Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 20 - Trường Tiểu học An Lộc

I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc được: ach, cuốn sách; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ach, cuốn sách.

 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cuốn sách.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 1 - Tuần 20 - Trường Tiểu học An Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 2: Tính nhẩm:
	18 + 1 =	12 + 0 =	15 + 3 =
 Bài 3: Tính: 
10 + 1 + 3 =	15 + 3 + 1 =
 Bài 4: Nối: ( Theo mẫu):
12+2
11 + 7
17
19
13 + 3
15 + 1
12
16
14 + 3
17 + 2
14
18
 - HS làm bài - GV theo dõi.
 Chấm, chữa bài.
	III. Hoạt động củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những bạn làm bài tốt.
-------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	 I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	 II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 81 một lần và viết các từ ứng dụng trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 19 tháng 1 năm 2009
Thể dục
Động tác vươn thở , tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
	I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết thực hiện động tác chân. 
 - Biết cách điểm số hàng dọc theo tổ.
	II. Địa điểm - Phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
	III. Các hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học. Cán sự, tập hợp, điểm số báo cáo sĩ số.
 - Khởi động. Chạy nhẹ nhàng trên sân tập.
 - Xoay cổ tay, chân,hông,gối
 - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại ” GV tổ chức cho HS chơi.
2. Phần cơ bản 
 - Tập 2 động tác vươn thở và tay: GV làm mẫu, giải thích động tác. Cán sự lớp điều khiển. GV theo dõi , quan sát biểu dương. Đội hình tập 2 hàng dọc.
 - Học động tác chân. GV làm mẫu,quan sát, uốn nắn, sửa sai.
 - Ôn 3 động tác đã học. Đội hình hàng ngang
3. Phần kết thúc.
 - Thả lỏng chân tay. Cả lớp thả lỏng chân tay, cúi người lỏng, hít thở sâu.
 - Nhận xét giờ học
 - Giao bài tập về nhà: Ôn 3 động tác thể dục đã học.
--------------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
	I. Mục tiêu
 - Thực hiện phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Phiếu học tập phục vụ trò chơi.
 - HS : Bảng con, phấn.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	- Gọi h/s K lên bảng làm BT số 3 trong SGK của tiết 74.
- HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Củng cố làm tính cộng dạng: 14 + 3
 Bài 1: HS đọc y/c bài.
 - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở ô li. (h/s TB,Y, KT làm cột 1,2. HS K, G làm cột 1, 2, 4 cột 3 về nhà tự làm ).
 - Gọi lần lượt 4 hs lên bảng làm bài, G/v nhận xét, chữa bài.
 Bài 2: H/s K,TB nêu y/c bài tập.
 - Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn, Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
 - Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước.
* Hoạt động 2: Củng cố dạng tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính trong một biểu thức.
 Bài 3: H/s K,TB nêu y/c bài tập (h/s K,G nêu cách làm).
 - Ba h/s K,G lên bảng làm bài. ở dưới làm vào vở bài tập.G/v quan sát giúp đỡ h/s TB, Y.
 - H/s và G/v nhận xét bài trên bảng.
 Bài 4: Hướng dẫn h/s về nhà làm bài.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - Trò chơi: Tiếp sức. G/v gắn các phiếu bài tập đã chuẩn bị lên bảng, chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 em, chơi theo hình thức tiếp sức. Thi trong 1 phút,đội nào nhanh và đúng k/q đội đó thắng cuộc.
 - G/v nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 82: ich, êch
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ich, êch, tờ lịch con ếch.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. 
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: tờ lịch, con ếch.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: viên gạch Tổ2: sạch sẽ Tổ 3: kênh rạch.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần ich
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm i sau đó cài âm ch . GV đọc ich HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ich có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: i - ch - ich
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ich
 - GV: Vần ich có trong tiếng lịch GV ghi bảng
? Tiếng lịch có âm gì , vần gì và dấu gì?
 - HS đánh vần : lờ - ich - lích - nặng - lịch theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: mặt theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng lịch có trong từ tờ lịch GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: ich, lịch, tờ lịch, tờ lịch, lịch, ich.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
c.Dạy vần êch
 (Quy trình dạy tương tự như vần ich )
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : ich, êch, tờ lịch, con ếch.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
 c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Chúng em đi học.
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ich, êch vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện viết: gốc cây, vỉ thuốc, ước mơ công việc sạch sẽ, vui thích, con ếch,...
 I. Mục tiêu: 
 - Luyện viết tốt các từ có chứa âm đã học.
 - Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
	 II. Các hoạt động dạy- học:
	 1. GV nêu yêu cầu giờ học.
	 2. Luyện viết 
 - Luyện viết ở bảng con: gốc cây, vỉ thuốc, ước mơ, công việc, sạch sẽ, vui thích, con ếch,...
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 1 dòng gốc cây,1 dòng vỉ thuốc, 1 dòng ước mơ , 1 dòng công việc, 1 dòng sạch sẽ, 1 dòng vui thích, 1 dòng con ếch,...
 - HS luyện viết vào vở. 
 - GV quan sát, hướng dẫn thêm.
 - GV chấm bài, nhận xét.
	 III. củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
luyện tập
	 I. mục tiêu
 - Củng cố làm tính cộng (không nhớ trong phạm vi 20).
 - Tập cộng nhẩm dạng 14 +3.
 II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 - HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm, nhận xét, chữa bài.
 13 + 4 = 24 + 3 =
2. Bài mới:
 - GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập Toán bài : Phép cộng dạng 14 + 3
 Bài 1: HS nêu y/c BT (h/s TB,Y làm 3 cột , h/s K,G làm cả và nhắc lại cách tính). 3 h/s K, TB lên bảng làm bài. GV nhận xét.
 Bài 2: HS nêu y/c bài tập.
 - Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Hình thức chơi: tiếp sức. Mỗi đội cử 5 bạn tham gia chơi. Chia lớp thành 2 đội chơi. Gv và những HS còn lại làm ban giám khảo. 
 - Cách chơi : Như đã hướng dẫn các tiết trước.
 - HS đọc lại các phép tính.
 Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập.
 ? Muốn điền số được chính sác chúng ta phải làm gì (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y, KT nhắc lại). Hai học sinh lên bảng làm bài ở dưới làm vào vở bài tập , G/v quan sát giúp đỡ h/s TB,Y. 
 - H/s và G/v nhận xét bài h/s trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống bài, nhận xét tiết học, dặn về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	 I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	 II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập VBT bài 82 ich, êch .
 Bài 1: Nối.
 Bài 2: Điền vần ich hay êch ?
 Bài 3 : HS viết : vui thích, chênh chếch.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 82 một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 20 tháng 1 năm 2010
Học vần
Bài 83: Ôn tập
	I. Mục tiêu:
 - Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đén bài 83.
 - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
 - Nghe hiểu và kể được một đoạn theo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: vở kịch, mũi hếch, vui thích.
 - 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng:
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập:
a. Các vần vừa học
 - HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần:
 - GV đọc vần , HS chỉ chữ.
 - HS chỉ chữ và đọc vần.
b. Ghép chữ và vần thành tiếng
 - HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các từ ngữ.
d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
 - HS viết bảng con: cá sấu
 - GV chỉnh sữa chữ viết cho HS . GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. 
 - HS viết bảng con: thác nước, ích lợi 
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 * Nhắc lại bài ôn ở tiết trước.
 - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Đọc bài thơ ứng dụng
 - GV giới thiệu bài thơ ứng dụng
 - HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét tranh minh hoạ.
 - HS đọc bài thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn.
b. Luyện viết:
 - HS tập viết nốt các từ ngữ còn lại của bài trong vở tập viết.
c.Kể chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
 - HS đọc tên câu chuyện:. Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
 - GV dẫn câu chuyện.
 - GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ ở SGK.
 - HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
 - HS lên kể theo từng tranh - Nội dung từng tranh có trong sách giáo viên.
 * ý nghĩa câu chuyện: Nhờ sống tốt bụng Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ. 
	III. Củng cố - dặn dò:
 - GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo.
 - HS tìm tiếng có vần vừa học.
 - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
--------------------------------------------------------------------
Toán
phép trừ dạng 17 - 3
	I. Mục tiêu
 - Biết làm tính trừ (không nhớ ) trong phạm vi 20. Biết trừ nhẩm dạng 17-3.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1. 
 - HS bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	- Gọi h/s K lên bảng làm BT số 4 trong SGK của tiết 75.
- HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17-3
 - Gv tổ chức cho HS hoạt động với đồ vật. HS thao tác trên que tính (GV nói và lấy một chục que tính và 7 que tính rời, rồi lấy đi 3 que tính , HS làm theo.)
 ? Số que tính còn lại là bao nhiêu ? Vì sao em biết. (h/s TB,Y trả lời, h/s K,G nhận xét).
 - Giới thiệu phép trừ 17- 3
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách đặt tính và thực hiện phép tính.- GV hướng dẫn đặt tính: Tương tự như phép cộng với phép trừ ta cũng đặt tính từ trên xuống dưới. G/v viết phép tính lên bảng, vừa viết, vừa h/d h/s đặt tính (h/s K,G nhắc lại cách đặt tính, h/s TB,Y, lắng nghe).
 - G/v h/d cách tính trên bảng. H/s quan sát và nhắc lại cách tính.
 + Lưu ý: HS cần đặt số cùng hàng phải thẳng cột với nhau.
 * Hoạt động3: Hướng dẫn h/s làm bài tập.
 Bài 1: HS nêu y/c BT (h/s TB,Y làm 3 câu các câu còn lại về nhà làm. h/s K,G nhắc lại cách tính).
 - Ba h/s K, TB lên bảng làm bài. GV nhận xét.
 Bài 2: HS nêu y/c bài tập.
 - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn, Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
 - Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước.
 Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập. G/v hướng dẫn:
 ? Muốn điền được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì. (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y, nhắc lại)
 - Hai học sinh K,G lên bảng làm bài. ở dưới làm vào vở BT, G/v giúp đỡ h/s TB,Y.
 - H/s và G/v nhận xét bài h/s trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò. 
 ? Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện tính 17- 3 
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn làm bài tốt.
------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên- Xã hội
an toàn trên đường đi học
	I. Mục tiêu
 - Xác định một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
 - Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Các hình ở bài 20 trong SGK, Các tấm bìa màu đỏ, xanh và tấm bìa vẽ hình xe máy ô tô.
	III. Các hoạt động dạy học:	
 * Hoạt động 1: Học sinh biết một số tình huống xảy ra trên đường đi học
 Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm 5- 6 h/s). 
 Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong SGK trang 42 và trả lời theo câu hỏi gợi ý: Điều gì có thể xảy ra, em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó ntn ?.
 Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác lên bổ sung.
 - G/v kết luận: Để tránh xảy ra các tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.
 - Ví dụ: Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô...(h/s K,G nhắc lại, h/s TB,Y theo dõi nhắc lại sau.
 * Hoạt động 2. Biết quy định về đi bộ trên đường.
 Bước 1: G/v hướng dẫn h/s q/s tranh, hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.
 ? Đường ở tranh thứ nhất khác gì với đường ở tranh thứ hai.
 ? Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi bộ ở vị trí nào trên đường.
 ? Người đi bộ ở tranh thứ hai đi bộ ở vị trí nào trên đường.
 - H/s từng cặp q/s tranh theo h/d của G/v và trả lời câu hỏi.
 Bước 2. G/v gọi một số h/s lên bảng trả lời câu hỏi trước lớp (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
 - GV nhận xét. Kết luận: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè cần phải đi sát mép đường bên phải của mình, còn trên đường có vỉa hè người đi bbộ phải đi trên vỉa hè. (H/s K,G nhắc lại, h/s TB, Y, KT lắng nghe).
 * Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh đèn đỏ.
 Bước1: G/v cho h/s biết quy tắc đèn hiệu khi đèn đỏ sáng tất cả các xe và người đi bộ dừng lại, khi đèn xanh sáng xe cộ và người đi bộ được phép đi.
 Bước 2: G/v hướng dẫn cho h/s chơi.
 Bước 3: H/s thực hiện chơi.
3 Củng cố,dặn dò:
 - Nhắc lại những quy tắc đèn hiệ và quy định đi bộ trên đường.
 - Dặn h/s về nhà học bài và làm BT trong vở BT vào giờ tự học.
---------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc, viết bài 83 ôn tập
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc, viết các tiếng, từ có vần đã học từ bài 77 đến bài 83.
 - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
 	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Đọc bài ở SGK
 - HS đọc bài ôn tập theo cá nhân , nhóm , cả lớp.
 - GV nhận xét - cho điểm.
 	 2. HS viết bài vào bảng con:
 - GV đọc cho HS viết 1 số từ : bức tranh, máy xúc, thuộc bài, thác nước, chúc mừng, uống nước,....
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
 	 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 84.
 - HS nêu yêu cầu của từng bài .
 Bài 1: Nối
 Bài 2: Điền tiếng.
 Bài 3: Viết từ chúc mừng, uống nước.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài .
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán 
Luyện phép trừ dạng 17 - 3
	I. Mục tiêu:
 - Củng cố làm tính trừ (không nhớ ) trong phạm vi 20.
 - Tập cộng nhẩm dạng 17 - 3.
 II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 - HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, chữa bài.
 14 + 4 + 1 = 11` + 2 + 3 = 
2. Bài mới:
 - GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập Toán bài : Luyện tập ( tiết 76) 
 Bài 1: HS làm bài vào bảng con, 5 HS lên bảng chữ bài, nhận xét.
 Bài 2: HS làm bài vào vở, gọi HS đọc kết quả, Gv nhận xét, chữa bài. 
 Bài 3: HS làm bài vào vở BT . GV thu vở chấm bài, nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV hệ thống bài, nhận xét tiết học, dặn về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 83 một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2010
Toán
	luyện tập
	I. Mục tiêu
 - Thực hiện được phép tính trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20; trừ nhẩm dạng 17 - 3.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Bảng phụ kẻ BT 4. 
 - HS bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
	III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Củng cố làm tính trừ dạng 17 - 3
 Bài 1: HS nêu y/c BT (h/s TB nêu).
 - H/s đồng loạt làm bài vào bảng con, mỗi lượt làm 2 phép tính , và 2 HS lên bảng làm bài. G/v nhận xét chốt kết quả đúng lên bảng.
 Bài 2: HS nêu y/c bài tập (h/s K,TB nêu). 
 - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
 - Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước. HS đọc lại toàn bài sau khi đã nhận xét kết quả đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố thực hiện phép tính có đến 2 dấu tính trong một biểu thức. Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập. G/v hướng dẫn:
 - H/s K,G nêu cách làm, h/s TB,Y, nhắc lại.
 - Gọi 3 h/s K,TB lên bảng làm, ở dưới làm vào vở ô li . G/v quan sát giúp đỡ h/s TB,Y.
- H/s và g/v nhận xét bài trên bảng.
 Bài 4: G/v treo bảng phụ. H/s yêu cầu. 
 ? Muốn nối được chính xác thì ta phải làm gì trước tiên (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
 - HS chơi trò chơi : Ong tìm chữ. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia chơi, HS sẽ tiếp sức nhau nối phép tính với kết quả sao cho đúng.
 - Sau 2 phút đội nào nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - Qua tiết luyện tập này giúp ta củng cố kiến thức gì ?
 - Dặn h/s làm BT 4 vào giờ tự học.
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn làm bài tốt.
-------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
	lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ( T2)
	I. Mục tiêu
 - Như đã trình bày ở tiết 1.
	II. Đồ dùng dạy học:
+ GV : Điều 12 về công ước quốc tế về quyền trẻ em.
+ HS : Kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 ? Khi gặp thầy cô giáo các em cần làm gì?
2. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Kể những tấm gương đã biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - H/s kể trước lớp câu chuyện đã chuẩn bị.
 - Cả lớp trao đổi, nhận xét.
 - G/v kể một vài tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Sau mỗi câu chuyện, h/s có thể nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
 * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
 - G/v chia nhóm 4 và yêu cầu: 
 ? Em sẻ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Các nhóm thảo luận. G/v quan sát giúp đỡ các nhóm.
 - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi nhận xét.
 * Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
* Hoạt động 3: HS vui múa hát về chủ đề “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”.
 - H/s K, G đọc hai câu thơ cuối, h/s TB,Y đọc lại.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Em và các bạn.
------------------------------------------------------------------------ 
Học vần
Bài 84: op, ap
	 I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: op, ap, họp nhóm, muá sạp; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: op, ap, họp nhóm, muá sạp.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. 
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: họp nhóm, múa sạp.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: thác nước Tổ2: chúc mừng Tổ 3: ích lợi
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần op
 * Nhận diện vần
 - HS cài âmô sau đó cài âm p . GV đọc op HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần op có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: o - p - op
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: op
 - GV: Vần op có trong tiếng họp GV ghi bảng
? Tiếng họp có âm gì , vần gì và dấu gì?
 - HS đánh vần : hờ - op - hóp - nặng - họp theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: họp theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV: Tiếng họp có trong từ họp nhóm GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: op, họp, họp nhóm, họp nhóm, họp, op.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
c.Dạy vần ap
 (Quy trình dạy tương tự như vần op )
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 20 ca ngay CKTKN.doc