Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định, không mắc qúa 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT2,BT3 a hoặ BT CT phương ngữ do GV sọan.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2, để phần giấy trắng phía dưới cho HS làm tiếp BT3 ( ghi lời giải câu đố ).

- Vở BT Tiếng Việt tập 1, bảng con.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Ổn định :

B. Kiểm tra bài cũ :Gọi 2HS viết trên bảng các từ ngữ sau : lập loè, dở dang, vội vàng, đảm đang, tảng sáng, hoang mang.

- Gọi HS nhận xét bạn viết từ trên bảng.

- Nhận xét từng HS.

C.Bài mới :

* Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”

- Ghi tên bài lên bảng.

* Hướng dẫn HS nghe - viết.

 a.Hướng dẫn chính tả:

- Đọc đoạn viết chính tả trong SGK một lượt.

- Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả cần viết

+ Câu chuyện Mười năm cõng bạn đi học xảy ra ở đâu ?( Câu chuyện xảy ra ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.)

+ Vì sao bạn Sinh lại cõng bạn Hanh đến trường hằng ngày ? ( Vì bị Hanh bị liệt cả hai chân).

- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con, chú ý tên riêng cần được viết hoa:(Vinh Quang,Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh ), con số ( 10 năm, 4 ki-lô-mét ), từ ngữ dễ viết sai ( khúc khuỷu, gập gềnh, liệt )

b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:

- Nhắc cách trình bày bài.

- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu ( bộ phận câu ) đọc 3 lượt.

- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.

* Nhận xét và chữa bài.

- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.

- Nhận xét chung.

* Hướng dẫn HS làm bài tập :

Bài tập 2 :

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên giao việc : Bài tập cho đoạn văn Tìm chỗ ngồi, cho sẵn một số từ trong ngoặc đơn. Nhiệm vụ của các em là phải chọn 1 trong 2 từ cho trước trong đoạn văn sao cho đúng chính tả khi bỏ dấu ngoặc đơn.

- Dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung truyện vui lên bảng, mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.

- Cho HS đọc lại truyện vui sau khi điền từ hoàn chỉnh.

+ Hãy nêu tính khôi hài của truyện vui.

+ Ông khách ngồi đầu hàng ghế tưởng rằng người đàn bà giẫm phải chân ông hỏi thăm để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, từng HS về chính tả, phát âm, khả năng hiểu tính khôi hài và châm biếm của truyện vui, chốt lại lời giải :

Tìm chỗ ngồi

 Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát ( sau, xau ), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế ( rằng / rằn ) :

 - Thưa ông ! Phải ( chăng / chăn ) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?

 - Vâng, nhưng ( sin / xin ) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn ), tôi không ( sao / xao )!

 - Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để ( sem / xem ) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Bài tập 3 :

- Chọn Cho HS làm BT3a.

- Cho HS đọc câu đố bài 3a.

- Cho cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :

a) Để nguyên – tên một loài chim

 Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.

D.Củng cố :

- Cho HS nhắc lại tên bài chính tả vừa viết.

- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai nhiều trong bài chính tả vừa viết.

E.Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại truyện vui Tìm chỗ ngồi, HTL cả hai câu đố. Đọc trước bài: cháu nghe câu chuyện của bà. - Hát vui.

- 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.

- 1HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên bài.

- HS theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm lại đoạn chính tả.

+ HS trả lời

+ HS trả lời

- 2HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS nghe và viết chính tả vào vở.

- HS soát lại bài.

- HS đổi tập để soát lỗi

- Lắng nghe.

- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe và theo dõi bài tập trong SGK.

- 3 HS viết lại những tiếng đúng, gạch tiếng sai. Cả lớp dùng viết chì làm vào VBT.

- Từng HS đọc lại truyện vui theo đúng các từ đã chọn.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe để nhận xét đúng và làm bài đúng.

- HS ghi lời giải đúng vào vở.

-1hs đọc, lớp đọcthầm.

- Cả lớp viết nhanhvào bảng con

- HS nhận xét, giải

Dòng 1 : chữ sáo.

Dòng 2 : chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao.

- HS nhắc lại.

- Hsviết lại.

- Lắng nghe.

 

docx 14 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 4 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : ( Lựa chọn ).
a/ Điền vào chỗ trống l hay n.( chọn câu a hoặc b ).
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và đoạn văn.
- Giao việc : BT cho một đoạn văn ngắn trong đó có một số chữ còn để trống phụ âm đầu. Nhiệm vụ của các em là chọn l hoặc n để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả bài tập. Treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cho HS làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng ( lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho). 
Bài tập 3 : (Dành cho HS khá giỏi )
D.Củng cố
- Cho HS đọc lại nội dung bài tập 2 và câu đố ở bài tập 3.
- HS viết lại các từ sai.
E.Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết lại những từ viết sai nhiều. Học thuộc cả hai câu đố ở BT3 để đố lại người khác.
- Chuẩn bị bài sau : Mười năm cõng bạn đi học.
- Hát vui.
- HS chuẩn bị : vở, bút, bảng, VBT.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe theo dõi trong SGK. 
+ HS nêu 
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết 
- HS viết vào bảng con. 
- HS lắng nghe.
- HS viết chính tả. 
- HS soát lại bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm vào VBT. 
- HS nối tiếp nhau lên đền vào bảng phụ ( mỗi HS lên điền 1 chỗ chấm ). 
- HS ghi lời giải đúng vào VBT. 
- HS viết đọc
- 1, 2 HS lên bảng viết.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 01 thaùng 09 naêm 2015
Moân : Chính taû 
Tuaàn 2 tieát 2
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định, không mắc qúa 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2,BT3 a hoặ BT CT phương ngữ do GV sọan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2, để phần giấy trắng phía dưới cho HS làm tiếp BT3 ( ghi lời giải câu đố ).
- Vở BT Tiếng Việt tập 1, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra bài cũ :Gọi 2HS viết trên bảng các từ ngữ sau : lập loè, dở dang, vội vàng, đảm đang, tảng sáng, hoang mang.
- Gọi HS nhận xét bạn viết từ trên bảng.
- Nhận xét từng HS.
C.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe – viết đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học” 
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe - viết.
 a.Hướng dẫn chính tả: 
- Đọc đoạn viết chính tả trong SGK một lượt.
- Cho HS đọc thầm lại đoạn chính tả cần viết
+ Câu chuyện Mười năm cõng bạn đi học xảy ra ở đâu ?( Câu chuyện xảy ra ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.)
+ Vì sao bạn Sinh lại cõng bạn Hanh đến trường hằng ngày ? ( Vì bị Hanh bị liệt cả hai chân).
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con, chú ý tên riêng cần được viết hoa:(Vinh Quang,Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh ), con số ( 10 năm, 4 ki-lô-mét ), từ ngữ dễ viết sai ( khúc khuỷu, gập gềnh, liệt) 
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu ( bộ phận câu ) đọc 3 lượt. 
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
* Nhận xét và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.
- Nhận xét chung. 
* Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Giáo viên giao việc : Bài tập cho đoạn văn Tìm chỗ ngồi, cho sẵn một số từ trong ngoặc đơn. Nhiệm vụ của các em là phải chọn 1 trong 2 từ cho trước trong đoạn văn sao cho đúng chính tả khi bỏ dấu ngoặc đơn.
- Dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung truyện vui lên bảng, mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Cho HS đọc lại truyện vui sau khi điền từ hoàn chỉnh.
+ Hãy nêu tính khôi hài của truyện vui.
+ Ông khách ngồi đầu hàng ghế tưởng rằng người đàn bà giẫm phải chân ông hỏi thăm để xin lỗi. Hoá ra bà ta chỉ hỏi để biết mình có trở lại đúng hàng ghế mình đã ngồi lúc nãy không mà thôi.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, từng HS về chính tả, phát âm, khả năng hiểu tính khôi hài và châm biếm của truyện vui, chốt lại lời giải :
Tìm chỗ ngồi
 Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát ( sau, xau ), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế ( rằng / rằn ) :
 - Thưa ông ! Phải ( chăng / chăn ) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?
 - Vâng, nhưng ( sin / xin ) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn ), tôi không ( sao / xao )!
 - Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để ( sem / xem ) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
Bài tập 3 : 
- Chọn Cho HS làm BT3a.
- Cho HS đọc câu đố bài 3a.
- Cho cả lớp thi giải nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) Để nguyên – tên một loài chim
 Bỏ sắc – thường thấy ban đêm trên trời.
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài chính tả vừa viết.
- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai nhiều trong bài chính tả vừa viết.
E.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại truyện vui Tìm chỗ ngồi, HTL cả hai câu đố. Đọc trước bài: cháu nghe câu chuyện của bà.
- Hát vui.
- 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả. 
+ HS trả lời 
+ HS trả lời 
- 2HS viết bảng lớp, còn lại viết bảng con. 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và viết chính tả vào vở. 
- HS soát lại bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi 
- Lắng nghe.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe và theo dõi bài tập trong SGK.
- 3 HS viết lại những tiếng đúng, gạch tiếng sai. Cả lớp dùng viết chì làm vào VBT.
- Từng HS đọc lại truyện vui theo đúng các từ đã chọn.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe để nhận xét đúng và làm bài đúng.
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
-1hs đọc, lớp đọcthầm.
- Cả lớp viết nhanhvào bảng con 
- HS nhận xét, giải 
Dòng 1 : chữ sáo. 
Dòng 2 : chữ sáo bỏ dấu sắc thành chữ sao. 
- HS nhắc lại.
- Hsviết lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 08 thaùng 09 naêm 2015
Moân : Chính taû 
Tuaàn 3 tieát 3
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe – viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát,các khổ thơ; mắc không qúa 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT2a .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a 
- Vở BT Tiếng Việt tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS lên bảng viết các từ ngữ sau : xa xôi, xinh xắn, sâu xa, sắc sảo, sưng tấy.
- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.
- Nhận xét từng HS.
C.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ biết bạn nhỏ yêu thương bà như thế nào qua bài chính tả nghe – viết Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
a.Hướng dẫn chính tả :
- Đọc bài thơ cho HS theo dõi. 
- Cho một HS đọc lại bài thơ.
+ Bài thơ nói lên điều gì ?( Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đên mức không biết cả đường về nhà mình).
- Cho HS đọc thầm đoạn chính tả.
- Nhắc HS chú ý các tiếng dễ viết sai chính 
tả : trước, sau, làm, lưng, lối, rưng rưng, mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng.
+ Khi viết thơ lục bát các em trình bày như thế nào ? (Câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1ô. Câu 8 viết sát lề vở. Hết mỗi khổ thơ phải để trống 1 dòng, rồi viết tiếp khổ sau).
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc HS cách trình bày bài : Khi viết tên bài viết ở giữa trang giấy, chữ cái đầu câu viết hoa.
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 3lượt. 
-Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
* Nhận xét và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.
- Nhận xét chung. 
* HS làm bài tập chính tả ( Lựa chọn )
2.a/ Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
- Giao việc : BT cho một đoạn văn, trong đó có một số tiếng còn để trống phụ âm đầu. Nhiệm vụ của các em là phải chọn tr hoặc ch điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- Dán lên bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm đúng, nhanh. Sau đó cho từng em đọc lại mẩu chuyện.
- Nhận xét ( về chính tả, phát âm ), chốt lại lời giải đúng :
 Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu : “ Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng đánh giặc.
- Cho HS đọc lại đoạn văn.
- Giúp HS hiểu hình ảnh : Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. ( Thân trúc, tre có nhiều đốt. Dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước ).
+ Hãy nêu ý nghĩa của đoạn văn.( Đoạn văn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người ).
2b. ( Dành cho HS khá, giỏi )
D.Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS viết lại các từ còn sai nhiều trong bài chính tả.
- Cho HS đọc lại đoạn văn ở BT2.
E.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm và viết vào vở tên 5 con vật bắt đầu bằng chữ tr / ch. hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã. 
- Chuẩn bị tiết học sau : Truyện cổ nước mình.
-Hát vui.
- 2HS viết trên bảng, cả lớp viết vào bảng con.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK 
- 1HS đọc bài , lớp theo dõi.
+ HS nêu: 
- HS cả lớp viết lần lượt các từ vào bảng con, 2HS viết trên bảng.
+ HS trả lời : 
- HS lắng nghe để trình bày đúng.
- HS nghe viết chính tả. 
- HS soát lại bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 3HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở BT, sau đó đọc lại mẩu chuyện trước lớp.
- HS dưới lớp nhận xét. 
- HS ghi lời giải đúng vào vở.
- 1HS đọc lại mẩu chuyện. 
- Lắng nghe.
+ HS nêu : 
- 1HS nêu lại tên bài.
- HS viết lại vào vở các từ còn sai nhiều.
- 1HS đọc lại đoạn văn ở BT2.
- Lắng nghe
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 15 thaùng 09 naêm 2015
Moân : Chính taû 
Tuaàn 4 tieát 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhớ – viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT 2a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a 
- Vở BT Tiếng Việt 4 tập 1, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 nhóm HS thi viết :
+ Nhóm 1 : Viết tên các con vật bắt đầu bằng tr.
+ Nhóm 2 : Viết tên các đồ vật có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- Gọi HS nhận xét 2 nhóm viết các từ trên bảng.
- Nhận xét từng HS.
C.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hôm nay, một lần nữa ta lại đến với những câu chuyện cổ qua bài chính tả nhớ viết một đoạn trong bài Truyện cổ nuớc mình.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
a.Hướng dẫn chính tả: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cho HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ.
- Cho HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ lục bát. 
- Nhắc HS chú ý những tiếng đầu dòng và danh từ riêng cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : tuyệt vời, sâu xa, phật, tiên, thiết tha. 
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Cho HS nhớ và tự viết đoạn thơ.
* Nhận xét và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
*HS làm bài tập chính tả.
* Hướng dẫn HS làm BT2 ( lựa chọn )
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a 
a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi ?
- Giao việc : BT cho đoạn văn nhưng còn để trống một số từ. Nhiệm vụ của các em là phải chọn từ có âm đầu là r, gi hoặc d để điền vào chỗ trống đó sao cho đúng.
- Phát phiếu khổ to cho một số HS, cho HS làm bài.
- Cho những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét ( về chính tả / phát âm ), chốt lại lời giải đúng.
 - Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mát khúc nhạc đồng quê.
 - Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
b) -( Dành HS khá giỏi )
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại đoạn văn ở BT2a 
- Cho HS viết lại những tiếng còn sai nhiều trong bài chính tả.
E.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại những đoạn văn ( khổ thơ ) trong BT2a .Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học.
- Chuẩn bị bài sau : Những hạt thóc giống. 
- Hát vui.
- 2 nhóm lên bảng thi viết, các HS còn lại viết vào nháp.
+ trâu, trăn, ( chim ) trĩ, ( cá ) trê, trai ( hến ), trùn ( giun ),
+ chổi, mũ, chảo, đĩa, cửa sổ, hộp sữa, vở, dây chão, thước kẻ,.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc to, cả lớp theo dõi. 
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS nêu :
- Lắng nghe.
- 2HS viết bảng lớp viết vào bảng con. 
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang vở.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Một số HS làm bài trên phiếu, cả lớp làm vào vở BT.
- HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã được điền đầy đủ tiếng.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS ghi lời giải đúng vào vở. 
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 2HS đọc lại.
- HS viết vào vở.
-Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 22 thaùng 09 naêm 2015
Moân : Chính taû 
Tuaàn 5 tieát 5
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT 2a..
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ và 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a 
- Vở BT Tiếng Việt, tập 1, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS viết các từ sau : reo hò, gieo hạt, rẻo cao, dẻo dai, vầng trăng, nâng đỡ.
- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.
- Nhận xét, từng HS.
C.Bài mới : 
*Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ được viết một đoạn trong bài Những hạt thóc giống làm bài tập chính tả. 
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS nghe viết.
 a.Hướng dẫn chính tả: 
- Đọc toàn bài chính tả trong SGK. 
- Cho HS đọc lại đoạn văn cần viết, chú ý nhũng từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày. 
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi.
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài : 
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu ( bộ phận câu ) đọc 3 lượt. 
- Đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
* Nhận xét và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.
Giáo viên nhận xét chung 
* HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : Lựa chọn.
a) Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n. 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a.
- Giao việc : Bài tập cho đoạn văn, trong đó có một số chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n. Nhiệm vụ của các em là viết lại các chữ đó sao cho đúng. 
- Dán lên bảng 3, tờ phiếu khổ to, phát bút dạ mời 3, nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn đã điền đủ những chữ bị bỏ trống.
- Nhận xét ( từ tìm được / chính tả / phát âm ), kết luận nhóm thắng cuộc. Chốt lại bài làm đúng.
 Hưng vẫn hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng nộp bài cho cô giáo. Em buồn, vì bài kiểm tra lần này có thể làm em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.
b) Tìm những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng.
( Dành HS khá giỏi )
Bài tập 3 : 
D.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS viết lại những tiếng còn sai nhiều trong bài chính tả.
E.Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về HTL hai câu đố để đố lại người thân.
- Chuẩn bị bài sau : Người viết truyện thật thà.
Hát vui.
- 2 HS lần lượt viết theo lời đọc của GV.
- 1HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- HS theo dõi trong SGK. 
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- HS lần lượt viết vào bảng con. 
- HS lắng nghe để viết và trình bày đúng.
- HS gấp SGK nghe - viết chính tả. 
- HS soát lại bài. 
- HS đổi vở để soát lỗi cho nhau và ghi lỗi ra ngoài lề trang vở.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 3, nhóm lên bảng điền từ tiếp sức mỗi HS điền 1 từ và truyền bút cho bạn của nhóm mình điền tiếp. Nhóm nào đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. 
- Các nhóm nhận xét chéo với nhau. 
- 1HS nhắc lại tên bài.
- 2HS lần lượt đọc lại.
- Lắng nghe.
* Ruùt kinh nghieäm : .................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù ba ngaøy 29 thaùng 09 naêm 2015
Moân Chính taû 
Tuaàn 6 tieát 6
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 - Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ 3a, 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Sổ tay chính tả.
 - Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng sau phát cho một vài HS sửa lỗi ( BT2 , giúp GV nhận xét ( trực quan ) trước lớp – BT2 :
Viết sai
. . .
Sửa lại cho đúng là
. . .
 - Từ điển ( hoặc một vài trang từ điển phô tô ) để HS làm BT3.
 - Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT3a đủ cho các nhóm thi tìm từ láy.
 - Vở BT Tiếng Việt, tập 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định : 
B. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2HS viết các từ :
nước lên, lên năm, nói lắp, nói liền,
rối ren, xén lá, kén chọn, leng keng.
- Gọi HS nhận xét bạn viết các từ trên bảng.
- Nhận xét, từng HS.
C.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ đến với nhà văn Ban-dắc qua bài chính tả Người viết truyện thật thà.
- Ghi tên bài lên bảng.
*Hướng dẫn HS nghe viết.
a.Hướng dẫn chính tả: 
- Đọc một lượt bài chính tả Người viết truyện thật thà.
- Cho HS đọc lại truyện.
+ Nội dung của câu chuyện là gì ? ( Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối ).
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : Pháp, Ban-dắc.
b.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- Nhắc cách trình bày bài : 
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn của câu cho HS viết. Mỗi câu 
( bộ phận câu ) đọc 3 luợt. 
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
* Nhận xét và chữa bài.
- Thu tại lớp 7 đến 10 bài.
*HS làm bài tập chính tả :
Bài tập 2 :
- Cho HS đọc nội dung BT2.
- Nhắc HS : 
+ Viết tên bài cần sửa lỗi là : Người viết truyện thật thà. 
+ Sửa tất cả các lỗi có trong bài, không phải chỉ sửa lỗi âm đầu s / x hoặc lỗi về dấu hỏi / dấu ngã.
- Phát riêng cho một số HS viết bài mắc lỗi chính tả.
- Cho HS dán phiếu đã sửa lỗi xong lên bảng.
- Nhận xét ( có đối chiếu với vở viết ), chấm chữa.
- Kiểm tra, chấm 7 – 10 bài trên sổ tay hoặc vở, VBT của một số HS. Nêu nhận xét chung.
Bài tập 3 : Lựa chọn.
a) Tìm từ láy có tiếng chứa âm s.(M : suôn sẻ)
 Tìm từ láy có tiếng chứa âm x.(M : xôn xao)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3a (đọc cả mẫu).
- Giao việc : Bài tập yêu cầu các em phải tìm các từ láy có tiếng chứa âm s, có tiếng chứa âm x. Muốn vậy, các em phải xem lại từ láy là gì ? Các kiểu từ láy ?
+ Từ láy là những từ như thế nào ?
- Phát phiếu và vài trang từ điển cho các nhóm thi tìm nhanh từ láy phụ âm dầu s / x.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc ( nhóm tìm được đúng / nhiều từ láy ). Chốt lại những từ HS tìm đúng : 
+ Từ láy có chứa âm s : su su, sôi sục, sung sướng, sò sẫm, sóng sánh,
+ Từ láy có chứa âm x : xao xuyến, xanh xao, xúm xít, xông xênh, xốn xang, xúng xính, xa xôi, xào xạc, xao xác,
b) Tìm từ láy có tiếng chứa thanh hỏi . ( M : nhanh nhảu ).
Tìm từ láy có tiếng chứa thanh ngã. ( M : mãi mãi ).
D.Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS viết lại những từ còn sai nhiều trong bài viết.
E.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài để không viết sai.
- Dặn HS chuẩn bị bản đồ có tên các quận, huyệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxCHINH TA 1-6.docx