậy ?

E.Dặn dò :

- Nhận xét các hoạt động của HS.

- Dặn HS về nhà xem lại các tình huống, thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Đọc và tìm hiểu bài : Vượt khó trong học tập. - Hát vui.

- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.

- 1 HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- Thảo luận nhóm.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp trao đổi, chấp vấn, bổ sung.

- Làm việc theo nhóm.

- Các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- Vài HS lần lượt trả lời.

- Lắng nghe.

- 1 HS nhắc lại tên bài.

- 1HS nêu lại ghi nhớ.

- Lắng nghe và lần lượt trả lời.

- Lắng nghe.

 

docx 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* GDKNS:
- Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
- Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trong học tập.
- Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
- Các thẻ xanh, đỏ, vàng của mỗi HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra việc chuẩn bị của HS :
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong “ 5 Điều Bác Hồ dạy” đã dạy các em điều gì ?
+ Ở điều 5 dạy em điều gì ?
- Để làm theo lời Bác “ phải thật thà dũng cảm” hôm nay các em sẽ học bài Trung thực trong học tập.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
- Treo tranh tình huống như SGK, cho HS thảo luận nhóm.
- Nêu tình huống.
+ Nếu em là Long em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như thế ?
- Bạn Long có những cách giải quyết :
. Mượn tranh ảnh của bạn đưa cho cô xem.
. Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà.
. Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau.
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực ?
+ Trong học tập, chúng ta có cần trung thực không ?
- Kết luận : Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : 
 Trung thực trong học tập là thể hiện bằng các biểu hiện cụ thể.
 Trung thực trong học tập, em sẽ được mọi người quý mến.
* Hoạt động 2 : Làm BT1.
- Nêu yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- Kết luận : Việc làm ( c ) là trung thực trong học tập, việc làm ( b ), ( a ), ( d ) là thiếu trung thực trong học tập.
* Hoạt động 3 : Làm BT2.
- Nêu yêu cầu của BT2.
+ Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây :
a) Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- Cho HS trình bày theo 3 thái độ : tán thành, không tán thành, phân vân.
- Cho HS trình bày ý kiến.
- Kết luận : Tán thành ý kiến ( b ) và ( c )
không tán thành ý kiến ( a ).
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Vì sao phải trung thực trong học tập ?
- GD : Là học sinh các em phải thật thà, trung thực có như vậy tạo được lòng tin của mọi người với mình.
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà :
 + Sưu tầm các truyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 + Tự liên hệ (bài tập 6, SGK)
 + Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề “Trung thực trong học tập”.
- Hát vui.
- SGK, vở, bút,
- 1 HS đọc lại “5 Điều Bác Hồ dạy”.
+ “ Khiêm tốn thật thà dũng cảm”.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Quan sát tranh và thảo luận.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày :
- Lắng nghe.
- 2, 3 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Làm việc cá nhân.
- Lắng nghe, đọc thầm tìm hiểu.
- Đọc và chọn ý.
- Trình bày, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Nhắc lại các ý này.
- Thảo luận nhóm.
- Lắng nghe.
- HS đưa thẻ màu xanh, đỏ, vàng để bày tỏ ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận định bổ sung.
- Lắng nghe, thống nhất ý kiến.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 05 thaùng 09 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 2 tieát 2
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
 (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong họp tập giúp em học tập tiến bộ,được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
- Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.
- Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lần lượt đọc lại ghi nhớ bài 
“ Trung thực trong học tập” và trả lời BT1, 2.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để các em biết thực hiện trung thực trong học tập, tiết đạo đức hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập các bài tập về chủ đề này.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Làm BT3.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Cho HS trình bày.
- Kết luận về cách ưng xử đúng trong mỗi tình huống : Em sẽ làm gì nếu :
a) Em không làm được bài trong giờ kiểm tra.
b) Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ?
c) Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi bên cạnh không làm được bài cầu cứu em ?
* Hoạt động 2 : Trình bày tiểu phẩm.
- Mời một, hai nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
- Nhận xét chung, tuyên dương các hoạt động của HS.
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS nêu lại ghi nhớ.
- GD : Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa ? Nếu có, bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống tương tự như vậy ?
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại các tình huống, thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Đọc và tìm hiểu bài : Vượt khó trong học tập.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, chấp vấn, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Vài HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1HS nêu lại ghi nhớ.
- Lắng nghe và lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 12 thaùng 09 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 3 tieát 3
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
 ( Tiết 1 )
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến,noi theo những tấm gương nghèo vượt khó.
* GDKNS:
- Kĩ năng lập kế hoạch vượt khĩ trong học tập.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cơ, bạn bè khi gặp khĩ khăn trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- SGK, các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc ghi nhớ bài “Trung thực trong học tập” và trả lời câu hỏi :
 + Thế nào là trung thực trong học tập ?
 + Trung thực trong học tập sẽ được mọi người đối xử như thế nào ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết vượt qua. Chúng ta hãy cùng xem bạn Thảo trong truyện “Một học sinh nghèo vượt khó”đã gặp những khó khăn gì và vượt qua như thế nào ?
 - Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”.
- Kể chuyện.
- 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện.
* Hoạt động 2 : Thảo luận câu hỏi 1-2 SGK.
- Cho các nhóm thảo luận :
+ Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống ? ( Nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà bạn xa trường ).
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt ? ( Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học tốt và đạt kết quả cao)
- Ghi tóm tắt các ý lên bảng.
- Kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên, học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3 : Thảo luận câu hỏi 3 SGK
 - Cho HS thảo luận.
- Cho HS trình bày.
- Ghi tóm tắt trên bảng
- Kết luận cách giải quyết tốt nhất.
* Hoạt động 4 : Làm BT1.
- Cho HS làm bài.
- Kết luận : Những cách giải quyết tích cực là 
a) Tự suy nghĩ cố gắng làm bằng được.
b) Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
đ) Hỏi thầy giáo,cô giáo hoặc người lớn.
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ.
* Ghi nhớ : Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn.
Có chí thì nên.
 Tục ngữ 
D.Củng cố :
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì ? 
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài tập 3-4 SGK.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe.
- 1,2 em kể, lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời :
- HS trả lời, hs khác nhận xét.
- HS trả lời, hs khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi, đánh giá 
- Lắng nghe.
- Cá nhân.
- Tự chọn cách làm và giải thích.
- Lắng nghe.
-1, 2HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- HS phát biểu .
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 19 thaùng 09 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 4 tieát 4
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
 ( TIẾT 2 )
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến,noi theo những tấm gương nghèo vượt khó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- SGK, những sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó để học tốt.
- Giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ bài “ Vượt khó trong học tập” và trả lời câu hỏi :
+ Kể lại truyện Một học sinh nghèo vượt khó.
+ Em đã từng vượt khó trong học tập như thế nào ?
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để giải quyết những tình huống và liên hệ bản thân đã vượt khó trong học tập chưa, các em cần tìm hiểu tiếp bài “ Vượt khó trong học tập”
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Làm BT2 SGK.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Nêu lại tình huống.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
* Hoạt động 2 : Làm BT3 SGK.
- Giải thích yêu cầu BT.
- Cho HS làm bài.
- Mời vài HS trình bày trước lớp.
- Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
* Hoạt động 3 : Làm BT4 SGK.
- Giải thích yêu cầu của BT.
- Mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- Ghi tóm tắt ý kiến lên bảng.
- Kết luận : Khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
* Kết luận chung : -Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS nêu lại ghi nhớ.
+ Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày em gặp những khó khăn gì ? Em đã vượt qua như thế nào ?
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS : 
 + Thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập.
 + Về nhà thực hiện các nội dung ở phần thực hành.
- Chuẩn bị sau : Biết bày tỏ ý kiến .
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt đọc lại ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận theo tình huống.
- HS trình bày.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- Từng cặp thảo luận.
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân.
- Lắng nghe.
- Một số HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS nêu lại ghi nhớ.
+ Vài HS lần lượt trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 26 thaùng 09 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 5 tieát 5
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN 
(Tiết 1 )
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe,tôn trọng ý kiến của người khác.
* GDKNS:
- Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- Kĩ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin.
*SDNLTK&HQ:
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- SGK đạo đức 4.
- Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm thẻ xanh, đỏ, vàng.
- Một chiếc micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
- Một số đồ dùng để hoá trang tiểu phẩm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ bài “ Vượt khó trong học tập” và trả lời câu hỏi :
+ Em hãy nói mình đã làm gì để vượt khó trong học tập ?
+ Em đã giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập bằng những việc gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Cũng như người lớn mọi trẻ em đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình trước mọi người về nguyện vọng của mình. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu bài : Biết bày tỏ ý kiến.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Khởi động : Trò chơi “ Diễn tả”.
+ Cách chơi : Chia HS thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật hoặc một bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành một vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.
+ Ý kiến của mỗi nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không ?
* Kết luận : Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về một sự vật.
* Hoạt động 1 : Thảo luận tình huống ( Câu 1, 2 trong SGK ).
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận : Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
* Hoạt động 2 : Làm BT2 SGK.
- Nêu yêu cầu BT.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
* Hoạt động 3 : Làm BT2 SGK.
- Phổ biến cho HS cách bày tỏ ý kiến thái độ thông qua các tấm bìa màu.
+ Màu đỏ : Biểu lộ thái độ tán thành.
+ Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối.
+ Màu vàng : Biểu lộ thái độ phân vân.
- Lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
- Yêu cầu HS giải thích lí do.
- Nhận xét, kết luận : Các ý kiến a), b), c), d) là đúng. Ý kiến đ) là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự mới có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần thực hiện.
- Cho HS đọc ghi nhớ :
 Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em. Em cần mạnh dạn chia sẻ, bày tỏ những ý kiến, mong muốn của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
D.Củng cố :
 Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến của mình, nhưng khi phát biểu phải thể hiện như thế nào ?
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Về nhà xem thực hiện bài tập 4.
- Tập tiểu phẩm “Một buổi tối ở gia đình bạn Hoa” để tiết sau biểu diễn.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Hoạt động theo nhóm.
- Nghe và thực hành.
- Trả lời :
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Bày tỏ ý kiến.
- Lắng nghe.
- Giơ thẻ biểu lộ ý kiến.
- Vài em giải thích.
- Nhận xét.
- 1,2 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Vài em trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 03 thaùng 10 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 6 tieát 6
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN 
(Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
* GDKNS:
- Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- Kĩ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin.
*SDNLTK&HQ:
- Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Như đã chuẩn bị ở tiết 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Ổn định :
B.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
 Đọc thuộc lòng ghi nhớ “ Biết bày tỏ ý kiến”
- Nhận xét.
C.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Để các em biết cách bày tỏ ý kiến của mình. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục học bài “ Biết bày tỏ ý kiến”. 
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Tiểu phẩm “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
1. Nội dung : Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
2. Thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? ( Mẹ Hoa muốn cho Hoa nghỉ học để giúp gia đình.Bố Hoa không đồng ý và bảo mẹ Hoa hãy hỏi ý kiến của Hoa ).
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? Ý kiến của Hoa có phù hợp không ? ( Học một buổi, còn một buổi phụ giúp gia đình, đây là ý kiến phù hợp ).
+ Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào ?
- Kết luận : Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ý liến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng phải biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
* Hoạt động 2 : Trò chơi “ Phóng viên”.
- Nêu cách chơi : Một số em sẽ làm phóng viên đến hỏi ý kiến của các bạn mình như :
+ Tình hình vệ sinh của lớp mình, trường mình.
+ Nội dung sinh hoạt của lớp mình, chi đội mình.
+ Những công việc nào bạn muốn nhận làm.
+ Những hoạt động nào bạn muốn được tham gia ?
+ Địa điểm bạn muốn đi tham quan, du lịch.
+ Dự định của bạn trong hè này.
- Kết luận : Mỗi người đều có quyền suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
* Hoạt động 3 : Cho HS trình bày các bày viết, tranh vẽ.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm có nội dung hay.
* Kết luận chung : 
- Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
D.Củng cố :
Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến như thế nào ?
Khi bày tỏ ý kiến, cần bày tỏ như thế nào?
E.Dặn dò : 
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị : Tiết kiệm tiền của.
- Hát vui.
- 2 em lần lượt thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- 3 em đóng vai : Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
- Thảo luận nhóm.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo lớp.
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe. 
- Các nhóm trình bày và giải thích.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
-Trả lời.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
........

Tài liệu đính kèm:

  • docxDAO DUC 1-6.docx