Bài soạn các môn học lớp 1 - Tuần 7

I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về :

 - Củng cố về mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và

 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

 - Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng

*) HSY : 123 + 123: 124 + 124;

 122 + 122

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng hong87 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 1 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả của nhóm mình trên bảng.
- Nhận xét- bổ xung.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
* Mục tiêu: HS biết đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tổ lòng biết ơn tổ tiên.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
+ GV tổ chức cho HS thảo luận, theo mẫu sau.
 Việc đã làm.
 Việc sẽ làm
- Gọi từng nhóm đọc kết quả thảo luận và yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò
- Ôn lại nội dung bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 HS lên bảng.
- HS quan sát tranh và tìm hiểu nội dung truyện.
- Bức tranh vẽ bạn Việt và bố của bạn Việt
- Họ đang chắp tay khấn trước mộ tổ tiên, ông bà.
- 1 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận.
- Bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng, bố của Việt còn mang xẻng ra những vạt cỏ xanh, lựa sắn từng vầng cỏ tươi đem về đắp lên, rồi kính cẩn thắp hương trên mộ ông và những ngôi mộ xung quanh.
- Bố muốn nhắc Việt phải biết ơn tổ tiên và giữ gìn truyền thống gia đình.
- Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ, vì Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên
- Qua câu chuyện trên em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc Việt Nam.
- HS lên báo coá kết quả thảo luận của nhóm mình.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Những việc làm thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên là: b, d, e, k, l.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp, hoạt động theo hướng dẫn. 
- HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày kết quả thảo luận. 
*************************************
Tiết 4: Kể chuyện
Cây cỏ nước nam
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn
*) HSY: Đọc đánh vần nội dung của bức tranh thứ nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ sgk.
Băng giấy ghi nội dung chính của từng tranh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - Yêu cầu 1 HS kể lại chuyện được chứng kiến 
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. GV kể chuyện:
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong sgk và đọc thầm các yêu cầu.
- GV kể lần 1: giọng kể ôn tồn, thong thả, chậm rãi.
- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- Giải thích các từ ngữ.
C. Hướng dẫn kể truyện:
a. Kể truyện theo nhóm:
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nội dung các tranh lên bảng.
- Y/c HS kể chuyện trong nhóm. Mỗi HS kể theo nội dung của từng tranh.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
- Tổ chức cho các nhóm HS thi kể chuyện trước lớp tiếp nội nhau.
- Nhận xét- cho điểm.
- Y/C HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét- cho điểm.
c.Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Câu chuyện kể về ai?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Vì sao truyện có tên là Cây cỏ nước Nam?
- Kiểm tra HSY kể chuyên.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 1 HS kể lại chuyện giờ trước.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong sgk và đọc thầm các yêu.
- HS nghe.
- HS quan sát tranh và nghe GV kể.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nội dung chính của tứng tranh
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho HS về cây cỏ nước Nam.
+ Tranh 2: Quân dân nhà trần tập luyện để chuẩn bị chống giặc Nguyên.
+ Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
+ Tranh 4: Quân dân nhà trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
+ Tranh 5: Cây cỏ nước nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
+ Tranh 6: Tuệ Tĩnh cùng học trò phát triển cây thuộc nam. 
- HS kể chuyện theo nhóm.
*) HSY: Đọc đánh vần nội dung của bức tranh thứ nhất.
- 2 nhóm HS thi kể, mỗi nhóm 6 HS tiếp nối nhau kể chuyện.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm kể tốt, bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét- cho điểm.
- Câu chuyện kể về danh y Tuệ Tĩnh.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng ngọn cỏ, lá cây vì chúng đều rất có ích.
- Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý những cây cỏ trên trái đất, hiểu giá trị của chúng để làm thuốc chữa bệnh.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý từng ngọn cỏ, lá cây.
- Vì hàng trăm, hàng nghìn phương thuốc được làm ra từ cây cỏ nước nam.
- HSY kể chuyện.
**********************************
Tiết 5 : Kỹ thuật
Nấu cơm
I, Mục tiêu: 
HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình
II, Đồ dùng dạy học
Gạo tẻ
Nồi nấu cơm.
Bếp ga.
Dụng cụ đong gạo.
Rá, chậu để vo gạo.
Đũa dùng để nấu ăn.
Xô chứa nước sạch.
Phiếu học tập.
III, Các hoạt động dạy học
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ: KT sự CB của HS.
3, Bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu MĐ & Y/C của bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình.
? Em hãy nêu các cách nấu ăn ở gia đình em?
? Nấu cơm như 2 cách trên làm cách nào để cơm chín đều, dẻo?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi trên bếp
- Y/c HS thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo ND phiếu.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hện các thao tác CB nấu cơm bằng bếp đun.
- Nhận xét, HD cách nấu cơm bằng bếp đun.
- HD HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
4, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà CB cho tiết sau thực hành. 
- HS hát.
- HS để đồ đã CB lên bàn.
- HS nghe
- Có 2 cách: Nờu cơm bằng nồi trên bếp hoặc nấu bằng nồi cơm điện.
- HS nêu
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- HS thực hiện.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp củi.
******************************
 Kế hoạch buổi chiều
Tiết1 + 2 : Tiếng Việt
Mục tiêuvà 
Nộidung
- 
- HS đọc được đoạn 2 trong bài tập đọc: Những người bạn tốt
- Nghe và viết được nội dung của đoạn vừa đọc 
*)HSY: - Đọc đánh vần được 2 câu trong đoạn 2
 - Nghe và viết được 2 câu vừa đọc trong đoạn 2
*************************
Tiết3: Toán
Mục tiêu
- củng cố về giải bài toán có liên quan đến trung bình cộng
*) HSY: Ôn lại bảng nhân 4 
Nội dung
 Bài 1: Tìm TBC của các số sau
545; 674 ;624
24190 ; 67766 ; 46356 
*) HSY: Ôn lại bảng nhân 4
Bài 2: Lớp 5a trồng được 445 cây, lớp 5b trồng được 395 cây, lớp 5c trồng đươc 506 cây. Hỏi trung bình mỗi lớp tròng được bao nhiêu cây. 
	*********************************************
	Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010	) 
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn, hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn.( BT2, BT3 )
*) HSY : Đọc đánh vần được yêu cầu nội dung của bài tập 2
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ vịnh Hạ Long và Tây Nguyên.
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thu, chấm dàn ý bài văn miêu tả một con sông tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, theo hướng dẫn.
- HD HSY đọc bài.
- HS đọc đoạn văn vịnh Hạ Long, trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên?
+ Phần thân bài gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?
+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
- Y/c HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ xung.
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
- Y/c HS tự làm bài
- Kiểm tra HSY đọc.
- Y/c 3 HS đọc câu mở đoạn của mình.
- Nhận xét bổ xung.
4. Củng cố – dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS thu bài.
- HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 2 HS cùng đọc từng đoạn trong bài văn, trao đổi và thảo luận.
- HSY đọc bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có 1 không 2 của đất nước Việt Nam.
+ Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long theo gió ngân lên vang vọng .
+ Kết luận: Núi non, sóng nước tươi đẹpmãi mãi giữ gìn.
- Phần thân bài gồm có 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của thiên nhiên trên Hạ Long.
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+ Đoạn 3: Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
- Những câu văn in đậm là câu mở đầu của mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bào chùm cả đoạn, với cả bài, mỗi câu văn nêu 1 đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.
*) HSY : Đọc đánh vần được yêu cầu nội dung của bài tập 2
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cạnh bàn trao đổi, thảo luận và làm bài.
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến về từng đoạn, các HS khác bổ xung. Cả lớp thống nhất.
+ Đoạn 1: Câu mở đoạn b. Vì câu mở đoạn giới thiệu được cả vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong đoạn văn.
+ Đoạn 2: Câu mở đoạn c. Vì có quan hệ từ tiếp nối 2 đoạn, giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên – vùng đất của những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- HSY đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Đoạn 1: Tây Nguyên là một mảnh đất trù phú. Nơi đây không chỉ có núi cao chất ngất mà có cả những rừng cây đại ngàn.
Tây Nguyên thật hùng tráng với những núi cao chất ngất và những cánh rừng đại ngàn.
****************************
Tiết 2: Toán
Khái niện về số thập phân( tiếp )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Giúp Hs:
 - Biết đọc, viết số thập phân (ở dạng đơn giản).
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
*) HSY : Nhận biết được phần nguyên và phần thập phân
II. Các hoạt động dạy :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- sửa sai.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Tiếp tục giới thiệu về số thập phân:
- GV tiếp tục hướng dẫn HS tự nêu từng hàng trong bảng để nhận ra:
VD:2 m 7 dm hay 2 m được viết là 2,7 m; đọc là: hai phẩy bảy mét.
( Tương tự với các số còn lại )
- Y/c HS lấy vài VD minh hoạ.
- GV giới thiệu: Các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân.
- HD HSY đọc 
* Kết luận ( SGK)
- Yêu cầu vài HS nhắc lại.
- GV viết VD lên bảng. Y/C HS chỉ phần nguyên và phần thập phân.
C. Luyện tập:
Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau.
- HD HS đọc bài.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Viết các hỗn số sau thành phân số thập phân rồi đọc.
- HD làm bài.
5 = 5,9 ; Năm phẩy chín.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3: Viết các số thập phân sau thành phân số thập phân.
- Y/c HS làm bài.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm bài giờ trước.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lấy VD minh hoạ.
VD: 2,4 ; 3,456 ; 89, 471.
- HSY đọc bài.
- Vài HS nêu kết luận trong sgk.
- HS chỉ ra phân nguyên và phần thập phân của số thập phân.
- 34,245
- Phần nguyên: 34.
- Phần thập phân: 245.
- HS đọc bài.
- Chín phẩy tư.
- Bảy phẩy chín mươi tám.
- Hai mươi lăm phẩy bốn trăm bảy mươi bảy.
- Hai trăm linh sáu phẩy không trăm bảy mươi lăm.
- Không phẩy ba trăm linh bảy. 
- HS làm bài.
82 = 82, 45 ; Tám mươi hai phẩy bốn mươi lăm. 
810 = 810,225 ; Tám trăm mười phẩy hai trăm hai mươi lăm.
- HS làm.
 0,1 = ; 0,02 = 
 0,004 = ; 0,095 = 
***************************************
 Tiết 3 : Địa lí
Ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Học xong bài này, hs:
 - Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ. 
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhên Việt Nam.
 - Nêu được vị trí một số dãy núi, dồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
3. Bài mới
A. Giới thệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan liên các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành.
Nội dung bài tập thực hành là:
- Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á, chỉ trên lược đồ và mô tả:
+ Vị trí và giới hạn của nước ta.
+ Vùng biển của nước ta.
+ Một số đảo và quần đảo nước ta.
- Quan sát lược đồ địa hình Việt Nam:
+ Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các dãy núi hình cánh cung.
+ Nêu tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn của nước ta.
+ Chỉ vị trí sông Hồng, sông Thái Bình , sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đòng Nai, sông Hậu.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm.
- Nhận xét- Bổ xung.
* Hoạt động 2; Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Y/C HS thảo luận theo nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Hát.
- 1 HS lên bảng.
- HS làm các bài tập theo cặp.
- 2 HS lần lượt lên bảng chỉ trên lược đồ và mô tả một số đặc điiểm về vị trí địa lí sông ngòi của nước ta.
- HS thực hiện.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng thống kê vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
STT
Các yếu tố tự nhiên.
 Đặc điểm chính
1
Địa hình
Trên phần đất liến của nước ta:diện tích là đồi núi diện tích là đồng bằng.
2
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a- pa- tít, bô- xít, sắt, dầu mỏ trong đó than là khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta.
3
Khí hậu
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
4
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có phù sa.
5
Đất
Nước ta có hai loại đất chính:
- Phe- ra- lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập chung ở vùng núi.
- Đất phù sa mầu mỡ tập chung ở đồng bằng.
6
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng chủ yếu là hai loại rừng chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập chung ở vùng đồi núi.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
4. củng cố- dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
**********************************
Tiết 4: Chính tả
Nghe- viết: Dòng kinh quê hương
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Viết đúng bài chính tả.trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ treống trong đoạn thơ . ( BT 2 ) . Thực hiện được 2 ý trong bài tập 3
*) HSY: Nghe đọc chậm viết được 2 – 3 câu trong bài.
II. Đồ dùng: Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Y/c 2 HS viết bảng lớp: lưa thưa, thửa ruộng, quả dừa.
- Em có nhận xét gì về qui tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kênh rất thân thuộc với tác giả?
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Y/c HS tìm các từ khó khi viết
- Y/c HS đọc và viết các từ đó.
c. Viết chính tả:
- HD HSY nhìn chép.
- GV đọc bài.
d. Thu chấm bài:
- Y/C HS nộp bài.
C. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm vần.
- Nhận xét- cho điểm.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Y/C HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhặc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 2 HS lên bảng viết.
- 2 HS nhận xét qui tắc viết dấu thanh.
- 1 HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc chú giải.
- Trên dòng kênh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ.
- Dòng kinh, quen thuộc, mái ruồng, dã bàng, giấc ngủ
- 2 HS đọc.
- HS viết bài.
*) HSY: Nghe đọc chậm viết được 2 – 3 câu trong bài.
- HS soát lỗi chính tả.
- 5 HS nộp bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 nhóm thi tìm vần tiếp nối. Mỗi HS chỉ điền vào một ô trống.
Chăn trâu đốt lửa trên đồng.
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
- HS đọc bài thơ
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
+ Đông như kiến.
+ Gan như cóc tía.
+ Ngọt như mía lùi.
**************************************
Tiết 5 : Khoa học
Phòng bệnh sốt xuất huyết
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
II. Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu bài tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
- Nhận xét- cho điểm.
3.Bài mới 
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
* Mục tiêu: 
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập trong sgk.
- Gọi HS đọc các thông tin trong sgk.
- Y/c HS ngồi cùng bàn nhau thảo luận.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét kết quả thảo luận của HS.
- Gọi HS đọc lại thông tin trong sgk.
Hỏi: 
- Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền ntn?
- Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm ntn? 
Kết luận:
- Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.
- Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 – 5 ngày. hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
Hoạt động 2: Những việc nên làm để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS hoạt động theo nhóm để thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Gọi HS lên trình bày.
- Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Kết luận: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
4. Củng cố – dặn dò 
- Gia đình, địa phương em đã làm gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trên.
- 2 HS ngồi cạnh bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu bài tập.
- HS đọc.
- HS thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận, đáp án đúng: 1 – b; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – b.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút.
- Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh cho người lành.
- Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 – 5 ngày, bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết:
+ Đi đến cơ sở y tế gần nhất.
+ Uống thuốc, nghỉ ngơi theo y/c của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.
+ Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh sang người khác.
- Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
+ Quét rọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở.
+ Đi ngủ phải mắc màn.
+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
+ Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá.
+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống giãnh.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhắc lại
****************************
Kế hoạch buổi chiều
Tiết 1 + 2: Tiếng việt 
Hãy viết một lá dơn xin nghỉ học 
Yêu cầu phải đúng về thể thức của một bài văn viết thư.
*) HSY: Đọc nội dung yêu cầu của đề bài 
 Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ
Múa hát tập thể
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Tập đọc 
Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà
I. Mục tiêu:
- Đọc diễm cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình,. Sức mạnh của những 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK Học thuộc lòng 2 khổ của bài thơ.
*) HSY: Đọc đánh vần 2 câu thơ trong bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài: Những người bạn tốt 
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Y/C 1 HS đọc bài.
- HD HSY đọc bài.
- Tóm tắt nội dung bài.
- HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà?
- Bạn hiểu thế nào là đêm trăng chơi vơi?
- Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng trong bài thơ rất tĩnh mịch?
- Trong đêm trăng tưởng như tĩnh mịch ấy lại có những hình ảnh gợi lên vừa sinh động vừa tĩnh mịch. Bạn hãy tìm những chi tiết ấy?
- Tìm một hình đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Em hãy tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
c. Học thuộc lòng bài thơ:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 3.
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp 
- Kiểm tra HSY đọc bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn 3 bài thơ.
- Nhận xét- cho điểm.
- Mời 3 HS đọc thuộc lòng đoạn 3 bài thơ.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát.
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc bài.
- HSY đọc bài.
- 3 HS tiếp nối nhau lên đọc toàn bài thơ, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- HS nghe.
*) HSY: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7(6).doc