CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I/ Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- BVMT : -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
- Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện).
III/ Hoạt động dạy- học:
ûi trí của con người. +Vai trò của nước. +Vai trò của không khí. +Xen kẽ nước và không khí. -Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo. -Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi. -Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí. +Nội dung đầy đủ. +Trình bày rõ ràng, mạch lạc. +Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có). -GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm. -GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò: Tiết sau ôn tập tiếp theo. Tiết 34 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc. ØMục tiêu. ØCách tiến hành: -GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi. -GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc. Củng cố- dặn dò: -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. -GV nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS nhận phiếu và làm bài. -HS lắng nghe. -HS hoạt động. -Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân. -Trong nhóm thảo luận cách trình bày, -Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn. -HS lắng nghe. -2 HS cùng bàn. -HS lắng nghe. -Hs thi tuyên truyền trước lớp. -HS lắng nghe. BỔ SUNG Bài 35 KHOA KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục tiêu : - Làm thí nghiệm để chứng tỏ : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để dung trì sự cháy được lao hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy lâu hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn KNS : Bình luận về cách làm và kết quả quan sát ; phân tích, so sánh, đối chiếu ; quản lý thời gian trong quá trình thí nghiệm II. Đồ dùng dạy học : -2 cây nến bằng nhau. -2 lọ thuỷ tinh(1 lọ to, 1 lọ nhỏ) -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. KTBC: GV hỏi HS: -Không khí có ở đâu ? -Không khí có những tính chất gì ? -Không khí có vai trò như thế nào ? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào ? Qua các thí nghiệm của bài học hôm nay các em sẽ rõ. Ø KNS : Vai trò của ô-xi đối với sự cháy -GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm. Thí nghiệm 1: -Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra. -Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm. -GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm. -Yêu cầu HS quan sát và hỏi : +Hiện tượng gì xảy ra ? +Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ? +Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ? -Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh. Ø KNS : Cách duy trì sự cháy -Các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm. -Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi : +Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra? -GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi : +Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ? +Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ? -Để chứng minh lại lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng quan sát thí nghiệm khác. -GV phổ biến thí nghiệm: +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? -GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi : +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường? -KL : Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy : Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. +Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? +Tại sao phải làm như vậy ? -KL KNS : Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được. Ø Ứng dụng liên quan đến sự cháy -Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi : +Bạn nhỏ đang làm gì ? +Bạn làm như vậy để làm gì ? -Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. -Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì. +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ? -KL KNS : Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn : cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục. +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ? -Các bạn lớp mình có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đun bếp than và bếp củi. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được vai trò của không khí đối với sự cháy. 4. Củng cố: Hỏi : +Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ? +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ? 5. Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau. Hát -HS trả lời,. -HS ở dưới nhận xét. -HS lắng nghe. -Lắng nghe và trả lời: +Cả 2 cây cùng tắt. +Cả 2 nến vẫn cháy bình thường. +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. -HS nghe. -HS lên làm thí nghiệm. +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy. +Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. -HS lắng nghe. -Lắng nghe và quan sát. +Cây nến vẫn cháy bình thường. +Cây nến sẽ tắt. -HS quan sát và trả lời. +Cây nến tắt sau mấy phút. -HS nghe và quan sát. -HS nêu dự đoán của mình. +Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục. -HS nghe. +Cần liên tục cung cấp khí ô-xi. +Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục. -HS lắng nghe. -HS quan sát và đại diện nhóm trả lời. +Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi. +Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi. -HS nhóm khác bổ sung. -HS nghe. -HS trao đổi và trả lời: +Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp. -HS nghe. +Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa. +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại. -HS nghe. -HS trả lời. Bài 36 KHOA KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG I.Mục tiêu : - Nêu được con người, động vật, thực vật, phải có không khí để thở thì mới sống được. BVMT : Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II.Đồ dùng dạy học : -Cây, con vật nuôi, trồng đã giao từ tiết trước. -GV sưu tầm tranh, ảnh về người bệnh đang thở bình ô-xi, bể cá đang được bơm không khí. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC: GV gọi HS trả lời câu hỏi : -Khí ô-xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy ? -Tại sao muốn sự cháy được liên tiếp ra cần phải liên tục cung cấp không khí ? GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm thí nghiệm để chứng minh rằng không khí cần cho sự cháy. Vậy đối với đời sống của con người, động vật, thực vật thì không khí có vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. *Hoạt động 1: Vai trò của không khí đối với con người. -GV yêu cầu cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào. Sau đó hỏi HS nhận xét gì ? -Khi thở ra , hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại. Sau đó GV hỏi HS bị bịt mũi: +Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại ? +Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người ? -GV nêu : không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô-xi, con người không thể sống thiếu khí ô-xi quá 3 – 4 phút. -Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Còn đối với các sinh vật khác thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp . *Hoạt động 2: Vai trò của không đối với thực vật, động vật. -Cho HS các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi, trồng theo yêu cầu của tiết trước. -GV yêu cầu đại diên mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà. +Với những điều kiện nuôi như nhau : thức ăn, nước uống tại sao con sâu này lại chết ? Còn hạt đậu này, vì sao lại không được sống bình thường ? BVMT : +Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật +Nếu không khí từ môi trường bị ô nhiễm thì sự sống của động vật, thực vật sẽ như thế nào ? +Con người cần không khí từ môi trường để làm gì ? +Nếu nguồn không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống con người ? -Kết luận: Không khí rất cần cho sự sống của con người. Nếu thiếu không khí trong môi trường con người không sống được. Môi trường trong lành thì con người sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh, từ đó tạo điều kiện cho học tập và làm việc tốt hơn. *Hoạt động 3: Ứng dụng vai trò của khí ô-xi trong đời sống. -Khí ô-xi có vai trò rất quan trọng đối với sự thở và con người đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống. Các em cùng quan sát H.5,6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan. -GV cho HS phát biểu. -Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn. -GV nhận xét và kết luận : Khí ô-xi rất quan trọng đối với đời sống sinh vật. Không khí có thể hoà tan trong nước. Do vậy người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước bắng cách thở bằng bình ô-xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể nuôi để giúp cá hô hấp. Một số loài động vật và thực vật có khả năng lấy ô-xi hoà tan trong nước để thở như :rong, rêu, san hô. Các loại tảo hay các loại cá -GV chia lớp thành nhóm 4 và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi. GV ghi câu hỏi lên bảng. +Những VD nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật, thực vật ? +Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thỏ ? +Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi ? -Gọi HS trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét và kết luận : Người, động vật, thực vật muốn sống được cần phải có ô-xi để thở. 4.Củng cố: Hỏi : -Không khí cần cho sự sống của sinh vật như thế nào? -Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở ? GV nhận xét. 5.Dặn dò: -Về học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị mỗi em 1 cái chong chóng để tiết sau học bài : “Tại sao có gió”. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Cả lớp làm theo yêu cầu của GV và trả lời: +Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. -HS nghe. -HS tiến hành cặp đôi và trả lời. +Cảm thấy tức ngực; bị ngạt; tim đập nhanh, mạnh và không thể nhịn thở lâu hơn nữa. +Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. -HS lắng nghe. -4 nhóm trưng bày các vật lên bàn trước lớp. -HS các nhóm đại diện cầm vật của mình lên nêu kết quả. +Nhóm 1: Con cào cào của nhóm em vẫn sống bình thường. +Nhóm 2: Con vật của nhóm em nuôi đã bị chết. +Nhóm 3:Hạt đậu nhóm em trồng vẫn phát triển bình thường. +Nhóm 4: Hạt đậu nhóm em gieo sau khi nảy mầm đã bị héo, úa 2 lá mầm. +Các nhóm trao đổi và trả lời: con cào cào này bị chết là do nó không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô-xi trong không khí trong lọ hết là nó sẽ chết. -Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô-xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ bị chết. - Quá trình sống của động vật, thực vật sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. + Con người cần không khí từ môi trường để tồn tại và phát triển. +Có nhiều dịch bệnh xuất hiện, sức khỏe giảm ảnh hưởng đến kết quả lao động. -HS nghe. -Quan sát và lắng nghe. -HS chỉ vào tranh và nói: +Dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước là bình ô-xi mà họ đeo trên lưng. +Dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan là máy bơm không khí vào nước. -HS nhận xét. -HS nghe. -HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đại diện lên trình bày. +Không có không khí con ngưòi, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút. +Trong không khí ô-xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở của người, động vật, thực vật. +Người ta phải thở bằng bình ô-xi : làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu, -HS nghe. -HS trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. BỔ SUNG Bài 37 KHOA TẠI SAO CÓ GIÓ ? I.Mục tiêu : - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II.Đồ dùng dạy học : -HS chuẩn bị chong chóng. -Đồ dùng thí nghiệm: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương( nếu không có thì dùng hình minh hoạ để mô tả). -Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC: GV gọi HS lên hỏi: -Không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật như thế nào ? -Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ? -Cho VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật. GV nhận xét và ghi điểm. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: -GV hỏi: +Vào mùa hè, nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy thế nào ? +Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên ? -Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên, nhưng tại sao có gió ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. *Hoạt động 1: Trò chơi: chơi chong chóng. -Kiểm tra việc chuẩn bị chong chóng của HS. -Yêu cầu HS dùng tay quay cánh xem chong chóng có quay không. -Hưóng dẫn HS ra sân chơi chong chóng: Mỗi tổ đứng thành 1 hàng, quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng ra phía trước mặt. Tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc các bạn thực hiện. Trong quá trình chơi tìm hiểu xem: +Khi nào chong chóng quay ? +Khi nào chong chóng không quay ? +Làm thế nào để chong chóng quay ? -GV tổ chức cho HS chơi ngoài sân. GV đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bắng cách đặt câu hỏi cho HS. Nếu trời lặng gió, GV cho HS chạy để chong chóng quay nhanh. -GV cho HS báo cáo kết quả theo các nội dung sau: +Theo em, tại sao chong chóng quay ? +Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn lại quay nhanh ? +Nếu trời không có gió, làm thế nào để chóng quay nhanh ? +Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm ? -Kết luận: Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. *Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió -GV giới thiệu : Chúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. -GV giới thiệu các dụng làm thí nghiệm như SGK, sau đó yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng của nhóm mình. -GV yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK. GV đưa bảng phụ có ghi sẵn câu hỏi và cho HS vừa làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: +Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao? +Phần nào của hộp không có không khí lạnh ? +Khói bay qua ống nào ? -Gọi các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ? -GV nêu : Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, không khí lạnh nặng hơn và đi xuống.Khói từ mẩu hương cháy đi ra qua ống A là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. -GV hỏi lại HS : +Vì sao có sự chuyển động của không khí ? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào ? +Sự chuyển động của không khí tạo ra gì ? *Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên -GV treo tranh minh hoạ 6, 7 SGK yêu cầu trả lời các câu hỏi : +Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? +Mô tả hướng gió được minh hoạ trong hình. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: +Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển ? -GV đi hướng dẫn các nhómgặp khó khăn. -Gọi nhóm xung phong trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận và chỉ vào hình trên bảng: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền nên ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. -Gọi HS chỉ vào tranh vẽ và giải thích chiều gió thổi. -Nhận xét , tuyên dương HS hiểu bài. 4.Củng cố: -Tại sao có gió ? GV nhận xét, ghi điểm. 5.Dặn dò: -Về nhà học bài và sưu tầm tranh, ảnh về tác hại do bão gây ra. -Nhận xét tiết học. -Hát -HS lần lượt lên trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung. +Em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức rất khó chịu. +Lá cây lay động, diều bay lên là nhờ có gió. Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên cao. -HS nghe. -Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. -HS làm theo yêu cầu của GV. -HS nghe. -Thực hiện theo yêu cầu. Tổ trưởng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời. -Tổ trưởng báo cáo xem nhóm mình chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất. -HS lắng nghe. +Chong chóng quay là do gió thổi.Vì bạn chạy nhanh. +Vì khi bạn chạy nh
Tài liệu đính kèm: