Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt

Toán:

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Tìm số liền sau, liền trước; sắp xếp thứ tự các số, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có năm chữ số với số có 1 chữ số.

- Giải bài toán có hai phép tính.

II. Đồ dùng dạy - học :

VBT

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

VBT

3. Bài mới:

Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .

Bài 1. Số liền sau của số 68 457 là :

A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458

Bài 2. Các số 48 617 , 47 861 ,48 761 , 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là :

A. 48 617; 48716 ; 47 861 ; 47 816

B. 487 716 ; 48 617 ; 47 861 ; 47 816

C. 47 816; 47 861 ; 48 617 ; 48 716

D. 48 617 ; 48 716 ; 47 816 ; 47 861

Bài 3. Kết quả của phép cộng 36529 + 49347 là :

A. 75 865 B. 85 865 C . 75 875 D. 85 875

Bài 4. Kết quả phép trừ 85 371 - 9 046 là :

A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D . 86 325

Bài 5. 2hm 5m = . m . Số thích hợp để đền vào chỗ trống là :

A. 25 B. 205 C. 7 D. 250

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 
Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2017
 Tiếng việt
LUYỆN ĐỌC : CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu	
- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài: Cóc kiện Trời
- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi để nắm được nội dung câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
II. Đồ dùng dạy -học
 GV : SGK
	 HS : SGK	
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Mặt trời xanh của tôi
- T. nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc ĐT cả bài
b. HĐ 2 : Đọc hiểu
- Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
- Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi nh thế nào ?
c. HĐ 3 : Thi đọc diễn cảm
- HS hát
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó.
+ Đọc nối tiếp 4 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Cả lớp đọc ĐT 
+ HS đọc thầm toàn bài
- Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn hán lớn, muôn loài đều khổ sở.
- Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật : Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp 2 bên cửa.
- Trời mời Cóc vào thương lượng ....
+ HS thi đọc diễn cảm
- 3 bạn thi đọc truyện 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất
- T. nxét	
4. Củng cố: 
 - Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
5. Dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc tiếp
Toán:
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Tìm số liền sau, liền trước; sắp xếp thứ tự các số, thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có năm chữ số với số có 1 chữ số.
- Giải bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy - học : 
VBT
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
VBT
3. Bài mới:
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
Bài 1. Số liền sau của số 68 457 là :
A. 68 467 B. 68 447 C. 68 456 D. 68 458 
Bài 2. Các số 48 617 , 47 861 ,48 761 , 47 816 sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là :
A. 48 617; 48716 ; 47 861 ; 47 816
B. 487 716 ; 48 617 ; 47 861 ; 47 816
C. 47 816; 47 861 ; 48 617 ; 48 716 
D. 48 617 ; 48 716 ; 47 816 ; 47 861 
Bài 3. Kết quả của phép cộng 36529 + 49347 là :
A. 75 865 B. 85 865 C . 75 875 D. 85 875
Bài 4. Kết quả phép trừ 85 371 - 9 046 là : 
A. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D . 86 325 
Bài 5. 2hm 5m = ... m . Số thích hợp để đền vào chỗ trống là :
A. 25 B. 205 C. 7 D. 250
Phần 2. Làm bài tập sau :
Bài 1. Đặt tính rồi tính :
31 825 3 27 450 : 6 
Bài 2. Ngày đầu cửa hàng bán được 135m vải . Ngày thứ hai bán được 360m vải Ngày thứ ba bán được bằng số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu . Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ?
- HS làm bài .
Phần 1 :Đáp án đúng
 Bài 1 . ý D Bài 2. ý C; Bài 3: ý D; Bài 4: ý A ; Bài 5: ý B 
Phần 2 : 
Bài 1 : 95 475 4575 
Bài 2 : 
Bài giải
Cả hai ngày cửa hàng bán dược số vải là: 
135 + 360 = 495(m)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số vải là:
495 : 3=165 (m)
Đáp số :165 m
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học .
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2017
Toán 
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I-Mục tiêu
- Củng cố về đọc, viết, các số trong phạm vi 100 000.
- Viết các số thành tổng các nghìn trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.
II. Đồ dùng dạy -học
 GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 HS : SGK
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Bài 1(86):Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch
- Nhận xét về tia số a?
- Tìm quy luật của tia số b?
- Yêu cầu HS tự làm
- T. nhận xét, chốt lời giải đúng
*Bài 2: 
BT yêu cầu gì?
- GV viết số
Chẳng hạn:
75 248: bảy lăm nghìn hai trăm bốn mươi tám
- Các số khác tương tự
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài 3:
- Nêu yêu cầu của BT?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Nhận xét.
*Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài
- Chữa bài, nhận xét.
- Cho HS nhận xét các dãy số
4. Củng cố: 
- Hệ thống nội dung bài ôn
5. Dặn dò: 
- Ôn lại bài.
Hát
- Đọc y/c
- Hai số liền nhau hơn kém nhau 
10 000
- HS viết các số vào vạch tương ứng
- Hai số liền nhau hơn kém nhau 5000 
- Học sinh làm vào vở bài tập
- HS chữa trên bảng
- Đọc số
- HS đọc số nối tiếp mỗi em một số
- Học sinh làm vở bài tập
30 795: Ba mươi nghìn bảy trăm chín mươi lăm
85909: Tám mươi lăm nghìn chín trăm linh chín
- Viết số thành tổng
- Lớp làm phiếu HT
a) 7618= 7000 + 600 +10 + 8
 9274 = 9000 + 200 + 70 + 4
b) 5000 + 700 + 20 + 4 = 5724
 6000 + 900 + 90 + 5 = 6995
 2000 + 400 = 2400
a. 2004; 2005; 2006; 2007; 2008.
b.8 100; 8 200; 8300; 8 400;8 500.
c.75 000; 80 000; 85000; 90 000; 95000.
Đạo đức
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu :
- HS được đến tham quan chùa Chấn Hưng ở xã Hanh Cù để thấy được chùa là nơi cầu nguyện của nhà phật.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ chùa.
II.Tài liệu, phương tiện
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
*HĐ1: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ đi tham quan
*HĐ 2: Tổ chức cho HS đi tham quan
- Cho HS đi tham quan chùa Chấn Hưng tại xã Hanh Cù.
- T. quan sát, nhắc nhở HS:
+Không chạy nhảy đùa nghịch
+Giữ trật tự chung không làm ồn
+ Quan sát theo sự chỉ dẫn của cô giáo và các vãi trong chùa.
*HĐ 3: 
 Kết thúc tham quan
- T. nêu 1 số câu hỏi để HS trả lời
 +Xung quanh chùa có gì ?
 +Bên trong chùa có gì ? 
 +Chùa là nơi làm gì?.....
- Qua buổi tham quan em có cảm nghĩ gì?
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Về nhà tìm hiểu thêm về những ngôi chùa, đình ở địa phương em.
- Hát
- HS lắng nghe
- HS tập hợp 2 hàng dọc theo sự điều khiển của lớp trưởng, dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- HS đi 2 hàng dọc đến chùa
- HS tiến hành tham quan
- Có nhiều cây cảnh làm bóng mát
- Có rất nhiều phật.
- Thờ, cầu nguyện của nhà phật
- HS nêu
Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017
Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I. Mục tiêu:	
 + Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài Mặt trời xanh của tôi
- Tìm đúng những tiếng có âm đầu là s/x có trong bài.
- Rèn chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy -học
 Bảng phụ, bảng con
III.Các hoạt động dạy- học:	
 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Vở HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hướng dẫn HS viết
- Hát
- T. đọc bài Mặt trời xanh của tôi
- Mùa hè, rừng cọ có gì thú vị ?
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống mặt trời?
- T. hướng dẫn nhận xét:
+ Tìm những chữ viết hoa trong bài ?
- Tìm từ khó viết trong bài ?
- Cho HS đổi nháp, kiểm tra
- T. nhận xét, chỉnh sửa cho HS
b. HS viết bài
- T. đọc cho HS viết bài
- T. đọc soát lỗi
- Nhận xét
 c. Bài tập: Tìm những tiếng có âm đầu là s/x có trong bài
- T. nhận xét chốt lời giải đúng
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học, khen ngợi những em viết đẹp, nhắc nhở những em viết chưa đẹp cần cố gắng hơn. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà sửa lỗi sai trong bài.
- HS theo dõi SGK
- 2 HS đọc lại + Lớp đọc thầm	
- Về mùa hè nằm dưới rừng cọ nhìn lên,
 nhà thơ thấy trời xanh qua kẽ lá
- Lá cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như
 các tia nắng nên tác giả thấy giống mặt 
trời.
- Những chữ đầu dòng thơ
- HS nêu & viết ra nháp...... 
VD: trận gió, dậy sớm,....
- HS đổi nháp, kiểm tra bài của bạn
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- HS tự chữa lỗi
+ HS nêu y/c
- HS làm bài vào vở, chữa bài
- Các bạn nxét, bổ sung
*Lời giải: sớm, xanh, .....
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HƯỚNG DẪN TRAO ĐỔI VỀ 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I. Mục tiêu:
- HS hiểu kĩ về 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thực hành vận dụng theo 5 điều Bác dạy
- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ
II. Phương tiện:
5 điều Bác Hồ dạy
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* HĐ 1 : Hệ thống lại 5 điều Bác Hồ dạy
- GV yêu cầu HS nhắc lại 5 điều Bác Hồ dạy :
 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
 2. Học tập tốt, lao động tốt
 3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
 5. Khiêm tốn thật thà dũng cảm.
* HĐ 2 : Thảo luận về 5 điều Bác Hồ dạy
- GV cho HS thảo luận thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy là thực hiện bằng những việc làm cụ thể nào ?
- Là HS tiểu học em cần làm gì để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ ?
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận.
* HĐ 3 : Liên hệ bản thân
? Bản thân em đã thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy như thế nào ?
4. Củng cố: 
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu HS về nhà thực hiện và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tự nhiên và xã hội
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
+ Sau bài học HS có khả năng :
- Phân biệt được lục địa, đại dương. Biết bề mặt trái đất có 6 lục địa, 4 đại dương.
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên lược đồ các châu lục và các đại dương
II. Đồ dùng dạy - học 
	GV : Các hình trong SGK. Tranh ảnh về lục địa và đại dương
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. HĐ1 : Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa đại dương
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Cho HS chỉ hình 1 
+ Bước 2 : GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước).
- Nước hay đất chiến phần lớn hơn trên bề mặt trái đất ?
+ Bước 3 : GV giải thích kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa thế nào đại dương
- Hát
- HS chỉ đâu là đất, đâu là nước trong H1
(SGK T. 126)
- Lục địa: Là những khối đất liền lớn lên bề mặt trái đất.
- Đại dương: Là khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
* GVKL : Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương.
b. HĐ2 : Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
 Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1
- Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ H 3.
- Có mấy đại dương ? Chỉ và tên các đại dương trên lược đồ H 3
- Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
+ Bước 2 : 
- HS trong nhóm làm việc theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* GVKL : Trên thế giới có 6 châu lục: châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi, châu đại dương, châu nam cực và 4 đại dương : thái bình dương, ấn độ dương, đại tây dương, bắc băng dương.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi tìm vị trí châu lục và các đại dương
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại 
dương
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
+ Bước 2 : 
+ Bước 3 : 
- Đánh giá kết quả.
- HS trao đổi với nhau dán các tấm bìa vào lược đồ câm
- Trưng bày sản phẩm
4. Củng cố: 
	- GV nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tập làm văn
LUYỆN: NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu
	- Tiếp tục rèn kĩ năng nói : Biết kể lại 1 việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
	- Rèn kĩ năng viết : Viết được đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học 
	GV : Tranh, ảnh về việc bảo vệ môi trường, bảng lớp viết cách kể về gợi ý.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài mới
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
3.2 Hướng dẫn HS làm bài
* Bài tập 1 / 120
- Nêu yêu cầu BT.
- GV giới thiệu 1 số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- T. theo dõi nhắc nhở HS
- T. nhận xét, đánh giá
* Bài tập 2 / 120
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét bài viết của HS.
+ Kể lại 1 việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- 1 HS đọc gợi ý a và b
- HS quan sát tranh ảnh, nhận xét
- Giới thiệu tên đề tài mình chọn kể.
- HS chia nhóm nhỏ kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Nhiều HS thi kể trước lớp.
- Các bạn nhận xét, bổ sung
+ Viết 1 đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể lại việc là trên.
- HS viết bài vào vở.
- 1 số HS đọc bài viết của mình.
VD:
 Một hôm trên đường đi học, em thấy có mấy bạn đang bám vào một cành cây ven đường đánh đu. Các bạn vừa đu vừa cười rất thích thú. Cành cây oằn xuống sắp gãy. Em đứng lại......
4. Củng cố: 
	- GV nhận xét chung tiết học
5. Dặn dò: 
	- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU TUAN 33.doc