Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học 1 xã Viên An Đông

Module 17: Đồng chí hãy nêu khái niệm và chức năng cơ bản của thiết bị dạy học?

Module 7: Đồng chí hãy cho biết môi trường là gì? Giữa môi trường và việc dạy học có lien quan gì với nhau.

Module 8: Theo đồng chí thư viện trường học có vai trò như thế nào trong quá trình dạy và học trong nhà trường?

Module 15: Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực?

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học 1 xã Viên An Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGỌC HIỂN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trường: TH 1 xã Viên An Đông Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
(Năm học: 2015-2016)
Họ và tên: 
Chức vụ: Giáo viên
CÂU HỎI
Module 17: Đồng chí hãy nêu khái niệm và chức năng cơ bản của thiết bị dạy học?
Module 7: Đồng chí hãy cho biết môi trường là gì? Giữa môi trường và việc dạy học có lien quan gì với nhau.
Module 8: Theo đồng chí thư viện trường học có vai trò như thế nào trong quá trình dạy và học trong nhà trường?
Module 15: Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực?
BÀI LÀM
Module 8: Theo đồng chí thư viện trường học có vai trò như thế nào trong quá trình dạy và học trong nhà trường?
TVTH là một phần không thể thiếu của quá trình giáo dục. Những dịch vụ dưới đây cần thiết cho việc phát triển học vấn, kiến thức thông tin, văn hóa, việc dạy và học, và là những dịch vụ cơ bản của TVTH: 
- Hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục như đã được phác thảo trong nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy. 
- Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. 
- Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn. 
- Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng. 
- Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng. 
- Tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội.
- Cộng tác chặt chẽ với học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh nhằm thực hiện nhiệm vụ của trường học. 
- Đề cao quan điểm cho rằng tự do trí tuệ và sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã hội bình đẳng. 
- Khuyến khích việc đọc, khai thác các nguồn lực và dịch vụ của TVTH đối với tất cả các thành viên trong cũng như ngoài trường học.
TVTH thực hiện các chức năng này qua việc phát triển các chính sách và dịch vụ, chọn lọc và bổ sung các nguồn, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin, cung cấp cơ sở vật chất giáo dục và TVTH tiếp nhận những cán bộ đã qua đào tạo. 
Module 17: Đồng chí hãy nêu khái niệm và chức năng cơ bản của thiết bị dạy học?
*Khái niệm:
Hiện nay, trong các nhà trường phổ thong còn tồn tại khá nhiều tên gọi khác nhau về lĩnh vực TBDH. Ngay trong các văn bản quản lí nhà nước của nghành Giáo Dục và Đào Tạo cũng chưa nhất quán về tên gọi. Từ “equipment” được giải nghĩa và hiểu được là thiết bị, dụng cụ, đồ dung, đồ nghề.
* Chức năng
+ Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của thiết bị dạy học chính là chức năng thông tin
Thiết bị dạy học chứa đầy đủ thông tin kiến thức về nội dung dạy học. Người dạy hiểu biết về những thông tin đó và sử dụng thiết bị dạy học để chuyển tải thong tin đến người học.
TBDH chứa thông tin về PPDH, nó hướng người dạy đến việc lựa chọn PPDH nào la hợp lí và hiệu quả.
+ Thiết bị dạy học có chức năng phản ánh
TBDH là hiện thực khách quan (hoặc mô tả hiện thực khách quan một cách ước lệ), Vì vậy nó phản ánh các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các quy luật khách quan của xã hội, của tự nhiên và của tư duy. Các nội dung và chi tiết mà nó phản ánh sẽ được người dạy và người học tiếp nhận trong quá trình dạy học và cùng nhau tương tác, phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dạy học
+ Thiết bị dạy học có chức năng giáo dục
TBDH có khả năng làm cho quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục, quá trình nhận thức trở thành quá trình tự nhận thức, quá trình dạy học trở thành quá trình tự học của học sinh. Học sinh có thể làm việc với TBDH để tự học, tự nhận thức với sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
TBDH hàm chứa tư duy của các nhà khoa học. Ví dụ như TBDH về “Vòng tuần hoàn của nước” hàm chứa nội dung của vấn đề nghiên cứu là
“ Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên” hàm chứa quá trình nghiên cứu tìm ra quy trình của các nhà khoa học. Học sinh không chỉ tiếp nhận tri thức, mà thông qa làm việc với TBDH, Hs còn nhận thức cả cách suy nghĩ, cách làm của các nhà khoa học.
TBDH hàm chứa quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, vì vậy nó có chức năng giáo dục toàn diện
+ Thiết bị dạy học có chức năng phục vụ
TBDH là phương tiện phục vụ trực tiếp cho giáo viên và học sinh hoạt động trong quá trình dạy học nói chung, cho từng bài học, từng đơn vị kiến thức trong một bài học nói riêng.
Module 15: Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực?
Có bốn đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực
1.Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập[1] hoặc tình huống thực tiễn,...
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. 
4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Module 7: Đồng chí hãy cho biết môi trường là gì? Giữa môi trường và việc dạy học có lien quan gì với nhau.
Trả lời:
- Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu, ảnh hưởng đến đời sống và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người, gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái... Môi trường xã hội là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá...
Hoàn cảnh sống được hiểu là một yếu tố hoặc là một môi trường nhỏ hợp thành của môi trường lớn. Môi trường nhỏ tác động trục tiếp, mạnh mẽ, trong một thời gian, không gian nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách, ví dụ: hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoàn cảnh bệnh tật ốm đau... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì môi trường xã hội (trong đó có gia đình, bạn bè, tập thể lớp, trường...), thông qua các mỗi quan hệ đa dạng, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Mỗi con người ngay từ khi mới sinh ra đã phải sống trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, có thể gặp thuận lợi hoặc khó khăn đối với quá trình phát triển thể chất, tinh thần của cá nhân. Môi trường tự nhiên và xã hội với các điều kiện kinh tế, thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, truyền thống văn hoá, chuẩn mực đạo đức... tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, húng thú, chiều hướng phát triển của cá nhân... Thông qua hoạt động và giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm, giá trị xã hội loài người, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện nhân cách của mình.
Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân là rất mạnh, phức tạp, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực, có thể cùng chiều hay ngược chiều, chủ yếu là theo con đường tự phát. Mức độ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực như thế nào, có được chấp nhận hay không trong quá trình phát triển nhân cách tùy thuộc phần lớn vào trình độ được giáo dục. Đó là ý thức, niềm tin, quan điểm, ý chí và xu hướng, năng lực hoạt động, giao lưu góp phần cải biến môi trường của cá nhân. C. Mác đã nói: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người, trong một mức độ con người sáng tạo ra hoàn cảnh".
Ngay cả trong cùng môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, nhưng nhân cách của từng cá nhân cũng phát triển theo hướng khác nhau. Như vậy, trong sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường, càng chú ý đến hai mặt của vấn đề: tác động của môi trường, hoàn cảnh vào quá trình hình thành, phát triển nhân cách; và ngược lại, tác động của nhân cách vào môi trường, hoàn cảnh để điều chỉnh, cải tạo nó nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình.
Có thể khẳng định ảnh hưởng to lớn của yếu tố môi trường đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá vai trò của môi trường là phủ nhận vai trò ý thức, sáng tạo của chủ thể, đó là sai lầm về nhận thức luận. Ngược lại, việc hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò yếu tố môi trường cũng phạm sai lầm của thuyết “Giáo dục vạn năng”. Do đó, phải đặt quá trình giáo dục, quá trình hình thành và phát triển nhân cách trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố để có sự đánh giá đúng đắng.
Nhằm tăng khả năng tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ. Các em sẽ được tiếp cận công bằng tại một môi trường mà tại đó các em được lắng nghe, được tôn trọng và bảo vệ. Môi trường học tập thân thiện sẽ thu hút được trẻ em đến trường, góp phần đảm bảo quyền được đi học và đảm bảo học hết cấp của HS.
Trong quá trình dạy học, GV và HS là chủ thể của hoạt động dạy học, sự tương tác giữa GV và HS giữ vai trò trung tâm trong nhà trường và môi trường học tập ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình dạy học. Nếu GV và môi trường giáo dục tạo điều kiện để HS có động cơ đúng và có húng thú học thì HS sẽ tham gia hoạt động học một cách tích cục. Môi trường có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn đến giáo viên cũng như HS, vì vậy cần phải có một môi trường học tập thuận lợi nhất để nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
Việc xây dựng MTHTTT đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục về phương pháp giảng dạy và sự phù hợp của giáo dục. Các phương pháp giảng dạy sẽ được điều chỉnh và sửa đổi phù hợp dựa trên nhu cầu của học sinh, thông qua đó cũng nâng cao được sự tham gia tích cực của các em trong việc học tập. Mỗi môn học, mỗi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp sẽ gây hứng thú và giảm bớt căng thẳng cho HS trong giờ học, giúp các em hiểu rõ bài hơn, ví dụ như việc sử dụng các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho việc dạy học hay khuyến khích tinh thần làm việc theo nhóm. Sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được tăng cường thông qua việc lồng ghép nội dung thực tiễn vào trong giảng dạy. Các em HS sẽ có những cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống ngoài các định nghĩa và lí thuyết trên sách vờ. Ví dụ như việc lồng ghép kĩ năng ứng xử, giao tiếp hay các kĩ năng tự bảo vệ trong các hoạt động ngoại khoá là rất thiết thực. Tóm lại, nhà trường thân thiện được xây dựng để là nơi mà HS được học tập theo phương pháp tích cục, được vui chơi, khám phá và chuẩn bị cho cuộc sống.
Thêm vào đó, xây dựng trường học thân thiện sẽ tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng cùng hướng tới xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh và thân ái. Khi có sự đóng góp, đồng thuận và nỗ lực của gia đình, nhà trường và cộng đồng thì việc cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất và chăm sóc sức khỏe của HS trong nhà trường sẽ được quan tâm đúng mức. Từ đó, môi trường tâm lí xã hội cũng được cải thiện hơn. Nhà trường thân thiện là nơi đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng cho việc dạy và học của thầy cô giáo và các em học sinh, là nơi tạo dựng được sự an toàn, lành mạnh, văn minh và phù hợp với tâm lí của đối tượng thụ hưởng.
Nhìn chung, môi trường giáo dục có tác động quan trọng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của học sinh, nhờ đó mà mỗi học sinh chiếm lĩnh được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và cuộc sống. Người GV cần đánh giá đúng vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó tích cực tổ chức cho học sinh và cùng với học sinh, giáo viên và cán bộ khác trong nhà trường cải tạo và xây dựng môi trường học tập theo hướng tích cực, an toàn và thân thiện với mọi trẻ em.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_THU_HOACH_BDTX.doc