Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 16

Tuần: 16 ĐẠO ĐỨC Ngày 19 / 12 / 2005

 YÊU LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh

 2. Thái độ:

 - Yêu lao động

 - yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động

 3. Hành vi:

 - Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình

 - Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi các tình huống

- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động

- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm

 

doc 7 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	ĐẠO ĐỨC	Ngày 19 / 12 / 2005
	YÊU LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Biết được giá trị của lao động: lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh
	2. Thái độ: 
	- Yêu lao động
	- yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động
	3. Hành vi:
	- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình
	- Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi các tình huống
- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động  và một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lao động
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
+ Đọc ghi nhớ trong SGK
2.Bài mới
+ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài : YÊU LAO ĐỘNG
Phân tích chuyện “một ngày của pê-chi-a”
- Đọc 1 lần câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”
- Chia HS thành 4 nhóm
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK:
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
3. Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Nhận xét các câu trả lời của HS
- Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Yêu cầu HS đọc bài “Làm việc thật là vui”
+ Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào?
- Tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động
Bày tỏ ý kiến
- GV chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc nhóm
- GV kết luận về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau:
+ Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Trời lạnh, Nhàn ngại không muốn chui ra khỏi chăn ấm nên nhờ Hồng xin phép hộ với lý do là bị ốm. Theo em Hồng nên làm gì trong tình huống đó?
+ Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Thấy Lương ngần ngại, Toàn bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được có sao đâu!”. 
Theo em Lương sẽ ứng xử như thế nào?
- Nhận xét cách ứng xử của HS
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.
- Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết
- 2 HS đọc ghi nhớ
- HS nhắc lại đề bài
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
1. Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc như: người lái máy cày cày xới đất, người công nhân lái máy liên hợp đã gặt, đập lúa,  thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
2. Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày, và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó.
3. Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc  để nuôi sống được bản thân và xã hội.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 – 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc bài “Làm việc thật là vui” (sách Tiếng Việt lớp 2)
+ Mọi người, ai ai cũng làm việc bận rộn
- HS làm việc theo nhóm, tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào giấy theo hai cột:
Yêu lao động
Lười lao động
- 
- 
- 
- 
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
+ Hồng sẽ động viên Nhàn: “Lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn, chúng ta học tập tốt hơn, nào dậy đi, đi lao động cùng tớ cho vui,”
+ Hồng nói thẳng với Nhàn là không xin phép hộ Nhàn đâu và Hồng không muốn nói dối với cô giáo 
+ Lương sẽ bảo Toàn là; “Thôi, cậu đi đá bóng một mình đi, tớ đang lao động, phải làm đến cùng, không được đang làm lại bỏ dở công việc” 
- Một số nhóm lên đóng vai
3
Củng cố, dặn dò:
- Tại sao mỗi chúng ta phải yêu lao động?
- 2 HS đọc lại ghi nhớ của bài
- Về nhà, mỗi em sưu tầm: Các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động và các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động, các bạn trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 29	Môn : Tập đọc	Ngày 19 / 12/ 2005
	KÉO CO	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, GV giới thệu : Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc nghỉ hơi đúng trong câu sau : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm / bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, trả lời câu hỏi:
 + Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. Yêu cầu giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất không khí lễ hội.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi :
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
 - Yêu cầu HS đọc bài, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
 - GV đọc diễn cảm đoạn từ Hội làng Hữu Trấp đến khuyến khích của người xem hội. 
 - Yêu cầu HS đọc luyện đọc bài, GV theo dõi, uốn nắn.
Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu
+ Đoạn 2 : 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3 : 6 dòng còn lại.
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội có thể nắm chung một sợi dây, kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm sau đó một vài HS thi giới thiệu theo yêu cầu của GV. VD : Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ, nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên man thắng có, năm bên nam phải chịu thua bên nữ là phái yếu. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui vì không khí gianh đua rất sôi nổi, vui vì tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem vây xung quanh.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khi gianh đua rất sôi nổi ; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.
- 3 HS đọc toàn bài theo theo hướng dẫn của GV. 
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm bài.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm bài trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
 - Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Trong quán ăn “Ba cá bống”
- Nhận xét tiết học.
Tiết 76	Môn : Toán	Ngày 19/12/2005
	LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- Aùp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài. 
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì?
- Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Vậy phép tính nào đúng? Phép tính nào sai và sai ở đâu?
- GV giảng lại bước làm sai trong bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Cứ 25 viên gạch hoa thì lát được 1 m2 nền nhà. Hỏi nếu dùng hết 1050 viên gạch loại đó thì lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà?
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt 
25 viên : 1 m2
1020 viên : . . . m2?
 Bài giải
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số : 42 m2
- Một đội sản xuất có 25 người. Tháng 1 đội đó làm được 855 sản phẩm, Tháng 2 đội đó làm được 920 sản phẩm, Tháng 3 đội đó làm được 1350 sản phẩm. Hỏi trong cả ba tháng trung bình mỗi người của đội đó làm được bao nhiêu sản phẩm? 
- Phải biết được tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng.
- Thực hiện phép tính chia tổng số sản phẩm cho tổng số người.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt 
Có : 25 người
Tháng 1 : 855 sản phẩm
Tháng 2 : 920 sản phẩm
Tháng 3 : 1350 sản phẩm
1 người 3 tháng : . . . sản phẩm?
 Bài giải
 Số sảm phẩm cả đội làm trong ba tháng là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm
- Chúng ta phải thực hiện phép chia sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài để tìm bước tính sai. 
- HS thực hiện phép chia:
 12345 67
 564 184
 285 
 17
- Phép tính b thực hiện đúng, phép tính a sai. Sai ở lần chia thứ hai do ước lượng thương sai nên tìm được số dư là 95 lớn hơn số chia 67 sau đó lại lấy tiếp 95 chia cho 67, làm thương đúng tăng lên thành 1714.
- HS theo dõi.
3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc