Bài soạn các môn khối lớp 1 - Trường Tiểu Học Lộc Thành A - Tuần 24

 ĐẠO ĐỨC (T.24)

ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( T2)

 I- MỤC TIÊU :

- Thực hành đi bộ trên vỉa hè, biết đi sát lề đường ở nơi không có vỉa hè.

- Hiểu được đi bộ đúng nơi quy định là bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người.

- Thực hiện tốt luật giao thông khi đi đường

II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : 3 chiếc đèn hiệu bằng bìa cứng màu: xanh, đỏ, vàng.

 2- Học sinh : Vở BT . Đạo đức

III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :

 

doc 18 trang Người đăng hong87 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối lớp 1 - Trường Tiểu Học Lộc Thành A - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0).
-HS làm BT tiếp bảng con, bảng lớp
- HS nêu
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào phiếu BT,bảng lớp.
- HS thi đua.
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009.
 TIẾNG VIỆT(T 233,234)
uât- uyêt
I- MỤC TIÊU : 
- Giúp HS đọc viết được vần :uât- uyêt , sản xuất, duyệt binh.Đọc được các từ, tiếng ứng dụng :luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp.Câu ứng dụng: Những đêm nào trăng khuyết . muốn cùng đi chơi
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp. 
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên,đất nước.Có ý thức chấp hành luật giao thông.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ.
II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Tranh minh hoạ; từ khoá, câu khóa, phần luyện nói.
 2- Học sinh : Bộ chữ, sách tiếng Việt, bảng con.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : Gọi Hs đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước, làm bài tập 1 VBT. Đọc bài SGK.
- GV nhận xét- ghi điểm.	
3- Bài mới : a. Giới thiệu bài -Vần uât - uyêt
b. Dạy vần uât
Nhận diện vần uât 
-So sánh : uât với ât
-Đánh vần:.GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần uât
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần uât đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu. 
-Muốn có tiếng xuất ta thêm âm và dấu thanh gì?
Em hãy phân tích,đánh vần tiếng xuất?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GV đưa bức tranh “sản xuất”và hỏi:Tranh vẽ gì?
-GV rút từ sản xuất 
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy vần uyêt tuơng tự.
-So sánh : uât với uyêt
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết 
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng: * HTHS hiểu nghĩa các từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ, giáo dục.
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần. GV chỉnh sửa 
+ Trò chơi : Thi ghép tiếng có vần mới. 
Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽõ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “Đất nước ta tuyệt đẹp.”
*Hỗ trợ nói trọn câu.
-Chia nhóm. Gợi ý nói cho cả lớp cùng nghe
H.Tranh vẽ gì? 
H-Đất nước ta đẹp như thế nào? 
H-Nêu cảnh đẹp trong tranh ? 
-Cho HS nói cho cả lớp cùng nghe theo chủ đề.
-GV nhận xét tuyên dương
3- Củng cố dặn dò: Trò chơi: tìm tiếng mới có vần vừa học.
-Về nhà đọc lại bài và làm bài tập, xem trước bài sau.
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
- HS: Khoa,Hà,Thảo,Nhi 
-Vần uât được tạo nên từ u,â và t
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS thực hiện.
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “sản xuất
-Thực hiện như quy trình trên
-HS so sánh
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
- HS tham gia chơi
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS đọc chủ đề :“Đất nước ta tuyệt đẹp. ”
-HS quan sát tranh và nói theo nhóm.
 -HS nói cho cả lớp cùng nghe.
-Đại diện các em lên nói.
- HS thi tìm.
 TOÁN(T94)
 CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC 
I- MỤC TIÊU : 
-Giúp HS biết cộng một số tròn chục với một số tròn chục trong PV100 (đặt tính,thực hiện phép tính).
- Tập cộng nhẫm một số tròn chục với một số tròn chục (trong PV100).
- Rèn tính nhẩm, tính nhanh, chính xác, yêu thích học toán
*HT rèn tính nhẩm và cách đặt tính rồi tính.
II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : Các bó mỗi bó có 1 chục que tính .
 2- Học sinh : SGK, bài tập toán, bộ hình toán
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : 2HS lên bảng làm các BT sau, lớp làm bảng con.
40 .... 80 60 .... 90 80 .... 40 90 .... 60
- GV nhận xét- ghi điểm.	
2- Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1:Giới thiệu cách cộng các số tròn chục:
-Bước 1: HD thao tác trên các que tính.
 30
 + 20 
 50
-Bước 2: HD kỹ thuật làm tính cộng.
Đặt tính: viết 30 rối viết 20 sao cho chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
-Viết dấu +
-Kẻ vạch ngang
-Tính: từ phải sang trái.
HĐ2:Thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề:Tính 
* HT:Rèn HS cách đặt tính và tính đúng.
-HDHS làm - Cho HS làm bảng con,bảng lớp.
- Nhận xét sửa sai
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề: Tính nhẩm. 
* HT rèn kĩ năng tính nhẩm
 20 + 30 = ?
Nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục
Vậy: 20 + 30 = 50
- Cho HS làm bảng con , bảng lớp các bài còn lại.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề
- HDHS tìm hiểu bài toán – tóm tắt.
- Gọi 2 em lên bảng làm : 1 em tóm tắt, 1 em giải
- Lớp làm vào vở,bảng lớp.
- Chấm - Nhận xét - Sửa sai
3- Củng cố : Trò chơi: ghi nhanh kết quả.
 30 + 20 = 50 + 10 = 40 + 20 =
 60 + 10 = 10 + 30 = 20 + 60 =
4- Nhận xét, dặn dò : Về nhà làm tiếp BT trong vở BT.
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
- HS Bảo,Lâm lên bảng làm,lớp làm bảng con.
-Dùng que tính
-30 có: 3 chục và 0 đơn vị.
-Viết 3 ở cột chục
 Viết 0 ở cột đơn vị.
-Lấy tiếp 20 que tính xếp dưới 3 bó que tính trên. Nhận biết 20 có2 chục,2 đơn vị.
-Viết 2 ở cột chục dưới 3, viết 0 ở cột đơn vị, dưới 0.
-Gộp lại ta được: 5 bó 
và 0 que rời, viết 5 ở cột chục, o cột đơn vị dưới vạch ngang.
* 0 cộng 0 bằng 0
3 cộng 2 bằng 5 Vậy: 30 + 20 = 50
HS đọc yêu cầu đề
-HS nêu cách cộng làm bảng con,bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu đề
- HS theo dõi mẫu, làm bảng con,bảng lớp các bài còn lại.
Tóm tắt
Thùng 1 có: 20 gói bánh
Thùng 2 có: 30 gói bánh
Cả hai thùng: ? gói bánh
Bài giải
Cả 2 thùng có tất cả là:
20 + 30 = 50 (gói bánh)
Đáp số: 50 gói bánh
- HS thi điền nối tiếp.
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI (T24)
CÂY GỖ
I- MỤC TIÊU: Sau giờ học giúp HS biết:
-Kể tên một số cây lấy gỗ và nơi sống của chúng.Quan sát và phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.
-Nói được ích lợi của việc trồng gỗ.
-HS có ý thức chăm sóc các cây gỗ , có ý thức bảo vệ. 
II) CHUẨN BỊ: GV : Tranh cây gỗ, cây gỗ nhỏ.
 HS : Sách, vở, cây gỗ nhỏ.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1: Kiểm tra bài cũ: 
 - Hãy nêu các bộ phận chính của cây hoa?
Kể những loại hoa mà em biết .
GV nhận xét, đánh giá
2/ Bài mới : giới thiệu bài GV: Ghi đề bài 
Hoạt động 1 :Các bộ phận của cây gỗ.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện họat động.
- GV hướng dẫn HS quan sát cây gỗ mà mình mang tới.
Đây là cây gì ? Nó được trồng ở đâu? Chỉ rõ các bộ phận của cây gỗ?
- Hãy so sánh cây gỗ và cây hoa hông có gì khác ?
- Hãy chỉ rễ, thân, lá, của cây lấy gỗ.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
 - Gọi các nhóm lên trình bày.
+ Thân cây gỗ có đặc điểm gì ? 
+ Nêu ích lợi của cây gỗ.
+ Cây gỗ để làm gì ? 
Hoạt động 3 :Làm việc với SGK.
 Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện.
 - GV cho HS họp nhóm quan sát đọc và TLCH trong SGK và trả lời câu hỏi:
GV giúp đỡ những em yếu
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động 
Các ảnh và tranh SGK có các loại cây gỗ gì ?
Em còn biết loại cây lấy gỗ nào nữa không?
Cây gỗ được dùng để làm gì?
Chúng có nên bảo vệ cây không?
 4: Củng cố – Dặn dò:
 Từng HS lên kể tên các cây gỗ và nêu lợi ích của chúng.
-GV khen ngợi những em tích cực hoạt động xây dựng bài tốt. Liên hệ GD. Nhận xét tiết học
- 2 HS (Duyên,Đô) trả lời
Đọc đầu bài
HS quan sát cây gỗ mà mình mang tới.
- HS trả lời.
- HS so sánh,chỉ các bộ phận
Các nhóm lên trình bày.
HS họp nhóm quan sát đọc và TLCH trong SGK và trả lời câu hỏi
- HS trả lời và nêu tác dụng.
- HS nêu.
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009.
	 TOÁN (T :95)
 LUYỆN TẬP 
I- MỤC TIÊU :
- HS củng cố về làm tính cộng (đặt tính – tính) và cộng nhẩm các số tròn chục (trong PV100).
- Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng (thông qua các ví dụ cụ thể).
- Rèn tính chính xác, nhanh, 
* Ht rèn đặt tính và tính đúng,phiếu bài tập. 
 II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : Các BT, bảng phụ.
 2- Học sinh : SGK, bài tập toán, bộ hình toán.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : 2HS lên bảng lớp làm con bài tập 1 VBT.
 - Gọi 1 số em nêu cách tính:
- GV nhận xét- ghi điểm.
3- Bài mới : Giới thiệu bài. Luyện tập
HĐ1: Luyện tập
Bài 1:Cho HS đọc yêu cầu của đề: Đặt tính rồi tính
*HT rèn kĩ năng đặt tính và tính đúng.
-Nhắc cách đặt tính và tính.
- YCHS làm bảng con,bảng lớp.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của đề: Tính nhẩm:
- Cho HS làm miệng
- Nhận xét sửa sai.
-Nhắc HS: “khi đổi chỗ các số trong phép cộâng thì kết quả không thay đổi”.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của đề
- HDHS tìm hiểu bài toán – tóm tắt.
-HDHS giải và trình bày bài giải.
- Cho HS làm vào vở,bảng lớp.
-Chấm - Nhận xét - sửa saiù
Bài 4:Cho HS chơi trò chơi
 -Nối theo mẫu
- Cho HS thi đua lên nối 
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng 
HĐ2:Trò chơi: Thi ghép phép tính.
4- Củng cố dặn dò : Về nhà tập đếm xuôi, ngược từ 10 đến 90, từ 90 đến 10. Làm tiếp BT trong VBT Toán.
- HS Toại,Ngân lên bảng ,lớp làm con
- HS đọc yêu cầu của đề 
-HS làm bảng con,bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu của đề – HS trả lời miệng.
- HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu của đề
-Tự nêu đề tóan
-Tóm tắt, giải bài.
HS làm vào vở,bảng lớp.
- HS chơi trò chơi
-HS nối theo mẫu
- HS thi theo nhóm2
TIẾNG VIỆT(T 235,236)
 uynh- uych 
I- MỤC TIÊU : 
- Giúp HS đọc viết được vần :uynh, uych, phụ huynh, ngã uỵch.Đọc được các từ, tiếng ứng dụng :luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch. Câu ứng dụng: Thứ năm . ươm về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. 
- Giáo dục HS có ý thức lao động giữ gìn đồ dùng.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ ứng dụng.
II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Tranh minh hoạ; từ khoá, câu khóa, phần luyện nói.
 2- Học sinh : Bộ chữ, sách tiếng Việt, bảng con.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : Gọi Hs đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước, làm bài tập 1 VBT.Đọc bài SGK. 
- GV nhận xét- ghi điểm.	
2- Bài mới : a. Giới thiệu bài -Vần uynh - uych. 
b. Dạy vần uynh 
-Nhận diện vần uynh
-So sánh : uynh với uy
-Đánh vần:.GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần uynh.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần uynh đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu. 
-Muốn có tiếng huynh ta thêm âm gì?
Em hãy phân tích,đánh vần tiếng huynh?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GV đưa bức tranh “phụ huynh”và hỏi:Tranh vẽ gì?
-GV rút từ phụ huynh.
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy vần uych tuơng tự.
-So sánh : uynh với uych
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết 
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng: * HTHS hiểu nghĩa các từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ,giáo dục.
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần. GV chỉnh sửa 
+ Trò chơi : Thi ghép tiếng có vần mới. 
Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽõ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.”
*Hỗ trợ nói trọn câu.
-Chia nhóm. Gợi ý nói cho cả lớp cùng nghe
H.Bức tranh vẽ gì?
H.Đây là những loại đèn gì ?
H. Hãy chỉ từng loại đèn ?
H.Nhà em có những loại đèn nào ? 
-Cho HS nói cho cả lớp cùng nghe theo chủ đề.
-GV nhận xét tuyên dương
3.Củng cố dặn dò: 
Trò chơi: tìm tiếng mới có vần vừa học.
-Về nhà đọc lại bài và làm bài tập, xem trước bài sau.
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
- HS: Xuân,K’Tuấn,Mạnh,Thùy
-Vần uynh được tạo nên từ u,y và nh
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS thực hiện.
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “phụ huynh ”
-Thực hiện như quy trình trên
-HS so sánh
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
- HS tham gia chơi
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS đọc chủ đề : “đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.”
-HS quan sát tranh và nói theo nhóm.
 -HS nói cho cả lớp cùng nghe.
-Đại diện các em lên nói.
TIẾT : 24 ÂM NHẠC 	
 HỌC BÀI : QUẢ 
I. MỤC TIÊU: 
 HS biết hát đúng giai điệu và lời ca.
 HS Biết vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Biết hát vận động phụ họa.
II.GV CHUẨN BỊ:
GV: Thanh phách, trống gõ
HS: Thanh phách
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài hát: Bầu trời xanh.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài 
a.Dạy bài hát : Quả
- Giới thiệu ghi bảng.
- Bài quả nhạc và lời của Xanh Xanh.
- GV hát mẫu
- Dạy hát từng câu
- GV bắt nhịp cho HS hát
- Theo dõi- sửa từng câu
b. Tập HS hát vỗ tay theo phách:
- GV làm mẫu, HS theo dõi
- Tập cho HS vừa hát vừa gõđệm theo tiết tấu lời ca.
- Vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- Tập vừa hát vừa nhún chân vận động phụ họa.
3. Luyện tập- củng cố:
- Gọi HS hát vỗ tay theo phách
-Biểu diễn nhóm, tốp ca
- Hát cá nhân
* Trò chơi: Tập tầm vông
- Thuẩn bị nhảy lò cò một vòng
Nhận xét tiết học
4. Dặn dò: Tiết sau ôn tập bài Qủa
Đưa thanh phách.
- HS thực hiện
- Nghe GV hát.
- Hát cả lớp
- Hát cá nhân
Lời 1 : Quả gì mà ngon ngon thể.
Xin thưa rằng ! quả khế.
 Aên vào thì chắc là chua ?
Vâng vâng! chua thì để nầu canh cua.
Lời 2 : Quả gì mà da cưng cứng.
Xin thưa rằng ! quả trứng.
 Aên vào thì chắc làm sao ?
Không sao! Aên vào người sẽ thêm cao.
Tập biểu diễn trước lớp.
Cá nhân, tốp ca, song ca.
Đội văn nghệ biểu diễn
Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2009.
THỂ DỤC(T 24)
BÀI THỂ DỤC- ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
I. Mục Tiêu:
- Học động tác điều hòa. Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp. 
- Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng, điểm số đúng, rõ ràng
- GDHS tính cẩn thận,chính xác.
II. Địa điểm và phương tiện : 	
-Trên sân trường : Dọn vệ sinh nơi tập, kẻ sân chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Phần 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức
Phần mở đầu 
 (5’)
Phần cơ bản 
 (25’)
Kết thúc 
 (5’)
-GVnhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. 
-Đứng vỗ tay và hát
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Trò chơi “Tôi bảo”
-Động tác điều hòa
- Giáo viên nêu tên động tác, sau đó làm mẫu giải thích động tác
- Ôn toàn bài thể dục đã học
( vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng và phối hợp, điều hòa )
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô cho học sinh tập
- HS chia nhóm tập.
- Thi biểu diễn theo nhóm
- Giáo viên uốn nắn, sửa sai
-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số
- HS chia nhóm tập.
- Thi biểu diễn theo nhóm
- Giáo viên uốn nắn, sửa sai
- Trò chơi : “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- Yêu cầu HS chơi theo nhóm
- GV theo dõi uốn nắn.
-Đi thường theo nhịp 2/4 hàng dọc
- Cho học sinh chơi trò hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét bài học- giao bài tập 
1-2 phút
1’
2’
1’
5 phút
15’
5’
2 phút
1’
1’
1’
 x
 x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
- Học sinh tập theo
x x x x x
x x x x x x x x
x x x x
x
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
 TIẾNG VIỆT(T 237,238)
 ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU :
 - Giúp HS nắm chắc các vần đã học: uơ, uân, uât, uy, uya, uyên, uyêt, uynh, uych.Đọc,viết được tiếng từ có vần ở trên,Đọc được từ ứng dụng:ủy ban, luyện tập, hòa thuậnĐọc được từ và câu ứng dụng: “ Sóng nâng thuyền ..Cánh buồm ơi.”Kể lại chuyện “Chuyện kể mãi không hết”
-HS nắm chắc các vần đã học.
- GDHS ý thức học tập tốt,yêu thích kể chuyện.
* HT hiểu nghĩa từ ứng dụng,kể chuyện tự nhiên.
II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : Bảng ôn .Tranh minh họa 
 2- Học sinh : SGK, bộ chữ cái, vở tập viết in.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : - HS viết – đọc : uynh, uych, phụ huynh, ngã uỵch, luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch . Đọc câu ứng dụng: “Thứ năm . ươm về ”
 - GV nhận xét- ghi điểm.	
3- Bài mới : 1/Giới thiệu bài:
-Cho HS nêu lại các vần đã học trong tuần.
-Ghi ra bảng phụ.
2/ Ôn tập:
a- Các vần vừa học: uơ, uân, uât, uy, uya, uyên, uyêt, uynh, uych.
-GV đọc các âm.
b- Ghép chữ thành vần:
-Hướng dẫn ghép âm ở cột dọc và ở hàng ngang
-GV ghi vào bảng ghép 
- Chia lớp thành 4 nhóm
+ Cho HS làm việc theo cặp : 1 em chỉ vào bảng ôn, em kia đọc theo bạn chỉ .
-Nghỉ 5 phút
c- Đọc từ ứng dụng: 
ủy ban, luyện tập, hòa thuận
d- Tập viết:- Cho HS viết vào bảng con
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
 Tiết 2
- Đọc bài ở tiết 1
3/ Luyện tập: a- Luyện đọc:
- Đọc lại bài ở tiết 1
b/ Đọc SGK
 Đọc câu ứng dụng: quan sát tranh, luyện đọc: 
 “Sóng nâng thuyền .Cánh buồm ơi.”
-Tìm trong câu vừa đọc tiếng có âm bắt đầu bằng u
c/ Viết:- Hướng dẫn, viết mẫu
d- Kể chuyện: “Chuyện kể mãi không hết”
-GV kể lần 1 chậm
-Kể lần 2 theo tranh.
-Chia 4 tổ đại diện lên kể lại nội dung qua 4 bức tranh.
-Các tổ nhận xét sau khi tổ khác kể xong truyện.
-1 em giỏi kể lại cả câu chuyện.
 4- Củng cố : Trò chơi: Tìm nhanh và đọc to tiếng cá vần vừa ôn (chia 3 tổ thi tiếp sức).
5- Nhận xét, dặn dò : Về nhà đọc lại bài ôn 5 lần.Kể chuyện cho cả nhà cùng nghe. 
Nhận xét tiết học
- HS: Hoài,Tín,Uyên,K’Kơ,
-HS đọc tên các vần có âm o đứng trước : uơ, uân, uât, uy, uya, uyên, uyêt, uynh, uych. 
-HS lên chỉ chữ.
-HS vừa chỉ, vừa đọc
-HS ghép
-HS đọc CN+ĐT
 (nhìn bảng ôn)
- Làm việc theo nhóm
- HS làm việc theo cặp : 1 em chỉ vào bảng ôn, em kia đọc theo bạn chỉ .
-Hát múa bài . Chơi “Tôi bảo”
-Đọc CN+ĐT.
Đánh vần tiếng, đọc trơn từ
-Viết bảng con : luyện tập, hòa thuận
Nghe nhận xét
Đọc bài tiết 1 cá nhân- đồng thanh
Đọc bài tiết 1 cá nhân- đồng thanh
-Đọc vần. Đọc từ.
Đọc CN+ĐT.
- HS tìm
-Viết vào vở tập viết: 
-HS đọc tên câu chuyện.
- Tập kể theo gợi ý của giáo viên
4 tổ đại diện lên kể lại nội dung qua 4 bức tranh.
-Các tổ nhận xét sau khi tổ khác kể xong truyện.
- Tìm tiếng có vần vừa ôn.
 TOÁN (T96)
 TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I- MỤC TIÊU :
- HS bước đầu biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong PV 100. Củng cố về giải toán.Tập nhẩm 2 số tròn chục trong PV100.
- Làm đúng các bài tập.
- Rèn tính cẩn thận,chính xác.
* HT phiếu bài tập.
 II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Bó 1 chục que tính.
 2- Học sinh : Đồ dùng học toán lớp 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : Gọi 2HS lên bảng,lớp làm bảng con bài sau.Tính:
 60 + 20 40 + 50 70 + 10 30 + 30 
- GV nhận xét- ghi điểm.
2- Bài mới :
HĐ1:Giới thiệu cách trừ các số tròn chục:
-Bước 1: Giới thiệu thao tác trên que tính.
-Bước 2: HD kỹ thuật làm tính trừ.
 50
 - 20
 30
Vậy: 50 – 20 = 30
HĐ2:Thực hành:
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Tính:
* HT rèn tính đúng
- HDHS thực hiện ti

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(85).doc