Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 17

Tuần: 17 Đạo Đức Thứ hai, Ngày 02 / 01 / 2006

 YÊU LAO ĐỘNG (TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh

 2. Thái độ:

 - Yêu lao động

 - yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động

 3. Hành vi:

 - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình

 - Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

 

doc 27 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đoạn văn gồm 5 câu.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS viết bài vào vở..
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống ât hay âc.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, Bỗng xuất hiện một bà già. bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi :
- Còn ai thức không đấy ?
- Có tôi đây ! – chàng hiệp sĩ lên tiếng.
Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp mày, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nội dung bài viết nói lên điều gì?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
	Môn : Luyện từ và câu	
CÂU KỂ AI LÀM GÌ
I. MỤC TIÊU :
	1. Nắm được cấu cơ bản của câu kể Ai làm gì?
	2. Nhận biết hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì?, từ đó biết vận dụng câu kể Ai làm gì? Vào bài viết.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung ở BT 1 phần nhận xét.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoạt động.
3. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5. Các bà mẹ tra ngô.
6. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
7. Lũ chó sủa om cả rừng.
nhặt cỏ, đốt lá
bắc bếp thổi cơm
tra ngô
ngủ khì trên lưng mẹ
sủa om cả rừng
 các cụ già
 mấy chú bé
 các bà mẹ
 các em bé
 lũ chó
 3
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng viết câu kể tự chọn theo các đề tài ở bài tập 2.
- Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là câu kể?
- Nhận xét, sửa câu và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích yêu cầu tiết hoc5
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Viết bảng câu: Người lớn đánh trâu ra cày.
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động đành trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là người lớn.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Câu: Trên nương, Mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?
+ Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể.
- Nhận xét HS đặt câu và kết luận câu hỏi đúng.
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động.
2. Người lớn đánh trâu ra cày.
3. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
4. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5. Các bà mẹ tra ngô.
6. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
7. Lũ chó sủa om cả rừng.
Người lớn làm gì?
Các cụ gì làm gì?
Mấy chú bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì?
Các em bé làm gì?
Lũ chó làm gì?
 Ai đánh trâu ra cày? 
 Ai nhặt cỏ, đốt lá?
 Ai bắc bếp thổi cơm?
 Ai tra ngô?
 Ai ngủ khì trên lưng mẹ?
 Con gì sủa om cả rừng?
- Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai làm gì? Thường có hai bộ phận. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì? Con gì?). gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Gọi là vị ngữ.
- Câu kể Ai làm gì? Thường gồm những bộ phận nào?
Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt các câu kể.
- Nhận xét câu HS đặt khen ngợi những em hiểu bài.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
 CN VN
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ để gieo cấy mùa sau.
 CN VN
Câu 3: Chị tôi đan nón lá cọ, đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
 CN VN
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV hướng dẫn các em gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ đặt câu và cho điểm HS viết tốt.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc câu văn.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và làm bài.
- Nhận xét, hoàn thành phiếu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Là câu: Người lớn làm gì?
+ Hỏi: Ai đánh trâu ra cày?
- 2 HS thực hiện. 1 HS đặt câu kể, 1 HS đặt câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo ý hiểu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân dưới những câu kể Ai làm gì? HS cả lớp dùng bút chì làm vào SGK.
- Chữa bài của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự viết bài vào vở, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để chữa bài.
- Một số HS trình bày.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Câu kể Ai làm gì? Có những bộ phận nào? Cho ví dụ?
- Về nhà viết lại bài tập 3.
- Chuẩn bị bài : Câu kể Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU : 
	1 Rèn kỹ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa học sinh kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.
	- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
	- Hiểu nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK. Các băng giấy nhỏ và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 
2 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn kể chuyện:
a) GV kể chuyện:
- Lần1 : Giọng kể chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
Tranh 1: Ma - ri - a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Tranh 2: Ma - ri - a tò mò, lẻn ra khỏi phòngkhách để làm thí nghiệm.
Tranh 3: Ma - ri - a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma - ri - a xuất hiện và trêu em.
Tranh 4: Ma - ri - a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện.
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai anh em.
b) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. 
c) Kể trước lớp:
- Gọi học sinh thi kể nối tiếp.
- Gọi học sinh kể toàn truyện.
GV khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn , Ma - ri - a là người thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma - ri - a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma - ri - a không?
- Nhận xét học sinhkể chuyện, trả lời câu hỏi và cho điểm từng học sinh.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS theo dõi lắng nghe.
- 4 học sinh kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- 2 lượt học sinh thi kể, mỗi học sinh chỉ kể về nội dung một bức tranh.
- 3 học sinh thi kể.
3 
Củng cố, dặên dò :
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?( + Nêu chịu khó quan sát, suy nghĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh. + Muốn trở thành học sinh giỏi cần phải biết quan sát, tìm tòi, học hỏi, tự kiểm nghiệm những điều đó bằng thực tiễn. + Chỉ có tự tay mình làm điều gì đó mới biết chính xác được điều đó đúng hay sai).
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tuần 18.
	Môn : Tập đọc	Ngày 28/12/ 2006
	RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt (căng thẳng ở đoạn đầu ; nhẹ nhàng ở đoạn sau). Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : chú hề, nàng công chúa nhỏ.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung bài : Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc truyện Rất nhiều mặt trăng (phần đầu), trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu YC tiết học
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : 
– Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đó / mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi: 
+ Nhà vua lo lắng điều gì?
+ Nhà vua cho vời các vị thần và các nhà khoa học đến để làm gì?
 + Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại, trả lời các câu hỏi: 
 + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
+ Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
-2 HS đọc bài 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến bó tay.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến chiếc dây chuyền ở cổ.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được. / Ví các vị đại thần và các nhà khoa học đều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn. / . . . 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên . . . mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.
+ HS tự chọn câu trả lời theo suy nghĩ của mình, song ý C vẫn xem là ý sâu sắc hơn.
- 3 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ).
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Chuẩn bị ôn tập học kì.
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 29/12/2005
	Môn : Toán	
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Nhận biết số chẵn và số lẻ.
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới : Hôm nay chúng ta học bài Dấu hiệu chia hết cho 2.
Hướng dẫn học sinh tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2:
+ Yêu cầu HS tìm một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2.
+ Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
 10 : 2 = 5 11 : 2 = 5 (dư 1)
 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 (dư 1)
 14 : 2 = 7 15 : 2 = 7 (dư 1)
 36 : 2 = 18 37 : 2 = 18 (dư 1)
 28 : 2 = 14 29 : 2 = 14 (dư 1)
- GV yêu cầu HS quan sát đối chiếu so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2. 
- Gọi HS đọc kết luận trong bài học.
- GV chốt: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
+ Giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ.
- GV nêu: Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về số chẵn.
- Em có nhận xét gì về các số chẵn?
- Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về số lẻ.
- Em có nhận xét gì về các số lẻ?
Luyện tập:
Bài 1:
- GV ghi các số lên bảng: 89 ; 1000 ; 744 ; 867 ; 7536 ; 84683 ; 5782 ; 8401.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
+ HS nêu ví dụ theo ý hiểu 
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Một số HS lên bảng viết kết quả (viết các số chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên trái, viết các số không chia hết cho 2 và phép chia tương ứng vào cột bên phải). 
- HS thảo luận theo bàn và rút ra kết luận: Các số có chữ số tận cùng là : 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ.
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn. 
- Lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau nêu ví dụ.
- Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ. 
- HS đọc.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a. Các số chia hết cho 2 là: 1000 ; 744 ; 7536 ; 5782.
b. Các số không chia hết cho 2 là: 89; 867; 84683 ; 8401.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 340, 342, 344, 346, 348, 350.
b. 8347, 8349, 8351, 8353, 8355, 8357.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ.
- Về nhà làm bài tập 3/ 95.
- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận xét tiết học.
Môn : Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.
	Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
	Đoạn văn miêu tả chân thật, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn bài văn Cây bút máy. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: Trả bài viết tả một đồ chơi mà em thích. Nhận xét chung về cách viết văn của HS.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. 
Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1,2,3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài cái cối tân tr. 143,144 SGK. Yêu cầu HS theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Đoạn 1: ( Mở bài): Cái cối xinh xinh  đến gian nhà trống.(Giới thiệu về cái cối được tả trong bài).
+ Đoạn 2: ( Thân bài): U gọi nó là cái cối tân  đến cối kêu ù ù.(Tả hình dáng bên ngoài của cái cối).
+ Đoạn 3: ( Thân bài): chọn được ngày lành tháng tốt  đến vui cả xóm.(Tả hoạt động của cái cối).
+ Đoạn 4: ( Kếtû bài): cái cối xay cũng như  đến dõi từng bước anh đi.(Nêu cảm nghĩ về cái cối).
- Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩ như thế nào? 
- Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn?
Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, thào luận và làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- Sau mỗi HS trình bày. GV nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng. 
a. Bài văn gồm có 4 đoạn:
	+ Đoạn 1: Hồi học lớp 2  đến một cây bút máy bằng nhựa.
	+ Đoạn 2: Cây bút dài gần một gang tay  đến bằng sắt mạ bóng loáng.
	+ Đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút  đến trước khi cất vào cặp.
	+ Đoạn 4: Đã mấy tháng rồi  đến bác nông dân cày trên đồng ruộng.
b. Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút.
c. Đoạn 3 : Tả cái ngòi bút.
d. Trong đoạn 3: 
	- Câu mở đoạn: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mất chữ rất nhỏ, không rõ.
	- Câu kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất vào cặp.
	- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.	
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV chú ý nhắc HS:
+ Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài.
+ Quan sát kĩ về: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, những đặc điểm riêng mà cái bút của em không giống cái bút của bạn. 
+ Khi miêu tả cần bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với cái bút.
- Gọi HS trình bày. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm những HS viết tốt
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cảø lớp theo dõi, trao đổi, dù

Tài liệu đính kèm:

  • docT 17.doc