Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo đức lớp 5

I. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên. Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người thầy. Một trong những cách để phát huy hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh đó là việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm . Với mỗi môn học khác nhau, người giáo viên có thể vận dụng các phương pháp thảo luận nhóm khác nhau.

Môn Đạo đức ở tiểu học là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban đầu của những phẩm chất đạo đức cho học sinh, góp phần tích cực vào sự hình thành ý thức, thái độ đạo đức ở học sinh, từ đó định hướng cho các em thực hiện hành vi đạo đức. Nội dung của môn Đạo đức ở tiểu học là các chuẩn mực hành vi đạo đức, được thể hiện qua các bài đạo đức. Để giới thiệu được cho học sinh nội dung của môn Đạo đức đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học thích hợp, trong đó thảo luận nhóm giữ một vị trí quan trọng.

Học sinh lớp 5 đã được hình thành kinh nghiệm đạo đức qua tiếp thu các chuẩn mực hành vi đạo đức từ lớp 1 đến lớp 4. Học sinh lớp 5 có kinh nghiệm học tập phong phú hơn, các em đã có ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác cao hơn. Chính vì vậy, vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình thành kinh nghiệm đạo đức cho các em càng nổi bật rõ hơn. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm là không thể phủ nhận trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học song trong thực tế còn nhiều giáo viên tiểu học chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học này. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong vận dụng hoặc chưa vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Đạo đức nói chung và môn Đạo đức lớp 5 nói riêng.

 

doc 18 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 3289Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào?
            -          Khi bạn có niềm vui, cần 
            -          Khi bạn buồn phiền, cần 
·          Bước thảo luận
            -          Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn cách thảo luận.
            -          Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 – 6 học sinh là tối ưu, phân công rõ trưởng nhóm là nhiệm vụ điều khiển việc thảo luận và thư ký để ghi chép ý kiến phát biểu của các thành viên, quy định rõ thời gian cho thảo luận (tuỳ tính phức tạp, khối lượng, nội dung của vấn đề cần thảo luận mà ước lượng thời gian cho phù hợp), sau đó phát phiếu thảo luận nhóm.
            -          Học sinh thảo luận theo nhóm của mình.
·          Bước trình bày ý kiến
            -          Một học sinh đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình về một vấn đề, sau đó các nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
            -          Đối với từng vấn đề, giáo viên có thể kết luận ngắn gọn để xem ý kiến nào đúng, vì sao?
            Ví dụ: Ở bài đạo đức “Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn”. Trong Tiết 1: Sau khi giáo viên cho các nhóm thảo luận câu hỏi: “Tại sao cần phải chia sẻ buồn vui cùng bạn?” thì một học sinh đại diện cho một nhóm sẽ đứng lên trình bày ý kiến của nhóm mình về tác dụng của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn, tác hại của việc không biết chia sẻ buồn vui cùng bạn. 
Tiếp theo gọi học sinh đại diện cho các nhóm khác bổ sung. Cứ như thế cho học sinh thảo luận, sau đó giáo viên chốt lại: Bạn bè là những người cùng học, cùng chơi với em. Khi bạn buồn, nếu được chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi đi, khi bạn vui, niềm vui sẽ được nhân lên, vui hơn nữa. khi đó tình bạn bè càng thêm đậm đà, gắn bó, thân thiết. Ngược lại, nếu bạn bè không chia sẻ buồn vui với nhau thì bạn cũng thêm buồn, niềm vui chóng tắt, tình cảm bạn bè sẽ thiếu thân mật.
Sự phối hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác
·          Tiết 1: Sau khi giới thiệu truyện kể, giáo viên tiến hành kể chuyện, tiếp theo cho học sinh đàm thoại truyện kể đó, học sinh rút ra kết luận về chuẩn mực hành vi đạo đức cần thực hiện. Sau đó giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm để các em có thể thảo luận 2 vấn đề: (i) Tại sao cần thực hiện chuẩn mực hành vi đó? (ii) Có thể thực hiện chuẩn mực hành vi đó như thế nào?
Tiếp theo giáo viên có thể giảng giải để kết luận hai vấn đề, rút ra bài học liên hệ thực tiễn rồi củng cố cho học sinh bằng luyện tập đơn giản. Có thể phối hợp cả phương pháp nêu gương.
·          Tiết 2: Học sinh tập vận dung tri thức đạo đức trên vào việc thực hành, giúp cho các em luyện kỹ năng hành vi và bước đầu tập vận dụng những điều đã học vào đánh giá, xử lý, giải quyết các tình huống đạo đức, tham gia vào trò chơi  Trong tiết này, thảo luận nhóm cũng được vận dụng để giúp học sinh tập đánh giá hành vi nào đó (tích cực hay tiêu cực) hay xử lý tình huống đạo đức do giáo viên đưa ra. Vì vậy, ở Tiết 2, giáo viên có thể phối hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp luyện tập với nhiều hình thức khác nhau (phiếu, cả lớp, ) ngay sau khi kiểm tra bài cũ hay chính trong quá trình thực hành nói chung.
2.         Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào phần cơ sở lý luận như đã trình bày ở trên thì phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học thực sự là một phương pháp dạy học tích cực và đáng được quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay, việc nhận thức về tầm quan trọng của phương pháp dạy học này cũng như việc vận dụng nó còn nhiều hạn chế. Thông qua tìm hiểu tình hình thực tế, đã rút ra được một số vấn đề như sau: 
        2.1.  Tầm quan trọng của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức
Tôi đã đưa ra 3 mức độ về tầm quan trọng của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức, tìm hiểu giữa các giáo viên trong trường để xác định mức độ mà giáo viên tiểu học cho là phù hợp. Ba mức độ là: (i) Quan trọng; (ii) Không quan trọng và (iii) Không có ý kiến. Kết quả thu được như sau:  
TT
Mức độ quan trọng
ý kiến giáo viên (%)
1
Quan trọng
75,56
2
Không quan trọng
8,89
3
Không có ý kiến
15,55
        2.3.  Mức độ vận dụng thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo đức
Trên cơ sở 9 phương pháp dạy học, tôi đã tham khảo ý kiến của các giáo viên về mức độ sử dụng khi dạy học môn Đạo đức. Kết quả như sau:
TT
Các phương pháp
Mức độ sử dụng (%)
Thường xuyên
Hiếm khi
Chưa bao giờ
1
Đàm thoại
100
2
Kể chuyện
100
3
Giảng giải
80
20
4
Nêu gương
65,56
34,44
5
Luyện tập
100
6
Thảo luận nhóm
75
20
5
7
Trình bày trực quan
85
15
8
Khuyến khích
80
20
9
Trách phạt
35,56
64,44
        2.4.  Thời điểm phù hợp để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
Để tham khảo ý kiến của đồng nghiệp về thời điểm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm đạt được hiệu quả cao trong dạy học, tôi đã đưa ra một số lựa chọn về thời điểm vận dụng ở cả tiết 1 và tiết 2. Sau đây là kết quả thu được: 
TT
Thời điểm vận dụng
ý kiến giáo viên (%)
Tiết 1:
1
Đầu tiết để học sinh thảo luận truyện kể
34,44
2
Giữa tiết để học sinh thảo luận về tác dụng và cách thức thực hiện chuẩn mực hành vi
41,11
3
Cuối tiết để học sinh củng cố
24,45
Tiết 2
1
Khi kiểm tra bài cũ
14,44
2
Trong qúa trình thực hành để học sinh đánh giá được hành vi, xử lý tình huống đạo đức 
32,22
3
Ra bài tập về nhà
7,78
4
Bất cứ lúc nào
45,56
   Bảng 4: Kết quả ý kiến giáo viên về thời điểm thích hợp vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
 Tôi thấy rằng, đa số các giáo viên cho rằng nên tổ chức thảo luận nhóm vào giữa tiết học (ở tiết 1) để học sinh thảo luận về tác dụng và cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức. Đây có thể được coi là thời điểm thích hợp để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm đạt hiệu quả dạy học cao. Việc đa số giáo viên cho rằng có thể vận dụng thảo luận nhóm vào bất cứ thời điểm nào là chưa hợp lý. Nếu vận dụng thảo luận nhóm vào bất cứ lúc nào thì sẽ không phát huy được hiệu quả của phương pháp này đồng thời có thể gây phản tác dụng. Hợp lý hơn cả là khoảng thời gian trong qúa trình thực hành. Tại thời điểm này, phương pháp thảo luận nhóm sẽ phát huy được ưu thế giúp học sinh nhớ lâu được bài học, đồng thời biết vận dụng và hình thành thói quen hành vi đạo đức.   
        2.5.  Số lương học sinh trong một nhóm
Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, tôi thu được các kết quả sau: 
TT
Số lượng học sinh
ý kiến giáo viên (%)
1
Từ 2 đến 3
16,67
2
Từ 3 đến 4
41,11
3
Từ 4 đến 6
18,89
4
Trên 6
23,33
             Bảng 5: Kết quả ý kiến giáo viên về số lượng học sinh trong nhóm.
 Những ý kiến trên từ đa số giáo viên, tôi thấy chưa thực sự hợp lý. Nếu nhóm quá ít người sẽ khiến các em không lắng nghe được nhiều ý kiến, mặt khác trong nhóm còn tổ chức trưởng nhóm và thư ký. Nếu nhóm quá đông từ trên 6 ngưòi thì lại gây khó khăn trong việc tổng hợp cũng như thống nhất ý kiến. Vậy nên, theo tôi và cũng theo 18,89% số giáo viên được tham khảo ý kiến thì một nhóm từ 4 đến 6 học sinh là hợp lý hơn cả. Số lượng người như vậy sẽ đảm bảo cho các em có điều kiện thảo luận thuận lợi, biết lắng nghe ý kiến của nhau, hào hứng và tích cực thảo luận để đi đến kết luận chung.
2.6.  Trình độ giữa các nhóm
Để tổng hợp ý kiến của các giáo viên tiểu học khác về vấn đề trình độ giữa các nhóm, tôi đã đề xuát các lựa chọn và thu được kết quả như sau:
TT
Trình độ giữa các nhóm
ý kiến giáo viên (%)
1
Trình độ giữa các nhóm là tương đương
25
2
Xếp nhóm căn cứ vào trình độ tương đương giữa các học sinh trong nhóm
45
3
Trình độ học sinh trong các nhóm và giữa các nhóm là không quan trọng
30
                 Bảng 6: Kết quả ý kiến giáo viên về trình độ học sinh giữa các nhóm.
Thực tế cho thấy rằng, đa số các giáo viên được hỏi đều chưa thấy được tầm quan trọng của việc sắp xếp các nhóm trên cơ sở trình độ. Phần lớn thiên về ý kiến “Xếp nhóm căn cứ vào trình độ tương đương giữa các học sinh trong nhóm” và “Trình độ học sinh trong các nhóm và giữa các nhóm là không quan trọng” là không phù hợp. Nếu chỉ sắp xếp những học sinh có trình độ tương nhau vào cùng một nhóm thì giữa các nhóm sẽ có sự chênh lệch, ở nhóm có trình độ yếu hơn sẽ khó tìm được người làm trưởng nhóm và tổng kết ý kiến, do vậy sẽ không theo kịp nhóm khác. Nhưng nếu coi trình độ học sinh trong các nhóm và giữa các nhóm là không quan trọng thì sẽ không tìm được người làm trưởng nhóm, buổi thảo luận sẽ lộn xộn.
