Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần lễ 31

TUẦN 31

Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012

Sáng

HĐTT

 Chào cờ

 .

Mĩ thuật

GV bộ môn dạy

Tập đọc (2 tiết)

NGƯỠNG CỬA

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, nhanh cả bài: Ngưỡng cửa; đọc đúng các từ ngữ khó: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ

- Ôn các vần: ăt, ăc. Tìm tiếng có vần: ăt, ăc

+ Ngưỡng cửa thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn

+ Ngưỡng cửa là nơi từ đó đứa trẻ bắt đầu đến trường rồi đi xa hơn nữa.

II. Đồ dùng

-Vở bài tập tiếng việt,bảng con

- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói

 

docx 32 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần lễ 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có kẻ ô , kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau 
- GV hướng dãn HS kẻ 4 nan đứng dài 6 ô rộng 1 ô 
- GV thao tác mẫu để HS quan sát 
Hoạt động 3 : 
 -Thực hành kẻ cắt nan giấy 
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu hoàn thành nhiệm vụ . 
 4. Củng cố dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
- Về nhà chuẩn bị giờ sau tiếp 
- HS quan sát GV làm mẫu 
- HS lật mặt sau tờ giấy thực hành kẻ cắt . 
Chiều
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về tính cộng và trừ, cùng kiến thức về các ngày trong tuần.
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ, xem lịch, và giải toán.
- Rèn cho học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dung dạy học 
- Vở bài tập toán,bảng con 
- Que tính
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đặt tính và tính: 	 35 + 23; 	 87 -23;
-GV nhận xét cho điểm 
2. Làm bài tập 
Bài1: Đặt tính rồi tính: 
46 + 32
76 - 64
76 - 6
4 + 5
68 - 32
64 + 12
76 - 60
58 - 4
68 - 46
12 + 64
76 - 53
58- 54
- GV gọi HS yếu chữa bài, em khác nhận xét.
Bài2: Tính nhẩm:
34 + 40= 85 - 50 = 60 + 7 = 34 + 25 = , 34 + 40 = 85 - 5 = 8 + 80 = , 86 - 52 =
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và làm bài.
GV chữa bài 
Bài 4: 
Hồng và Hà hái được 84 bông hoa . riêng Hà hái được 54 bông .Hỏi Hồng hái được bao nhiêu bông hoa ?
Cho học sinh đọc yêu cầu bài
 Tóm tắt đề bài, làm bài 	
GV chữa bài 
3. Củng cố- dặn dò 
- Hát bài hát “ Bảy ngày ngoan”.
- Nhận xét giờ học.
 2 học sinh lên bảng làm bài 
Học sinh lên bảng làm 
Học sinh đọc yêu cầu bài rồi làm bài vào vở 
 34+ 40= 74, 85- 50= 35
 60+ 7 =67 , 34 + 25=59
 8 + 80= 88, 85- 5= 80
 Học sinh đọc đề 
 Học sinh làm bài vở 
 Bài giải
 Hồng hái được số bông hoa là:
 84 - 54 = 30( bông hoa)
 Đáp số: 30 bông hoa 
 Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
l. Mục tiêu
 HS tiếp tục ôn tập và củng cố cách đọc , viết của các bài tập đọc 
 Luyện tìm tiếng , từ và nói câu có chứa vần ăt, ăc.
 Rèn học sinh ham thích môn học.
ll.Đồ dùng dạy học 
 Vở bài tập tiếng việt, bảng con 
lll. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi học sinh đọc bài Ngưỡng cửa 
Đọc cho lớp viết một số từ khó 
GV nhận xét chỉnh sửa 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
 Hướng dẫn học sinh luyện tập 
 Gọi học sinh đọc bài :Ngưỡng cửa ,Người bài tốt..
 GV nhận xét sửa chữa 
Kết hợp hỏi một số câu hỏi 
+ Người giúp Cúc sửa dây đeo cặp là bạn nào?
+Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
* Luyện viết 
-GV đọc cho học sinh viết bài : Ngưỡng cửa 
GV quan sát uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút đặt vở .
Luyện làm bài tập:
 Điền n hay l
 ..o lắng , .ỗ lực
.íu o , bé ngủ trong .ôi
Con cò bay ả bay a
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học , nhắc nhở học sinh về ôn bài 
5 học sinh đọc bài 
Lớp viết bảng con
1/ 3 lớp đọc bài 
Học sinh đọc bài 
Học sinh viết vở 
-Học sinh làm bảng con
Tự nhiên – xã hội
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 Học sinh tiếp tục ôn tập củng cố Hiểu sự thay đổi của đám mây là một trong những dấu hiệu cho sự thay đổi của thời tiết.
