1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.
-Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu
3. Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ.
c vần và từ ngữ. Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt. Chính tả (tập chép) NGÔI NHÀ I.Mục tiêu: -HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 3 của bài: Ngôi nhà. -Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần iêu hoặc yêu, chữ c hoặc k. -Nhớ quy tắc chính tả : K+ i, e, ê II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2, 3. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: mộc mạc, tre, đất nước. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau: K i e ê 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền vần iêu hoặc yêu. Điền chữ c hoặc k. Học sinh làm VBT. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh. Giải Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu. Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện. Chị xâu kim. K thường đi trước nguyên âm i, e, ê. Đọc lại nhiều lần. Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn (bài toán về phép trừ). Tìm hiểu bài toán (bài toán cho biết và hỏi). Giải bài toán (thực hiện phép tính, trình bày bài giải). Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết dạng toán nhanh và trình bày bài đúng. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK. Que tính. Học sinh: Que tính. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Cho học sinh viết vào bảng con. + Viết các số có 2 chữ số giống nhau. + So sánh: 73 76 47 39 19 15 + 4 Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo. Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Cho học sinh đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết còn lại mấy con làm sao? Nêu cách trình bày bài giải. Nêu cho cô lời giải. Hoạt động 2: Luyện tập. Phương pháp: giảng giải, luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết còn lại mấy viên làm sao? Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự. Củng cố: Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học? Dựa vào đâu để biết? Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì? Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì? Ngoài ra nếu thêm vào, gộp lại thì thực hiện tính cộng. Nếu bớt đi thực hiện tính trừ. Giáo viên đưa ra bài toán. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau luyện tập. Em nào còn sai về nhà làm lại bài. Hát. Học sinh làm bài vào bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc. nhà An có 9 con gà. mẹ bán 3 con. còn lại mấy con? làm phép trừ. 9 – 3 = 6 (con gà) Lời giải, phép tính, đáp số. Số gà còn lại là 1 em lên bảng giải. Lớp làm vào nháp. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc đề bài. An có 7 viên bi, cho 3 viên. An còn lại mấy viên bi? tính trừ. Học sinh ghi tóm tắt. Học sinh giải bài. Sửa ở bảng lớp. Bài giải Số viên bi còn lại là: 7 – 3 = 4 (viên bi) khác về phép tình – tính trừ. câu hỏi. tính cộng. tính trừ. Học sinh nói nhanh phép tính và kết quả của bài toán. TNXH CON MUỖI I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. -Nơi thường sinh sống của muỗi. -Một số tác hại của muỗi và một số cách phòng trừ chúng. -Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về con muỗi. -Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo Nuôi mèo có lợi gì? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi. Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Các bước tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động. Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo cặp 2 học sinh, em này đặt câu hỏi em kia trả lời và đổi ngược lại cho nhau. Con muỗi to hay nhỏ? Con muỗi dùng gì để hút máu người? Con muỗi di chuyển như thế nào? Con muỗi có chân, có cánh, có râu hay không? Bước 2: Giáo viên treo tranh phóng to con muỗi trên bảng lớp và gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Giáo viên kết luận: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. MĐ: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động. Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 8 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình. Nội dung Phiếu thảo luận: 1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng: Câu 1: Muỗi thường sống ở: Các bụi cây rậm. Cống rãnh. Nơi khô ráo, sạch sẽ. Nơi tối tăm, ẩm thấp. Câu 2: Các tác hại do muỗi đốt là: Mất máu, ngứa và đau. Bị bệnh sốt rét. Bị bệnh tiêu chảy. Bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiểm khác. Câu 3: Người ta diệt muỗi bằng cách: Khơi thông cống rãnh Dùng bẩy để bắt muỗi. Dùng thuốc diệt muỗi. Dùng hương diệt muỗi. Dùng màn để diệt muỗi. Bước 2: Thu kết quả thảo luận: Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh. Giáo viên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ. Mục đích: Học sinh biết cách tránh muỗi khi ngủ. Các bước tiến hành: Giáo viên nêu câu hỏi: Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ? Giáo viên kết luận: Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Gọi học sinh nêu những tác hại của con muỗi. Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi. Học sinh nêu tên bài học. 2 học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe. Học sinh quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp. Con muỗi nhỏ. Con muỗi dùng vòi để hút máu người. Con muỗi bằng cánh. Muỗi có chân, cánh, có râu. Học sinh nhắc lại. Thảo luận theo nhóm 8 em học sinh. Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d. Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c, d. Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, d, e Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi. Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung. Hoạt động lớp: mỗi học sinh tự suy nghĩ câu trả lời và trình bày trước lớp cho các bạn và cô cùng nghe. Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Khi ngủ cần dùng hương diệt muỗi để tránh muỗi đốt. Học sinh tự liên hệ và nêu như bài đã học ở trên. Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh. Thực hành nằm màn để tránh muỗi đốt. Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức: Củng cố phép tính, dạng toán đã học về giải toán có lời văn. Kỹ năng: Học sinh rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: học bài luyện tập. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải. Bài 1: Đọc yêu cầu bài. Muốn biết còn bao nhiêu quả cam làm tính gì? Bài 2: Thực hiện tương tự. Bài 3: Yêu cầu điền số vào ô vuông. Lấy số 16 + 3 được bao nhiêu ghi vào ô vuông. Lấy kết quả vừa ra trừ tiếp cho 5, được bao nhiêu ghi vào ô còn lại. Bài 4: Đọc đề bài. Người ta cho cả 1 đoạn thẳng dài 8 cm, biết đoạn AO dài 5 cm, vậy ta phải tìm đoan còn lại OB. Muốn tìm đoạn OB làm tính gì? Thu chấm – nhận xét. Củng cố: Thi đua: Ai nhanh hơn. Chia làm 2 đội: Đội A đặt đề toán, đội B giải toán, và ngược lại. Đội nào nhanh sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Sai thì sửa vào vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc đề bài toán. Lớp trưởng hướng dẫn các bạn tóm tắt. trừ. Học sinh làm bài. Sửa ở bảng lớp. Học sinh làm bài. 16 + 3 19 - 5 14 Học sinh sửa ở bảng lớp. Học sinh đọc đề bài. trừ. Học sinh làm bài. Bài giải Đoạn OB dài là: 8 – 5 = 3 cm. Đáp số: 3 cm. Sửa ở bảng lớp. Học sinh chia 2 đội và tham gia thi đua. Nhận xét. Tập đọc QUÀ CỦA BỐ. I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Chú ý: -Phát âm đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. -Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. Ôn các vần oan, oat; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat. Hiểu từ ngữ trong bài: Về phép, vững vàng. Hiểu được nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em. -Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố. -HTL bài thơ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài: “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xao xuyến,lảnh lót, thơm phức, trước ngỏ. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hôm nay chúng ta học bài thơ về bố. Bố của bạn nhỏ trong bài này đi bộ đội bảo vệ đất nước. Bố ở đảo xa, nhớ con gủi cho con rất nhiều quà. Chúng ta cùng xem bố gửi về những quà gì nhé. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng chậm rãi tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ thứ hai khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). Tóm tắt nội dung bài. Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Lần nào: (l¹ n), về phép: (về ¹ dề), luôn luôn: (uôn ¹ uông), vững vàng: (âm v và dấu ngã) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là vững vàng ? thế nào là đảo xa ? Luyện đọc câu: Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp. Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Thi đọc cả bài thơ. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần oan, oat. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần oan ? Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần oan, oat ? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ? Bố gửi cho bạn những quà gì ? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại. HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm . Thực hành luyện nói: Chủ đề: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về nghề nghiệp của bố mình. Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. Tổ chức cho các em đóng vai theo cặp để hỏi đáp về nghề nghiệp của bố mình.. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh viết bảng con và bảng lớp. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Vài em đọc các từ trên bảng. Vững vàng: có nghĩa là chắc chắn. Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa đất liền. Học sinh nhắc lại. Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên. Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. 2 em, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết ngoan. Đọc câu mẫu trong bài (Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động.) Học sinh thi nói câu có chứa tiếng mang vần oan oat. Bạn Hiền học giỏi môn toán. Bạn Hoa đoạt giải nhất viết chữ đẹp cấp huyện., 2 em. Quà của bố. Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đảo xa. Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. Bố gửi cho con những nổi nhớ thương, những lời chúc con khoẻ, ngoan, học giỏi và rất nhiều cái hôn. Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ. Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm. Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên: Hỏi: Bố bạn làm nghề gì? Đáp: Bố mình là bác sĩ. Bố bạn cớ phải là thợ xây không? Lớn lên bạn có thích theo nghề của bố không? Bố bạn là phi công à? Bố bạn thường có ở nhà không? Bạn có muốn trở thành phi công như bố mình không? Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em. Thực hành ở nhà. Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP Mục tiêu: Kiến thức:Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn. Kỹ năng:Rèn tính nhanh, chính xác. Thái độ:Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. Chuẩn bị: Giáo viên:Đồ dùng phục vụ luyện tập. Học sinh:Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Luyện tập. Gọi 4 học sinh lên bảng. 16 + 3 - - 8 - 2 + 5 + 3 + 4 12 - 4 - 6 Nhận xét, cho điểm. Bài mới: Giới thiệu: Tiếp tục luyện tập kiến thức đã học. Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: luyện tập, giảng giải, đàm thoại. Bài 1: Đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Đề bài hỏi gì? Muốn biết bao nhiêu hình chưa tô màu ta làm sao? Tóm tắt vào từng phần ở đề bài cho rồi giải. Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Tương tự. Bài 4: Cho dạng sơ đồ, hãy nhìn vào sơ đồ đọc đề toán. Muốn tìm đoạn còn lại làm sao? Muốn tìm đoạn còn lại ta lấy đoạn dài MN trừ đi đoạn đã cho PN thì tìm được đoan MP. Củng cố: Trò chơi: Tìm đội vô địch. Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia chơi. Viết sẵn đề bài toán và giấy, phát cho các em. Khi nói bắt đầu mới được chơi. Đội nào giải nhanh, đúng ở mỗi bài sẽ được 10 điểm. Đội nhiều điểm sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Em nào sai thì sửa ở vở 2. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc. Hà vẽ 7 hình vuông, tô màu 4 hình. Còn bao nhiêu hình chưa tô màu? tính trừ. Học sinh làm bài. Bài giải Số hình vuông còn lại là: 7 – 4 = 3 (hình vuông) Đáp số: 3 hình vuông. Đoạn MN dài 10 cm, đoạn PN dài 3 cm. Hỏi đoạn MP dài bao nhiêu cm? Học sinh nêu. Học sinh giải bài. Bài giải Đoạn MP dài là: 10 – 3 = 7 (cm) Đáp số: 7 cm. Sửa ở bảng lớp. Học sinh cử mỗi đội 3 em lên tham gia chơi. Có: 18 nhãn vở. Cho bạn: 6 nhãn vở. Còn lại nhãn vở? Có: 14 bông hoa. Bông hồng: 4 bông. Bông cúc bông? Có: 17 con bướm. Bay đi: 5 con. Còn lại con? Nhận xét. Chính tả QUÀ CỦA BỐ I.Mục tiêu: -HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ 2 của bài: Quà của bố. -Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần im hoặc iêm, chữ s hoặc x. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2a, 2b. -Học sinh cần có VBT. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm. Gọi học sinh nêu lại quy tắc viết chính tả K + i, e, ê và cho ví dụ. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: gửi, nghìn thương, chúc. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt bài tập 2a. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại ba
Tài liệu đính kèm: