TUẦN 26 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
Đạo đức
Tiết 25 THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HKII
I. MỤC TIÊU
- Biết củng cố lại các kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 24.
- HS xử lý được các tình huống đúng trong các bài đã học.
- HS luôn có ý thức học tập và tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời :
+ Em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế ?
+ Theo em thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống nhưng giống nhau ở những điểm nào ?
+ Khi khách đến nhà chúng ta cần làm những gì ?
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
TUẦN 26 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012 Đạo đức Tiết 25 THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HKII I. MỤC TIÊU - Biết củng cố lại các kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 24. - HS xử lý được các tình huống đúng trong các bài đã học. - HS luôn có ý thức học tập và tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Gv: Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 : Xử lý tình huống - GV nêu câu hỏi cho HS trả lời : + Em có suy nghĩ gì về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế ? + Theo em thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống nhưng giống nhau ở những điểm nào ? + Khi khách đến nhà chúng ta cần làm những gì ? - HS lần lượt trả lời các câu hỏi - Nhận xét chốt lại Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến - GV giao phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu HS trao đổi theo cặp để hoàn thành các câu hỏi sau : - Em hãy ghi chữ Đ trước câu trảb lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai vào ô vuông trước câu trả lời “ Khi gặp đám tang ” ► a) Chạy theo xem, chỉ tro.û ► b) Nhường đường. ► c) Cười đùa. ► d) Bóp còi xin đường. ► e) Luồn lách vượt lên trước. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận. * Rút kinh nghiệm: Tiếng việt Tiết 76,77 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. MỤC TIÊU A. TẬP ĐỌC - Biết đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ . . . Đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung truyện: Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. B. KỂ CHUYỆN. - Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn chuyện dựa vào tranh minh họa. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung. Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. - Giúp học sinh biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. * Híp Ba Ly đọc đúng dấu, trả lời được 1-2 câu hỏi, kể được 1 đoạn theo gợi ý của giáo viên. * Học sinh khá giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện. TCTV: về kinh KNS: Giúp học sinh thể hiện được sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị. II. CHUẨN BỊ - Gv: Tranh minh họa - Hs: Xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Luyện đọc * Híp ba Ly đọc được bài - GV đọc mẫu toàn bài – nêu giọng đọc, nội dung - Hs đọc nối tiếp câu – sửa lỗi phát âm - Hs đọc nối tiếp câu lần 2 – Luyện đọc từ khó: - Hs đọc nối tiếp đoạn – đọc chú giải - Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 – kết hợp giải nghĩa từ khó: chiếc khố, khóm lau. TCTV: về kinh * Gọi học sinh yếu đọc - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Đọc đồng thanh 2. Tìm hiểu bài - HS đọc thầâm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1. - HS đọc thầm đoạn 2 và trao đổi theo cặp câu 2,3 - Đại diện các cặp trình bày - HS đọc đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi 4 - Hs đọc thầm đoạn 5 và TLCH 5 * Gọi học sinh yếu nhắc lại các câu hỏi - Gv gợi ý học sinh nêu nội dung - Học sinh nêu lại nội dung * Học sinh yếu lặp lại KNS: Giúp học sinh thể hiện được sự cảm thông 3. Luyện đọc lại - GV đọc điễn cảm đoạn 1,2 - Hướng dẫn cách đọc - Gọi 3 Học sinh đọc lại đoạn văn. - 1 Học sinh đọc toàn chuyện. KỂ CHUYỆN GV nêu nhiêm vụ. - Cho học sinh dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn truyện và các tình tiết để đặt tên cho từng đoạn. Kể lại được từng đoạn. - Hướng dẫn Học sinh làm bài tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Học sinh quan sát lần lượt từng tranh trong SGK . - Cho học sinh kể theo nhóm - 4 Học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh, Đặt tên cho từng đoạn . - Cả lớp nhận xét, bổ sung lời kể của mỗi bạn, bình chọn người kể hay hấp dẫn nhất KNS: Giúp Hs đảm nhận trách nhiệm, xác định giá trị. - Về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. - Chuẩn bị : Rước đèn ông sao * Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 125 TIỀN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU - Nhận biết được các tờ giấy bạc 2000 đồng; 5000 đồng; 10 000 đồng. - Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 10 000) - Biết thực hiện cvác phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam. * Híp ba Ly biết tính toán, đổi được tiền, làm bài 1(a,b), 2(a,b,c), 3 II. CHUẨN BỊ. - Gv: Các tờ giấy bạc : 2000 đồng; 5000 đồng; 10 000 đồng. - Hs: Xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu tiền - Gv giới thiệu các tờ giấy bạc đã chuẩn bị: 2000đ, 5000đ, 10 000đ - Cho học sinh quan sát hai mặt của từng tờ và nêu đặc điểm + Màu sắc, dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc. - Giáo viên kết luận - Cho học sinh quan sát thêm một số tờ giấy bạc khác. 2. Luyện tập, thực hành Bài tập 1. (a,b) - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền? - Chú lợn A có bao nhiêu tiền? Làm thế nào để biết điều đó? - Hỏi tương tự với phần b,c. - Cho học sinh làm vào tập Bài tập 2. (a,b,c) - Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Trong bài mẫu chúng ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000 đồng để có 2000 đồng. - Yêu cầu học sinh làm tiếp bài - Có mấy tờ giấy bạc? Đó là những tờ giấy bạc nào? - Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng? Vì sao? - Hỏi tương tự với các phần còn lại. * Gọi học sinh yếu nhắc lại - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 3. - Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu giá của từng đồ vật? - Trong các đồ vật đó, đồ vật nào có giá ít tiền nhất? Đồ vật nào có giá nhiều tiền nhất? - Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền? - Em làm thế nào để tìm được 2500 đồng? - Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là bao nhiêu? - Yêu cầu học sinh so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau? * Gọi học sinh yếu nhắc lại - Chuẩn bị : Luyện tập * Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012 Toán Tiết 126 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. - Biết cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng. Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ. - Giúp học sinh biết sử dụng các loại giấy bạc có mệnh giá khác nhau trong thực tế. * Híp Ba Ly thực hiện được bài 1,2(a,b),3 II. CHUẨN BỊ. - Gv: Các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. - Hs: Xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Bài tập 1: Biết cộng, trừ các số - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Hãy xếp các chiếc ví theo số tiền từ ít tiền đến nhiều tiền? * Gọi học sinh yếu nhắc lại - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 2. (a,b): Biết cộng, trừ các số - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Cho học sinh thảo luận theo cặp - Đại diện một số cặp trình bày - Nhận xét, sửa sai * Gọi học sinh yếu nhắc lại Bài tập 3: Biết sử dụng tiền - Tranh vẽ những đồ vật gì? Giá của từng đồ vật là bao nhiêu? - Em hiểu thế nào là mua vừa đủ tiền? - Bạn Mai có bao nhiêu tiền? - Vậy bạn Mai có vừa đủ tiền để mua cái gì? - Mai có thừa tiền để mua cái gì? - Mai không đủ tiền để mua những gì? Vì sao? - Mai còn thiếu mấy nghìn nữa thì sẽ mua được hộp sáp màu? - Yêu cầu h.sinh suy nghĩ để tự làm phần b - Chữa bài và cho điểm học sinh. Bài tập 4: Giải bài toán có liên quan - Gọi học sinh đọc đề bài và tự làm bài. - Gọi học sinh lên bảng làm - Chữa bài và cho điểm học sinh. Chuẩn bị : Làm quen với thống kê số liệu * Rút kinh nghiệm: Tiếng việt Tiết 51 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện: “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài - Tìm và nhớ cách viết những chữ có âm,vần dễ lẫn: ên / ênh - Giúp học sinh viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập * Híp ba Ly viết kịp bài, tìm được 1,2 từ. II. CHUẨN BỊ - Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hướng dẫn viết chính tả * Híp ba Ly viết kịp bài trình bày rõ ràng - GV đọc đoạn viết 1 lần. - Gọi học sinh đọc lại + Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? + Đoạn viết có mấy câu? + Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu HS nêu các từ khó dễ lẫn: - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được ở bảng con. - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. - Gv đọc chính tả – Hs viết chính tả - Gv đọc lại đoạn viết – Hs soát lỗi - Hs bắt lỗi - Thu và chấm 1 số bài. - Nhận xét bài viết của HS. 2. Luyện tập Bài 2b - Gọi Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên nhận xét ,chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Chốt lại lời giải đúng. - Về nhà học thuộc câu đố. Sửa lại các chữ viết sai. - Chuẩn bị : Nghe viết . Rước đèn ông sao * Rút kinh nghiệm: Mĩ thuật GV chuyên dạy Thể dục Tiết 51 NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI: “HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN” I. MỤC TIÊU - Oân Bài thể dục phát triển chungvới cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện động tác tương đối đúng. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác và nâng cao thành tích. - Học trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến”. Yêu cầu biết được cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi. II. CHUẨN BỊ - Gv: Sân trường, dây nhảy, còi, cờ - Hs: Dây nhảy, cờ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG ĐLVĐ PP TỔ CHỨC SL TG A. Phần mở đầu - Tập hợp lớp khẩn trương nghiêm túc - Phổ biến nội dung yêu cầu bài học - Khởi động các khớp - Chạy chậm 1 vòng quanh sân - Đi thường và hít thở sâu - Trò chơi; “Tìm những con vật bay được” B. Phần cơ bản - Oân bài thể dục phát triển chung với cờ + Cho lớp tập đồng loạt + Gv theo dõi sửa sai - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân + Cho Hs tập so dây, trao dây, quay dây, nhảy chụm hai chân không có dây trước. + Tổ chức cho Hs tập theo nhóm + Giáo viên theo dõi uốn nắn + Tổ chức các tổ thi đua + Nhận xét - tuyên dương - Làm quen trò chơi: “Hoàng Anh – Hoàng Yến” + Gv nêu cách chơi và nêu luật chơi + Cho học sinh chơi C. Phần kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát - Hệ thống bài học - Nhận xét, giải tán 1 2 2 1 8 8 8 3 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x r x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x r “khỏe” x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x “giải tán” * Rút kinh nghiệm: Tự nhiên và xã hội Tiết 51 TÔM, CUA I. MỤC TIÊU - Nêu được ích lợi của tôm , cua đối với đời sống con người. - Học sinh chỉ và nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể tôm, cua. - Biết ích lợi của tôm, cua. II. CHUẨN BỊ: - Gv: Tranh một số loại tôm cua - Hs: Tôm cua thật (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1. Các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua - Cho học sinh quan sát tranh SGK và tranh chuẩn bị - Cho học sinh trao đổi theo nhóm + Hình dạng và kích thước của chúng + Bên ngoài cơ thể tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? + Đếm xem cua có bao nhiêu chân, chúng có gì đặc biệt? - Đại diện các nhóm trình bày - Giáo viên kết luận: Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng có điểm giống nhau là chúng đều không có xương sống, cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt. Hoạt động 2. Ích lợi của tôm, cua. - Học sinh trao đổi theo cặp + Tôm, cua sống ở đâu ? + Con người dùng tôm, cua để làm gì ? +Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cuamà em biết - Đại diện một số cặp trình bày - Giáo viên kết luận: Tôm, cua dùng làm thức ăn cho con người, làm thức ăn cho động vật ( gà, cá) và làm hàng xuất khẩu. - Học sinh kể tên 1 số loài tôm, cua. - Giáo viên:Tôm, cua sống dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sảntôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người. - Chuẩn bị bài: Cá. * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: