Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016

Tiết 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ

I. Mục tiêu:

- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tương lịch sử hay địa lí trên bản đồ.

- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

III. Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Bản đồ là gì?

 - Kể 1 vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3?

+ Nhận xét.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Cả lớp:

+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?

+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí?

+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với cá nước láng giềng trên hình 3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia?

*Muốn sử dụng được bản đồ ta phải làm theo các bước sau.

 - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ

 - Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng

 - Tìm đối tượnglíchủ hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.

HĐ2: Nhóm:

 GV yêu cầu HS làm các bài tập a, b trong SGK theo nhóm.

GV nhận xét và khen.

4. Củng cố:

 - Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng.

 - Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng.

 - Chỉ vị trí TP em đang ở.

 - Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở.

 5. Dặn dò:

 - HS về nhà học ghi nhớ.Chuẩn bị bài “Nước VL”

 - Nhận xét tiết học.

- Là hình vẽ thu nhỏ một khu vực

- HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ

+ HS nhận xét

+ Bản đồ đó thể hiện nội dung gì.

+ Sông, hồ, mỏ than, thủ đô,

+ HS lên bảng chỉ và giải thích.(dựa vào chú giải để biết điều đó)

+ Nhiều HS lên chỉ đường biên giới của Vn trên bản đồ Địa lí tự nhiên.

- HS các nhóm lần lượt trả lời.

- HS khác nhận xét.

+ HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng.

a. Quân ta mai phục.

 Mũi tên màu đỏ (không đứt)

 Địch tháo chạy

b.Đọc tỉ lệ bản đồ: 1: 9 000 000.

 Đường biên giới quốc gia.

 Sông: Đường kẻ màu xanh trên bản đồ.

 Thủ đô: Ngôi sao màu đỏ.

+ Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia.

 + Biển nước ta là 1 phần của biển Đông.

 + Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa.

 + Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo

 + Một số con sông: S Hồng, S Lô, S Mã, S Cả, S Đồng Nai, .

 

doc 13 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 	- Củng cố cách tính biểu thức có chứa một chữ
 	- Rèn kĩ năng trình bày bài
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Vở BT toán 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định
HS hát
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Luyện tập thực hành:
* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 
a/ b + 2465, với b = 6489
b/ 6034 - a,với a = 3976
c/ 678 n, với n = 8
d/ 6246 : m, với m = 9
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 
a/ 6412 + 315 m, với m = 7
b/ 4505 - 3456 : b, với b = 3
c/ 28 a + 72 a, với a = 9
d/ 125 x b – 25 x b, với b = 8 
- GV chữa bài – nhận xét
* Bài 3: Cho biểu thức A = 500 + x 
và B = x – 500
a/ Tính giá trị của biểu thức A và B, với x = 745
b/ Tính giá trị của biểu thức A + B, với x = 745
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Giá trị của biểu thức 
50 + 50 : x + 100 với x = 5 là:
A. 50 B. 100
C. 120 D. 160
- NX, kết luận
4. Củng cố: - Hệ thống nội dung bài học.
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Về nhà ôn lại bài
- HS đọc đề bài
- HS làm vở nháp 
- Lần lượt từng HS lên bảng làm bài. KQ: a/ 8954; b/ 2058; c/ 5424; d/ 694
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề bài 
- HS làm vào vở
- HS đổi vở kiểm tra
- 4HS lên bảng chữa bài.
KQ: a/ 8617; b/ 3353; c/ 900;
 d/ 800
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề, làm bài vào vở
- 2 HS lần lượt lên bảng chữa bài.
HS đổi vở kt chéo
KQ: a/ A = 1245; B = 245
 b/ A + B = 1490
- HS đọc đề bai
- HS TL nhóm đôi
- Báo cáo kq: Khoanh vào D.
- HS lắng nghe
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Mĩ thuật
Tiết 2: VẼ THEO MẪU: VẼ HOA LÁ
I/ Mục tiêu:
- Giup h/s biết được hinh dang đặc điểm và cảm nhận vẻ đẹp của hoa la.
- H/S biết cách vẽ và vẽ được hoa lá theo mẫu. 
- H/S có ý thức bảo vệ cây cối
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Tranh ảnh hoa lá
+ HS : Vở vẽ, màu , bút chì, tẩy
III/ Cac hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.	 
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn bài mới.
*HĐ 1: Quan sát.
- GV đưa một số hoa lá cho HS so sánh 	 
? Em hãy kể tên một vài loài hoa mà 
em biết?	
? - GV đưa rau muống1 vài loài hoa đơn giản cho HS quan sat	 
- GV cho HS quan sát hoa sen, hoa hồng
*HĐ 2: cach vẽ. 
- GV vẽ mẫu lên bảng và hướng dẫn cách vẽ tỉ mỉ
*HĐ 3: Thực hành.
- GV bao quát lớp giúp HS thực hành hoàn thành bài vẽ tại lớp
- Hát
- HS quan sat , nhận xét so sánh
- Học sinh trả lời?
- Học sinh quan sat trả lời?
- Lớp nhận xet bổ sung
- HS quan sat cach vẽ.
- HS thực hành vào vở vẽ. 
4. Củng cố: 
- GV cùng HS nhận xét đánh giá bài vẽ về hình và màu sắc chọn ra bài đep , chưa đẹp động viên các em.
5. Dặn dò:
- Về nhà quan sát các con vật giờ sau ta học.
Thứ ba, ngày 01 tháng 9 năm 2015
Lịch sử
Tiết 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tương lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Bản đồ là gì? 
 - Kể 1 vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3?
+ Nhận xét.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí?
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với cá nước láng giềng trên hình 3 và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia?
*Muốn sử dụng được bản đồ ta phải làm theo các bước sau.
 - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ 
 - Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng
 - Tìm đối tượnglíchủ hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
HĐ2: Nhóm: 
 GV yêu cầu HS làm các bài tập a, b trong SGK theo nhóm.
GV nhận xét và khen.
4. Củng cố:
 - Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng.
 - Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng.
 - Chỉ vị trí TP em đang ở.
 - Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở.
 5. Dặn dò:
 - HS về nhà học ghi nhớ.Chuẩn bị bài “Nước VL”
 - Nhận xét tiết học.
- Là hình vẽ thu nhỏ một khu vực
- HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ
+ HS nhận xét
+ Bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Sông, hồ, mỏ than, thủ đô, 
+ HS lên bảng chỉ và giải thích.(dựa vào chú giải để biết điều đó)
+ Nhiều HS lên chỉ đường biên giới của Vn trên bản đồ Địa lí tự nhiên.
- HS các nhóm lần lượt trả lời.
- HS khác nhận xét.
+ HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng.
a. Quân ta mai phục.
 Mũi tên màu đỏ (không đứt)
 Địch tháo chạy
b.Đọc tỉ lệ bản đồ: 1: 9 000 000.
 Đường biên giới quốc gia.
 Sông: Đường kẻ màu xanh trên bản đồ.
 Thủ đô: Ngôi sao màu đỏ.
+ Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campuchia.
 + Biển nước ta là 1 phần của biển Đông.
 + Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa.
 + Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo 
 + Một số con sông: S Hồng, S Lô, S Mã, S Cả, S Đồng Nai, .
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố về 
 	Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên 
	Tìm thành phần chưa biết trong phép tính 
Ôn tập về giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
65321 + 36285 ; 82100 - 3015
2623 x 4 ; 15850 : 5 
Bài tập 2: tìm x 
- Giáo viên viết đề cho học sinh nêu cách tìm 
- Làm bài vào phiếu 
- 4 em chữa bài
- Lớp nhận xét
Bài tập 3: ba giờ đầu ô tô đi được 45 km , hai giờ sau mỗi giờ ô tô đi được 50 km . hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
Học sinh giải vào vở 
Giáo viên thu một số vở nhận xét 
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài.
5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
- Hát
Đặt tính rồi tính ( học sinh làm bảng con ) 
- HS làm vào phiếu.
X + 527 = 1892 x - 631=361 
X = 1892 - 527 x = 361+ 631
X = 1365 x = 992 
X x 5 = 1085 x : 5 = 187
X = 1085 : 5 x = 187 x 5
X = 217 x = 935
Giải
Ba giờ ô tô đi được số km là :
3 x 45 = 135 ( km)
Hai giờ sau ô tô đi được số km là :
2 x 50 = 100 ( km )
Trung bình mỗi giờ đi được số km là :
(135 + 100 ) : 5 = 47 ( km )
Đáp số : 47 km
Tiếng việt
LUYỆN: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật.
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật, bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu bài: 
 Bài 1: Cho các tình tiết sau:
- 
- Sắp đến ngày khai trường, cả lớp ai cũng có quần áo mới trừ Hằng vì nhà Hằng rất nghèo.
- Tôi xin phép mẹ để được tặng Hằng bộ váy áo mới của mình.
- Mẹ khen tôi biết yêu thương bạn bè và thưởng cho tôi một bộ váy ái khác.
Dựa vào các tình tiết trên, em hãy kể lại câu chuyện và đặt tên cho chuyện.
 Y/c học sinh đọc đề bài
- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu bài.
- Gv nhận xét.
 4. Củng cố:
- Gv củng cố nội dung bài học.
- Giáo duc HS: Bài này nói lên tình yêu cha, tính cách trung thực của cậu bé
5. Dặn dò:.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ viết lại câu truyện chim Sẻ và chim Chích và chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 em đọc.
- HS làm bài vào vở.
- 2 em đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét.
Thứ tư, ngày 02 tháng 9 năm 2015
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
LAO ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Học sinh thấy được cần làm công việc gì đe giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV phân công nhiệm vụ cho các học sinh trong lớp 
- Đề ra phương hướng khắc phục và phấn đấu ở những tuần sau. 
II.Đồ dùng dạy - học: 
 Các tổ chuẩn đồ dùng phục vụ lao động hàng ngày.
III. Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức lớp: Hát
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 
3. Dạy bài mới: GT bài
* GV phân công các tổ chuẩn bị dụng cụ lao động vệ sinh trường lớp 
- Tổ 1 : Vệ sinh trong lớp 
- Tổ 2 : Vệ sinh ngoài cổng 
- Tổ 3 : Vệ sinh lau bảng bàn ghế 
- Các tổ thường xuyên vệ sinh khu vực chuyên đảm bảo sạch sẽ gọn gàng trước khi vào lớp .
- Có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
*:GV tổ chức cho hs lao động theo các khu vực phân công và cho hs các nhóm khác kiểm tra lẫn nhau 
 + Lớp trưởng : Bạn Hà bao quát chung
 + Lớp phó : Thực hiện vệ sinh và đi kiểm tra cụ thể .
 + Lớp chia làm 3 tổ : các tổ tự giác vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp .
4. Củng cố 
GV nhận xét giờ học ,đánh giá về ý thức lao động của HS .
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà thực hiện vệ sinh ở nhà .
Kĩ thuật
Tiết 2: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU ( tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: 
- Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu, ) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
- Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong
cắt may, khuy cài khuy bấm.
- Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. 
- GV cho HS quan sát H4 SGK và hỏi: em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu.
- GV nhận xét và nêu đặc điểm chính của kim: Kim khâu và kim thêu làm bằng kim loại cứng, nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mũi kim nhọn, sắc, đuôi kim dẹt có lỗ để xâu kim.
- Hướng dẫn HS quan sát H5a, b, c SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nêu những đặc điểm cần lưu ý và thực hiện minh hoạ cho HS xem.
- GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ vào vải để HS thấy tác dụng của vê nút chỉ.
* HĐ5: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ.
+ Hoạt động nhóm: 2 - 4 em/ nhóm để giúp đỡ lẫn nhau.
- GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu kim, nút chỉ.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS quan sát H.4 SGK và trả lời: Kim khâu, kim thêu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau.
- HS quan sát hình và nêu.
- HS thực hiện thao tác này.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc cách làm ở cách làm ở SGK.
- HS thực hành.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS nhận xét thao tác của bạn.
Luyện từ và câu
LUYỆN: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS ôn tập củng cố về:
	Cấu tạo của tiếng
Biết phân tích cấu tạo của tiếng để điền vào bảng mẫu.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoaït ñoäng1: OÂn laïi khái niệm cấu tạo của tiếng 
Tiếng gồm có mấy bộ phận ?
Thế nào là cặp tiếng bắt vần với nhau? 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ sau và ghi kết quả vào bảng sau về cấu tạo của tiếng 
 Làm việc theo nhóm 4 
Nêu kết quả thảo luận – nhận xét bổ sung 
Giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Đặt câu với các từ sau:
Học , làm , chăm chỉ, ngoan ngoãn.
- GV nhận xét.
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hát
Học sinh nêu 
 Tiếng gồm có 3 phần đó là âm đầu, phần vần ,dấu thanh.
Là những tiếng phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. 
ví dụ : ngoài – hoài, xinh – nghênh 
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
Tiếng 
Âm đầu 
Vần 
Thanh 
Chim 
ch
im 
ngang
khôn 
kh
ôn
ngang
kêu 
tiếng 
rảnh 
rang
người
HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở.
1 HS chữa bài.
Lớp nhận xét
Thứ sáu, ngày 04 tháng 9 năm 2015
Đạo đức
Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)
* - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Biết quí trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- SGK Đạo đức 4.
- Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy kể một vài việc làm trong học tập thể hiệntính trung thực?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập thực hành: 
*HĐ 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK): 
 - GV chia lớp thành 3 nhóm: 
 òNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
 òNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
 òNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 - GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: 
*HĐ 2: Hoạt động cá nhân (BT 4- SGK) 
 - GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập lên trình bày.
 - GV kết luận: 
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
4.Củng cố :
- GV củng cố nội dung bài học.
- Liện hệ giáo dục HS: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát.
+ Không chép bài của bạn trong giờ KT, không mượn vở của bạn để chép bài ở nhà, ..
+ HS nêu bài học.
- Nhận xét bài của bạn.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp góp ý trao đổi.
a/. Chịu nhận điểm kém, rồi quyết tâm học để gỡ lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Nói bạn thông cảm, vì làm vậy là không trung thực trong học tập.
- HS kể trước lớp.
- Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
- Đại diện HS trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình trước lớp.
- HS nêu lại ghi nhớ chung.
+ HS chép bài.
Tập làm văn
TẢ HÌNH DÁNG CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
 	- Học sinh hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
 	- Biết dựa vào ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật.
HSKT: Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng lớp chép yêu cầu bài 1( nhận xét) 
- Bảng phụ chép đoạn văn của Vũ Cao
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tính cách của nhân vật được biểu hiện qua những chi tiết nào?
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
b) Hướng dẫn HS làm bài trong vở BTTV
 - GV mở bảng lớp
? Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò?
? Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tình cách & thân phận của nhân vật này?
- Gv chốt ý: Đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp đáng thương.
c) HS đọc lại ghi nhớ
 - HS nêu thêm 1- 2 ví dụ
d) Phần luyện tập
* Bài tập 1:
 - GV treo bảng phụ
+ Tác giả chú ý miêu tả những chi tiết ngoại hình nào của chú bé liên lạc?
+ Những chi tiết ấy nói lên điều gì?
- Gv KL: 
+ Thân hình gầy gòcho thấy cậu bé là con nhà nghèo 
+ Hai túi áo trễ xuống  cho thấy cậu bé rất hiếu động
+ Bàn chân nhanh nhẹn  cho thấy cậu bé nhanh nhẹn, thông minh.
 * Bài tập 2:
+ Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp tả ngoại hình nhân vật?
 - GV gợi ý có thể kể theo đoạn
 - GV nhận xét
4. Củng cố:
- Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả gì?
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: - Ôn lại bài và học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.	
- Vở BTTV.
- 1 HS trả lời
 - HS nghe, mở sách
 - 3 em nối tiếp đọc bài 1, 2, 3
 - HS đọc thầm đ/ văn, làm bài cá nhân 
 + Chị NTrò có đ/ điểm: Sức vóc gầy, yếu... Cánh mỏng...; Trang phục ... 
 + Thể hiện T/ cách yếu, tội nghiệp...
 - 1 em làm bài trên bảng lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung, 1 em đọc.
 - 4 em đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
- HS nghe
 - HS đọc nội dung bài 1 + lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì gạch dưới chi tiết miêu tả hình dáng chú bé.
 - 1 em làm bảng phụ
 - Lớp nhận xét bổ xung
 - 1 em đọc yêu cầu
 - Từng cặp trao đổi, thực hiện yêu cầu
 - 2- 3 em thi kể theo yêu cầu
 - Lớp nhận xét
- 1 HS trả lời
Giáo dục tập thể:
TIẾT 2: SƠ KẾT TUẦN. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC ĐỘI
I. Mục tiêu: HS thấy được những ưu khuyết điểm chính trong tuần
- Nhắc nhở quy định của trường, của lớp về nội quy giờ giấc học tập 
 - GD ý thức tự quản. 
- GV hướng dẫn các em kiện toàn lại tổ chức đội
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Sơ kết tuần.
1) GV nêu MĐ -YC của buổi sinh hoạt.
2) HĐ1: Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Yêu cầu từng tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ .
+ Lớp trưởng tập hợp ý kiến chung.
 + Nhận xét hoạt động của lớp, sau đó báo cáo GV.
c) HĐ2: GV nhận xét hoạt động chung của lớp, rút ra những ưu khuyết điểm chính
Hoạt động 2: Kiện toàn tổ chức Đội
Lớp có 8 Đội viên
Chi Đội có 3 phân Đội
Đội trưởng phân đội 1: Mai
Đội trưởng phân Đội 2: Hà
Đội trưởng phân Đội 3: Thương
GV giao nhiệm vụ cho các phân đội trưởng
3) Phương hướng tuần 2:
- Thực hiện tốt nền nếp ra vào lớp.
- Duy trì nền nếp học tập.
- Thực hiện tốt các hoạt động Đội.
- Thực hiện các phong trào nhà trường đề ra.
- Thi đua học tập rèn luyện tốt theo 5 điều Bác dạy.
4) Kết thúc buổi sinh hoạt: Hát tập thể.
- HS lắng nghe.
- Từng tổ báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 
(về học tập, về việc thực hiện nề nếp, đạo đức)
- Các tổ khác bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ những điều cần làm.
- HS nhắc lại phương hướng tuần 2
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Thu Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docBC 4 tuan 2.doc