Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tân Thành A3

Đạo đức

Tiết 22

Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

 - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.

 - Có thái độ hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

 - HS giỏi biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.

III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Trình bày 1 phút.

- Viết về cảm xúc của mình.

IV. Phương tiện dạy học

 - Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh sgk, phiếu học tập

V. Tiến trình dạy học

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 1)

- Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?

- Nhận xét bài cũ.

III.Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2) .

2.Hoạt động 1: Liên hệ thực tế

- Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi :

+ Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ?

+ Em có nhận xét gì về hành vi đó ?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Giáo viên kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.

2.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:

a) Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.

b) Một tốp bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài mời họ mua đồ lưu niệm , đánh giày mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối.

c) Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày .

- Giáo viên kết luận:

a) Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ ( vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác )

b) Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạnkhông nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.

c) Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.

3.Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận nhận xét cách ứng xử cần thiết trong tình huống:

a) Có vị khách nước ngoài tới thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập, em sẽ làm gì ?

b) Em nhìn thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. Em sẽ làm gì ?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Giáo viên kết luận:

a) Cần chào đón khách niềm nở.

b) Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.

 Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn của dân tộc, giúp người nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.

4. Củng cố – dặn dò :

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang . - Hát

- Học sinh trả lời

- Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi :

- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời các tình huống.

- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời các tình huống

- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tân Thành A3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp xúc với khách nước ngoài.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trình bày 1 phút.
- Viết về cảm xúc của mình.
IV. Phương tiện dạy học
	- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, tranh ảnh sgk, phiếu học tập
V. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài ( tiết 1) 
Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?
Nhận xét bài cũ.
III.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2) .
2.Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi : 
+ Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ?
+ Em có nhận xét gì về hành vi đó ?
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
2.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
Một tốp bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài mời họ mua đồ lưu niệm , đánh giày mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối.
Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm.
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày .
Giáo viên kết luận:
Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ ( vui vẻ nhìn thẳng vào mặt họ, không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác )
Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạnkhông nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu.
Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
3.Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận nhận xét cách ứng xử cần thiết trong tình huống:
Có vị khách nước ngoài tới thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập, em sẽ làm gì ?
Em nhìn thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. Em sẽ làm gì ?
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên kết luận:
Cần chào đón khách niềm nở.
Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
 Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn của dân tộc, giúp người nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam. 
4. Củng cố – dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tôn trọng đám tang . 
Hát
Học sinh trả lời 
Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi : 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời các tình huống. 
Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Chia thành các nhóm, thảo luận và trả lời các tình huống
Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Thứ ba, ngày  tháng  năm 201
Chính tả 
Tiết 43
Ê-đi-xơn
I.Mục đích yêu cầu
Rèn kĩ năng viết chính tả:
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm 2 HS. 
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết. 
GV đọc bài viết chính tả. 
Gọi 2 HS đọc lại. 
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
Tên riêng Ê-đi-xơn viết hoa như thế nào? 
GV cho HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai. 
Nhận xét
GV đọc chính tả. 
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b.
Bài tập yêu cầu gì ? 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét – sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem và viết lại các từ viết sai. Chuẩn bị bài tới.
2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con 4 từ có dấu hỏi/dấu ngã
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Chữ đầu câu, tên riêng. 
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng. 
- HS viết bảng con các từ khó. 
- HS viết chính tả vào vở. 
- Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã đặt trên chữ in đậm. Giải câu đố. 
- HS làm bài vào vở : 
Cánh gì cánh chẳng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
 Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm tắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi.
Là cánh đồng
Toán 
Tiết 107
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. 
I/ MỤC TIÊU : 
Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Một số mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, chiếc đĩa hình, com pa. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Luyện tập 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính 
Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn 
Giáo viên đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn ( mặt đồng hồ), giới thiệu: “ Mặt đồng hồ có dạng hình tròn”
Giáo viên giới thiệu một hình tròn vẽ trên bảng, giới thiệu Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB
Giáo viên nhận xét: trong một hình tròn:
Tâm O là trung điểm của đường kính AB
Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính 
Hoạt động 2: Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn 
Giáo viên cho học sinh quan sát cây com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn 
Giáo viên giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm
Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước
Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ rồi nêu đúng tên bán kính, đường kính của hình tròn 
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét
Bài 2 : Vẽ hình tròn: 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
GV cho HS tự vẽ hình tròn 
GV Nhận xét
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
GV cho HS tự vẽ hình tròn 
GV Nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài 
GV Nhận xét 
GV gọi HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài 
GV gọi HS nêu 
GV Nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị tiết học sau.
Hát
Học sinh theo dõi
 O
M
A B
Học sinh quan sát 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh nêu
HS vẽ
Tâm O, bán kính 2 cm 
Tâm I, bán kính 3cm 
HS vẽ 
Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình sau: 
Học sinh quan sát 
HS làm bài
Đúng ghi Đ, sai ghi S :
HS làm bài
HS nêu 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 43
Rễ cây
I/ MỤC TIÊU :
Kể tên một số loại cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trong SGK trang 78, 79.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Thân cây 
Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Rễ cây 
Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. 
Quan sát các hình 5, 6, 7 trang 83 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại re như vậy được gọi là rễ củ. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ. 
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
4.Củng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 42: Rễ cây ( tiếp theo ).
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghii kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp.
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thứ tư, ngày  tháng  năm 201
Thủ công
Tiết 22
Đan nong mốt (tiết 2)
 I/ MỤC TIÊU :
Biết cách đan nong mốt. 
Kẻ, cắt được các nan tương đối đều. 
Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. 
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) cókích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong mốt
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.Bài cũ:) 
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong mốt ( tiết 2 ) 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình 
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng. 
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt :
a)Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn : đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
b)Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa.
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong mốt và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan
Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: giống như đan nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ hai.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
c)Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
4.Củng cố, dặn dò: 
Chuẩn bị : Đan nong đôi. 
Nhận xét tiết học
Hát
9 ô
1 ô
Nan ngang

9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Tập đọc 
Tiết 66
Cái cầu
I.Mục đích yêu cầu
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ trong bài và biết cách dùng từ mới.
Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc được khổ thơ em thích).
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng viết sẵn bài thơ. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 3 học sinh.
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Cái cầu. 
2.Luyện đọc. 
GV đọc bài thơ. 
Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
Chỉnh phát âm.
Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ. 
Đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài. 
Người cha trong bài thơ làm nghề gì? 
Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? 
Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? 
Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? 
Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? 
4.Luyện học thuộc lòng. 
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài thơ. 
GV hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng.
Cho HS thi đọc thuộc lòng.
GV nhận xét, khen ngợi
5.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ chuẩn bị bài “Nhà ảo thuật”. 
- 3 HS đọc bài Nhà bác học và bà cụ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc đồng thanh toàn bài. 
Cha làm nghề xây dựng cầu-có thể là kĩ sư hoặc là một công nhân. 
Nghĩ đến sợi tơ nhỏ, như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió, như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre, như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi. Bạn nghĩ đến chiếc cầu tre sang nhà bà ngoại êm như võng ru người qua lại. bạn nghĩ đến chiếc cầu ao mẹ thường đại đỗ.
Cầu Hàm Rồng. vì do cha bạn và đồng nghiệp làm nên.
HS phát biểu. 
- HS quan sát
- HS luyện học thuộc lòng khổ thơ em thích. 
- HS thi đọc thuộc lòng.
Toán 
Tiết 108
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU : 
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 10.000. 
Củng cố giải toán có lời văn. 
* Bài tập cần làm : 1 (bước 1, bước 2) ; 2. 
II/ CHUẨN BỊ :
Các bài tập được viết trên bảng phụ. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính 
GV cho HS chỉ ra đâu là đường kính, bán kính của hình tròn vẽ sẵn. 
Nhận xét .
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
8072 – 168 ; 7331 + 759 ; 186 4 ; 960 : 6
GV nhận xét – sửa bài 
Bài 2: Bài toán
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh tự làm. 
GV Nhận xét.
Bài 3: Tìm x
x : 5 = 308 ; x : 6 = 507
GV nhận xét. 
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức 
123 + (76 6) 
850 – 30 9 
GV nhận xét – sửa chữa.
3. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết tiết học. 
Chuẩn bị tiết học sau.
Học sinh đặt tính rồi tính theo yêu cầu. 
HS sửa bài 
HS đọc đề bài. 
HS giải bài toán.
HS làm bài. 
HS sửa bài. 
 HS làm – sửa bài. 
Tập viết 
Tiết 22 
Ôn chữ hoa : P
I.Mục đích yêu cầu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và câu ứng dụng: “Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng. 
 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
II.Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ P viết hoa.
Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ li. 
Tập viết 3. Bảng con, phấn. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở tập viết của HS. 
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét 
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con.
Tìm các chữ hoa có trong bài. 
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết Ph, V, T. 
Cho HS viết vào bảng con các chữ : Ph, V, T.
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
Gọi HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. 
Cho HS viết vào bảng con: Phan Bội Châu. 
Nhận xét
Gọi HS câu đọc câu ca dao.
GV giảng - GD tình yêu quê hương đất nước.
Cho HS viết bảng con: Phá, Bắc. 
Nhận xét
3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.
Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
4.Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và viết tiếp phần luyện viết.
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng con: Lãn Ông, Ổi. 
- Các chữ hoa có trong bài : P, B, C, T, G, Đ, H, V, N. 
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết. 
- HS viết bảng con : O, Ô, Ơ, Q, T.
- HS đọc : Phan Bội Châu
- HS viết bảng con: Phan Bội Châu. 
- HS đọc: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- HS viết bảng con: Phá, Bắc. 
- HS viết vào vở.
Chữ P: 1 dòng chữ nhỏ.
Chữ Ph và B: 1 dòng chữ nhỏ. 
Tên riêng Phan Bội Châu : 1 dòng chữ nhỏ.
Câu ca dao: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Thứ năm, ngày  tháng  năm 201
Luyện từ và câu
Tiết 22
	Từ ngữ về sáng tạo 
Dầu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi. 
I.Mục đích yêu cầu
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học. (BT1)
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2a/b/c)
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài (BT3). 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp kẻ BT 1. 
Bảng phụ ghi BT 3.
III.Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra 2 HS.
Nhận xét 
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 
Nêu mđ, yc tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập . 
Bài 1 : 
Bài tập yêu cầu gì? 
Yêu cầu HS làm bài. 
1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3-tiết 21 
Dựa vào các bài tập đọc, chính tả tuần 21, 22 tìm các từ ngữ chỉ trí thức ; chỉ hoạt động của trí thức. 
HS làm bài. 
Chỉ trí thức
bác sĩ, nhà bác học, nhà phát minh, kĩ sư, dược sĩ, thầy cô giáo, nhà văn, nhà thơ
Chỉ hoạt động của trí thức
chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, chế thuốc chữa bệnh, dạy học, sáng tác
Nhận xét-sửa chữa
Bài 2: 
Bài tập yêu cầu gì? 
Làm bài vào vở. 
Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng.
HS làm bài. 
HS sửa bài.
- Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim
- Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng
- Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt
- Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
GV nhận xét – sửa chữa
Bài 3 : 
Gọi HS đọc yêu cầu. 
Làm bài vào vở. 
HS đọc yêu cầu
HS làm bài. 
HS sửa bài. 
- Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ?
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
Gv nhận xét-sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về xem lại và luyện làm thêm bài tập. 
Toán 
Tiết 109
Nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I/ MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ). 
Giải được bài toán gắn với phép nhân. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 (cột a) ; 3 ; 4 (cột a). 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi sẵn bài 3, bài 4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Khởi động : 
2.Bài cũ : Vẽ trang trí hình tròn 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân 
Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ 
GV viết lên bảng phép tính : 1034 x 2 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
1034
 2
2068
2 nhân 8 bằng 8, viết 8
2 nhân 3 bằng 6, viết 6
2 nhân 0 bằng 0, viết 0
2 nhân 1 bằng 2, viết 2
Vậy 1034 nhân 2 bằng 2068
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần
GV viết lên bảng phép tính : 2125 3 = ?
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính và tính. 
2125
 3
6375
3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1
3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3 nhân 2 bằng 6, viết 6
Vậy 2125 nhân 3 bằng 6375
GV gọi HS nêu lại cách tính
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 : Tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài 
Lớp nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho HS thi đua sửa bài.
Lớp nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt :
Tóm tắt :
1 bức tường : 1015viên gạch 
4 bức tường :  viên gạch?
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét-cho điểm.
 Bài 4 : Tính nhẩm
Nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết tiết học.
Chuẩn bị tiết học sau.
Hát
HS đọc.
1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào bảng con. 
Học sinh nêu :
Đầu tiên viết thừa số 1034 trước, sau đó viết thừa số 2 sao cho 2 thẳng cột với 4.
Viết dấu nhân.
Kẻ vạch ngang.
Cá nhân
HS đặt tính và tính. 
HS nêu và làm bài
 Học sinh nêu
HS nêu và làm bài
HS sửa bài
Học sinh làm bài. 
HS đọc 
HS làm bài
Bài giải
Số viên gạch xây 4 bức tường là: 
1015 4 = 4060 (viên gạch)
Đáp số: 4060 viên gạch
HS nhẩm và nêu kết quả. 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 44
Rễ cây (tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 84, 85 trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ: Rễ cây 
Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
Nhận xét 
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Rễ cây ( tiếp the

Tài liệu đính kèm:

  • doc22.doc