Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy

CHIỀU TIẾT 1: TẬP ĐỌC*

 ÂM THANH THÀNH PHỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : náo nhiệt, ồn ã, rền rĩ, lách cách,đường ray,. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp nội dung tả thành phố ồn ào với những âm thanh khác nhau, có cả những giây phút yên tĩnh, lắng đọng.

 - Hiểu các từ ngữ : vi-ô-lông, ban công, pi-a-nô, bét-tô-ven. Hiểu nội dung bài : Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh: bên cạnh những âm thanh rất ồn ào, căng thẳng, vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

 - Giáo dục HS yêu quý thành phố.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS đọc bài Mồ Côi xử kiện và TLCH về nội dung bài.

 - HS, GV nhận xét.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1 : Luyện đọc

 - GV đọc diễn cảm toàn bài. HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn :

 . GV hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn.

 . HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

 . GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.

 + Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

 

doc 46 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2014-2015 - Cô Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài chính tả gồm mấy đoạn ? 
 + Chữ đầu mỗi đoạn được viết ntn ? 
 - HS đọc thầm lại bài, tự ghi nhớ chính tả để viết bài cho đúng.
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 
 - GV chọn cho HS làm phần a), gọi 1HS đọc yêu cầu bài. HS làm bài vào vở BT. 
 - GV treo bảng phụ, mời 6 HS tiếp nối nhau lên điền tiếng cho sẵn trong ngoặc đơn vào 6 chỗ trống- sau đó giải câu đố. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 
 - Cho 3, 4 em đọc lại kết quả. GV nói thêm về cây mây cho HS hiểu rõ.
 - HS sửa bài (nếu sai).
 - Củng cố về điền tiếng có âm đầu d/gi/r.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại BT, viết lại những lỗi sai trong bài, yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
Tiết 4: Toán
 tiết 82 : luyện tập
I. mục đích, yêu cầu :
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
 - áp dụng tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "".
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : 
 HS : 8 hình tam giác (BT4).
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức.
 - HS, GV nhận xét. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu BT.
 - GV giúp HS tính giá trị của biểu thức đầu :
 238 - (55 - 35) = 238 - 20
 = 218
 - Cho HS tự làm các phần còn lại vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS còn yếu về tính nhẩm hay nhầm lẫn thứ tự thực hiện phép tính.
 - Chữa bài, HS nói lại cách thực hiện.
 - Củng cố về tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
Bài 2:
 - HS đọc bài toán.
 - GV yêu cầu HS tính giá trị của từng cặp biểu thức một.
 a) (421 - 200) x 2 = 221 x 2 421 - 200 x 2 = 421- 400
 = 442 = 21
 + GV cho HS nhận xét về cách viết và kết quả tính giá trị của hai biểu thức trên.
 - Cho HS tự làm các phần còn lại vào vở. GV theo dõi để kịp thời uốn nắn các em yếu hay vội vàng, nhầm lẫn. 
 - GV cho HS kiểm tra chéo bài làm.
 Bài 3:
 - HS xác định yêu cầu bài. (HS làm dòng 1).
 - 2 HS làm trên bảng lớp.
 - HS , GV nhận xét chữa bài.
 (12 + 11) x 3 > 45 30 < (70 + 23) : 3
 69 31
Bài 4:
 - GV cho HS sử dụng bộ hình xếp thành hình cái nhà.
 - HS xếp hình. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - 4 HS nhắc lại 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức. 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN học thuộc các quy tắc đã học.
SáNG Ngày soạn: 11 - 12 - 2014.
 Ngày dạy: Thứ 4 - 17 - 12 - 2014.
Tiết 1: toán
 Tiết 83 : luyện tập chung 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
 - Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị: Bảng phụ (BT4).
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS nêu 3 quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Củng cố kiến thức 
 - HS nhắc lại 3 dạng tính giá trị của biểu thức đã học.
 - HS lấy 3 VD minh hoạ cho 3 dạng vừa nêu. GV chữa nhanh.
* HĐ2: Thực hành
Bài 1: 
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức dạng 1.
 - HS làm vào bảng con, 4 HS làm bảng lớp.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về cách tính giá trị biểu thức dạng 1.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu BT (HS làm dòng1)
 - HS làm vào vở + bảng lớp -> Chữa bài.
 - Củng cố cách tính giá trị biểu thức dạng 2.
Bài 3:
 - HS nêu yêu cầu BT (HS làm dòng 1).
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố cách tính giá trị biểu thức dạng 3.
Bài 4:
 - GV cho tổ chức cho HS chơi dưới dạng trò chơi.
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 5:
 - HS đọc bài toán.
 - 1 HS nêu miệng tóm tắt. 
 - HS làm bài (HS có thể giải bằng hai cách).GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 + Cách 1: Tính số hộp : 800 : 4 = 200 (hộp). Sau đó tính số thùng bánh : 200 : 5 = 40 (thùng).
 + Cách 2 : Tính số bánh được xếp trong mỗi thùng : 4 x 5 = 20 (bánh). Sau đó tính số thùng bánh : 800 : 20 = 40 (thùng).
 - Củng cố cách giải toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại 3 quy tắc tính giá trị của biểu thức.
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. 
 - Dặn dò HS VN xem lại bài. 
Tiết 3: đạo đức
Bài 8 :Biết ơn thương binh liệt sĩ (T 2)
I. Mục đích , yêu cầu :
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Kỹ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc .
- Có thái độ kính trọng, biết ơn và quan tâm giúp đỡ các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương bằng những viêc làm phù hợp với khả năng.
II. chuẩn bị : 
- Vở bài tập đạo đức.
- Trình bày 1 phút, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài "Em nhớ các anh" - Nhạc và lời của Trần Ngọc Thành.
* Hoạt động 1: Xem tranh kể về những người anh hùng.
Mục tiêu: Hiểu rõ hơn về gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên.
Cách tiến hành : Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong vở bài tập đạo đức - trang 29. Các nhóm thảo luận theo nội dung:
 - Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
 - Hãy hát hay đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ ấy?
 + Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận.
 + GV tóm tắt lại gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
* Hoạt động 2: 
 - HS kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương mà em biết.
 - Yêu cầu một số HS lên kể, cả lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: 
- HS hát múa, đọc thơ, kể chuyện....về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ.
- Kết luận chung: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
tiết 4: Tập viết
 ôn chữ hoa n
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố cách viết chữ hoa N (1 dòng); Q, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng : Đường vô ... như tranh hoạ đồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
 - GD ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. chuẩn bị: Mẫu chữ hoa N. Tên riêng: Ngô Quyền
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng lớp + bảng con : Mạc, Một. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD viết trên bảng con
- Luyện viết chữ hoa
+1 HS tìm các chữ hoa có trong bài : N, Q, Đ.
+ HS nhắc lại cách viết chữ hoa N.
+ GVviết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
+ HS tập viết các chữ hoa N, Q, Đ trên bảng con. 
+ GV nhận xét, sửa sai. 
- Luyện viết từ ứng dụng
+ 1 HS đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền.
+ GV giới thiệu về Ngô Quyền.
+ HS tập viết từ Ngô Quyền.
+ GV nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng
+ HS đọc câu ứng dụng: Đường vô ... như tranh hoạ đồ.
+ GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao : Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ đẹp như tranh.
+ HS tập viết trên bảng con chữ : Nghệ, Non.
* HĐ2: HD viết vào vở tập viết
 - GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu.
 - HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu 1/3 số bài để chấm.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại cách viết chữ hoa N.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chữ đẹp.
Chiều tiết 1: tập làm văn*
 nói về thành thị, nông thôn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Củng cố về kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
 - Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. 
 - HS chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị : HS : VBT T.Việt in.
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
 - Vài 3 HS nói em chọn viết về đề tài gì.
 - Cho HS ghi lại các ý trả lời đúng cho từng câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
 - Gọi một số em trình bày bài làm của mình. 
 - Cả lớp, GV nhận xét, chữa bài. 
 - Củng cố kể về nông thôn (hoặc thành thị).
 => HS có thể nói, viết cả 2 đề tài về nông thôn và thành thị.
* HĐ2 : Củng cố, dặn dò 
 - GV khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
 - Dặn dò HS VN xem lại bài.
TIếT 3: ToáN*
 Luyện tập tổng hợp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố và khắc sâu cho HS về cách tính giá trị của biểu thức ở các trường hợp đã học ; cách giải bài toán có lời văn.
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập, giải toán một cách thành thạo và chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập
II. Chuẩn bị:
Nội dung ôn tập; vở BTT in
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
3 HS nêu 3 quy tắc tính giá trị của biểu thức. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Củng cố kiến thức
 - HS nêu lại 3 quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học.
 - Gọi HS nhắc lại 3 quy tắc vừa nêu trên.
 - HS lấy VD minh họa. GV nhận xét, chuẩn xác KT.
* HĐ2: HD HS làm bài tập
 - HS mở vở BTT in trang 92.
 - HS đọc lần lượt từng bài tập.
 - HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
 + Bài 1 : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia.
 + Bài 2 : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có cả phép cộng, trừ, nhân, chia.
 + Bài 3 : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
 + Bài 4 : Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
* HĐ3 : (Nếu còn thời gian)
 Bài tập: Tính giá trị của biểu thức :
 a) (215 + 26) x 3 b) 326 + (405 - 48 : 4 ) 
 c) 257 + 58 x 5 d) ( 972 - 52 x 3 ) : 6
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT, củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhấn mạnh nội dung bài .
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò VN xem lại bài.
Tiết 3: tự nhiên - xã hội
 An toàn khi đi xe đạp
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp. Kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông. Kĩ năng làm chủ bản thân: ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
 - GD HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
II. chuẩn bị: - Tranh, áp phích về an toàn giao thông (HĐ1).
Các hình trong SGK trang 64, 65. 
Thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát tranh theo nhóm
Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm
 GV chia nhóm HS và HD các nhóm quan sát các hình trang 64, 65 SGK ; yêu cầu chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.
 - Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Mỗi nhóm chỉ nhận xét một hình.
* HĐ2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp. 
Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm 4 người, thảo luận câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
 - Bước 2: + Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông.
=> KL : Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
* HĐ3: Chơi trò chơi Đèn xanh đèn đỏ
Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: HS cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
 - Bước 2: Trưởng trò hô :
 + Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay.
 + Đèn đỏ : Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị.
 Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát một bài.
 GV theo dõi, nhắc nhở HS. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học. 
sáng Ngày soạn : 12 - 12 - 2014.
 Ngày dạy : Thứ 6 : 19 - 12 - 2014.
Tiết 1: tập làm văn
 viết về thành thị, nông thôn
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
 - Rèn kĩ năng viết thư, trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
 - GD ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất nước, quê hương.
II. chuẩn bị : .
 - Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư (tr. 83, SGK)
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS kể lại những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập
 - 1HS đọc yêu cầu BT.
 - HS đọc thầm trình tự mẫu của một lá thư trên bảng lớp.
 - GV mời 1, 2 HS nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- GV nhắc HS viết lá thư khoảng 10 câu hoặc có thể viết dài hơn ; trình bày thư cần đúng thể thức, nội dung hợp lí.
- Cả lớp viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- 5, 7 HS đọc thư trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GVchấm một số bài làm tốt, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Qua bài học em thấy cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương mình ntn? 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết tốt.
 - GV nhắc nhở HS chưa hoàn thành về nhà viết tiếp.
Tiết 2: tự nhiên - xã hội
 ôn tập học kì 
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể và nêu chức năng của một trong các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
 - HS ham học hỏi, tìm hiểu về TN- XH.
II. Chuẩn bị : 
 - HS : Tranh, ảnh sưu tầm, vở BTTN- XH.
 - GV : Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh (hình câm).
 Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên 1số cơ quan của cơ thể đã học.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Chơi trò chơi "Ai nhanh ? Ai đúng"
 Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
Cách tiến hành :
 - Bước 1:
 GV chuẩn bị tranh to (cỡ giấy khổ Ao) vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên cơ quan, chức năng của từng bộ phận.
 - Bước 2: 
 + GV tổ chức cho HS quan sát và gắn được thẻ vào tranh (TS gắn thẻ ghi tên cơ quan trong cơ thể -> HS gắn thẻ chức năng của từng bộ phận).
 + HS chơi theo nhóm.
 + Cả lớp, GV nhận xét từng nhóm, sửa lỗi cho HS gắn sai, tuyên dương cá nhân, nhóm gắn đúng, nhanh.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm vở BT TN- XH
Mục tiêu : Khắc sâu một số bệnh thường gặp ở các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và cách đề phòng các bệnh đó.
Cách tiến hành :
 - HS đọc, xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
 - Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 - Gọi một số em trình bày bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu ND bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
- Dặn dò HS về ôn lại bài.
Tiết 3: toán
 Tiết 85 : hình vuông
I. mục đích, yêu cầu :
 - Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
 - Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
 - HS chăm chỉ học tập.
II. chuẩn bị : - GV : Một số mô hình về hình vuông, ê ke, thước, phiếu học tập (BT3).
 - HS : Ê ke, thước.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nêu khái niệm về hình chữ nhật. 
 - HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Giới thiệu về hình vuông
 - GV : Đây là hình vuông ABCD (chỉ hình vẽ sẵn trên bảng).
 Hình vuông có 4 góc vuông (dùng ê ke kiểm tra).
 4 cạnh hình vuông có độ dài bằng nhau (dùng thước để kiểm tra).
 - Kết luận : Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
 - Cho HS nhận biết hình vuông (đưa một số tứ giác bằng mô hình để HS nhận biết hình nào là hình vuông, hình nào không là hình vuông).
 - Liên hệ các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS quan sát kĩ từng hình. Yêu cầu HS nêu được EGHI là hình vuông ; hình ABCD, MNPQ không phải là hình vuông. HS giải thích hình vuông và hình không phải là hình vuông.
 - Củng cố cách nhận biết hình vuông.
Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - Yêu cầu HS đo độ dài cạnh hình vuông rồi ghi kết quả đo vào vở. 
 Chẳng hạn : Độ dài cạnh hình vuông ABCD là 3cm.
 Bài 3:
 - GV phát phiếu học tập cho HS.
 - HS xác định yêu cầu bài, quan sát kĩ từng hình rồi tự kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông. 
 - 2 HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
 - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS vẽ đúng hình như mẫu trong SGK. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Rèn kĩ năng vẽ hình vuông đơn giản.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu đặc điểm hình vuông.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt.
 - Dặn dò VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: sinh hoạt
 Sinh hoạt lớp
i. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và đề ra phương hướng tuần sau.
 - Rèn thói quen chấp hành tốt các nề nếp quy định.
 - Giáo dục ý thức tự quản.
II. Nội dung sinh hoạt :
1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần:
 - Tổ trưởng lên báo cáo.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 * Ưu điểm :
 a) Nề nếp :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 b) Học tập :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 c) Lao động :
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 d) Đạo đức :
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
............................................................................................................................................ *Nhược điểm :
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 ..........................................................................................................................................
2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 - Chăm chỉ học tập.
 - Tiếp tục rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
 - Giữ gìn bàn ghế, trường lớp cẩn thận, sạch sẽ. Đi học đúng giờ.
 - Tích cực nuôi lợn nhựa siêu trọng.
 - Tiếp tục thực hiện tốt chủ điểm của tháng.
 Tổ trưởng kí duyệt
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
tiết 3: hoạt động ngoài giờ lên lớp
 tìm hiểu về đất nước, con người việt nam
i. mục đích, yêu cầu :
 - HS hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt nam. 
 - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, mạch lạc, đúng chủ đề.
 - HS yêu quý đất nước và con người Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc