I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 6 số HS trong lớp):
ác kĩ thuật: - GV yêu cầu: HS: Đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống. - GV nhắc nhở HS chú ý 1 số điểm sau: + Đĩa dùng thử phải có đáy bằng phẳng. + Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm. + Xếp các hạt cách đều nhau 1 khoảng cách nhất định. - 1 – 2 em lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. c. HĐ3: Thực hành thử độ nảy mầm. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nêu nhiệm vụ: HS: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau hoa. - GV theo dõi HS làm. Tiết 2: d. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập: HS: Nhắc lại nội dung chủ yếu và những công việc đã chuẩn bị ở tiết 1. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả. HS: Trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chuẩn sau: + Vật liệu dụng cụ đảm bảo đúng yêu cầu. + Tiến hành theo đúng các bước. + Thử độ nảy mầm có kết quả. + Ghi chép được kết quả theo dõi, quan sát HS: Tự đánh giá sản phẩm. - GV đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Kể chuyện ôn tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn tập kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật. - Ôn các thành ngữ, tục nữ đã học qua bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS): - GV thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập 2: HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập. HS: Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD: a. * Nguyễn Hiền rất có chí. * Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao. b. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài. c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn. - GV và cả lớp nhận xét. 4. Bài tập 3: - GV phát phiếu cho 1 số HS. HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao? - Có chí thì nên. - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững. b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn? - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Thất bại là mẹ thành công. - Thua keo này ta bày keo khác. c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? - Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. - Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài sau. Toán dấu hiệu chia hết cho 3 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3. II. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3: - GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. HS: Nêu các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. VD: 3 : 3 = 1 6 : 3 = 2 9 : 3 = 3 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 18 : 3 = 6 4 : 3 = 1 (dư 1) 8 : 3 = 2 (dư 2) 14 : 3 = 4 (dư 2) 19 : 3 = 6 (dư 1) 25 : 3 = 8 (dư 1) ? Vậy các số như thế nào thì chia hết cho 3 - Các số có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. ? Các số như thế nào thì không chia hết cho 3 - Tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3. => Ghi nhớ (Ghi bảng). HS: Đọc ghi nhớ. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - GV và cả lớp chữa bài. VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3. - Số 109 có tổng các chữ số: 1 + 0 + 9 = 10, mà 10 không chia hết cho 3 nên số 109 không chia hết cho 3. - 2 em lên bảng làm và giải thích tại sao em chọn số đó. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - GV chữa, chấm bài cho HS. + Bài 3 + 4: HS: Tự làm, kiểm tra chéo lẫn nhau. - GV gọi vài HS nêu kết quả. 4. Củng cố – dặn dò: - Nêu lại ghi nhớ. - Dặn về nhà học bài, làm bài tập. chính tả ôn tập (tiết 3) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên bài tập đọc, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS) . 3. Bài tập: + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. - 1 em đọc yêu cầu của đề, cả lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều”. - 1 em đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (SGK). * Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. * Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. - Một HS đọc thành tiếng 2 kiểu kết bài trong SGK. * Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện có lời bình luận thêm về câu chuyện đó. * Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm. HS: Làm bài cá nhân vào vở bài tập, viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho câu chuyện về Nguyễn Hiền. - Lần lượt từng HS nối nhau đọc các mở bài, kết bài của mình. - GV và cả lớp nhận xét. VD: a. Mở bài gián tiếp: - Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền nhà nghèo. Phải bỏ học nhưng vì nhà nghèo có ý chí vươn lên. Đã tự học và đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Câu chuyện sảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông. b. Kết bài kiểu mở rộng: - Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: “ Có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học. Khoa học Không khí cần cho sự cháy I. Mục tiêu: - HS biết làm thí nghiệm chứng minh. + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông. - Nói về vai trò của không khí ni – tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò không khí đối với sự cháy. II. Đồ dùng: - Hình trang 70, 71 SGK - Lọ thủy tinh, hai cây nến II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô - xi đối với sự cháy. - GV chia nhóm và nêu yêu cầu. HS: Các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. - Đọc mục thực hành trong SGK để biết cách làm. - Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến. - Ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích về kết quả của thí nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm. => KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống: - GV chia nhóm và nêu yêu cầu. HS: Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm. - Đọc mục thực hành trong SGK. - Làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 và nhận xét kết quả. - HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét và rút ra kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác không khí cần được lưu thông. => Bài học (Ghi bảng). HS: Đọc lại bài học. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. - Chuẩn bị bài để giờ sau học. Thể dục đi nhanh chuyển sang chạy trò chơi: chạy theo hình tam giác I. Mục tiêu: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. - Khởi động xoay các khớp tay, chân. 2. Phần cơ bản: a. ĐHĐN và bài tập RLTTCB: - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy. - Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung 2 – 3 lần. - Tập theo tổ theo sự phân công. - GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa chữa động tác chưa chính xác. - Thi biểu diễn các tổ với nhau. b. Trò chơi vận động: - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. HS: Khởi động các khớp. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Chơi thử 1 – 2 lần. - Cả lớp chơi thật theo đội hình. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - GV cùng hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Giao bài về nhà cho HS. Tập lại các động tác đã học. - Về nhà thường xuyên tập luyện. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Mỹ thuật Vẽ theo mẫu: lọ, hoa và quả (GV chuyên dạy) Tập đọc ôn tập (tiết 4) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Đôi que đan”. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (kiểm tra 1/6 số HS tương tự như tiết 3). 3. Bài tập: Bài 2: Nghe – viết: “Đôi que đan”. - GV đọc toàn bài thơ “Đôi que đan”. HS: Theo dõi SGK. - Đọc thầm bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. ? Nội dung bài thơ nói gì - Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị của em những mũ khăn áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra. - GV yêu cầu HS gấp SGK. - Đọc từng câu cho HS viết. HS: Nghe – viết bài vào giấy. - Đọc lại cho HS soát lỗi chính tả. - GV chấm, sửa bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Em nào chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc, học thuộc lòng bài thơ “Đôi que đan”. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Ôn bài cũ: - GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2. ? Vì sao các số đó chia hết cho 2 - Nêu các ví dụ các số chia hết cho 3? ? Vì sao các số đó chia hết cho 3 - Tương tự với các số 5 và 9. HS: Nêu miệng. - 54, 110, 218, 456, 1402 - Vì các số này có chữ số tận cùng là 1 trong các chữ số 0, 2, 4, 6, 8. - 3, 6, 12, 15, 21, 111, 102 - Vì tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3. - GV gợi ý để HS ghi nhớ: + Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải: dấu hiệu chia hết cho 2, 5. + Căn cứ vào tổng các chữ số: Dấu hiệu chia hết cho 3, 9. 2. Thực hành: Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét và thống nhất kết quả: a. Các số chia hết cho 3 là: - 4563 ; 2229 ; 3576 ; 66816. b. Các số chia hết cho 9 là: - 4563 ; 66816; c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: - 2229; 3576. Bài 2: GV cho HS tự làm bài. HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 3 HS lên bảng làm. a. 945. b. 225; 255; 285. c. 762; 768 Bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. HS: Làm xong, kiểm tra chéo lẫn nhau. a. Đ b. S c. S d. Đ Bài 4: GV có thể hỏi: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a. Số cần viết phải chia hết cho 9 nên cần điều kiện gì? - Tổng các chữ số chia hết cho 9. Vậy ta chọn 3 số nào để lập? - 6, 1, 2 vì có tổng các chữ số là : 6 + 1 + 2 = 9 - Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV gọi HS nhận xét kết quả. 612; 621; 126; 162; 261; 216. b. Tương tự, GV gợi ý để HS viết được các số: 120; 102; 210; 201. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở. - GV nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập trong vở bài tập toán. Tập làm văn ôn tập (tiết 5) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc học thuộc lòng. - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: - GV ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng vào phiếu. HS: Lên gắp thăm phiếu, về chuẩn bị 2 – 3 phút sau đó lên bảng trình bày. - GV nghe và cho điểm. 3. Bài tập: Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: - Một số em làm bài vào phiếu. a. Các danh từ, động từ, tính từ là: - Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’Mông, Tu Dí, Phù Lá. - Động từ: dừng lại, chơi đùa. - Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ đặt câu hỏi. - GV gọi HS đứng tại chỗ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của từng câu sau: + Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. + Nắng phố huyện vàng hoe. + Những em bé H’Mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. VD: - Buổi chiều, xe làm gì? - Nắng phố huyện thế nào? - Ai đang chơi đùa trước sân? - Mỗi em đặt câu. - GV nghe HS đặt câu, nhận xét cho điểm. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. lịch Sử kiểm tra định kỳ cuối kỳ i I. Mục tiêu: - HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I. - Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. GV nêu yêu cầu kiểm tra: 2. Phát đề cho từng HS: Câu 1: Điền các từ cho sẵn vào chỗ trống của đoạn văn sau cho thích hợp: a. Theo nhịp trống đồng. d. Thờ. b. Hoa tai. e. Nhuộm răng đen. c. Nhà sàn. g. Đua thuyền. Người Việt cổ để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Họ thờ Thần Đất và Thần Mặt Trời. Người Việt cổ có tục ., ăn trầu, xăm mình, búi tóc. Phụ nữ thích đeo . và nhiều vòng tay. Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa . Các trai làng .trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng. Câu 2: Hãy nối tên các sự kiện (cột A) đúng với tên các nhân vật (cột B). Cột A Cột B a. Chiến thắng Bạch Đằng. 1. Trần Quốc Tuấn. b. Dẹp loạn 12 sứ quân. 2. Hùng Vương. c. Dời đô ra Thăng Long. 3. Lý Thái Tổ. d. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt. 4. Lý Thường Kiệt. e. Chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 5. Ngô Quyền. g. Đặt kinh đô ở Phong Châu – Phú Thọ. 6. Đinh Bộ Lĩnh. Câu 3: ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân và dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? 3. HS làm bài kiểm tra: 4. GV thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Luyện từ và câu ôn tập (tiết 6) I. Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý, viết mở bài kiểu gián tiếp và lấy kết quả bài kiểu mở rộng cho bài văn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng. - Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu: 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: - GV kiểm tra nốt số HS còn lại trong lớp. 3. Bài tập: Bài 2: HS: Đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS từng bước thực hiện các yêu cầu. a. Quan sát 1 đồ dùng học tập chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. HS: Xác định yêu cầu của đề: “Miêu tả đồ dùng học tập của em”. - Một em đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - Chọn đồ dùng học tập để quan sát. - Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý. - Một số em trình bày dàn ý của mình. Chẳng hạn dàn ý tả cái bút. - GV và cả lớp nhận xét. + Mở bài: - Giới thiệu cái bút do ông em tặng nhân ngày sinh nhật. + Thân bài: *. Tả bao quát bên ngoài: + Hình dáng thon mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay. + Chất liệu gỗ rất thơm, chắc tay. + Màu nâu đen, không lẫn với bút của ai. + Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín. + Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre. + Cái cài bằng thép trắng. *. Tả bên trong: + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng. + Nét bút thanh đậm + Kết bài: đ Em giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bỏ quên bút. Em luôn cảm thấy như có ông em ở bên. b. Viết phần mở bài kiểu dán tiếp, kết bài kiểu mở rộng. HS: Viết bài, lần lượt từng em nối nhau đọc các mở bài. - GV và cả lớp nhận xét. VD: + Mở bài kiểu dán tiếp: đ Sách, vở, bút, giấy mực là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy tôi muốn kể về cây bút thân thiết mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi. + Kết bài kiểu mở rộng: đ Cây bút này gắn bó với kỷ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác, nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỷ niệm tuổi thơ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết bài. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9. - Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn thực hành: + Bài 1: HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - Chốt lời giải đúng: a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766. b. Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. c. Các số chia hết cho 5 là: 4735; 2050. d. Các số chia hết cho 9 là: 35766 + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở. + Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở. HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau. - GV chốt lại lời giải đúng: - Kết quả là: a. 528; 558; 588 b. 603; 693 c. 240 d. 354 + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. - 3 em lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét. a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5 b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2 c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5 d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5. + Bài 5: GV hướng dẫn. HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả. - Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. - Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60 Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập vào vở bài tập. địa lý kiểm tra định kỳ học kỳ I I. Mục tiêu: - HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I. - Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. Các hoạt động dạy – học: 1. GV nhắc nhở HS trước khi kiểm tra: 2. Phát đề cho từng HS làm bài. Câu 1: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng. a. Hoàng Liên Sơn là dãy núi: Cao nhất nước ta có đỉnh tròn sườn thoải. Cao nhất nước ta có đỉnh nhọn sườn dốc. Cao thứ hai nước ta có đỉnh tròn sườn dốc. Cao nhất nước ta có đỉnh tròn sườn dốc. b. Trung du Bắc Bộ là một vùng: Có thế mạnh về đánh cá. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản. c. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: Các dân tộc Thái, Mông, Dao. Các dân tộc Ba – na, Ê - đê, Gia – rai. Dân tộc Kinh. Các dân tộc Tày, Nùng. d. Người dân chủ yếu sống ở đồng bằng Bắc Bộ là: Người Thái. Người Mông. Người Tày. Người Kinh. Câu 2: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát? Câu 3: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? 3. Thu bài kiểm tra: 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ kiểm tra. - Về chuẩn bị bài giờ sau học. Khoa học Không khí cần cho sự sống I. Mục tiêu: - HS biết nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 72, 73 SGK III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người. - GV nêu nhiệm vụ: HS: Làm theo như hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét: HS thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra. - GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở? - Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người? 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật. - GV yêu cầu: HS: Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi. ? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết - Vì không có không khí. 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi. - GV yêu cầu: HS: Quan sát hình 5, hình 6 SGK theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói: - Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu ở dưới nước? (Bình ôxi người thợ lặn đeo ở lưng). - Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước). - GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73. - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận: ? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật ? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở - Ôxi. ? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi - Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu => Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục Sơ kết học kỳ I trò chơi: chạy theo hình tam giác I. Mục tiêu: - Sơ kết học kỳ I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kỹ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa. - Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường, còi, kẻ sẵn vạch III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học. HS: Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân. - Đứng tại chỗ khởi động các khớp. - Trò chơ
Tài liệu đính kèm: