Toán:
ÔN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I- Mục tiêu:
- Củng cố KN thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng dạy - học :
GV : Bảng phụ
HS : Vở BT
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Tính: 66 : 3 =
66 : 6 =
88 : 4 =
- Chữa bài.
3. Bài mới:
* Bài 1(34-VBT): Đặt tính rồi tính
69 : 3 86 : 2 24 : 2
- GV nhận xét bài làm của HS
*Bài 2(34-VBT) : Đọc y/cầu
- Cho HS làm vào vở
- T. nhận xét, chốt lời giải đúng
*Bài 3(34-VBT)
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV nhận xét
*Bài 4(34-VBT) Điền dấu
- Cho HS làm bài, chữa bài
- T. nhận xét, chốt lời giải đúng
4. Củng cố:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị giờ sau
- Hát
- 3 HS làm trên bảng
- Lớp làm nháp.
- KQ Là: 22, 11, 22
- 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở BT
69 3 86 2
6 23 8 43
09 06
9 6
0 0
+ HS làm bài vào vở, chữa bài
của 84 kg là 21kg
của 66 l là 1l l
của 68 phút là 34 phút
của 60 phút là 20 phút
- HS đọc đề toán
- HS tóm tắt và giải bài toán
Bài giải
Nửa ngày có số giờ là
24 : 2 = 12 (giờ)
Đáp số: 12giờ
- 1 HS chữa bài vào bảng phụ
- HS làm vào vở
- Chữa trên bảng
1
2
TUẦN 6: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC: BÀI TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu - Đọc kết hợp trả lời câu hỏi để nắm vững nội dung bài. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học - GV : SGK - HS : SGK III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài : Cuộc họp của chữ viết - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? -Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng ? 3. Bài mới: a. HĐ1: Đọc tiếng - GV đọc mẫu, HD giọng đọc - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn - Đọc cả bài b. HĐ 2 : Đọc hiểu - GV hỏi HS câu hỏi trong SGK . Cô giáo ra cho lớp đề văn nào ? . Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài ? . Cô - li – a làm gì để bài dài ra ? . Vì sao Cô - li – a vui vẻ làm theo lời mẹ ? c. HĐ 3 : Đọc phân vai - Gọi 1 nhóm đọc phân vai - GV HD giọng đọc của từng vai 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt 5. Dặn dò: VN đọc bài - 4 HS đọc bài - Trả lời câu hỏi - Nhận xét bạn đọc - HS theo dõi - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó + Đọc nối tiếp 4 đoạn - Kết hợp luyện đọc câu khó - Đọc đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Bình chọn nhóm đọc hay + 2 HS đọc cả bài - HS trả lời . Em làm gì để giúp đỡ mẹ ? . Thảo luận nhóm 2 để trả lời . Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng đã làm, kể cả việc chưa làm.... . Bạn nhớ ra vì đó là việc bạn nói trong bài TLV - Đọc phân vai theo nhóm - Các nhóm thi đọc phân vai - Bình chọn nhóm đọc hay Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu: - Thực hành cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. - Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. - Rèn kĩ nămg tính và giải toán. II- Đồ dùng dạy- học : GV : Bảng phụ - Phiếu HT HS : Vở BT III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài * Bài 1(32-VBT): Treo bảng phụ - Đọc yêu cầu? - GV nhận xét. * Bài 2(32-VBT): - Bài toán cho biết gì? - BT hỏi gì? - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3(32-VBT): Viết số thích hợp T đọc đề bài - Hình bên có bao nhiêu con gà? - Cho HS làm bài rồi chữa - Nhận xét, 4. Củng cố: - Đánh giá bài làm của HS 5. Dặn dò: - Vn học bài -HS nêu - Đọc đề - Làm phiếu HT a) 1/2 của 6 kg là 6 : 2 = 3(kg) b. 1/5 của 25 km là: 25 : 5 = 5(km) c. 1/2 của 16 giờ là: 16 : 2 = 8 (giờ) d .1/3 của 18 l là : 18 : 3 = 6 (l) e. 1/6 của 54 m là: 54 : 6 = 9 (m) - HS nêu..... - Làm vở - 1 HS chữa bài Bài giải Quầy hàng đã bán số nho là: 16 : 4 = 4( kg ) Đáp số: 4 kg -HS nghe đọc đề bài - Quan sát hình vẽ - Có 18 con gà Bài giải a) 1 số con gà là: 18 : 6 = 3 (con) 6 b) 1 số con gà là: 18 : 3 = 6 (con) 3 Đáp số : a) 3 con b) 6 con Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016 Toán: ÔN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I- Mục tiêu: - Củng cố KN thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số. - GD HS chăm học toán. II- Đồ dùng dạy - học : GV : Bảng phụ HS : Vở BT III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Tính: 66 : 3 = 66 : 6 = 88 : 4 = - Chữa bài. 3. Bài mới: * Bài 1(34-VBT): Đặt tính rồi tính 69 : 3 86 : 2 24 : 2 - GV nhận xét bài làm của HS *Bài 2(34-VBT) : Đọc y/cầu - Cho HS làm vào vở - T. nhận xét, chốt lời giải đúng *Bài 3(34-VBT) - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV nhận xét *Bài 4(34-VBT) Điền dấu - Cho HS làm bài, chữa bài - T. nhận xét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố: - Nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị giờ sau - Hát - 3 HS làm trên bảng - Lớp làm nháp. - KQ Là: 22, 11, 22 - 3 em lên bảng, cả lớp làm vào vở BT 69 3 86 2 6 23 8 43 09 06 9 6 0 0 + HS làm bài vào vở, chữa bài của 84 kg là 21kg của 66 l là 1l l của 68 phút là 34 phút của 60 phút là 20 phút - HS đọc đề toán - HS tóm tắt và giải bài toán Bài giải Nửa ngày có số giờ là 24 : 2 = 12 (giờ) Đáp số: 12giờ - 1 HS chữa bài vào bảng phụ - HS làm vào vở - Chữa trên bảng giờ < 40 phút ......... giờ = 30 phút 1 2 Đạo đức Tiết 6: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( T2 ) I. Mục tiêu: - HS biét tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. - Rèn kĩ năng tự phục vụ cho hs. II.Đồ dùng: - Bảng phụ, phiếu học tập cá nhân. - Một số đồ vật cần cho trò chơi: Đóng vai III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tự làm lấy công việc của mình ? - HS trả lời. - Về nhà em đã tự làm lấy công việc của mình chưa ? - Nhận xét và đánh giá. 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung HĐ 1: Liên hệ thực tế. Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tự liên hệ + Các em đã tự làm lấy công việc của mình chưa ? - 1 số HS trình bày trước lớp + Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc ? - Lớp nghe và nhận xét. * Kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy công việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo. HĐ 2: Đóng vai * Mục tiêu: HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi. * Tiến hành: - GV giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, 1 nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 ( TH trong SGV) - Các nhóm độc lập làm việc - 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp. * Kết luận: Nếu có mặt ở đó, các em cần nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. - Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi. HĐ3: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan. * Tiến hành: - GV phát phiếu học tập học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình bằng cách ghi vào ô trống dấu + trước ý kiến em cho là đúng và ghi dấu – trước ý kiến sai. - Từng HS làm việc cá nhân. - 1 HS nêu kết quả bài làm trước lớp - GV kết luận theo từng nội dung * Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến. 4. Củng cố: - Nêu lại ND bài ? - Đánh giá tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị bài sau. - Vài HS nêu. Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016 Tiếng việt LUYỆN VIẾT: NGÀY KHAI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, chính xác bài “Ngày khai trường” ( khổ 1,2,3). - Rèn cho HS kỹ năng viết, cách trình bày bài thơ thể 5 chữ. II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ, bảng con III.Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Hướng dẫn HS viết - T. đọc bài thơ - Nhận xét: . Đoạn viết có mấy khổ thơ ? . Các chữ cái đầu viết như thế nào ? Các khổ thơ viết như thế nào ? . Tiếng trống trường muốn nói với em điều gì ? b. HS viết bài - T. đọc cho HS viết bài - GV nhận xét c. Bài tập: Điền vào chỗ trống r/d/gi - ra vào, gia đình, da trâu. - gióng giả, đến rồi, cặp da. - T. nxét, chốt lời giải đúng 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - Chuẩn bị giờ sau - HS theo dõi - 2 HS đọc lại - 3 khổ thơ - Khổ 2 cách khổ 1 , 1 dòng.... - Tiếng trống giục em học bài tốt trong năm học mới. - HS viết vào vở - HS đổi vở soát lỗi - HS tự sửa lỗi vào vở - HS làm bài - Chữa bài trên bảng lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp KỂ VỀ NGƯỜI BẠN TỐT I. Mục tiêu: - HS hiểu: Một người bạn tốt là người biết an ủi, động viên giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn - HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá tự đánh bản thân trong việc giúp đỡ bạn. - Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè. II. Đồ dung dạy – học: - Các bài thơ, bài hát câu chuyện về chủ đề tình bạn. III. Hoạt động dạy - học. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. HĐ1: Kể về tấm gương bạn tốt - T. kể chuyện về một tấm gương bạn tốt : Thuỷ và Viên - HS trao đổi trong nhóm về cách ứng xử của Thuỷ. - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Vì sao Viên cần sự quan tâm của Thuỷ? - HS nghe và kể lại. - Thuỷ và Viên. - Viên nhỏ bé bố mẹ đi làm xa - Thuỷ đã làm gì để Viên đỡ buồn? - Vì sao mẹ của Viên lại thầm cảm ơn Thuỷ? - Em biết được gì qua câu chuyện này? - KL: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm giúp đỡ của những người bạn tốt kể cả lúc vui cũng như lúc buồn. b. HĐ 2: Thi tìm những câu chuyện , bài thơ, bài hát nói về tấm gương bạn tốt. - Gợi ý cho học sinh nêu những câu chuyện, bài thơ, bài hát về người bạn tốt. - Có thể kể về bạn trong lớp, trong trường, hàng xóm 4. Củng cố: - Nxét giờ học. 5. Dặn dò: - VN thực hiện tốt theo bài học. - Động viên , an ủi, giúp đỡ - Vì Thuỷ đã giúp đỡ Viên - Biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. - Nghe và nêu lại. - Nghe. - Kể về tấm gương bạn tốt. - Học tập những tấm gương bạn tốt. Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016 Tiếng việt LUYỆN: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC I. Mục tiêu - Tiếp tục rèn kĩ năng nói : HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình. - Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn , diễn đạt rõ ràng, câu văn gãy gọn. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học : - SGK - Vở BT III. Các hoạt động dạy- học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 - Đọc yêu cầu BT - Cho HS đọc lại bài tập đọc: Nhớ lại buổi đầu em đi học - Nhắc lại câu hỏi để HS nhớ lại bài văn và vận dụng vào bài làm của mình. - Cách nhìn, cách nghĩ của bạn nhỏ trong bài văn có giống ý nghĩ và tâm trạng của em trong buổi đầu đi học không ? + GV gợi ý : - Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Từ nhà em đến trường xa hay gần? Chặng đường đó quen hay lạ? Buổi đầu tiên đến trường em thấy cổng trường ra sao? Ngôi trường trông như thế nào? Các anh chị lớp trên, các thầy cô giáo..... Cảm xúc của em về buổi học đó? - GV nhận xét, đánh giá * Bài tập 2 - Đọc yêu cầu BT - GV nhắc các em viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. - GV nhận xét. Vở BT + Kể lại buổi đầu em đi học - 1, 2 em đọc lại bài -HS nêu.... - Buổi sáng hôm ấy là buổi sáng đầu tiên em đi học lớp 1. Con đường thân quen mà sao thấy lạ..... Theo mẹ đến trường, em thấy ngỡ ngàng “Sao cổng trường to thế nhỉ?”. Sân trường sao rộng thế?..... - 1 HS khá giỏi kể mẫu - Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình - 3, 4 HS thi kể trước lớp + Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ). - HS viết bài vào vở - 5, 7 em đọc bài viết của mình - Các bạn nhận xét bài của bạn mình 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà viết lại bài Tự nhiên và xã hội Tiết 12: CƠ QUAN THẦN KINH I. Mục tiêu: + Sau bài học, h/s biết: - Kể tên và chỉ trên sơ đồ, chỉ trên bộ phận của cơ quan thần kinh. - Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan. - GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học: - Các hình trong sgk trang 26 –27. - Hình cơ quan thần kinh phóng to. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? - Cách đề phòng một số bệnh thường mắc của cơ quan bài tiết nước tiểu? - Nhận xét, đánh giá bài h/s. 3. Bài mới: Hoạt động 1: a. Mục tiêu: Kể và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình. b. Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm: - Quan sát các hình của bài trong sgk trả lời: +Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? +Trong các cơ quan đó cơ quan nào được bảo vệ hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi tuỷ sống? + Hãy chỉ vị trí của não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc bạn mình. B2: Làm việc cả lớp: *Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não(nằm trong vỏ sọ), tuỷ sống nằm trong (cột sống) và các dây thần kinh. Hoạt động 2: a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan b, Cách tiến hành: B1: Chơi trò chơi Cho cả lớp chơi trò chơi phản ứng nhanh: Trò chơi "con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang". - Khi kết thúc trò chơi, hỏi h/s các em sử dụng những giác quan nào để chơi ? B2: Thảo luận nhóm - Yêu cầu h/s đọc sách Tr.27 và liên hệ những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi: + Não và tuỷ sống có vai trò gì? +Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? + Nếu một trong các giác quan đó bị hỏng thì sẽ gặp những khó khăn gì? B3: Làm việc cả lớp. Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: *Kết luận: - Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. - Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. - Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não và tuỷ sống đến các cơ quan. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 5. Dặn dò: - VN ôn bài Hát - 2 h/s lên bảng nêu. - Lớp nhận xét, nhắc lại. Hoạt động nhóm. - Các nhóm thực hiện thảo luận theo nội dung trên. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Các cơ quan thần kinh gồm có não và tuỷ sống và các dây thần kinh toả đi khắp cơ thể. Hoạt động cả lớp. - Cả lớp cùng chơi trò chơi - HS nêu, nhận xét. Khi chơi sử dụng các giác quan: Thính giác (tai), thị giác ( mắt), vị giác ( lưỡi)... - HS thảo luận theo cặp. + Đọc sách, liên hệ thực tế trả lời từng câu hỏi + Đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. + Nhóm khác nhận xét. +Nêu lại: . Não và tuỷ sống điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. .Các dây thần kinh dẫn truyền luồng thần kinh từ các cơ quan về não hoặc tuỷ sống và ngược lại. - Một số học sinh nhắc lại kết luận. Duyệt của tổ trưởng Phạm Thị Nguyệt
Tài liệu đính kèm: