Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 16 năm 2011

HỌC VẦN

 BÀI 64: IM - UM

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS đọc viết được: im ,um , chim câu,trùm khăn.

- Đọc được từ và câu ứng dụng:Khi đi .không nào.

- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề :.Xanh, đỏ, tím, vàng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh sách giáo khoa.

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt

 

doc 30 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 16 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh quan sát 2 tranh ở bài tập 1 và thảo luận.
- GV nêu nội dung thảo luận
- Gọi học sinh nêu kết quả thảo luận.
- Gọi HS nhận xét.
- GV kết luận: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự trong trường học, các em không được chen lấn xô đẩy khi xếp hàng vừa gây mất trật tự, có khi vấp ngã.
- HS quan sát tranh BT 1.
- Từng cặp học sinh thảo luận.
 - Đại diện lên kể trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nghe.
3. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- GV nêu yêu cầu thảo luận; quan sát tranh bài tập 2 và thảo luận.
- HS quan sát tranh bài tập 2.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm nêu.
+ Giáo viên kết luận :
- HS cần giữ trật tự khi nghe giảng không đùa nghịch nói chuyện riêng giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
- Việc giữ trật tự giúp các em tập rèn luyện thành những trò ngoan. Nếu gây mất trật tự trong lớp sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân và của các bạn trong lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- cả lớp nhận xét bổ sung
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
 4. Hoạt động 3: HS liên hệ thực tế.
- GV liên hệ cho HS .
- HS tự liên hệ thực tế và bản thân để trả lời.
- H: Bạn nào luôn chăm chú, thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong giờ học?
- H: Bạn nào còn chưa trật tự trong giờ học? Vì sao? 
- H:Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt nề nếp việc xếp hàng ra vào lớp ? Tổ nào chưa thực hiện tốt? 
- GV kết luận: Khen ngợi những tổ, cá nhân biết giữ trật tự. Nhắc nhở những tổ cá nhân còn mất trật tự trong giờ học. 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
5 - Củng cố - dặn dò: 
- H: Vì sao phải giữ trật tự trong giờ học ?
- 2 HS trả lời.
- GV phát động thi đua giữ trật tự.
- HS chú ý lắng nghe.
- Nhận xétgiờ học. Dặn: về nhà ôn bài
- HS nghe.
==================================================
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Học vần
Bài 65: iêm - yêm
I. Mục đích – yêu cầu
- HS đọc viết được: iêm ,yêm ,dừa xiêm, cái yếm; 
- Đọcđược từ và câu ứng dụng:Ban ngàyđàn con.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề :Điểm mười.
II.Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sách giáo khoa.
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A Bài cũ: GV cho HS viết 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
 - GVnhận xét, cho điểm
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: iêm – yêm
2. Dạy vần: iêm
a. Nhận diện vần:
+ Phân tích vần iêm?
+ So sánh imvới em?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
iê – mờ- iêm
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “xiêm” phải thêm âm gì?
- GV đánh vần mẫu: 
xờ- iêm- xiêm
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: dừa xiêm
- Gọi đọc trơn
- GV sửa phát âm cho HS
yêm (qui trình tương tự) 
 c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới: 
 Thanh kiếm âu yếm
Quý hiếm yếm dãi
- GV giải thích, đọc mẫu từ ứng dụng:
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừa viết vừa nêu qui trình viết.
 - GV nhận xét, chữa lỗi
- HS viết :chim câu,con nhím, trùm khăn.
- 2 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc : iêm – yêm
- Vần iêm được ghép bởi âm iê và âm m
+ Giống nhau: kết thúc bằng m
+ Khác nhau : iêm bắt đầu bằng iê
 - HS ghép vần iêm
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm x đứng trước.
- HS ghép tiếng “xiêm”vào bảng gài
- Tiếng “xiêm” có âm ch đứng trước, vần iêm đứng sau.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- dừa xiêm
- Đọc trơn: dừa xiêm
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới
- 5 HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng 
chứa vần vừa học:kiếm, hiếm, yếm. 
- HS đọc: nhóm, cả lớp
- HS quan sát viết bảng con: iêm, yêm, cái yếm,dừa xiêm
Tiết2
3.Luyện tập
a. Luyện đọc bảng lớp
- Gọi HS đọc lại bài tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
b. Luyện đọc SGK
- Gọi HS đọc bài tiết 1 SGK
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu tranh sách giáo khoa
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng:
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- GV sửa phát âm và nhịp đọc trơn cho hs
c. Luyện nói:
- GV cho HS nêu chủ đề luyện nói:
+ Tranh vẽ gì?
 - Con thấy bạn trong tranhvui hay buồn khi được điểm 10 ?
- Em nhận được điểm mười em khoe với ai đầu tiên?
-Lớp con ai hay được điểm 10?
d. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu lại cách viết.
- GV quan sát, uốn nắn
4. Củng cố- dặn dò
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.
- 1HS đọc toàn bài 1 lần
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài 66.
- 5HS đọc: iêm, xiêm,dừa xiêm,yêm, yếm,cái yếm.
- 3 HS đọc bài tiết 1 ( SGK)
- HS quan sát, nhận xét
- 1 số HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học :kiếm,yếm 
-HS đọc trơn: cá nhân, lớp
- HS nêu chủ đề luyện nói: điểm mười.
 - HS trả lời theo gợi ý.
- HS tự trả lời
- HS tự trả lời.
- HS trả lời.
- HS viết vào vở Tập viết 1/ tập 1
 - HS tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. 
- HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
========================================
Toán
Tiết 60 :Bảng cộng và trừ trong phạm vi 10
A- Mục tiêu:
Củng cố bảng cộng ,trừ trong phạm vi 10.Biết vận dụng để làm tính.
Biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
-Tiếp tục củng cốvề kỹ năng xem tranh vẽ nêu và giải bài toán tương ứng.
- Bài tập cần làm: 1, 3.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa.
- Các vật mẫu trong bộ đồ dùng học toán lớp 1.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- GVcho HS đọc bảng cộng và trừ trong pv 10.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS đọc bảng cộng và trừ 10.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài : GV viết đầu bài lên bảng.
2- Dạy bài mới:
- GV cho HS quan sát tranh SGK.
- HS xem tranh SGK.
- GV chia lớp ra làm 2 đội sau đó tổ chức cho hai đội thi tiếp sức , lập lại bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 tương ứng tranh vẽ
- HS chia 2 đội thi tiếp sức, 1 đội lập bảng cộng, một đội lập bảng trừ.
3- Thực hành.
Bài 1( Tr. 86): 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Tính và viết kết quả của phép tính theo cột ngang.
- Hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng và trừ đã học để làm.
- HS làm bài trong SGK lần lượt từng em đứng lên đọc kết quả.
Phần a HS làm vào vở.
Phần b. HS làm bảng con.
-H:Khi làm tính theo cột dọc ta chú ý điều gì?
- HS làm vào vở
- HS làm bảng con..
- Đặt phép tính sao cho thẳng cột.
- Gọi HS nhận xét
- HS làm bài ,1số em đọc kết quả.
Bài 3 (Tr. 87): Viết phép tính thích hợp.
- Hướng dẫn HS xem tranh, đặt đề toán và ghi phép tính thích hợp.
- GV cho HS làm bài ( phần a,b).
- Gọi HS nhận xét
- HS quan sát tranh, nêu đề toán.
- HS làm bài, 2 HS chữa bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
4- Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại bảng cộng trừ 10.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS: Về nhà ôn bài
- Một số HS đọc.
- HS nghe và ghi nhớ
===============================================
Tự nhiên xã hội
Tiết 16: Hoạt động ở lớp
A- Mục tiêu:
- Kể được một số hoạt động ở lớp học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS ,HS và HS trong từng hoạt động học tập.
-Có ý thức tham gia vào các hoạt động ở lớp
- Hợp tác giúp đỡ chia sẻ với các bạn trong lớp.
B- Chuẩn bị:
	- Các hình ở bài 16 SGK
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước chúng ta học bài gì ?
- Trong lớp học có những gì ?
- GV nhận xét.
- HS: lớp học
- 1 vài học sinh trả lời
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu tên bài học, ghi bảng.
- HS nhắc lại tên bài.
2- Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
- GV nêu yêu cầu: QS các hình ở bài 16 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
- Trong từng tranh GV làm gì ? HS làm gì ?
- Hoạt động nào được tổ chức trong lớp ? hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường ?
- Kể tên các hoạt động ở lớp ?
- GV gọi đại diện một số nhóm đứng lên trình bày .
- HS làm việc nhóm 4 qs' tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GVkết luận:ở lớp học có nhiều các hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài sân trường .
- HS nghe.
3- Hoạt động 2: Thảo luận : kể tên các hoạt động ở lớp mà mình đã được tham gia.
- GV nêu yêu cầu giới thiệu cho bạn về các hoạt động của lớp mình và nói cho bạn biết trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào ? vì sao?
- HS nói cho nhau nghe về các hoạt động mà mình được tham gia ở lớp
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp
- Trong tất cả các họat động thì có hoạt động nào các em làm một mình mà không hợp tác với các bạn và cô giáo không ?
- GVkết luận: Trong bất kỳ hoạt động nào các em cũng phải biết hợp tác giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- 1số em kể trước lớp
- HS khác nghe và bổ sung
- Không có hoạt động nào mà có thể làm việc một mình được mà phải hợp tác cùng cô giáo và các bạn thì mới có hiệu quả .
- HS nghe.
4. Củng cố – dặn dò:
- Hãy kể tên các hoạt động ở lớp mà con đã được tham gia?
- GV nhận xét chung giờ học.Về nhà ôn bài
- 2 HS kể.
- HS nghe.
==============================================
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Học vần
Bài 66: uôm - ươm
I. Mục đích – yêu cầu
- HS đọc viết được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm;
- Đọc được từ và từ câu ứng dụng:Những bông cải từng đàn.
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề :ong,bướm,chim ,cá cảnh.
II.Đồ dùng dạy học 
- Tranh sách giáo khoa.
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A Bài cũ: GV cho HS viết 
- Gọi đọc câu ứng dụng
- GVnhận xét, cho điểm
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài
- GVgiới thiệu bài,ghi bảng: uôm ,ươm
2. Dạy vần: uôm
a. Nhận diện vần:
- Vần uôm được ghép những âm nào?
+ So sánh  uôm với iêm?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
uô– mờ- uôm
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “buồm” phải thêm âm gì?
+ Phân tích tiếng “buồm?
 GV hướng dẫn HS đánh vần: 
bờ – uôm- buôm- huyền – buồm
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
GV ghi bảng: cánh buồm
- Gọi đọc trơn
- GV sửa phát âmvà nhịp đọc cho HS
ươm (qui trình tương tự) 
 c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới: 
 ao chuôm vườn ươm
 nhuộm vải cháy đượm
- GV giải thích, đọc mẫu từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ.
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các vần và từ khoá lên bảng vừa viết vừa nêu qui trình viết.
- GV nhận xét, chữa lỗi sai cho HS
- 3HS viết: thanh kiếm, quý hiếm,cái yếm.
- 2 HS đọc câu ứng dụng.
 .
 HS đọc : uôm – ươm
- Vần uôm được ghép bởi 2 âm: uô và m
+ Giống nhau: kết thúc bằng m
+ Khác nhau : uôm bắt đầu bằng uô
 - HS ghép vần uôm trên bảng gài.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- Thêm âm b và dấu huyền .
- HS ghép tiếng “buồm”vào bảng gài
- Tiếng “buồm” có âm b đứng trước, vần uôm đứng sau và dấu huyền trên đầu âm ô.
- HS đánh vần: cá nhân, nhóm, lớp
- cánh buồm
- HS đọc trơn: cánh buồm
- HS tìm và gạch chân tiếng có vần mới
- 5 HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học:chuôm, nhuộm, ươm, đượm. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- HS quan sát viết bảng con: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
 Tiết2
3.Luyện tập
a. Luyện đọc bảng lớp
- Gọi HS đọc lại bài tiết 1
- GV sửa phát âm cho HS
b. Luyện đọc SGK
- Gọi HS đọc bài tiết 1 SGK
* Đọc câu ứng dụng:
- GV giới thiệu tranh sách giáo khoa
- GVnhận xét, giới thiệu câu ứng dụng:
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
- GV sửa phát âm và nhịp đọc cho HS
c. Luyện nói:
-Cho HS nêu chủ đề luyện nói:
Hướng dẫn hs quan sát TL theo gợi ý
+ Tranh vẽ gì?
-Con ong thích gì?
- Con bướm thích gì?
- Con chim giúp bà con nông dân làm gì?
- Con cá cảnh thường sống ở đâu?
- Con thích con nào nhất?
GV nhận xét HS trả lời .
d. Luyện viết
- GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV quan sát, uốn nắn
4. Củng cố- dặn dò
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ chứa vần đã học.1HS đọc toàn bài 
- GV cho cả lớp đọc lại bài một lần.
- Nhận xét tiết học. Dặn: Chuẩn bị bài 67
- 5 HS đọc
- 3 HS đọc bài tiết 1 ( SGK)
- HS quan sát, nhận xét
- HS đọc kết hợp tìm, phân tích tiếng chứa vần vừa học. Nhuộm,bướm. 
- HS đọc trơn: cá nhân, lớp
- HS nêu chủ đề luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh
-Ong, bướm, chim, cá cảnh
-hút mật hoa
 -thích phấn hoa
-bắt sâu bảo vệ mùa màng
-sống dưới nước trong bể cá
- HS trả lời.
- HS viết vào vở Tập viết 1 / tập 1
- HS thi đua tìm tiếng, từ chứa vần vừa học.
-1HS đọc
- HS nghe.
=============================================
Toán
Tiết 61: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố và rèn luyệnkỹnăngthực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi10.
- Tiếp tục củng cốkỹ năng từ tóm tắt bài toán, hình thành bài toán rồi giải bài toán đó.
- Bài tập cần làm: 1(cột 1,2,3), 2 (phần 1), 3 ( dòng 1), 4
B- Đồ dùng dạy - học:
- 1 số hình tròn bằng bìa, 1 hình ngôi sao, 1 bông hoa, số và các mũi tên như trong bài 2 sách giáo khoa trang 88.
- Phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi một số HS đọc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, cho điểm
- HS đọc.
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Bài 1(cột 1,2,3):
- Gọi HS nêu yêu cầu ?
- Cho HS làm bài tập.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu: Tính
- HS làm bài, rồi lên bảng chữa
- GV nêu: mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Bài 2(phần 1):
- Bài yêu cầu ta phải làm gì ?
- Cho HS làm trong sách giáo khoa.
- Gọi HS nhận xét
- 1 HS nêu: Điền số
- HS làm bài và chữa bài trên bảng. 
- HS nhận xét sửa sai
Bài 3 (dòng 1): Gọi HS đọc Y/c bài toán
- Trước khi điền dấu ta phải làm gì ?
- Cho HS làm bài rồi gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, nêu kết quả đúng.
- HS nêu: Điền dấu > , < , = vào ô trống
- Phải thực hiện phép tính và so sánh
- HS làm bài, chữa bài trên bảng.
Bài 4(Tr. 88) :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán
- GV ghi bảng tóm tắt, gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho ta biết gì ?
- Bài toán hỏi ta điều gì ?
- Cho HS làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa
- Gọi HS nhận xét
- 1 HS nêu: Viết phép tính thích hợp.
- HS đọc tóm tắt.
- Tổ một có 4 bạn, tổ hai có 6 bạn.
- Cả 2 tổ có bao nhiêu bạn ?
- HS làm bài, chữa bài.
-HS khác nhận xét bài của bạn.
4- Củng cố - dặn dò:
- Gọi đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- Nhận xét giờ học. Làm bài tập VBT
- 2 HS đọc
- HS nghe.
=========================================
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Học vần:
Bài 67 :ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Đọc được các vần có kết thúc bằng m. các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67
- Viết được các vần ,các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67
- Nghe hiểu được chuyện kể: Đi tìm bạn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng m.
- Tranh minh hoạ từ ứng dụng, câu ứng dụng, truyện kể.
- Bộ ghép chữ Tiếng Việt.
 C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết: ao chuôm, vườn ươm, cháy đượm.
- 3 HS lên bảng mỗi em viết 1từ
- Đọc câu ứng dụng.
- 2 HS đọc.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Ôn tập:
a. Ôn các vần vừa học:
- Hãy cho cô biết vần nào vừa học?
- Học sinh lên bảng chỉ các chữ ghi vần vừa học.
- Hãy chỉ các vần cô đọc sau đây? 
(GV đọc các vần không theo thứ tự trong bảng.)
- Học sinh chỉ theo giáo viên đọc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Em hãy tự chỉ các vần có trong bảng ôn và đọc tên vần đó?
- Học sinh chỉ và đọc.
- Các em hãy đọc theo bạn chỉ nhé?
- Học sinh lên bảng ghi, 1học sinh khác đọc. 
- Giáo viên theo dõi, nhận xét.
b. Ghép âm thành vần:
- Các em hãy ghép chữ ghi âm ở cột dọc với dòng ngang sao cho thích hợp để tạo vần tương ứng đã học.
- Học sinh ghép các vần: om, am, uôm, ươmrồi đọc lên.
- Giáo viên ghi vào bảng ôn.
- Hãy đọc các vần con vừa ghép.
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm lớp.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho hs.
c. Đọc từ ứng dụng.
- Hãy đọc cho cô các từ ứng dụng có trong bài.
- 2 học sinh lần lượt đọc.
- Giáo viên ghi bảng.
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi,nhận xét.
- Giải nghĩa từ ứng dụng.
 Lưỡi liềm: Dụng cụ thường làm bằng sắt, thép có răng để cắt cỏ.
Xâu kim: Luồn chỉ xâu qua lỗ kim.
Nhóm lửa: Làm cho cháy lên thành ngọn lửa.
.
GV đọc mẫu từ ứng dụng
- 2,3 học sinh đọc lại.
d. Tập viết từ ứng dụng:
- Hướng dẫn học sinh viết từ xâu kim, lưỡi liềm vào bảng con.
- Giáo viên viết mẫu nêu quy trình viết.
- Học sinh luyện viết trên bảng con: xâu kim, lưỡi liềm
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1.
- Học sinh lần lượt đọclại bảng ôn tiết 1, đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm lớp.
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
+ Đọc câu ứng dụng
- Treo tranh cho học sinh quan sát tranh và hỏi.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ bà cụ và cây cam quả chín vàng.
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- 1 vài em đọc.
- Giáo viên ghi bảng đọc mẫu.
- Học sinh đọc cá nhân, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
b. Luyện viết:
- Hướng dẫn viết các từ ứng dụng vào vở tập viết.
- Khi viết em cần lưu ý gì?
- Nét nối giữa các con chữ và vị trí các dấu.
- HS tập viết 1 / tập 1
- Giáo viên theo dõi uốn nắn thêm HS yếu.
c. Kể chuyện: "Đi tìm bạn".
- Cho học sinh đọc tên truyện
-2 HS đọc .
- Giới thiệu truyện.
- Giáo viên kể chuỵên (1 lần).
Lần 2: Kể bằng tranh.
Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân chúng thường chơi đùa.cùng nhau.
- HS chú ý quan sát tranh
Tranh 2:Rồi trời lạnh giá Sóc tìm Nhím khắp nơi mà vẫn biệt tăm vắng bạn sóc buồn lắm.
Tranh 3: Gặp ai Sóc cũng hỏi nhưngvẫn không thấy Nhím đâu, rồi Sóc lại đi tìm Nhím ở khắp nơi.
Tranh 4: Mùa xuân ấm áp Sóc ,Nhím lại gặp nhau chúng mừng lắm hỏi ra mới biết Nhím phải đi tránh rét nên chúng bặt tin nhau.
-Cho HS thảo luận nhóm
- HS thảo luận nhóm 4 .
- Câu truyện nói lên điều gì?
- Tình bạn thắm thiết giữa sóc và nhím.
- Sóc là người như thế nào?
- Biết lo lắng và quan tâm tới bạn.
- Vì sao nhím lại mất tích?
- Vì Nhím không chịu được rét nên cứ mùa đông đến là Nhím lại đi tìm chỗ tránh rét.
4. Củng cố dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại bài ôn.
- 1 HS đọc.
- Nhận xét giờ học 
- Dặn: Chuẩn bị bài 68
- HS nghe và ghi nhớ.
=========================================
Toán:
Tiết 62: Luyện tập chung
A- Mục tiêu:
-Nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- Biết đếm, so sánh,thứ tự các số từ 0 đến 10; 
- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi10;
- Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Bài tập cần làm:
B- Đồ dùng dạy - học:
- Một số hình tròn, bìa cứng, cắt sẵn để HS điền trong BT4
- Phấn màu, bảng phụ, thanh bảng vuông nhỏ.
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng: 
- Cho HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10
- GV nhận xét, cho điểm
II- Dạy - học bài mới:
1- giới thiệu bài :
2- HD HS lần lượt làm các BT trong SGK
Bài 1(Tr. 89):
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.
- Cho HS nêu cách làm
- Cho HS làm bài, yêu cầu 2 em ngồi cạnh KT bài của nhau
- Gọi HS nhận xét
Bài 2(Tr. 89):
- Bài yêu cầu gì ?
- Đọc số từ 0 - 10, từ 10-0
- Gọi một số HS lần lượt đứng dậy đọc
- Gọi HS nhận xét .
Bài 3 (Tr. 89): 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS đọc kết quả
- Gọi HS nhận xét.
Bài 4 (Tr. 89): 
- Bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu các em làm bài 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa 
- Gọi HS nhận xét.
Bài 5 (Tr. 89): Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Ghi bảng tóm tắt lên bảng:
Có 5 quả
Thêm 3 quả
Có tất cả.quả ?
- Yêu cầu HS đặt đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết chúng ta làm phép tính gì ?
- Cho HS làm vào vở, một HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét.
3- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi: Lập phép tính đúng
- Nhận xét giờ học .
- Dặn về nhà làm bài tập 5 phần b.
- 2HS lên bảng làm bài tập
10 - 1 = 9 1+9=10 
10 - 9 = 10 9+1=10 
2HS đọc
- Viết số thích hợp theo mẫu
- Các em phải đếm trong ô có bao nhiêu chấm tròn thì viết số đó vào ô phía dưới. Số đó chính là biểu thị số chấm tròn có trong ô
- HS nhận xét và chỉ ra lỗi sai của bạn (nếu có)
- HS tự nêu
Các HS khác nghe và NX
Tính
- HS khác nghe kiểm tra bài của mình và nhận xét bài của bạn.
- Điền vào ô trống
- HS làm bài vào sách
- HS khác nhận xét bài của bạn và kiểm tra kết quả bài của mình
- Viết phép tính thích hợp.
- 2 HS đọc tóm tắt
- HS nêu: có 5 quả thêm 3 quả nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả?
Bài toán cho biết: có 5 quả thêm 3 quả nữa.\
- Hỏi có tất cả bao nhiêu quả ?
- Làm phép tính cộng
- HS khác nhận xét bài của bạn
5 + 3 = 8
- HS chơi thi theo tổ
- HS nghe và ghi nhớ
======================================
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Học vần
Bài 68: ot - at
I. Mục đích – yêu cầu
 - HS đọc viết được : ot,at,tiếng hót, ca hát;
-Đọc được từ và câu ứng dụng:Ai trồng cây mê say.
 -Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề:Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát.
II.Đồ dùng dạy học 
 - Tranh sách giáo khoa.
 - Bộ đồ dùng Tiếng Việt
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của HS
A Bài cũ: GV cho HS viết 
- Gọi đọc câu ứng dụng
- GVnhận xét, cho điểm
B. Bài mới 1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi bảng: ot - at
2. Dạy vần: ot
a. Nhận diện vần:
+ Phân tích vần ot?
+ So sánh ot với om?
b. Đánh vần:
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
-o-tờ -ot
- GV sửa phát âm
+ Muốn có tiếng “hót” phải thêm âm gì?
+ Phân tích tiếng “hót?
- GV hướng dẫn HS đánh vần: 
Hờ- ot-hot- sắc -hót
- GV nhận xét, sửa phát âm
* Hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: tiếng hót
- Gọi đọc trơn
- GV sửa nhịp đọc cho HS
um (qui trình tương tự) 
 c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV cho HS tự tìm từ mới
bánh ngọt bãi cát 
trái nhót chẻ lạt
 - GV giải thích, đọc mẫu:
d. Viết bảng con
- GV viết mẫu lần lượt các từ.lên bảng vừaviết vừa nêu qui trình viết.
 *Lưu ý HS điểm đặt bút, dừng bút, độ cao độ rộng của các chữ.
- GV nhận xét, chữa lỗi
- 3HS viết bảng các từ :xâu kim, lưỡi l

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 giam tai.doc