 Biết dùng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế. Phát triển trí tưởng tượng.
 Có ý thức yêu cái đẹp, yêu tự nhiên.
II. Đồ dung dạy học 
- Hệ thống câu hỏi.tranh vẽ sách giáo khoa 
- Giấy có kẻ, bút vẽ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Dấu hiệu chính khi trời nắng, trời mưa?
- Khi đi dưới trời nắng, trời mưa em cần làm gì?
GV nhận xét 
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
Cho học sinh hát bài ( bầu trời xanh)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
3. Hoạt động 3: GV định hướng cho học sinh quan sát 
-2 học sinh trả lời 
Học sinh quan sát 
 HS đọc đầu bài.
- Hoạt động nhóm.
- Cho HS ra sân trường rồi quan sát xem hôm nay trời nắng hay mưa? 
-Có nhìn thấy mặt trời không? 
Có nhiều hay ít mây? 
-Cảnh vật sân trường như thế nào?
GV cho học sinh vào lớp gọi mọt số em nói lại những điều mình quan sát thấy và thảo luận câu hỏi 
GV gọi đại diện báo cáo 
- Quan sát theo nhóm.
- Trời nắng, có thấy mặt trờicảnh vật khô ráo
- Những HS trung bình tiếp tục được gọi lên báo cáo trước lớp.
Chốt: Những đám mây trên trời cho ta biết điều gì?
- Dấu hiệu cho biết trời nắng hay mưa..
4. Hoạt động 4: Nói về bầu trời và cảnh vật xung quanh 
- Hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS còn lại nói về cảnh bầu trời đã quan sát hôm nay.
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò 
- Em thích bầu trời vào những ngày mưa hay nắng? Vì sao?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị ít phút sau đó lên nói
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
Sáng
Toán 
ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN
I. Mục tiêu 
- Giúp HS làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Có biểu tượng ban đầu về thời gian
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học
- Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài
- Đồng hồ để bàn
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra VBT của HS
- GV nhận xét 
2. Bài mới 
* Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí của các kim chỉ giờ trên mặt đồng hồ
- Cho HS quan sát đồng hồ để bàn và hỏi
? Mặt đồng hồ có những gì?
- GV giới thiệu mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, có ghi các số từ 1 đến 12
- Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn.
- Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào thì đó là giờ.
VD: Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 9 thì lúc đó là 9 giờ.
- Có kim ngắn, kim dài, có ghi các số từ 1 đến 12
- HS thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau
? Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?
- Số 5
- Số 12
* Thực hành xem đồng hồ
- Cho HS quan sát các đồng hồ trong SGK và hỏi
? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 7 giờ
? Lúc 7 giờ tối em đang làm gì?
? Lúc 10 giờ tối em đang làm gì?
Em đang học bài
Em ngủ
* Trò chơi
- HS chơi thi đua xem đồng hồ ai nhanh, đúng
- GV quay kim đồng hồ rồi hỏi cả lớp
? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
3. Củng cố dặn dò 
- GV hệ thống nội dung bài 
- Nhận xét giờ 
- Ai nói đúng, nhanh được cô khen
Tập đọc (2 tiết)
KỂ CHO BÉ NGHE
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng , nhanh cả bài : Kể cho bé nghe ; đọc đúng các từ ngữ khó : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Luyện cách đọc thể thơ 4 chữ
- Ôn các vần : ươc, ươt . Tìm tiếng có vần : ươc, ươt 
- Hiểu được nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng
-Rèn học sinh ham thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
- Phóng to tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Ngưỡng cửa 
Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu ? 
- GV nhận xét đánh giá 
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
-GV treo bức tranh các con vật đồ vật lên bảng 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
b) Luyện tập 
- GV đọc toàn bài một lần: Giọng đọc vui, tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn 
+ Luyện đọc tiếng, từ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm.
+ Giáo viên quan sát chỉnh sửa 
 + Luyện đọc câu: Luyện đọc từng dòng thơ theo cách đọc nối tiếp
+ Luyện đọc toàn bài
2 học sinh đọc bài 
Học sinh quan sát 
- HS luyện đọc 
- HS phát âm các từ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm
- Lớp đọc đồng thanh 
- HS tiếp nối nhau đọc trơn từng dòng thơ 
- HS thi đua đọc cả bài 
- Gọi 2 em mỗi em đọc cả bài . 
c) Ôn các vần: ươc, ươt 
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
? Tìm tiếng trong bài có vần ươc, ươt?
? Nói câu chứa tiếng có vần : ươc ,ươt 
Giáo viên quan sát nhận xét cho điểm 
thi đua giữa các nhóm 
-Học sinh đọc đồng thanh 
- HS thi nhau tìm các tiếng trong bài có vần ươc, ươt
 ( nước, thước, bước đi, dây cước, haid hước, tước vỏ, rét mướt, ướt lướt thướt, khóc sướt mướt, ẩm ướt ) 
- HS thi đua nói câu ( theo nhóm ) 
-Ngày tết Trung thu chúng em rước đèn ông sao .
-Cánh đồng lúa đang lên xanh mướt 
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
d) Luyện đọc, kết hợp với tìm hiểu nội dung bài
GV đọc mẫu lần 2
* Tìm hiểu nội dung bài đọc.
Gọi học sinh đọc khổ thơ 1
? Em hiểu con trâu sắt là gì? 
- Đọc phân vai
- GV đọc diễn cảm bài văn 
* Thực hành luyện nói
Luyện nói : 
 - Đề tài: Hỏi đáp về những con vật mà em biết
Con gì sáng gáy ò ó o gọi người thức dậy?
-Con gì là chúa rừng xanh?
-Con gì bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm?
-Con gì ăn no,bụng to mắt híp,tiếng kêu ụt ịt ,nằm thở phì phò?
3. Củng cố, dặn dò
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- Nhận xét giờ học 
Học sinh theo dõi 
- 2 em đọc toàn bài : Trả lời câu hỏi 
( Con trâu sắt là cái máy cày. Nó làm thay việc con trâu nhưng người ta dùng sắt để chế tạo nên gọi là trâu sắt ) 
- 2 HS đọc bài, một em đọc dòng thơ số lẻ, một em đọc dòng thơ số chẵn
- 2 HS dựa theo lối thơ đối đáp, một em đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một em nói tên con vật, đồ vật
Ví dụ: Con gì hay kêu ầm ĩ?
- Con vịt bầu
- 2 HS đọc lại bài 
- GV chia lớp thành các nhóm
- 2 HS mỗi em đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một em nói tên con vật, đồ vật.
( Con gà trống)
( Con hổ)
-là con chuồn chuồn 
-Là con lợn (heo)
Chiều
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Củng cố kiến thức đã học về đồng hồ và thời gian, biết sử dụng giờ phù hợp.
 - Củng cố kĩ năng xem giờ đúng.
 Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùngdạy học 
- Mô hình đồng hồ 
- Vở bài tập toán 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Xác định giờ trên mô hình đồng hồ của GV.
2. Làm bài tập 
Bài1: Trên mặt đồng hồ có những gì? 
- HS đọc câu hỏi.
- GV gọi HS yếu trả lời, em khác nhận xét.
Bài2: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
· º ½ À Â ¼ Á
  . . . . . ..
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, và làm bài.
- Gọi HS trung bình chữa, em khác nhận xét.
Bài3: Quay các các kim ngắn và dài để đồng hồ chỉ đúng giờ:
 3giờ; 5 giờ; 12 giờ; 6 giờ; 3 giờ; 8 giờ 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS vặn kim và đọc giờ trên mặt đồng hồ của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
Bài 4: Nối câu với đồng hồ thích hợp.
Em học bài buổi tối
 Em học bài buổi tối. ¼
Em ngủ dậy buổi sáng
Em ăn cơm buổi trưa
 ½ 
Á
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm và chữa bài.
- Chốt về thực hiện giờ giấc cho đúng.
3. Củng cố- dặn dò Thi đọc giờ nhanh. Nhận xét giờ học.
Thủ công
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 Học sinh tiếp tục ôn về cách cắt nan giấy .
 Học sinh cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
 Yêu thích môn thủ công, giữ vệ sinh sau khi thực hành.
II. Đồ dung dạy học 
- Hàng rào mẫu, giấy màu, kéo, hồ dán.
- Giấy màu, hồ dán, thước bút chì, kéo.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động 1
-Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- Nhận xét sự chuẩn bị của bạn
Hoạt động 2: 
 Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài
Hoạt động 3: 
 Ôn lại cách các bước dán hàng rào 
- Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu lại 3 bước dán hàng rào.
- Chú ý gọi những em HS yếu hoặc nhút nhát.
- Kẻ một đường chuẩn
- Dán 4 nan đứng, các nan cách nhau 2 ô.
- Dán 2 nan ngang: Nan ngang thứ nhất cách đường chuẩn 1 ô, nan ngang thứ hai cách đường chuẩn 4 ô.
Hoạt động 4: 
Hướng dẫn thực hành 
- hoạt động cá nhân
 Cho HS thực hành theo đúng 3 bước trên.
 -Kẻ đường chuẩn
 - Dán 4 nan đứng
 -Dán 2 nan ngang
GV khuyến khích một số em khá có thể dung bút màu trang trí cảnh vật 
- Quan sát giúp đỡ HS yếu, khuyến khích các em mạnh dạn hơn.
Học sinh thực hành trên giấy màu sau đó còn thời gian thì vẽ thêm cảnh vật trang trí quanh hàng rào.
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò 
- Đánh giá sản phẩm của các em.
- Nhận xét giờ học.
Học sinh theo dõi 
	Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn tập bài để học sinh hiểu được nội dùng bài đọc.
- Đọc lưu loát bài tập đọc và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ,nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
- Yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết một số từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm, trâu sắt. 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Kể cho bé nghe
- Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
2. Luyện đọc 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Kể cho bé nghe .
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
+ viết tiếng trong bài có vần ươc:
+ Viết tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt
+ Nối câu hỏi ở cột A với lời giải đáp thích hợp ở cột B
 Con gì hay nói ầm ĩ?
Con gì hay hỏi đâu đâu?
Con gì hay chăng dây điện?
Cái gì ăn no quaytròn?
Con gì dùng miệng nấu cơm?
3. Luyện viết 
- Đọc cho HS viết: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm, trâu sắt. 
GV nhận xét sửa chữa 
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần : ươt, ươc.
4. Củng cố- dặn dò 
- Thi đọc thuộc long bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài sau.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét bổ sung
- HS yếu đọc bài
- HS khác nhận xét
- HS trả lời cầu hỏi
Con vịt bầu
Con chó vện 
Con nhện con
Cái cối xay lúa
Con cua con cáy 
- HS viết vào bảng con
- HS tìm thêm tiếng 
- HS thi đua đọc thuộc lòng giữa các tổ 
 Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
Sáng 
Toán
THỰC HÀNH 
I. Mục tiêu 
- Giúp HS củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ 
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế 
- Rèn cho các em yêu thích môn toán 
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập toán 
- Mô hình mặt đồng hồ 
III. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ 
Sử dụng mặt đồng hồ xoay kim để có giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ đúng 
- GV kiểm tra rồi nhận xét c
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Bài 1:
Đòng hồ mẫu chỉ mấy giờ?
 ? Lúc 3 giờ kim dài chỉ vào số mấy ? 
? Kim ngắn chỉ vào số mấy ? 
GV chữa bài nhận xét 
HS trả lời 
HS nêu yêu cầu rồi làm bài 
Chỉ 3 giờ 
- HS xem đồng hồ và điền vào chỗ chấm : 3 giờ , 9 giờ, 1 giờ, 10 giờ, 6 giờ. 
+ Số 12 
+ Số 3 
4 học sinh lần lượt đọc số giờ tương ứng với mặt đồng hồ 
Bài 2: Vẽ kim đồng hồ theo giờ cho trước 
Bài 3: Nối các tranh vẽ theo từng hoạt động với mặt đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng 
GVhướng dẫn học sinh quan sát và đọc câu chú thích 
GV đi quan sát 
Bài 4: Hướng dẫn phán đoán được vị trí của kim ngắn 
VD: Mặt trời đang mọc 
Khi về đến quê có thể là buổi trưa hoặc buổi chiều 
3. Củng cố dặn dò 
- Gọi 1 số em lên chữa bài 
- GV chấm và nhận xét giờ
- Về nhà làm tiếp BT còn lại 
Học sinh nêu yêu cầu bài 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
- HS quan sát và nối giờ đồng hồ vào từng hoạt động cho thích hợp . 
Học sinh làm bài 
- Buổi sáng 
 Chính tả (Nghe viết)
KỂ CHO BÉ NGHE 
I. Mục tiêu
- Nghe viết lại đúng khổ thơ cuối bài : Kể cho bé nghe. 
- Điển đúng vần ươc hay ươt chữ ng hay ngh 
-Rèn học sinh nghe viết đúng chính tả 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ chép sẵn 2 bài tập,Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
Bài cũ 
GV đọc cho học sinh viết các từ khó : buổi đầu tiên, con đường.
- GV nhận xét . 
 2. Bài mới a) Giới thiệu 
GV treo bảng phụ và gọi học sinh đọc bài 
Cho học sinh tìm tiếng khó 
GV gọi 1 học sinh lên bảng viết 
GV nhận xét sửa chữa những lỗi sai
b) Hướng dẫn tập chép 
Cho học sinh chép bài vào vở 
- Hướng dẫn HS cách trình bày 
- GV đọc dòng thơ đầu theo dõi xem HS đã biết cách viết chưa . Nếu HS chưa biết cách GV hướng dẫn lại . 
- GV đọc nhắc lại lần 2 , thứ 3 
- Sau khi kết thúc bài chính tả GV hướng dẫn HS cách chữa lỗi 
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
*Bài1: Điền vần ươc hoặc ươt
 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Bác thợ may dùng thước để làm gì?
*Bài 2:Điền chữ : ng hoặc ngh
Ngày mới đi học , Cao Bá Quát viết chữ xấu như gà bới . Sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi , ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp . 
 3. Củng cố dặn dò 
- GV khen các em viết đẹp ,nhận xét giờ 
- Dặn học sinh nhớ các quy tắc chính tả .Chuẩn bị bài giờ sau. đường đông nghịt T bảng XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
- HS viết các từ ngữ vào bảng con 
5 học sinh đọc bài 
Học sinh tìm tiếng khó 
Dưới lớp viết bảng con 
Học sinh viết bài vào vở 
- HS theo dõi đánh dấu các chỗ mắc lỗi . 
- Hết bài thống kê số lỗi ghi ra lề . 
Học sinh quan sát tranh SGK
2 học sinh lên bảng làm miệng 
Học sinh lên bảng làm dưới lớp làm vở bài tập 
Học sinh lắng nghe
 Kể chuyện
DÊ CON NGHE LỜI MẸ 
I. Mục tiêu 
- Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- Biết đổi giọng khi đọc lời bài hát của Dê mẹ và Sói 
- Hiểu nội dung chuyện : Dê con nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại tiu nghỉu bỏ đi. Chúng ta phải biết vâng lời người lớn 
II. Đồ dùng dạy học 
- Phóng to tranh minh hoạ câu chuyện : Dê con nghe lời mẹ 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 - 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện : Sói và Sóc 
- 1 em khác nêu ý nghĩa câu chuyện 
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) GV kể chuyện
- GV kể 1 lần 
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ 
c) Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
-Giáo viên gợi ý nội dung từng tranh 
*Tranh 1: Dê mẹ đi vắng dặn các con ở nhà phải đóng cửa không được mở cho ai ,khi mẹ về mẹ gõ cửa vừa hát.
* Tranh 2: Một con Sói đứng rình đã lâu , đơi Dê mẹ đi rồi nó bắt chước bài hát vừa nghe lỏm.
* Tranh 3:Cả đàn nhận ra không phải là giọng mẹ nên chúng không ra mở cửa 
*Tranh 4; Dê mẹ về cả đàn Tranh nhau kể chuyện cho mẹ nghe. 
Học sinh trả lời 
- HS dựa vào từng tranh và câu hỏi gợi ý để kể 
- HS thảo luận theo từng tranh rồi lần lượt từng em lên kể theo nội dung từng tranh 
Các em khác bổ sung 
d) Hướng dẫn HS kể toàn chuyện 
Chỉ định 4 HS đóng vai 
e ) Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện 
? Các em có biết vì sao Sói tiu nghỉu , cúp đuôi bỏ chạy không ? 
3. Củng cố, dặn dò
- Lớp bình chọn bạn kể chuyệ hay , GV tuyên dương 
- GV nhận xét giờ . Về nhà kể lại chuyện cho bố mẹ nghe 
2- HS kể toàn chuyện 
( Dê mẹ , dê con , Sói , Người dẫn chuyện 
( Vì dê con biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói . Sói bị thất bại đành bỏ đi . Truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn . ) 
 Đạo đức
 BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG 
( Có tích hợp nội dung GD và BVMT toàn phần )
I. Mục tiêu 
 -HS hiểu : Cần phải bảo vệ cây nơi công cộng cần trồng cây và bảo vệ cây 
* Học sinh có thái độ.Tôn trọng, yêu quý hoa và cây nơi công cộng , ứng xử than thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa.
- HS thực hiện được quy định về bảo vệ hoa và cây nơi công cộng 
-Rèn học sinh ham thích môn học 
II. Tài liệu và phương tiện 
- Bài hát : Ra chơi vườn hoa 
- Vở bài tập đạo đức 
III. Các họat động dạy và học 
Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở nơi sân trường, vườn trường, vườn hoa công viên . 
- Đàm thoại theo các câu hỏi 
? Ra chơi ở sân trường, vườn trường, các em có thích không ? 
? Sân trường vườn trường có đẹp, mát không ? 
? Để sân trường, vườn trường,  luôn mát và sạch đẹp em phải làm gì ? 
- GV kết luận SGK 
Hoạt động 2 : HS làm bài tập 1 và trả lời câu hỏi 
? Các bạn nhỏ đang làm gì ? 
? Những việc đó có tác dụng gì ? 
? Em có thể làm như các bạn đó không ? 
- GV kết luận và nhận xét . 
Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận BT2 
? Các bạn đang làm gì ? 
? Em tán thành những việc làm nào ? Tại sao ? 
- GV mời 1 số HS lên trình bày 
*Biết nhắc nhở khuyên bạn không phá hoại cây là hành động đúng,thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa . 
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ . Về nhà học bài 
- Giáo viên đưa học sinh ra thăm quan tại sân trường 
- Học sinh thảo luận rồi trả lời 
- HS Làm BT 1 
- Một số HS lên trình bày ý kiến . 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi từng đội 1 
- HS tô màu vào quần áo và hành động đúng trong tranh 
- Cả lớp nhận xét bổ sung 
Chiều Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học về xem giờ đúng, nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Củng cố kĩ năng xem giờ đúng, xác định vị trí các kim ứng vời giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- Ham mê học toán, quý trọng thời gian.
II. Đồ dùng
- Giáo viên: Mô hình đồng hồ bài 1, tranh vẽ minh hoạ bài tập 3.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nên xác định giờ của mô hình đồng hồ để bàn ? 
 2. Bài mới
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- Nắm yêu cầu của bài.
 3. Làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?
- HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa.
- Lúc 3 giờ kim ngắn chỉ số mấy. Kim dài chỉ số mấy?
- Kim ngắn chỉ số3, kim dài chỉ số 12.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu?
- Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HS tự nêu yêu cầu, và thực hành trên mô hình đồng hồ.
- Chú ý kim dài giữ nguyên, chỉ quay kim gì?
- Kim ngắn.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu, gọi HS chữa bài.
Chốt: Ta nên thực hiện các việc cho phù hợp thời gian thì sẽ không bị đi học muộn
4. Củng cố- dặn dò 
- Thi vặn giờ trên đồng hồ nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Luyện tập chung. 
- Nắm yêu cầu của bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài, em khác nhận xét bài làm của bạn.
- Theo dõi.
-Thi đua giữa các tổ 
Tiếng Việt 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Học sinh tiếp tục ôn luyện về cách đọc.Hiểu được nội dùng các bài tập đọc.
- Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
- Yêu quý môn học.
II. Đồ dùngdạy học 
- Bảng phụ viết một số từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Người bạn tốt
- Theo em thế nào là người bạn tốt?
GV nhận xét cho điểm 
2. Luyện đọc 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Người bạn tốt.Kể cho bé nghe..
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễn cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc mà các em đã được học 
3. Luyện viết 
- Đọc cho HS viết: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.
*Bài 1 Điền ăt hay ăc 
 GV treo bảng phụ có chép sẵn bài tập
GV chữa bài 
 -Họ bắt tay chào nhau, 
 -Bé treo áo lên mắc 
 -Gió mùa đông bắc 
 -Cảnh tượng thật đẹp mắt 
 * Bài 2: Điền g hay 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 1Tuan 31.docx