Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 9 năm 2008

Ưu - ươu

 - Hiểu được cấu tạo vần ưu, ươu.

 - HS đọc và viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.

 - Đọc được các câu ứng dụng: Buổi trưa cừu chạy ra bờ suối. Nó thấy hươu nai ở đấý rồi.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : hổ, bá, gấu, hươu, nai, voi.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa,thẻ từ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 25 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 1 - Tuần 9 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Số 0 trong phép trừ.
* Giới thiệu phép trừ: 1 – 1 = 0
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ nhất trong bài học.
- GV gợi ý HS nêu:
+ 1 con vịt bớt đi một con vịt còn không con vịt. 1 – 1 = 0
+ GV viết lên bảng: 1 – 1 = 0.
- Đọc một trừ một bằng không.
* Giới thiệu phép trừ: 3 – 3 = 0
- GV cho HS quan sát tranh nêu bài toán. Hình thành phép trừ: 3 – 3 = 0
- GV gợi ý: 3 con vịt bớt đi 3 con , không còn con vịt nào. 
+ GV viết lên bảng: 3 – 3 = 0.
- Đọc ba trừ ba bằng không.
- Gv giới thiêụ thêm phép trừ:
 2 – 2 = 0
 4 – 4 = 0
b.Giới thiệu phép trừ một số trừ đi với 0.
* Phép trừ; 4 – 0 = 4.
- GV cho HS quan sát hình vẽ bên trái phía dưới và nêu yêu cầu bài toán.
- Gợi ý cho HS nêu:
+ Có 4 hình vuông, không bớt đi hình nào. Vậy vẫn còn 4 hình.
 Ta viết phép tính như sau: 4 – 0 = 4
+ Viết lên bảng: 4 – 0 = 4
+ Đọc bốn trừ bốn bằng không.
 * Phép trừ: 5 – 0 = 5.
- Hướng dẫn HS tương tự.
3.Thực hành.
- Hướng dẫn HS thực hành các bài tập.
* Bài 1 : Tính.
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.Làm và chữa bài.
* Bài 2: cho HS nêu cách làm rồi làm bài chữa bài.
* Bài 3: Cho HS quan sát tranh viết phép tính thích hợp vào ô trống.
4.Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời theo nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết học.
- Về làm bài tập trong vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của học sinh
- HS lật vở để kiểm tra
- HS quan sát nêu bài bài toá:
+ Trong chuồng có1 con vịt một con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn mấy con vịt ?
- HS Đọc một trừ một bằng không.
- HS quan sát tranh nêu yêu cầu bài toán.
+ Trong chuồng có 3 con vịt ,3 con dều chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ?
- HS đọc: ba trừ ba bằng không.
- HS quan sát hình vẽ và nêu:
- Có tất cả 4 hình vuông không bớt đi hình vuông nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông ?
- Đọc bốn trừ bốn bằng không
- Tính cà viết kết quả theo hàng ngang.
1 - 0 = 1 1 – 1 = 0 6 – 1 = 4
2 – 0 = 2 2 – 2 = 0 5 – 2 = 3
3 – 0 = 3 3 – 3 = 0 5 – 3 = 2
4 – 0 = 4 4 – 4 = 0 5 – 4 = 1
5 – 0 = 5 5 – 5 = 0 5 – 5 = 0
- Tính viết kết quả theo hàng ngang.
 4 + 1 = 5 2 + 0 = 2
 4 + 0 = 4 2 – 2 = 0
 4 – 0 = 4 2 – 0 = 2
- HS quan sát tranh viết phép tính thích hợp vào ô trống.
a.
3
-
3
=
0
b.
2
-
2
=
0
Tiết 2:Học vần
	 Ôn tập
I.MỤC TIÊU:
 -HS đọc viết một cách chắc chắn các vần vừa học, có kết thúc bằng u hay o	
 -Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
 -Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể sói và cừu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng ôn ( trang 88 SGK )	
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể sói và cừu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS viết bài : trái lựu, hươu sao.
- Gọi 3 , 4 em đọc bài 42.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: 
- GV khai thác khung đầu bài au và ao và hình minh hoạ để vào bài ôn.
- GV hỏi: tuần vừa qua các em đã học được những vần gì ?
- GV viết ở góc bảng.
- GV đính bảng ôn trên bảng.
b. Ôn tập: Các vần vừa học.
- GV cho HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần.
- GV đọc âm hs chỉ vần.
* Ghép âm thành vần.
- GV đọc trơn các vần ghép từ âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang
* Đọc từ ngữ ứng dụng.
-GV viết các từ ứng dụng lên bảng.
- GV giải thích các từ ngữ.
* Tập viết 
 cá sấu
- GV viết từ cá sấu hướng dẫn qui trình viết.
- GV hướng dẫn Tiết 3)
c.Luyện tập:
* Luyện đọc , nhắc lại bài ôn ở tiết 1.
* Câu ứng dụng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng.
* Luyện viết:
-GV cho HS luyện viết các chữ còn lại 
vào vở.
- GV theo dõi nhắc nhở.
* Kể chuyện:
- GV nêu tên câu chuyện : Sói và rùa.
- GV kể làn 1 có kèm theo tranh. Rút ra ý nghiã câu chuyện.
+ Sói chủ quan và kiêu căng nên đã đền tội.
+ Cừu bình tinhx h và thông minh nên đã thoát chết.
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV cho HS thi tài kể chuyện
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về xem lại bài chuẩn bị bài hôm sau:
 Bài 44
	Hoạt động của học sinh
- HS viết vào bảng con.
- 3 HS đọc bài 42.
- HS nhắc lại.: eo, ao, au, âu, iu, iêu, yêu, ưu, ươu.
- HS kiểm tra lại bảng ôn.
- HS lên bảng chỉ.
a + u = au
a + o = ao
- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng trên bảng.
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc bài cá nhân.
- HS thảo luận tranh.
- HS viết vào vở tập viết.
- HV đọc tên câu chuyện.
- HS thi nhau kể chuyện
Thủ công
	 (Tiết 2)
	 Cắt dán hình con gà
I.MỤC TIÊU:
 - Biết cách xé dán hình con gà đơn giản.
 - Xé được hình con gà cân đối , phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
* GV:
 - Bài mẫu xé dán hình con gà .
 - Giấy thủ công màu vàng hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
* HS.
 - Giấy thủ công màu vàng, giấy nháp có kẻ ô.
 - Bút chì, bút màu, hồ dán, vở thủ công, khăn lau tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Xé dán hình con gà.
b.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem bài mẫu và đăït câu hỏi cho HS trả lời về đăïc điểm hình dáng, màu sắc của con gà
+ Thân gà to hay nhỏ ?
+ Đầu gà hình gì ?
+ Em hãy nêu : mỏ, mắt, chân, đuôi, của gà.
+ Toàn thân gà màu gì ?
c.GV hướng dẫn mẫu:
* Vẽ xé dánhình đuôi gà .
- GV cho HS lấy giấy màu vàng vẽ xé hình vuông có cạnh 4ô , sau đó vẽ hình tam giác.
- Từ hình vuông xé hình tam giác rồi xé chỉnh sữa thành hình đuôi gà
d.Vẽ và xé hình mỏ , mắt ,chân gà:
- GV cho HS lấy giấy màu khác nhau (lật mặt sau) xé ước lượng mỏ, mắt,chân gà mỏ gà hình tam giác, mắt gà hình tròn , chan gà hình tam giác.
đ.Hướng dẫn dán hình:
- Ướm đặt sắp xếp thân,đầu ,đuôi ,chân mỏ cho cân đối trước khi dán.Bôi hồ đều và mỏng mặt sau.
- Dán lần lượt thứ tự thân , đầu,mỏ ,mắt chân,đuôi lên giấy
- Sau khi dán xong đặt tờ giấy lên trênvà miết cho phẳng.
3.Thực hành.
- GV cho HS thực hành trên giấy
4.Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các thao tác.
- Nhận xét chung tiết học.
- về nhà tập xé dán lại hình thân gà, đầu gà cho đẹp.
- Chuẩn bị bài hôm sau học tiết 2.
Hoạt động của học sinh
 -HS trình bày, giấy thủ công ,bút chì , bút màu, hồ dán vở thủ công.
+Thân gà nhỏ, hơi tròn. 
+Đầu gà hình tròn.
+mỏ gà nhỏ, mắt tròn, đuôi ngắn, chân nhỏ.
+Toàn thân gà màu vàng.
- HS theo dõi và thực hành trên giấy nháp.
- HS theo dõi và thực hành trên giấy nháp.
- HS thực hành trên giấy thủ công.
- HS nhắc lại các thao tác.
- HS thực hành trên giấy
- HS nhắc lại các thao tác.
TNXH
Gia đình
I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS biết:
 - Gia đình là tổ ấm của em.
 - Bố, me, ông bà, anh chị, là những người thân yêu nhất của em.
 - Em có quyền được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
 - Kể được những người thân trong gia đình với các bạn.
 - Yêu quí gia đìng và những người thân trong gia đình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
 - Bài hát cả nhà thương nhau.
- Giấy(vở bài tập tự nhiên xã hội) bút vẽ.
III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Gia đình
 Hoạt động 1: Quan sat tranh theo nhóm nhỏ.
* Mục tiêu: Biết gía đình là tổ ấm của em.
- Bước 1: GV chia lớp thành nhóm nhỏ.
+ GV cho HS quan sát hình trong SGK và gợi ý hs trả lời.
+ GV gọi nhóm nhỏ chỉ vào hình và kể về gia đình Lan và Minh
 GV kết luận: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà. Đó là gia đình.
 Hoạt động 2: Vẽ tranh trao đổi theo cặp:
* Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình của mình,
- Gv cho Hs vẽvào giấy về những người thân trong gia đình mình.
 GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân yêu nhất của em.
 Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
* Mục tiêu: Mọi người đều kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình.
- GV cho Hs dựa vào tranh mình đã vẽ về gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở, em có quyền chung sống với bố mẹ và người thân.
3.Củng cố - dặn dò :
-GV nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét chung, nêu gương những em học tốt,
- Chuẩn bị bài hôm sau: Nhà ở.
Hoạt động của học sinh
- Mỗi nhóm 4 HS.
- Từng nhóm trả lời câu hỏi ở SGK
- HS vẽ vào giấy từng cặp đôi kể với nhau về gia đình mình.
- HS tự giới thiệu về những người thân trong gia đình.
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006
Toán
	 	 Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
	*Giúp HS củng cố về:
 - Phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số trừ đi với số 0.
 - Bảng trừ và làm phép tính trừ trong phạm vi các số đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 1.
 - Tranh ảnh và hình vẽ liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên thực hiện phép tính.
 5 – 5 = . 1 – 0 = . 1 – 1 = .
- GV cùng HS nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: Luyện tập.
b.Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài rồi chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét sửa sai.
* Bài 2: Tính.
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài rồi chữa bài.
* Bài 3: Tính:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài rồi chữa bài.
- GV hướng dẫn thực hiện như sau:
+ Lấy 2 trừ đi 1 bằng 1, rồi trừ tiếp đi 1 bằng 0 viết 0 sau dấu bằng.
* Bài 4: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, làm bài rồi chữa bài.
* Bài 5: 
- Cho HS nhìn tranh viết phép tính thích hợp.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết dạy.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau
 Bài: Luyện tập chung
-
- 3 HS lên bảng thực hện:
5 – 5 = 0 1 – 0 = 1 1 – 1 = 0
- Tính và viết kết quả theo hàng ngang.
 5 – 4 = 1 4 – 0 = 4 3 – 3 = 0
 5 – 5 = 0 4 – 4 = 0 3 – 1 = 2
 2 – 0 = 0 1 = 0 = 1
 2 – 2 = 0 1 – 0 = 1
- Tính và viết kết quả theo cột dọc.
-
-
-
-
-
 5 5 1 4 3 3
 1 0 1 2 3 0
 4 5 0 2 0 3
- Tính và viết kết quả theo hàng ngang.
- HS thực hịên.
 2 – 1 – 1 = 0 3 – 1 – 2 = 0
 4 – 2 – 2 = 0 4 – 0 – 2 = 2
- HS : điền dấu = thích hợp vào ô trống.
 5 – 3 ..>.. 2 ; 3 – 3 ..<..1 
 5 – 1 ..>..3 ; 3 – 2 ..=.. 1
 4 – 4 ..=..0 4 – 0 ..>.. 0
- HS nhìn tranh viết phép tính vào ô trống.
a.
4
-
4
=
0
b.
3
-
3
=
0
Học vần	
	On - an
I.MỤC TIÊU : 
 * Sau bài học HS có thể : 
 - Đọc ,viết được các vần on , an , mẹ con , nhà sàn .
 - Nhận ra on , an trong các tiếng : mẹ con , nhà sàn và đọc được con , sàn trong các từ : mẹ con , nhà sàn . 
 - Đọc đúng các từ ứng dụng: rau non , hòn đá , thợ hàn , bàn ghế 
 - Đọc trơn câu ứng dụng : Gấu mẹ , gấu con chơi đàn . Còn thỏ mẹ dạy con nhảy múa 
 - Nhận ra on , an trong câu ứng dụng và đoạn văn bất kỳ 
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Bé và bạn bè 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Sách tiếng việt 1, tập 1 .
 - Bộ ghép chữ tiếng việt 
 - Tranh minh hoạ cho các từ khoá , câu ứng dụng và phần luyện nói 
 - Sưu tầm một số tranh ảnh sách báo có âm vừa học 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	 (Tiết 1)	 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS viết : ao bèo, cá sấu, kì diệu 
- Gọi 2 HS đọc bài 43 
+ GV nhận xét , ghi điểm . 
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu : Hôm nay các em học 2 vần mới kết thúc bằng âm n . Đó là on và an 
- Gọi học sinh nhắc lại 
b.dạy vần : on 
* Nhận diện vần on :
- Hãy phân tích vần on ?
- Em Tìm trong bộ chữ ghép vần on ? 
- So sánh vần on và vần oi
o
 On n
 Oi i
* Đánh vần :
- Chỉ cho HS phát âm lại vần on .
- Cho HS đánh vần on. 
- Ghép tiếng con : 
+ Thêm âm c trước vần on để được tiếng con, ghi bảng : con 
- GV nhận xét gì về vị trí âm c , vần on trong tiếng con ?
- Đánh vần và đọc từ khoá.
- GV cho HS xem tranh mẹ con và hỏi 
 +Tranh vẽ những ai ? 
 GV ghi bảng mẹ con 
 Gọi HS đánh vần , đọc trơn vần ,tiếng khoá 
- GV chỉnh phát âm 
* Hướng dẫn viết 
-Viết vần on , mẹ con.
- GV viết mẫu trên bảngvà hướng dẫn qui trình viết 
+ Lưu ý độ cao các con chữ đều cao 2 ô ly có nét nối liền mạch giữa các con chữ 
- Gv nhận xét sửa chữa lỗi cho học sinh 
* Dạy vần: an 
- Nhận diện vần an :
- Hãy phân tích vần an 
- Em Tìm trong bộ chữ ghép vần on 
- So sánh vần on và vần an
n
 On o
 An a
* Đánh vần :
- Chỉ cho HS phát âm lại vần on .
- Cho HS đánh vần on. 
- Ghép tiếng con : 
+ Thêm âm s trước vần an để được tiếng sàn, ghi bảng : sàn 
- Gv nhận xét gì về vị trí âm s , vần an trong tiếng sàn ?
- Đánh vần và đọc từ khoá.
+ Gọi HS đánh vần , đọc trơn vần ,tiếng
khoá 
- GV chỉnh phát âm 
* Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu trên bảngvà hướng dẫn qui trình viết 
 an nhà sàn
- GV nhận xét sửa chữa lỗi cho học sinh
*Đọc từ ứng dụng : 
-Cho học sinh nhìn vào sách GK đọc : 
+ GV ghi bảng : rau non thợ hàn 
 Hòn đá bàn ghế
- Cho HS tìm tiếng có vần vữa học.
- GV chophân tích tiếng , đánh vần đọc trơn từ
 (Tiết 2)
3.Luyện tập :
- Cho học sinh chỉ bảng đọc lại toàn bài ở tiết 1 . 
- Đọc từ ứng dụng : rau non thợ hàn 
 Hòn đá bàn ghế
* Đọc câu ứng dụng :
-GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi : 
- Tranh vẽ gì ?
-Em hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh . 
* Luyện viết :
- Cho học sinh viết vào vở tập viết 
* Luyện nói : 
 - Chủ đề luyện nói hôm nay là gì ?
Yêu cầu học sinh nói về mình và bạn bè mình 
+ Gợi ý luyện nói : 
- Treo tranh đặc câu hỏi , hướng dẫn HS phát triển lời nói tự nhiên :
 + Các bạn của em là ai , họ ở đâu ?
+ em có quý bạn đó không ?
 + Các bạn ấy là những ngườøi bạn như thế nào ?
 + em và các bạn ấy thường giúp đỡ nhau những vịêc gì ?
 + Em mong muốn gì với các bạn ?
4.Cũng cố - Dặn dò:
- Gọi HS lên bảng đọc toàn bài của 
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài , tìm những tiếng chưá chữ âm vừa học .
- Chuẩn bị bài hôm sau: Bài 45
- 2 HS viết, cả lớp theo dõi 
- HS đọc 
- HS nhắc lai Vần on , an 
-Vần on tạo bởi o và n ghép lại 
- HS ghép vần on 
- Giống Bắt đầu âm o 
- Khác :Vần on kết thúc âm n , còn âm oi kết húc âm i 
- HS đọc vần on.
+ O – nờ – on ( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần ) 
- cả lớp ghép tiếng con 
- c đứng trước, on đứng sau , 
- cờ –on –con / mẹ con
-Tranh vẽ mẹ và con 
- o – nờ on – cờ on con 
- Hs viết vào bảng con
- HS nhắc lai Vần an 
-Vần an tạo bởi a và n ghép lại 
- HS ghép vần an 
- Giống âm cuối n 
- Khác :Vần o và a
- HS đọc vần on.
+ a – nờ – an ( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần ) 
- cả lớp ghép tiếng sàn 
- s đứng trước, an đứng sau, dấu huyền trên a 
- sờ –an – san – huyền sn / nhà sàn
- HS viết vào bảng con
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS tìm: non, hòn, hàn, bàn.
- HS đọc lần lượt.
- Hs đọc lần lượt.
- 2 Học sinh đọc: 
 rau non thợ hàn 
 hòn đá bàn ghế
-Học sinh chú ý theo dõi 
- Vẽ: Gấu mẹï Gấu con đang cầm đàn . Thỏ mẹ, Thỏ con đang nhảy múa
- HS đọc lần lượt.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết
- Chủ đề luyện nói là Bé và bạn bè 
-HS quan sát tranh minh hoạ , thảo luận luyện nói về chủ đề : - Bé và bạn bè 
- Học sinh kể tên bạn , nơi ở 
- Học sinh tự trảû lời 
- Các bạn ấy là những người bạn tốt 
- Giúp đỡ nhau trong học tập 
- Thành đôi bạn cùng tiến bộ 
-HS đọc 
-HS trả lời
Đạo đức
	Thực hành kĩ năng giữa kì 
I.MỤC TIÊU :
 	* Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học qua các bài : 
 - Em là học sinh lớp 1 , Gon gàng sạch sẽ , Giữ gìn sách vở và đồ dùng day học , Gia đình em , Lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ .
 -Học sinh có thái độ yêu quý anh chị em của mình , chăm lo học hành .
 - Học sinh biết cư xử lễ phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình 
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Đối với anh chị em trong gia đình , em cần có thái độ cư xử như thế nào ?
+ Các em đã làm việc gì thể hiện tình thương yêu anh chị, nhường nhị em nhỏ ? 
- GV nhận xét ghi đánh giá .
2.Bài mới:
a.Giới thiệu : Hôm nay các em ôn lại những bài đạo đức đã học 
b.Tiến hành bài học :
- Em hãy kể lại những bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay ?
- Đối với người học sinh lớp 1 em có nhiệm vụ gì ? 
- Em đã làm tốt những diều đó chưa ? 
- Gọn gàn sạch sẽ có lợi gì ? 
- Trong lớp mình , em nào sạch sẽ ? 
- Sách vở và đồ dùng học tập là những vật nào ? 
- Giữ gìn sách vở có lợi như thêù nào ? 
-Gia đình là gì ? 
-Các em có bổn phận gì đối với gia đình?
- Đối với anh chị em trong gia đình , em cần có thái độ cư xử như thế nào ?
- Các em đã là việc gì thể hiện tình thương yêu anh chị , nhường nhị em nhỏ. 
3.Nhận xét - dăn dò :
- GV nhận xét , khen ngợi những em có hành vi tốt .
-Về nhà nhớ thực hiện tốt những điều đã học ,xem bài : Nghiêm trang khi chào cờ 
	Hoạt động của học sinh
+Phải thương yêu chăm sóc anh chị em , biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ , có như vậy gia đình mới hoà thuận , cha mẹ vui lòng .
+HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- Đã học qua các bài : Em là học sinh lớp 1 , Gọn gàng sạch sẽ , Giữ gìn sách vở và đồ dùng day học , Gia đình em , Lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ 
 - Thực hiện đúng nội quy nhà trường như đi học đúng giờ trật tự trong giờ học , yêu quý thầy cô giáo , giữ gìn vệ sinh lớp học , vệ sinh các nhân . 
 - Học sinh trả lời 
 -Có lợi cho sức khoẻ , được mọi người yêu mến .
 - Học sinh tự nêu . 
 - Sách GK , vở BT , bút , thướt kẻ , cặp sách . 
 - Giữ gìn sách vở giúp em học tập tốt hơn 
 - Là nơi em được cha mẹ và
những ngừơi trong gia đình yêu thương chăm sóc , nuôi dưỡng dạy bảo . 
 -Yêu quý gia đình , kính trọng lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ 
-Phải thương yêu chăm sóc anh chị em , biết lể phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ , có như vậy gia đình mới hoà thuận , cha mẹ vui lòng .
 - HS trả lời 
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2006
Học vần
 Ân ă ăn
I.MỤC TIÊU : 
*Sau bài học này học sinh có thể :
 - Đọc và viết được : ân , ăn , cái cân , con trăn .
 - Nhận ra ân và ăn trong các tiếng : cân , trăn , và đọc được các tiếng cân , trăn trong từ từ khoá : cái cân , con trăn
 - Đọc đúng các từ ứng dụng : bạn thân , gần gũi , khăn rằn , dặn dò 
 - Nhận ra các từ ngữ có vần ăn , ân trong các từ ứng dụng 
 - Đọc được câu ứng dụng : Bé chơi thân với bạn lê. Bố bạn lê là thợ lặn 
 - phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Nặn đồ chơi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Sách tiếng việt 1, tập 1 .
 - Bộ ghép chữ tiếng việt 
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng .
 - Tranh minh hoạ cho từ ứng dụng và luyện nói 
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
	(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS viết bảng con : rau non , hòn đá , thợ lặn , bàn ghế 
- Đọc câu ứng dụng nêu tiếng có vần on , an : Gấu me ïdạy con chơi đàn , còn thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa .
Gv nhận xét , ghi điểm . 
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học vần ăn , â ân 
* Dạy vần : vần ân : 
- Nhận diện vần ân :
- Hãy phân tích cho cô vần ân .
- Tìm trong bộ chữ ghép vần ân. 
- So sánh vần ân và vần an
n
 An a
 Ân â
* Đánh vần :
- Chỉ cho Ss phát âm lại vần ân . 
- Cho HS bảng đánh vần ân . 
Ghép tiếng cân : 
- Tìm âm c thêm trước vần ân để tạo tiếng tiếng cân 
- Em có nhận xét gì về vị trí của âm c và vần ân trong tiếng cân 
- Yêu cầu học sinh đánh vần tiếng cân 
- GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- GV cho HS xem cái cân và hỏi :
+Tranh vẽ gì ? 
 GV ghi bảng cái cân .
Gọi học sinh đọc lại từ khoá .
- Cho học sinh đánh vần và đọc lại từ khoá 
-GV chỉnh phát âm 
-Hướng dẫn viết 
-Viết vần ân : 
- GV viết mẫu trên bảng kẻ khung ô ly , vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết vần ân ( Lưu ý cách đặc bút , đưa bút , sự liên kết các âm â và n ) .
- GV tô lại quy trình viết trên bảng con , yêu cầu HS viết trên không trung để định hình cách viết . 
- Tiếng cân : GV viết mẫu lên bảng : vừa viết vừa 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc