Giáo án Chính tả Lớp 4 - Nghe viết: Ai đã nghĩ ra các số 1,2,3,4...? - Năm học 2016-2017 - Khuất Thị Thu Uyên

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- Khi học môn Toán, học về những con số 1, 2, 3, 4,. các em đã bao giờ thắc mắc những con số này do ai nghĩ ra chưa? Bài chính tả ngày hôm nay sẽ cho chúng ta biết được Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,., và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch, êt/êch.

b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.

- 1 HS đọc bài văn Ai đã tìm ra các số 1, 2, 3, 4, ?. Cả lớp theo dõi trong SGK, gạch chân dưới những danh từ riêng và những từ khó.

- Tóm tắt: Nội dung mẩu chuyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, không phải do người A-rập nghĩ ra, mà do một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,

- Mời HS nêu những danh từ riêng và từ khó mà mình gạch chân.

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Nghe viết: Ai đã nghĩ ra các số 1,2,3,4...? - Năm học 2016-2017 - Khuất Thị Thu Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017
Chính tả
Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,... ?
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BT chính tả phương ngữ 2a, b.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 2 phiếu viết nội dung BT3.
HS: bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ổn định lớp:
 - Hát tập thể.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Khi học môn Toán, học về những con số 1, 2, 3, 4,... các em đã bao giờ thắc mắc những con số này do ai nghĩ ra chưa? Bài chính tả ngày hôm nay sẽ cho chúng ta biết được Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,..., và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch, êt/êch.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó. 
1 HS đọc bài văn Ai đã tìm ra các số 1, 2, 3, 4, ?. Cả lớp theo dõi trong SGK, gạch chân dưới những danh từ riêng và những từ khó.
Tóm tắt: Nội dung mẩu chuyện giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, không phải do người A-rập nghĩ ra, mà do một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4, 
Mời HS nêu những danh từ riêng và từ khó mà mình gạch chân.
Yêu cầu HS viết danh từ riêng và những từ khó vào bảng con:
+ A-rập, Ba-đát
+ dâng tặng, trị vì, truyền bá rộng rãi
+ Theo báo Thiếu niên Tiền phong.
Dặn dò HS năm 750 viết bằng số.
Hoạt động 2: Viết chính tả
- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết.
- GV đọc lại cả bài 1 lần để HS kiểm tra lại bài.
- 2 HS ngồi gần đổi chéo vở chấm bài, tổ trưởng tổng hợp lỗi vào bảng nhóm, nhóm chấm đúng hết được cộng điểm. GV chấm 1 số vở.
- GV nhận xét chung.
c. Hoạt động 3: Phân biệt tr/ch, êt/êch. 
Bài tập 2a
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS thảo luận theo tổ để ghép thành tiếng có nghĩa, có thể thêm dấu thanh, đặt 1 câu với 1 trong những từ vừa tìm được: 
+ Tổ 1: tr-ai, tr-am, tr-an
+ Tổ 2: tr-âu, tr-ăng, tr-ân
+ Tổ 3: ch-ai, ch-am, ch-an
+ Tổ 4: ch-âu, ch-ăng, ch-ân
+ Tổ 5: b-êt, ch-êt, d-êt
+ Tổ 6: h-êt, k-êt, t-êt
+ Tổ 7: b-êch, ch-êch, d-êch
+ Tổ 8: h-êch, k-êch, t-êch
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, cộng điểm cho nhóm làm đầy đủ, đúng.
Bài tập 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS hoàn thành BT3 vào vở.
- GV dán 2 tờ phiếu đã viết nội dung truyện, mời 2 HS lên bảng thi làm bài.
4. Nhận xét - Dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học.
- Chuẩn bị bài: Nhớ – viết: Đường đi Sa Pa.
HS hát.
HS lắng nghe.
- HS theo dõi trong SGK và gạch chân dưới danh từ riêng và từ khó.
- HS nêu những danh từ riêng và những từ khó: A-rập, Bát-đa, Ấn Độ, dâng tặng, trị vì, truyền bá rộng rãi, Theo báo Thiếu niên Tiền Phong.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
a.
- trai, trái, trải, trại.
- tràm, trám, trảm, trạm.
- tràn, trán.
+ Hè tới, lớp chúng em sẽ đi cắm trại.
- trâu, trầu, trấu.
- trăng, trắng.
- trân, trần, trẩn, trận.
+ Trăng đêm nay tròn vành vạnh.
- chai, chài, chái, chải, chãi.
- chàm, chạm.
- chan ,chán, chạn.
+ Bé có một vết chàm trên cánh tay.
- châu, chầu, chấu, chẫu, chậu.
- chăng, chằng, chẳng, chặng.
- chân, chần, chẩn.
+ Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.
b. 
- bết, bệt 
- chết.
- dết,dệt 
+ Thằng bé ngồi bệt xuống đất.
- hết, hệt 
- kết 
- tết
+ Bạn Lan giống hệt mẹ.
- bệch 
- chếch, chệch 
+ Chúng tôi đã lạc đường vì đi chệch hướng,
- hếch.
- kếch, kệch
- tếch.
+ Một con gấu to kếch xù.
- HS sửa bài vào vở. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thực hiện.
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
Trí nhớ tốt
	Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tâm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:
Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
	Nghe vậy Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:
Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_29_Ngheviet_Ai_da_nghi_ra_cac_chu_so_1_2_3_4.docx