Giáo án Đại cương - Năm học 2009 - 2010 - Tuần 1 đến tuần 17

Tiết 2,3: Tiếng Việt

ỔN ĐỊNH TỐ CHỨC LỚP

I. Mục đích yêu cầu

_ Gíup học sinh nhận biết tên sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng việt.

_ Làm quen với bạn bè trong lớp học, biết sử dụng đồ dùng học tập.

_ Có ý thức cố gắng học tập.

II. Các hoạt động dạy-học

Tiết 1:

 A: Kiểm tra bài cũ

GV: Điểm danh học sinh, thực hiện tổ chức

 B: Bài mới

1.Giới thiệu bài: Giới thiệu môn học

2. Nội dung:

 a) Xây dựng nề nếp:

GV: Phân lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các tổ nhóm học tập.

GV: Giới thiệu tên SGK, vở bài tập, cách sử dụng sách.

HS: Thực hiện đúng cách cầm sách, tư thế ngồi, cách cầm bút.

 

doc 207 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 946Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại cương - Năm học 2009 - 2010 - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét cho điểm.
2/Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp)	
*HĐ1: HD HS làm bài tập.
	Bài 1: Tính.
- Cả lớp làm bài. GV gọi HS chữa bài.
 Kết luận: Củng cố về phép cộng một số với 0, Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
Bài 2:Tính. 
- HS G nêu cách cách làm .
- HS làm bài. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. ( HS Tb, Y làm 3 cột đầu) 
- Gọi 4 HS K, TB, Y lên làm . HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau. GV nhận xét.
Kết luận: Củng cố về tính chất của phép cộng (khi đổi chổ các số trong phép cộng ,kết quả không thay đổi).
Bài 3: >, <, =.
- HS K, G nêu cách làm, chẳng hạn: 3 cộng 2 bằng 5, 5 lớn hơn 4, vậy 3 + 2 > 4. HS TB, Y nhắc lại.
- HS cả lớp làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
Bài 4: Viết kết quả phép cộng 
- GV hướng dẫn cách làm: ( lấy một số ở cột đầu cộng với một số ở hàng đầu trong bảng đã cho rồi viết kết quả vào ô vuông thích hợp trong bảng đó).
- HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS TB, Y. 
GV thu vở chấm bài 3, 4 và nhận xét.
Kết luận: Bài 3, 4 củng cố về phép cộng một số với 0, Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
3/ Củng cố, dặn dò. 
- GV gọi HS K, G đọc kết quả bài tập 4. 	
- Dặn HS về làm BT1, 2 trong SGK vào vở ô li và xem trước tiết 33.
__________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tiết 1,2: Tiếng việt:
Bài 36: ay - â - ây
 Trang74
I/ Mục đích,yêu cầu:Giúp HS:
- HS đọc và viết được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc được từ ứng dụng: cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối.
- Câu ứng dụng:Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái cthi nhảy dây
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủđề: Chạy, bay, đi bộ, đi xe.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- HS đọc và viết tiếng tuổi thơ, buổi tối
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	tiết 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
- GV lưu ý cho HS làm quen với â, như đã thường làm với một số âm chữ đặc biệt như p - q, ở phần học âm và chữ. Con chữ này khi đánh vần, ta gọi tên: ớ : ớ - y- ây. 
*HĐ1: Nhận diện vần ay.
- HS đọc trơn vần ay. (Cả lớp đọc)
? Phân tích vần ay. (HS:K, TB phân tích; HS: G bổ xung)
	? So sánh vần ay với ai.	(HS: K,G so sánh, HS: TB,Y lắng nghe và nhắc lại).
- HS dùng bộ chữ ghép vần ay. (Cả lớp ghép). GV nhận xét 
*HĐ 2: Đánh vần.
- Yêu cầu HS đánh vần vần ay 
? Muốn có tiếng bay ta phải thêm âm gì. (HS: K G trả lời).
? Phân tích tiếng bay. ( HS: TB, Y phân tích, HS: K, G nhận xét, bổ xung).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép GV nhận xét .
? Đánh vần tiếng bay ( HS: K, G đánh vần ,TB, Y đánh vần lại).
- GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: máy bay.
- HS ghép từ máy bay. (Cả lớp ghép). GV nhận xét.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: máy bay (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS	
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần ay. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa a với y. - - HS viết. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
- GV viết mẫu từ máy bay. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý HS nét nối giữa m và ay, b và ay. (HS: quan sát).
- HS viết. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Vần: ây (Quy trình tương tự).
*HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng: (HS: K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại).
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: xay, ngày, vây, cây).
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: ngày hội, cối xay...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. 
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học. (HS: K, G tìm trước HS TB,Ynhắc lại).
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết: ay, ây, máy bay, nhảy dây.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV chấm bài và nhận xét.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: chạy, bay, đi bộ, đi xe .(HS: K,G đọc trước,HS TB,Y nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (HS: Bạn trai đang chạy, bạn gái đang đi bộ).
? Hằng ngày em đi đến lớp bằng phương tiện nào (đi xe hay đi bộ). (HS: trả lời).
? Bố mẹ đi làm bằng gì. (HS: trả lời).
? Chạy, bay, đi bộ, đi xe thì cách nào là đi nhanh nhất. (HS trả lời: Bay nhanh nhất).
	? Trong giờ học nếu phải đi ra ngoài thì các em có nên chạy nhảy và làm ồn không. 
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS TB, Y đọc lại bài trong SGK.
? Tìm những tiếng có vần vừa học. (Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 37.
________________________________________________
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:Giúp HS cũng cố về: 
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Phép cộng một số với 0.
- So sánh các số. Nhìn tranh viết phép tính thích hợp.
III/Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS G lên bảng làm BT 4 trong VBT trang 37.
	- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (trực tiếp).	
*HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
Bài 1: Tính.
- GV cho HS làm 3 cột đầu, còn lai HS về nhà làm tiếp. GV nhận xét.
Bài 2: Tính. 
? Muốn tính 2 + 1 + 1 ta làm như thế nào. (HS: Ta phải cộnh lần lượt từ trái sang phải, lấy 2 cộng 1 bằng 3 rồi lấy 3 cộng 1 bằng 4).
- 2HS K lên bảng làm bài, HS ở dưới lớp làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. 
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
GVKL: Bài 1, bài 2 giúp ta củng cố về bảng cộng và làm phép tính cộng trong phạm vi 5.
Bài 3: ,=
? Muốn điền dấu trước hết ta phải làm gì. (HS: Thực hiên phép cộng nếu có).
- Cả lớp làm bài . GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV cho 2HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau, kiểm tra kết quả lẫn nhau. 
- GV gọi một số HS đọc kết quả bài bạn rồi nhận xét.
GVKết luận: Củng cố phép cộng với 0 và cách so sánh các số.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tranh rồi tập nêu bài toán. 
- GV hướng dẫn HS viết phép tính tương ứng trong mỗi phần. HS tự làm. 
GV Kết luận: Giúp các em củng cố về nhìn tranh, viết phép tính thích hợp.
3/ Củng cố, dặn dò. 
- GV gọi 2HS TB, Y đọc lại kết quả bài tập 1.	
- Dặn HS về làm bài 4 trong SGK vào vở ô li và xem trước tiết 34.
_________________________________________________________________
Tiết 4: Thủ công
GV bộ môn thực hiện
__________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
Tiết 1,2:Tiếng việt 
Bài 37: ôn tập 
 Trang 76
I/ Mục đích,yêu cầu:Giúp HS :
- HS đọc và viết được một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng: i và y.
- Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng:
Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
- Nghe hiểuvà kể lại theo tranh truyện kể: Cây khế.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- HS đọc và viết máy bay, nhảy dây. 
- Đọc câu ứng dụng: Giờ ra chơi, é trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1
*Giới thiệu bài. (qua bài cũ).
*HĐ1: Ôn tập các vần vừa học.
- GV treo bảng ôn 1, yêu cầu 1 HS G lên bảng chỉ và đọc to các vần ở bảng ôn đã học trong tuần các vần kết thúc bằng i và y.
- GV đọc vần HS K chỉ chữ.
- GV chỉ chữ ( không theo thứ tự). HS TB đọc vần ( HS: đọc nhóm cả lớp, cá nhân)
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
*HĐ 2: Ghép chữ thành vần.
- GV cho HS ghép (dùng bộ chữ ghép) các chữ ở cột dọc và dòng ngang của bảng ôn để tạo thành vần ai, ay, ây, oi... và cho HS đọc .
? Trong bảng ôn ô tô màu có ý nghĩa gì. (HS: K, G trả lời).
- GV ghi vào bảng ôn
- Tương tự GV cho HS dùng bộ chữ lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang và điền vào bảng ôn các vần như trên.
- Gọi hai HS K, G lên bảng chỉ bảng đọc. (HS: Đọc cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
*HĐ 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
? Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào. ( HS: đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.)
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng ( 1HS G đọc trước, cả lớp đọc lại). 
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV giải nghĩa một số từ: tuổi thơ, mây bay...
- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
*HĐ 4 : Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu các từ tuổi thơ, mây bay lên bảng, vừa viết hướng dẫn cách viết. 
- HS viết. GV quan sát và nhận xét.
- GV lưu ý các nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
- HS tập viết từ tuổi thơ trong vở tập viết.
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- GV cho HS luyện đọc lại bài ôn ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc lớp, nhóm , cá nhân )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dõi nhận xét.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- Đọc đoạn thơ ứng dụng .
- HS quan sát tranh GV giới thiệu: Bức thanh vẽ người mẹ đang quạt mát và ru con ngủ giữa trưa hè: 
? Qua hình ảnh của bức tranh, các em thấy được điều gì.? (HS: Tình yêu thương thương của người mẹ dành cho con).
- HS đọc đoạn thơ ứng dụng ( HS G đọc trước , TB, Y đọc lại đọc theo nhóm, lớp).
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
*HĐ2: Luyện viết.
- HD HS tập viết các từ ngữ còn lại trong vở tập viết. mây bay
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Kể chuyện: Cây khế.
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa trong SGK 
- HS lắng nghe và quan sát tranh. (HS thảo luận theo nhóm 4em).
- GV có thể đưa ra câu hỏi gợi ý:
? Tranh 1 muốn diễn tả nội dung gì. ( HS: Kể về một gia đình cha mẹ mất sớm)
? Tranh 2 : chuyện gì xảy ra với cây khế của người em. ( HS: Một hôm có một con đại bàng từ đâu bay tới). 
? Tranh 3: Người em có theo chim ra đảo lấy vàng không. (Có)
	 Người em lấy rất nhiều vàng phải không. ( không)
	 Cuộc sống sau này của em như thế nào (giàu có)
? Tranh 4: Thấy người em trở nên giàu có, người anh đã có thái độ như thế nào.
? Tranh5: Ngưòi anh lấy vàng về cũng giàu có như người em phải không.( không, vì anh quá tham lam nên bị rơi xuống biển)
- HS quan sát tranh và tập kể trong nhóm
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm kể lại nội dung truyện theo từng tranh
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể theo tranh, nhóm nào kể tốt nhất nhóm đó thắng cuộc.
- GV nhận xét chọn ra nhóm thắng cuộc.
	?Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì. ( HS: câu chuyện khuyên chúng ta không nên quá tham lam)
- GV đó chính là ý nghĩa câu chuyện. Gọi vài HS K, G nhắc lại.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bảng ôn.
 - Dặn HS về học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 32.
____________________________________________________
Tiết 3: Toán
Kiểm tra định kỳ
Đề bài do phòng ra
____________________________________________________
Tiết 4: Thực hành
Toán – Tiếng việt
I. Mục đích, yêu cầu:Giúp HS:
- Chữa bài kiểm tra định kỳ
- Thực hành tiếng việt bài 37.
II.Các hoạt động dạy - học: 
1.Toán: Chữa bài kiểm tra.
2.Tiếng việt: hs làm vở bài tập trang 38.
_ Nối: Hs đọc rồi nối :Nhà bé nuôi bò lấy sữa. Khói chui qua mái nhà. Cây ổi thay lá mới.
- Điền từ ngữ : Hs quan sát và điền : cái chổi, tưới cây, cái gậy.
- Viết : đôi đũa, suối chảy.
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi.
3.Củng cố, dặn dò	
 - Học sinh chữa bài, sữa bài(nếu có)
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
__________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tiết 1,2:Tiếng việt 
Bài 38 : eo –ao
Giáo án chi tiết
___________________________________________
Tiết 3: Toán
Phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Có khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. 
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS lên bảng víêt, đọc bảng cộng trong phạm vi 3 . 
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.	 
*HĐ1: Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
Bước 1:HD HS phép trừ 2 - 1 = 1
- GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tự nêu bài toán, chẳng hạn: “Có hai chấm tròn bớt đi một chấm tròn.Hỏi còn lại mấy chấm tròn? ( HS K, TB nêu Y nhắc lại).
- HS trả lời (Có 2 chấm tròn, bớt đi 1 chấm tròn còn lại 1 chấm tròn. HS TB,Y nhắc lại)
- GV nói: “2 bớt đi 1 còn 1” , GV ghi bảng : 2 - 1 = 1
- GV chỉ bảng (dấu - đọc là trừ ) và chỉ vào 2 - 1 = 1 đọc: “2 trừ 1 bằng 1”.
- HS TB,Y đọc lại. Lớp đọc đồng thanh, nhóm ,cá nhân .
- GV hỏi khắc sâu phép tính:Hai trừ 1 bằng mấy? ( HS TB, Y trả lời).
Bước 2: HD HS làm phép trừ 3 - 1 = 2 ; 3 - 2 =1. 
- GV HD tương tự như đối với 2 - 1 = 1.
Bước 3: HD HS nhận biết bước đầu về mối quan hệ cộng và trừ: 
 - GV cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi : Có 2 cái cốc thêm 1 cái cốc. Hỏi có tất cả mấy cái cốc ?
- HS K, G trả lời và nêu phép tính 2 + 1 = 3.
- GV lại cài tranh lên bảng và hỏi: Có 3 con bướm bớt đi 1 con bướm .Hỏi còn lại mấy con bướm ?. (HS TB: còn lại 2 con bướm).
? Ta có thể viết bằng phép tính nào. (HS: 3 - 1 = 2).
- GV viết hai phép tính lên bảng và gọi HS đọc: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 =2.
- Tương tự như vậy GV cho HS cầm một que tính lên và nói. Có một que tính thêm hai que tính. Hỏi tất cả có mấy que tính. (HS: Có tất cả ba que tính).
- GV: 1 thêm 2 bằng 3 hay 1cộng 2 bằng 3.
- Tương tự GV hỏi để cho ra phép trừ 3 - 2 = 1.
- Cuối cùng GV cho HS đọc toàn bộ các phép tính.
2 + 1 = 3 ; 3 - 1 = 2 ; 1 + 2 = 3 ; 3 - 2 = 1.
- GV nói: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
* HĐ 2: Luyện tập .
Bài 1: Tính.
- GV HD HS cách làm bài và giúp HS TB, Y làm bài
- HS làm bài. 2HS TB lên bảng làm hai cột đầu. 2HS Y làm hai cột sau.
- GV chữa bài và nhân xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chổ trống.
 - 3 HS K, TB lên bảng làm bài, ở dưới làm vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- HS giỏi và GV nhận xét bài trên bảng.
Bài 3 : Nối phép tính với số thích hợp.
- GV giúp HS TB, Y làm bài, Gọi đại diện 3HS G của 3 tổ lên bảng thi làm bài. 
- GV nhân xét và chữa bài 
	Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và tự nêu yêu cầu bài toán. 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm xem ghi phép tính gì vào ô trống cho thích hợp.
- Gọi đại diện một số cặp nêu kết quả thảo luận. HS giỏi và GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò. 
- GV gọi HS đọc lại các phép trừ trong phạm vi 3.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
- Dặn HS về nhà ôn bài và xem trước tiết 35
_____________________________________________
Tiết 4 : Hát
GV bộ môn thực hiện
__________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tiết 1,2:Tiếng việt 
Tập viết: Tiết 7, Tiết 8
I/ Mục tiêu:
* Giúp HS viết đúng, đẹp các từ: xưa kia, mùa dưa, ngà voi...đồ chơi, tươi cười, ngày hội... 
- Viết đúng chữ thường, đúng qui định của kiểu chữ nét đều.
- HS viết đúng qui trình các con chữ. Có ý thức giữ rìn sách vở sạch đẹp.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS viết các từ: nhà ngói, ngựa gỗ. 
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:
*Giới thiệu bài (trực tiếp).
*HĐ1: Giới thiệu các từ cần viết.
- GV cho học sinh quan sát các từ đã chuẩn bị trên bảng phụ.
- GV gọi 2HS K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại. GV nhận xét.
*HĐ2: hướng dẫn học sinh tập viết.
- GV cho HS quan sát các chữ mẫu đã viết trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
? Từ “mùa dưa” gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
? Tiếng “mùa” gồm có con chữ, vần và dấu gì. (HS K, G trả lời: con chữ m vần ua và dấu huyền. HS TB, Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh, độ cao của các con chữ).
? Từ “tươi cười”gồm có mấy tiếng ghép lại. (HS K, TB trả lời. HS G nhận xét).
? Tiếng “tươi” gồm có con chữ nào đứng trước, vần gì. (HS K, G trả lời: con chữ t và vần ươi. HS TB,Y nhắc lại).
? Khi viết ta cần lưu ý điều gì. (HS: Cần lưu ý các nét nối giữa các con chữ và dấu thanh).
- GV HD HS viết lần lượt từng từ một. GV viết mẫu vừa viết vừa nêu qui trình viết. 
- HS đồng loạt viết vào không trung, sau đó viết lần lượt vào vở nháp. 
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.	
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
*HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết.
- GV HD HS viết bài vào vở tập viết, GV nhắc HS viết bài vào vở cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế. (HS: Đồng loạt viết).
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y.
- GV thu một số bài chấm, nhận xét về chữ viết, cách trình bày.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các nét nối giữa các con chữ trong tiếng, từ. (HS K, G nêu)
- Dặn HS về nhà tập viết những từ còn lại trong vở tập viết.
- HS luyện viết bài vào vở ô li cho đúng mẫu chữ. 
__________________________________________________
 Tiết 3:Tự nhiên xã hội 
Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Kể về những hoạt động mà em thích.
- Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
- Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thể.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi: 
? Ăn uống như thế nào để được sức khoẻ tốt. GV nhận xét cho điểm. 
2/ Bài mới:	
Khởi động: Trò chơi “Hướng dẫn giao thông”.
- GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm mẫu các động tác. (HS: Lắng nghe và quan sát).
- Học sinh thực hiện chơi 1đến 2 lần.
GV giới thiệu bài mới.
*HĐ1: Thảo luận theo cặp.
	Mục tiêu: HS nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
CTH: Bước 1: GV hướng dẫn:
- Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em trơi hàng ngày.
- HS từng cặp cùng nhau trao đổi.
Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh kể lại tên các trò chơi của nhóm mình. GV nhận xét.
- GV nêu câu hỏi gợi ý, cả lớp thảo luận.
	? Những hoạt động vừa nêu có lợi gì (có hại gì) cho sức khẻo. (HS: K, G nêu, HS TB, Y nhắc lại).
 Kết luận: GV nêu tên một số trò chơi: “Mèo đuổi chuột, cướp cờ...”.
- Nhắc HS cẩn thận khi chơi.
*HĐ2. Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ.
CTH: Bước 1: Cả lớp làm việc.
- Giáo viên hướng dẫn, cả lớp quan sát tranh (trang 20, 21 SGK) và trả lời câu hỏi:
? Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng tranh. Nêu rõ tranh nào vẽ cảnh vui chơi, trạnh nào vẽ cảnh luyện tập TDTT. (HS K, HS G nhận xét).
Bước 2: Giáo viên gọi HS K, G trả lời, HS TB, Y nhắc lại).
Kết luận: - Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẻ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức
- Có nhiều cách nghỉ ngơi: Đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là ghỉ ngơi tích cực
* HĐ3: Quan sát theo nhóm nhỏ (3 - 4 học sinh). 
Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày.
CTH:Bước 1: Thảo luân nhóm 3 - 4 học sinh. 
- GV hướng dẫn:
	? Quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong các hình trang 21 SGK.
	? Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
Bước 2: GV gọi đại diện một số nhóm phát biểu nhận xét, diễn lại tư thế của các ban trong từng hình. Cả lớp quan sát nhận xét.
- GV nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hàng ngày
3 Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi: 
? Tại sao chúng ta cần phải nghỉ ngơi khi mệt. (HS: K, G trả lời TB,Y nhắc lại)
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 10.
_____________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật
GV bộ môn thực hiện
__________________________________________________
BGH duyệt ngày../../2009
__________________________________________________________________________
Tuần 10 
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: 
Chào cờ đầu tuần.
________________________________________________
Tiết 2,3: Tiếng việt:
Bài 39 : au – âu 
Trang 80 
I/ Mục đích,yêu cầu: Giúp HS :
- Hiểu được cấu tạo vần au, âu. HS đọc và viết được : au, âu, cây cau, cái cầu.
- Đọc được từ ứng dụng: rau cải, lau sậy, chân châu, sáo sậu và câu ứng dụng:
 Chào mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủđề: Bà cháu
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi HS TB lên bảng đọc và viết tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	tiết 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Nhận diện vần au.
- HS đọc trơn vần au .(Cả lớp đọc )
? Phân tích vần au. (HS: K, TB phân tích; HS: G bổ xung)
? So sánh vần au với ai 	(HS: K,G so sánh, HS: TB,Y lắng nghe và nhắc lại).
- HS dùng bộ chữ ghép vần au. (Cả lớp ghép).
- GV: Nhận xét 
*HĐ 2: Đánh vần.
- Yêu cầu HS đánh vần vần au ( HS : đánh vần lần lượt ). 
? Muốn có tiếng cau ta phải thêm âm gì . (HS : K G trả lời)
? Phân tích tiếng cau . (HS :TB,Y phân tích, HS: K,G nhận xét, bổ xung ).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt).
? Đánh vần tiếng cau ( HS: K,G đánh vần, TB, Y đánh vần lại).
- GV cho HS quan sát tranh và rút ra từ khóa: cây cau.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: cây cau (HS đọc cá nhân, nhóm, lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS	
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần: au, cây cau. GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.( HS: quan sát )
- HS viết 
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Vần : âu ( Quy trình tương tự )
*HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( HS: K, G đọc trước HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2 HS TB lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích một số từ ngữ : lau sậy, sáo sậu.,,
tiết 2
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá, giỏi theo dõi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB,Yđọc lại. Đọc theo nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K, G tìm trước HS TB, Y nhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: au, âu, cây cau, cái cầu.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. 
- GV nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Bà cháu. (HS: K, G đọc trước,HS TB, Y nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp t

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai Cuong Tuan 1 17.doc