Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 năm 2010

I. Mục tiêu.

- Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.

- Chơi hai trò chơi "Đua ngựa" và "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia chơi chủ động và nhiệt tình và an toàn.

II. Lên lớp

1. Phần mở đầu (6-10 phút)

 - G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.

 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.

 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.

 - Chơi trò chơi: 1-2 phút.

 - Kiểm tra bài cũ: 1- 2 phút

2. Phần cơ bản (18-22 phút)

 *Chơi trò chơi "Đua ngựa": 5-7 phút. G nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho H chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phạt.

 * Ôn đi đều theo 2- 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp: 5 phút. Thi đua giữa các tổ với nhau 1- 2 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20 m. G biểu dương tổ tập đều, đúng và không ai đi sai nhịp hoặc có người đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều.

 * Chơi trò chơi "lò cò tiếp sức": 6- 8 phút. Cho H nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của G, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, G có thể tăng thêm yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ H tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi.

 

doc 22 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Thể dục:
Tung và bắt bóng - trò chơi "Bóng chuyền sáu".
I. Mục tiêu.
	- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
	- Làm quen với trò chơi "Bóng chuyền sáu". Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Lên lớp
1. Phần mở đầu (6-10 phút)
	- G nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học: 1-2 phút.
	- Chạy nhẹ nhàng một hàng dọc theo địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập: 1-2 phút.
	- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 1-2 phút.
	- Chơi trò chơi: 1-2 phút.
2. Phần cơ bản (18-22 phút)
	- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8-10 phút. Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, G đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng.
	- Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần, G biểu dương tổ tập đúng.
	- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 5 - 7 phút.
	- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần.
	- Làm quen trò chơi "Bóng chuyền sáu": 7- 9 phút. G nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho H tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1-2 lần, sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc (4- 6 phút)
	- Tập một số động tác hồi tĩnh, sau đó vỗ tay theo nhịp và hát: 1- 2 phút.
	- G cùng H hệ thống bài: 2 phút.
	- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1- 2 phút.
	- G giao bài tập về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung
................................................................................
Chính tả: 
Nhà yêu nước nguyễn trung trực.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nghe viết đúng chính tả bài: nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
	- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
	- Giúp H thêm yêu mến TV.
II. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
	- 1 H đọc bài tập 3 của tiết 15.
	- G kiểm tra vở bài tập của học sinh.=> Nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài:
G nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
	b) Hướng dẫn H nghe - viết:
	- G đọc một lần đoạn chính tả cần viết.
	- H đọc thầm lại bài chính tả.
	- Bài chính tả cho em biết điều gì? (Nguyễn Trung Trực là người yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khẳng khái, lưu danh muôn thuở: bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây).
	- G nhắc học sinh viết hoa đúng các từ: Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kỳ, Tây và những từ dễ viết sai: chài lưới, nổi dậy, khẳng khái,.
	- G đọc từng câu hoặc từng bộ phận của câu để học sinh viết.
	- G đọc để học sinh soát lỗi, H đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi bằng bút chì.
	- G chấm từ 8-10 bài. Sau đó nhận xét.
	c) Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
 Bài tập 2. H đọc và phân tích yêu cầu của BT
	- H làm bài – H trình bày bài làm => G nhận xét và đánh giá
	Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
	Hạt mưa mải miết trốn tìm
	Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
	Quất gom từng hạt nắng rơi.
	Tháng giêng đến tự bao giờ?
	Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
 Bài tập 3. Cách tổ chức tương tự bài tập 2.
3. Củng cố dặn dò:
	- G nhận xét tiết học. 
	- Dặn dò H chuẩn bị bài sau.
................................................................................
Luyện từ và câu:
Câu ghép
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản (Như phần ghi nhớ)
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1), thêm được 1 vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
- Giúp H biết cách sử dụng câu ghép trong giao tiếp.
- H K- G thực hiện được yêu cầu BT2
II. Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài: G nêu MĐ YC của tiết học
2. Phần nhận xét:
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bộ nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
+ Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
* H đánh số thứ tự 4 câu trong vở BTTV 
* H gạch một gạch chéo ngăn cách CN, VN (hoặc một gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ. G hướng dẫn H đặt câu hỏi: ai? Con gì? Cái gì? (để tìm chủ ngữ); làm gì? thế nào? (để tìm vị ngữ).
* H phát biểu ý kiến, G mở bảng phụ đã viết đoạn văn, gạch dưới bộ phận CN, VN trong mỗi câu văn theo lời phát biểu của học sinh, chốt lại lời giải đúng.
+ Yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép
* Câu đơn (câu do một cụm C-V tạo thành) câu 1.
* Câu ghép (câu do nhiều cụm C-V bình đẳng với nhau tạo thành): câu 2, 3, 4.
+ Yêu cầu 3: Có thể tách mỗi cụm C-V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được không? Vì sao? (không đựơc, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành một câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ... thì.....) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa).
G chốt lại: các em đã hiểu được những đặc điểm cơ bản của câu ghép. Nội dung ghi nhớ thể hiện rõ các đặc điểm cơ bản ấy.
3. Phần ghi nhớ.
- Hai, ba học sinh đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một, hai học sinh xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK).
4. Phần luyện tập.
Bài tập 1. 
- H làm bài – H nêu kq BT => G nhận xét và KL
Stt
Vế 1
Vế 2.
Câu 1
Trời /xanh thẳm
Biển cũng thẳm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch.
Câu 2
Trời/ rải mây trắng nhạt
Biển/ mơ màng dịu hơi sương
Câu 3
Trời/ âm u mây mưa
Biển/ xám xịt, nặng nề
Câu 4
Trời/ ầm ầm giông gió
Biển /đục ngầu giận dữ
Câu 5
Biển /nhiều khi rất đẹp
Ai /cũng thấy như thế
Bài tập 2. Dành cho H K- G Không thể tách mỗi vế câu ghép trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài tập 3. – H đọc yêu cầu BT
- H thêm vế câu – H trình bày – G nhận xét và KL: 
+ Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ Mặt trời mọc, sương tan dần.
+ Trong chuyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.
+ Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
5. Củng cố dặn dò:
- G nhận xét tiết học. 
- Dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp H:
	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
	- Làm BT 1; 3a.
II.Đồ dùng dạy học
G : Chuẩn bị bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Bài1: Tính diện tích hình thang biết chiều cao và 2 đáy
	- H vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
	- G yêu cầu tất cả các H tự làm sau đó H đổi vở kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau. Có thể gọi một số H đọc kết quả từng trường hợp, H khác nhận xét G đánh giá bài làm của H.
H nêu lại cách tính diện tích hình thang?
2. Bài 2: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán. 
	- G yêu cầu H suy nghĩ để nêu cách tính theo các bước:
	+ Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
	+ Tính diện tích của thửa ruộng.
	+ Từ đó số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
	G yêu cầu H về nhà tự giải bài toán
3.Bài 3a: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ và kết hợp sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích:
	- G yêu cầu mỗi H quan sát và tự giải bài toán, đổi vở cho nhau để kiểm tra bài làm của bạn.
	- G đánh giá bài làm của H.
4. Củng cố dặn dò
	- G nhận xét tiết học
	- Dặn H chuẩn bị bài sau.
................................................................................
Lịch sử:
chiến thắng lịch sử điện biên phủ.
I. Mục tiêu
Qua bài này, giúp H biết:
	- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
G nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Bài mới.
	a)Hoạt động 1. Làm việc theo nhóm.
	- G tổ chức cho H thảo luận theo 3 nhóm: Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng " tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ" là pháo đài kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương những năm 1953-1954.
Nhóm 2. Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhóm 3. Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
	- G yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	b)Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp.
	- G chia H thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ bài học.
Nhóm 1. Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Gợi ý: H sử dụng lược đồ, thuật lại diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ sau đó tóm tắt và nhớ được 3 đợt tấn công của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
	Đợt 1: bắt đầu từ ngày 13/ 03.
	Đợt 2: bắt đầu từ ngày 30/ 03.
	Đợt 3: bắt đầu từ ngày 01/ 05 đến ngày 07/ 05 thì kết thúc thắng lợi.
Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Gợi ý: chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà các em đã được học ở SGK lớp 4? (chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa).
	c)Hoạt động 3. Làm việc cả lớp.
	- G có thể cho H quan sát ảnh tư liệu 
	- H tìm một số câu thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ hoặc bài hát.
	- H kể một số tấm gương chiến đấu anh dũng trong chiến dịch.
	G nhận xét đánh giá - G đọc phần tư liệu cho H nghe
3. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét giờ học – Dặn dò H chuẩn bị bài cho giờ sau
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Kể chuyện:
Chiếc đồng hồ
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng nói:
	 - Dựa vào lời kể của G và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Chiếc đồng hồ.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua cc. BH muốn khuyên cán bộ nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, cũng quan trọng do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình
2. Rèn kỹ năng nghe.
	- Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ câu chuyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
	- GD cho H biết đoàn kết, tinh thần vì tập thể.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
- G nêu MĐ, YC của tiết học.
2.G kể chuyện Chiếc đồng hồ. Đoạn đối thoại giữa Bác Hồ với cán bộ trong hội nghị giọng thân mật, vui.
	- G kể lần 1, H nghe.
	- G kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to.
	- G kể lần 3.
3.Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
	- Một học sinh đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ kể chuyện.
	a) Kể chuyện theo cặp.
	Mỗi H kể 1/2 câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
	b) Thi KC trước lớp.
	- Một vài tốp học sinh, mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. Yêu cầu tối thiểu: H kể được vắn tắt nội dung từng đoạn theo tranh. Yêu cầu cao hơn: H kể tương đối kỹ từng đoạn (nhất là đoạn gắn với tranh 3- Bác Hồ trò chuyện với các cô chú cán bộ.
	- Một hai học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
Mỗi nhóm và cá nhân kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
4.Củng cố, dặn dò
- G nhận xét tiết học, khen ngợi những H, nhóm H kể chuyện hay.
- Yêu cầu H về nhà kể lại câu chuyện cho người thân và chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần sau.
................................................................................
Tập đọc: 
Người công dân số một (Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
	1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
	- Đọc phân biệt lời nhân vật (Thành, Lê, Mai), lời tác giả.
	- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
	2. Hiểu nội dung của phần 2 (người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân) và ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch (ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành).
	- GD cho H lòng yêu quê hương, đất nước.
	 - H K- G biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách từng nhân vật.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
	Gọi 2 H đọc và trả lời câu hỏi 1&2 của phần 1 bài: Người công dân số một.
	G nhận xét và đánh giá
2. Dạy bài mới
	a) Giới thiệu bài: G nêu MĐ, YC của tiết học.
	b) Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài
	* Luyện đọc
Đọc diễn cảm đoạn kịch - đọc phân biệt lời các nhân vật: lời anh Thành hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường; lời anh Lê thể hiện thái độ quan tâm lo lắng cho bạn, lời anh Mai điềm tĩnh, từng trải.
- 1 H đọc bài 
	- G chia bài làm 2 đoạn để LĐ: Đoạn 1 từ đầu đến lại còn say sóng nữa. 
	 Đoạn 2 phần còn lại.
	- H đọc nối tiếp lần 1 kết hợp LĐ từ khó 
	- H đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó ( Như phần chú giải)
- H luyện đọc theo cặp.
- Một hai học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
* Tìm hiểu bài.
- Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có gì khác nhau? (anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. Anh Thành không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước).
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?( Anh giơ 2 bàn tay ra và nói: Đây tiền đây.
- Người công dân số một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? (Người công dân số một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là người công dân số 1 vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở người.)
	* Luyện đọc diễn cảm.
	- G mời 4 học sinh đọc 4 đoạn kịch theo cách phân vai: anh Thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện. G hướng dẫn các em thể hiện đúng lời nhân vật; đọc đúng các câu hỏi: Lấy tiền đâu mà đi? Tiền ở đây chứ đâu? Đi ngay có được không anh?...
	- G hướng dẫn H đọc diễn cảm một đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai. Trình tự hướng dẫn: G đọc mẫu- từng tốp 4 học sinh phân vai luyện đọc- Một vài tốp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn kịch.
	- G nhận xét + bình chọn nhóm đọc hay nhất
	- 1 H đọc lại toàn bài => Tìm nội dung chính ( Như phần mục tiêu)
	Vài H nhắc lại 
3.Củng cố dặn dò
 - G nhận xét tiết học – Hướng dẫn H học ở nhà + Chuẩn bị bài cho giờ sau.
................................................................................
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp H:
 - Củng cố kỹ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Làm BT1; 2.
II. Hoạt động dạy học
1.Bài 1.
	- H củng cố kỹ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác, củng cố kỹ năng tính toán trên các số thập phân và phân số.
	H đọc bài toán rồi giải
	- G yêu cầu tất cả H tự làm sau đó H đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một số H đọc kết quả từng trường hợp, H khác nhận xét, G đánh giá bài làm của H.
2.Bài 2. 
	- H đọc bài toán + quan sát hình vẽ
	- H vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
	- G yêu cầu H tự làm bài. G gọi một H đọc kết quả, các H khác nhận xét. G đánh giá bài làm của H.
3.Bài 3.Dành cho H K- G
	H củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
	- H đọc + phân tích bài toán 
	- H tự giải – 1 H làm vào bảng nhóm
	- H nêu lời giải, H khác nhận xét.
	- G đánh giá bài làm của H và nêu một cách giải bài toán.
4.Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học
	- Dặn H hoàn thiện các bài tập + chuẩn bị bài cho giờ sau
................................................................................
Khoa học:
Dung dịch
I. Mục tiêu:
Sau bài học H có khả năng:
Nêu được 1 số ví dụ về dung dịch.
Kể tên một số dung dịch.
Nêu một số cách tách các chất ra khỏi dung dịch.
II. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Thực hành "tạo ra một dung dịch".
	MT: Giúp H biết cách tạo ra 1 dung dịch; kể được tên 1 số dung dịch
	CTH: G chia lớp làm 4 nhóm làm TN và trả lời:
	- Tạo ra một dung dịch đường hoặc dung dịch muối, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng. 
	- Thảo luận các câu hỏi:
	+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
	 Dung dịch là gì?
	+ Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
G kết luận: Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
	Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
2.Hoạt động 2. Thực hành.
	MT: H nêu được cách tách các chất trong dung dịch
	CTH: - Đọc mục hướng dẫn thực hành trang 77 và làm việc theo nhóm bàn
	- Làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
	- Nếm thử giọt nước đọng và rút ra kết luận.
	- H trình bày G kết luận.
	Ta có thể tách các chất trong dung dịch ra bằng cách chưng cất.
	 Chưng cất để tạo ra nước cất dùng trong y tế hoặc một số ngành khác.
3. Củng cố dặn dò: 
	- Chơi trò chơi " Đố bạn" 
	? Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?
	? Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta đã dùng bằng cách nào?
	H thi đua trình bày – G nhận xét bổ sung và kết luận
	- Nhận xét đánh giá giờ học.
	- Dặn H chuẩn bị bài cho giờ sau.
.................................................................................................................................
Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn:
Luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài)
I. Mục đích yêu cầu
	- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài. Nhận biết được 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
	- Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
	- Giúp H thêm hứng thú với môn TLV
II. Các hoạt động dạy học 
	1) Giới thiệu bài: G gợi ý cho H nhắc lại kiến thức đã học (từ lớp 4 về 2 kiểu mở bài).
	2) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1. 
	- Hai học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1 (H đọc phần lệnh và đoạn mở bài a, H 2 đọc đoạn mở bài b và chú giải từ khó. Cả lớp theo dõi trong SGK.
	- H đọc thầm lại 2 đoạn văn, suy nghĩ tiếp nối nhau phát biểu- chỉ ra sự khác nhau của 2 cách mở bài a và b. G nhận xét, kết luận:
	+ Đoạn mở bài a- mở bài theo kiểu trực tiếp: giới thiệu trực tiếp người định tả (là người bà trong gia đình)
	+ Đoạn mở bài b- mở bài theo kiểu gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người được tả (bác nông dân đang cày ruộng).
Bài tập 2. 
	- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
	- G hướng dẫn H hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau: 
	+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
	+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể cần trả lời các câu hỏi: Người em định tả là ai, tên là gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, kính trọng người ấy như thế nào?
	+ Viết 2 đoạn mở bài cho đề bài văn đã chọn. G nhắc H: cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp.
	- Năm bảy H nói tên đề bài em chọn.
	- H viết các đoạn mở bài. 1 H viết vào bảng nhóm.
	- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và G nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
	- G mời những học sinh làm bài trên giấy khổ to, dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và G cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
	3) Củng cố, dặn dò 
	- G nhận xét tiết học. 
	- Dặn H chuẩn bị cho tiết TLV sau
................................................................................
Luyện từ và câu:
Cách nối các vế câu ghép
I. Mục đích yêu cầu
	- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép; nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
	- Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1) viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
G nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước và làm miệng bài tập 3.
2. Dạy bài mới
	a) Giới thiệu bài: Tiết học trước đã giúp các em biết câu ghép là câu do nhiều về câu ghép lại. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu các vế câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào.
	b) Phần nhận xét.
	- H đọc yêu cầu bài 1, 2.
	- Dùng gạch chéo để tách vế và dùng gạch chân để gạch dưới những dấu câu hoặc từ dùng để tách 2 vế câu.
	- G treo bảng phụ, yêu cầu mỗi H làm một câu.
	 G hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau bằng mấy cách? (...).
	c) Phần ghi nhớ.
	- H đọc ghi nhớ trong SGK.
	- Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
3. Luyện tập.
Bài 1. Trong những câu dưới đây câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
	- H đọc yêu cầu.
	- H tự làm bài và trình bày – G nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài 2.
	- H đọc yêu cầu.
	- G nhắc H chú ý: Đoạn văn (từ 3-5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
	- Trình bày kết quả trước lớp. G nhận xét và đánh giá
4. Củng cố, dặn dò
- H nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
	- G nhận xét tiết học – Dặn H chuẩn bị bài cho giờ sau
.........

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 19.doc