Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Xuân Thoại

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.

- Hiểu nội dung chính của bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mớ

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Xuân Thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm nào đó để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
- Học sinh lắng nghe 
Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh (trước thời gian quy định) là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
- HS lắng nghe 
Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- Tất cả các trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
à GV chốt - ghi bảng: Tất cả trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ. 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan 
- Bước 1: GV hướng dẫn 
- Học sinh lắng nghe 
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 4, 5 trong SGK và đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
- HS quan sát hình 2, 3, 4
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
Ÿ Liên hệ đến gia đình mình 
- HS tự liên hệ 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi + trả lời: 
Ÿ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong gia đình, một dòng họ được kế tiếp nhau? 
Ÿ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
- GV chốt ý + ghi: Nhờ các khả năng sinh sản mà cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Học sinh nhắc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Nêu lại nội dung bài học. 
- HS nêu 
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình và giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. 
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Bạn là con gái hay con trai? 
- Nhận xét tiết học 
***********************************************************************
Thứ ba ngày 24 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: THỂ DỤC
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH , TỔ CHỨC LỚP , 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Giới thiệu chương trình Thể dục 5 . Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng .
	- Một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện . Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học Thể dục .
	- Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn .
	- Oân đội hình đội ngũ : Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học ; cách xin phép ra vào lớp . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to , rõ , đủ nội dung .
	- Trò chơi Kết bạn . Yêu cầu HS nắm được cách chơi , nội quy chơi , hứng thú trong khi chơi .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Nội dung Phương pháp
Tổ chức thực hiện
Phần mở đầu:
- Tập hợp, phổ biến yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Chạy nhẹ nhàng
Phần cơ bản:
a) Giới thiệu tóm tắt chương trình Thể dục 5 : 2 – 3 phút .
b) Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện : 1 – 2 phút .
c) Biên chế tổ tập luyện : 1 – 2 phút .
d) Chọn cán sự Thể dục lớp : 1 – 2 phút .
e) Oân đội hình đội ngũ : 5 – 6 phút 
f) Trò chơi “ Kết bạn ” : 4 – 5 phút 
Phần kết thúc : 
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 2 – 3 phút .
Lớp trưởng tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. Giáo viên nêu phương pháp kiểm tra, cách cho điểm.
Từ 4 hàng chạy thành 1 hàng thành vòng tròn, chỉnh hàng và giãn cách 1 sải tay.
Tập dưới sự điều khiển của cán sự.
Chú ý nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỉ luật .
GV phổ biến nội qui, học sinh lắng nghe.
Khi lên lớp , quần áo phải gọn gàng ; không đi dép lê , phải đi giày hoặc dép có quai sau ; khi nghỉ tập phải xin phép thầy cô .
- Trong giờ học, muốn ra vào lớp phải được GV cho phép .
- Chia đồng đều nam nữ và trình độ sức khỏe ở mỗi tổ; chọn tổ trưởng là em có sức khỏe, nhanh nhẹn, thông minh, được tổ tín nhiệm .
- Dự kiến , nêu lên để cả lớp quyết định ; tốt nhất là chọn lớp trưởng .
- Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học ; cách xin phép ra vào lớp .
- Làm mẫu , sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi – HS chơi.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh lắng nghe, đi theo hàng về lớp.
*************************
Tiết 2: TỐN
ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I /Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số .
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số đề rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số .
II / Chụẩn bị : 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ : học sinh lên bảng làm bài tập giáo viên giao ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới : 
Giới thiệu bài – ghi đề .
Hoạt động 1 : Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo ví dụ 1 ,
- Giáo viên viết bài tập lên bảng.
- Viết số thích hợp vào ô trống .
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh trên bảng . Gọi học sinh dưới lớp trình bày bài của mình.
Ví dụ 2 :
H: Khi nhân cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên ta được gì ?
Hướng dẫn học sinh tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- Giáo vịên nhận xét phần bài của học sinh.
H: Khi chia tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 ta được gì?
Được phân số bằng phân số đã cho
Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
* Rút gọn phân số
H Thế nào là rút gọn phân số ?
Tìm một phân số bằng phân số đã cho nhưng tử số và mẫu số bé hơn .
H: Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì ?
-Ta phải rút gọn đến khi phân số tối giản 
Quy đồng mẫu số các phân số.
H: Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số ?
- Giáo viên sửa bài cho học sinh.
Hoạt động 2: Luyện tâp
Bài 1: Rút gọn các phân số. Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở .
 Gọi học sinh lên bảng làm bài .
GV nhận xét sửa chữa.
Bài 2: Cách tổ chức như bài 1
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau (Hướng dẫn học sinh rút gọn phân số hoặc nhân cả tử và mẫu)
Học sinh trình bày trước lớp
GV nhận xét 
3/Củng cố –dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học .
- Học bài – Chuẩn bị bài sau
-2 học sinh làm bài 
- Học sinh nhắc lại đề
- Học sinh làm bài –lớp làm vào giấy nháp
Học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung.
-Vài học sinh nêu ví dụ:
- Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số chung nhưng vẫn bằng các phân số ban đầu.
Nêu yêu cầu.
Làm bài vào vở.
- Học sinh làm vào vở
Nêu yêu cầu.
Làm bài vào vở.
Nhận xét và sửa bài
Theo dõi và thực hiện ở nhà.
*********************************
Tiết 3 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục đích -Yêu cầu:
- Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn .
- Rèn kĩ năng làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa , đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa .
- Giáo dục học sinh biết yêu quý tiếng Việt .
II/ Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1a,1b (phần nhận xét): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm .
- Một số tờ giấy khổ A 4.
III/ Hoạt động dạy – học:
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
2/ Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3/Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
+Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài tập 1: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Làm việc cá nhân.
-a) Xây dựng – kiến thiết
b) vàng xuộm –vàng hoe - vàng lịm
-Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm xem chúng khác nhau hay giống nhau ?
Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động , một màu )
*Chốt: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa .
Bài tập 2:
* GV chốt lại ý đúng: Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
- vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn .Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa chín.
.Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên. 
. Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác ngọt.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ:
- Nêu phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Phần luyện tập :
Bài 1: Học sinh làm việc cá nhân.
- GV nhận xét chốt ý:
* nước nhà – non sông 
* hoàn cầu – năm châu
Bài 2: Học sinh làm việc theo nhóm đ ôi.
- GV phát giấy A 4 cho học sinh.
- Chữa bài – nhận xét.
- Chữa bài trên lớp.
* đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹpxinh, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, tươi đẹp, mĩ lệ.
To lớn : to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ
Học tập : học hành , học hỏi
Bài tập 3: Làm cá nhân
- Mỗi em phải đặt 2 câu. Nếu đặt một câu có chứa cả hai từ đồng nghĩa thì càng đáng khen .
- GV nhận xét.
- Phong cảnh nơi đây thật mĩ lệ.
- Cuộc sống mỗi ngày một tươi đẹp.
Em bắt được một chú cua càng to kềnh. Còn Nam bắt được một chú ếch to sụ.
- Chúng em rất chăm học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bè bạn.
 4/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: 
- Học sinh nhắc lại đề
- Một học sinh đọc trước lớp , cả lớp theo dõi sách giáo khoa
- Học sinh đọc các từ in đậm
- Học sinh so sánh 
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
-Vài học sinh nêu ghi nhớ
- Học sinh đọc yêu cầu của bài 
- Học sinh đọc các từ in đậm
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài trên giấyA 4
- Học sinh đọc kết quả bài làm.
Những học sinh làm trên phiếu dán trên bảng lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Học sinh nối tiếp nhau nói những câu văn em đã đặt
Học sinh viết vào vở hai câu văn đã đặt đúng với một cặp từ đồng nghĩa.
Lắng nghe.
Thực hiện, chuyển tiết.
************************
Tiết 4 : ĐỊA LÍ
VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ ) và trên qủa địa cầu.
- Mô tả được vị trí hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.
- Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đưa lại.
II/Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Quả địa cầu 
- Lược đồ trống tương tự hình 1 SGK, 2bộ bìa nhỏ . Mỗi bộ gồm 7 tấm bìa ghi các chữ: Phú Quốc , Côn Đảo , Hoàng Sa Trường Sa, Trung Quốc , Lào , Cam –pu –chia
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2/Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
1. Vị trí địa lí và giới hạn:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK
H: Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
H: Hãy chỉ vị trí phần đất liền trên lược đồ.
H: Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? (trung Quốc, Lào và Cam –pu –chia)
H: Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? (Đông , Nam và Tây nam )
H: Tên biển là gì ? (Biển Đ ông )
 H: Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta ?
(đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo Phú Quốc , quần đảo : Hoàng Sa Trường Sa )
Bước 2: Học sinh lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên bản đồ, và trính bày kết quả làm việc trước lớp.
Gv sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
-GV bổ sung: Đất nước ta gồm có đất liền, biển, đảo và quần đảo, ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta .
Bưởc 3 : GV gọi một số học sinh lên bảng chỉ vị trí đia lí của nước ta trên quả địa cầu.
H: Vị trí của nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
GV kết lụân : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á , Nước ta là một bộ phận của Châu Á có vùng biển thông với Đại Dương nên có điều kiện giao lưu với các nước khác bằng đường bộ đường biển và đường hàng không .
2/Hình dạng và diện tích:
Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK , quan sát hình 2 và bảng số liệu , rồi thảo luận .
H: Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì (hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển như hình chữ S)
H: Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km ?
H: Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km ?
H: Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
H: So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu?
Bước 2:
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi 
- HS khác bổ sung
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong hình chữ S . Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50km .
3/ Củng cố- Dặn dò:
Tổ chức trò chơi tiếp sức
Bước 1:
GV treo 2 lược đồ trống lên bảng 
- Gọi 2 nhóm HS lên tham gia trò chơi đứng xếp 2 hàng dọc phía trước bảng .
- Mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa ( mỗi học sinh được phát một tấm bìa )
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chơi .
Bươc 3: Hướng dẫn học sinh đánh giá và nhận xét từng đội chơi .
GV hệ thống lại nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài sau .
- Học sinh bỏ đồ dùng lên bàn
- Học sinh nhắc lại đề
- Đất liền, biển, đảo, và đảo, quần đảo
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh trình bày kết quả trước lớp.
 - Học sinh trả lời.
- Học sinh thảo luận
- Học sinh đại diện trả lời
- Học sinh so sánh 
- Học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh lắng nghe, thực hiện.
************************
Tiết 5: KỂ CHUYỆN
Lý Tự Trọng
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- 	Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. 
2. Kĩ năng : 
- 	Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh cho mỗi phần tranh bằng 1, 2 câu. Kể toàn bộ từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện. 
3. Thái độ : 
- 	Giáo dục học sinh lòng yêu nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
II. Chuẩn bị : 
- 	Giáo viên : Tranh minh họa cho truyện (tranh phóng to)
- 	Học sinh : SGK 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra SGK 
3. Giới thiệu bài mới : 
- Hôm nay các em sẽ tập kể lại câu chuyện về anh “Lý Tự Trọng”. 
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
- GV kể chuyện (2 hoặc 3 lần)
- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh 
- Nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt 
- Giải nghĩa một số từ khó 
Sáng dạ - Mít tinh - Luật sư - Thành niên - Quốc tế ca 
* Hoạt động 2 : 
- Hướng dẫn học sinh kể 
a) Yêu cầu 1
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh
- Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh. 
- GV nhận xét treo bảng phụ : lời thuyết minh cho 6 tranh 
- Cả lớp nhận xét 
b) Yêu cầu 2 
- Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. 
- Cả lớp nhận xét 
- GV lưu ý học sinh : khi thay lời nhân vật thì vào phần mở bài các em phải giới thiệu ngay nhân vật em sẽ nhập vai. 
- Học sinh khá giỏi có thể dùng thay lời nhân vật để kể. 
* Hoạt động 3 : Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức nhóm 
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV nhận xét chốt lại. 
- Các nhóm khác nhận xét. 
Người anh hùng dám quên mình vì đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Là thanh niên phải có lý tưởng. 
Củng cố : 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện - > lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 
5. Tổng kết - dặn dò 
- Về nhà tập kể lại chuyện. 
- Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe, đã đọc : “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”. 
- Nhận xét tiết học
*****************************************************************************************
 Thứ tư ngày 25 tháng 08 năm 2010
Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- 	Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. 
2. Kĩ năng : 
- 	Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. 
3. Thái độ : 
- 	Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. Chuẩn bị : 
- 	Giáo viên : Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi- crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu. 
- 	Học sinh : SGK 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động : 
Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra SGK
3. Giới thiệu bài mới : 
- Em là học sinh lớp 5 
4. Phát triển các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận 
- Yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3 - 4 và trả lời các câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Tranh vẽ gì? 
- 1) Cô giáo đang chúc mừng các bạn học sinh lên lớp 5. 
- 2) Bạn học sinh lớp 5 chăm chỉ trong học tập và được bố khen. 
- Em nghĩ gì khi xem các tranh trên? 
- Em cảm thấy rất vui và tự hào. 
- HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh các lớp dưới? 
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Vì sao? 
- HS trả lời 
GV kết luận - > Năm nay em đã lên lớp Năm, lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập. 
* Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu bài tập 1
- Cá nhân suy nghĩ và làm bài. 
- Học sinh trao đổi kết quả tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh. 
- Giáo viên nhận xét
- 2 HS trình bày trước lớp 
GV kết luận - >Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây giờ chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì; những gì cần cố gắng hơn. 
* Hoạt động 3 : Tự liên hệ (BT 2)
GV nêu yêu cầu tự liên hệ
GV mời một số em tự liên hệ trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi 
- HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
* Hoạt động 4 : Củng cố : Chơi trò chơi “Phóng viên” 
- Hoạt động lớp 
- Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (Báo KQ hay NĐ) để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì ?
- Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm? 
- Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên”?
- Dự kiến các câu hỏi của học sinh
- Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm. 
- Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về chủ đề “Trường em” 
- Nhận xét và kết luận. 
- Giáo viên đọc ghi nhớ trong SGK 
5. Tổng kết - dặn dò
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này. 
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trươ

Tài liệu đính kèm:

  • docThứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010.doc