Chỉ có 25% số người được hỏi là có quan niệm đúng về trình độ giữa các nhóm. Họ cho rằng trình độ giữa các nhóm thảo luận phải tương đương nhau. Theo tôi, để một buổi thảo luận có kết quả thì đại diện các nhóm sẽ trình bày ý kiến của chính mình sau khi đã thảo luận. Trong một nhóm cũng cần có học sinh có khả năng điều khiển nhóm, biết tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm rồi đưa ra được ý kiến khái quát của toàn nhóm. Để có được kết quả đó đòi hỏi giữa các nhóm phải có trình độ tương đương. 
Trên cơ sở tham khảo ý kiến các giáo viên tiểu học khác về những vấn đề trình bày ở trên, tôi đã rút ra được một số kết luận cơ bản về quá trình tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức.
·          Thuận lợi:
            -          Học sinh nắm chắc được kiến thức của bài học, hiểu rõ được nội dung truyện kể.
            -          Biết liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân mình ở lớp cũng như ở ngoài xã hội.
            -          Học sinh tích cực phát biểu ý kiến.
            -          Học sinh phát huy một cách tích cực, tự nhiên khả năng của cá nhân. Các em tự tin hơn và thể hiện được năng lực của mình.
            -          Phát huy được tính bạo dạn của học sinh. Học sinh tự phát hiện được tri thức.
            -          Phát triển được vốn kiến thức cho học sinh.
            -          Học sinh dễ nhớ bài, có ý thức, thái độ rõ rệt chuẩn mực hành vi đạo đức.
            -          Học sinh tiếp thu bài không thụ động.
            -          Không khí lớp học rất sôi nổi, vui vẻ, thoải mái vui mà học.
·          Khó khăn:
            -          Bố trí phòng học khó.
            -          Một số học sinh lợi dụng thời gian thảo luận để chơi, nói chuyện, trêu chọc nhau gây mất trật tự lớp học.
            -          Học sinh yếu sẽ dựa vào ý kiến của các học sinh khá giỏi trong nhóm.
            -          Giáo viên nếu không dẫn dắt khéo léo sẽ xảy ra tình huống cháy giáo án.
            -          Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để chuẩn bị sắp xếp nhóm, làm phiếu học tập, tạo dựng các tình huống.
3.         Đánh giá chung về thực trạng
Qua việc tham khảo ý kiến của các giáo viên trong tổ và tiến hành lượng hoá kết quả, việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức có thể được đánh giá như sau:
Về cơ bản, một số giáo viên đã thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức. Phương pháp này đang dần dần trở nên phổ biến và đem lại hiệu quả đào tạo cao. Song bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức vẫn còn gặp nhiều trở ngại do các khó khăn đã nêu ở trên.
Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp giảng dạy phù hợp với môn Đạo đức. Vì vậy, người giáo viên cần phải biết khai thác và phát huy những thuận lợi đồng thời phải biết dần khắc phục những khó khăn trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học này. Việc tạo những điều kiện tiền đề để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy là một trong những việc cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học Đạo đức nói riêng cũng như các môn học ở bậc tiểu học nói chung.
4.         Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn Đạo đức lớp 5
    4.1. Mục đích
Phần cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 5.
Phương pháp này góp phần giải quyết nhiệm vụ của môn học, giúp học sinh tự phát hiện tri thức, tự củng cố được kỹ năng và có thái độ rõ ràng với chuẩn mực hành vi đạo đức.
Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chọn 2 bài trong chương trình Đạo đức lớp 5 để dạy thực nghiệm. Hai bài đó là: 
                    Bài 4: Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn.
                    Bài 5: Làm vui lòng ông bà cha mẹ.
Mục đích của tôi khi tiến hành thực nghiệm phương pháp này là:
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh cho học sinh, khả năng vận dụng phương pháp này vào dạy học môn đạo đức lớp 5, chúng tôi tổ chức việc học tập môn đạo đức lớp 5 có ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm để so sánh với các phương pháp khác:
            -          Phương pháp thảp luận nhóm có thể đem lại hiệu quả học tập cao trong môn Đạo đức.
            -          Tổ chức thảo luận nhóm một cách hợp lý sẽ giúp học sinh tự phát hiện được tri thức, tự củng cố được kỹ năng và thái độ rõ ràng đối với chuẩn mực đạo đức, làm cho chuẩn mực hành vi trở nên sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Để đạt được mục đích này, tôi đã thực hiện công việc sau: Thiết kế các bài dạy đạo đức ở cả 2 tiết có vận dụng nhiều phương pháp với phương pháp thảo luận nhóm một cách hợp lý và thực hiện đúng theo cách tiến hành thảo luận nhóm trình bày ở phần lý luận.
4.2. Quá trình thực nghiệm
            A/ Đối tượng học sinh
    Tôi chủ định tiến hành thực nghiệm phương pháp này đối với đối tượng học sinh lớp 5 vì các em đã có tư duy khá phát triển, kinh nghiệm học tập phong phú cũng như đã quen với công việc học tập, không còn bỡ ngỡ như học sinh các lớp dưới. Mặt khác, các em đã có ý thức học tập, tự giác, độc lập suy nghĩ nên tránh được những lôn xộn khi có tác động lạ vào quá trình học tập.
    Bằng cách hỏi ý kiến của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp dự giờ và cho học sinh làm bài kiểm tra, tôi đã chọn 2 lớp 5B và 5D để tiến hành thực nghiệm.
    Ở cả 2 lớp này, học sinh có thành phần gia đình rất đa dạng: con em cán bộ, công nhân, buôn bán  Theo giáo viên chủ nhiệm của 2 lớp thì trình độ học tập của 2 lớp là tương đương, đa số học sinh khá, trung bình, còn học sinh giỏi chiếm tỷ lệ nhỏ.
        B/ Quá trình thực nghiệm
Sau khi hoàn thành thiết kế giáo án, tôi đã tiến hành lên lớp. Cụ thể nội dung thảo luận nhóm ở các bài như sau:
            Bài 4: Biết chia sẻ buồn vui cùng bạn
  ·          Tiết 1: Sau khi đàm thoại xong truyện kể “Tình bạn của Trần Phú”, tôi tiến hành cho các em thảo luận nhóm về 2 câu hỏi. Mỗi câu hỏi được phân ra thành các ý nhỏ để các em dễ trả lời.
                (1) Tại sao cần phải chia sẻ buồn vui cùng bạn?
                        - Bạn bè là những người như thế nào?
                        - Việc bạn bè cùng chia sẻ buồn vui có tác dụng gì?
                        - Nếu bạn bè không chia sẻ buồn vui với nhau thì có tác hại gì?
                (2) Các em cần chia sẻ buồn vui với nhau như thế nào?
                        - Khi bạn có niềm vui, cần 
                        - Khi bạn buồn phiền, cần 
·          Tiết 2: Bằng việc phối hợp với các hình thức dạy học khác: phiếu học tập, đàm thoại cả lớp, thảo luận nhóm được đưa vào dưới dạng các hành vi hay các tình huống:
        -          Tình huống 1: 
        Sơn và Hà là đôi bạn cùng tiến. Sơn học giỏi lại chăm học. Hà học kém lại mải chơi. Giờ kiểm tra Toán, vì muốn Hà đạt điểm cao như mình, Sơn đưa bài của mình cho bạn chép.
            Câu hỏi thảo luận:
                + Cách giúp bạn của Sơn như vậy đã đúng chưa? Vì sao?
                + Nếu là con thì con giúp bạn như thế nào?
    -          Tình huống 2:
Năm học này bạn Phương mới chuyển đến học lớp các con. Bạn chưa quen biết ai nên giờ chơi hay lủi thủi một mình.
            Câu hỏi thảo luận:
                + Con đã suy nghĩ và làm gì trước tình huống ấy?
    -          Tình huống 3:
    Hoa và Tâm lập một nhóm riêng, luôn bênh vực nhau bất kể đúng hay sai và sẵn sàng chế giễu nói xấu các bạn khác.
            Câu hỏi thảo luận:
                    + Con có đồng tình với nhóm bạn đó không?
    -          Tình huống 4:
    Con và 2 người bạn thân cùng thi học kỳ, khi nhận được kết quả con đạt điểm cao còn 2 bạn kia đạt điểm trung bình. Hai bạn ấy buồn lắm và không muốn gặp con.
            Câu hỏi thảo luận:
                    + Con sẽ xử sự như thế nào?
Bài 5: Làm vui lòng ông bà cha mẹ
·          Tiết 1: Câu hỏi thảo luận:
(1) Tại sao cần phải làm vui lòng ông bà cha mẹ?
-          Ông bà cha mẹ có công lao, tình cảm gì đối với con cháu?
-          Việc làm ông bà cha mẹ vui lòng có tác dụng gì? Nếu không làm ông bà cha mẹ vui lòng có tác hại gì?
(2) Cần thực hiện việc làm vui lòng ông bà cha mẹ như thế nào?
-          Những việc cần làm?
-          Những việc cần tránh?   
·          Tiết 2: Tôi đưa ra các tình huống sau đây cho các em thảo luận:
-          Tình huống 1: 
Mẹ đi làm về bát đũa bẩn từ chưa vẫn còn nguyên chưa rửa. Mẹ mắng. Lan làu bàu, ra rửa bát, khua mạnh bát đũa, xoong nồi kêu loảng xoảng.
            + Con có nhận xét gì về thái độ của Lan?
            + Nếu là con thì con sẽ làm gì?
-          Tình huống 2:
Bố bảo Dũng đi mua bánh mì ở nhà hàng. Dũng trả lời “Con đi đây” song vẫn tiếp tục chơi điện tử. Một lát sau mẹ lại nhắc. Dũng vần không bỏ dở trò chơi. Cuối cùng khi chuẩn bị tuân theo lời bố, Dũng bỗng nhiên nhìn thấy bánh mì ở ngay trên bàn.
            + Ai đã đi mua bánh mì?
            + Con hãy tưởng tượng xem Dũng sẽ suy nghĩ, nói gì và làm gì sau khi thấy bánh mì trên bàn?
-          Tình huống 3:
    Một hôm Lâm nói với bà: “Bà đã rụng hết cả răng. Bao giờ kiếm được tiền lương đầu tiên, cháu sẽ biếu bà để bà làm lại hàm răng”.
            + Con suy nghĩ gì về lời nói của Lâm?
-          Tình huống 4: 
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
            + Bao giờ thì con có thể bảy tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa trước ông bà cha mẹ?
4.3.  Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm thu được khi tiến hành hai bài dạy có vận dụng phương pháp thảo luận nhóm thể hiện như sau:
    A/ Kết quả đầu vào
            a. Về mặt ý thức
Tôi đưa ra các câu hỏi và những gợi ý trả lời để học sinh lựa chọn. Các câu trả lời của học sinh được đánh giá, cho điểm bằng cách như sau: Trả lời đúng: 1 điểm; trả lời sai: 0 điểm. Mức điểm tối đa ở phần này là 6 điểm. Kết quả cụ thể của 2 lớp như sau: 
Điểm
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
6
1
6
1
6
5
4
20
6
30
4
9
36
9
36
3
17
51
14
42
2
10
20
9
18
1
3
3
3
3
0
1
0
1
0
Tổng số
45
136
43
135
Điểm TB
3,02
3,14
             Bảng 7: Kết quả kiểm tra đầu vào về mặt ý thức bài Đạo đức 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. 
            Sau khi đánh giá bằng cách cho điểm các bài rồi cộng tổng lại, tôi đã tính điểm trung bình của các lớp theo công thức: 
Trong đó: 
: là điểm trung bình của mỗi lớp
: là tổng số điểm
 : là tổng số bài
Phần này, tôi đặt mức điểm tối đa là 6, nên sau khi quy đổi sang thang điểm 10 để phân loại, có kết quả như sau:
Loại Giỏi: điểm 6
Loại Khá: điểm 4-5
Loại TB: điểm 3
Loại Yếu: điểm 2-1-0 
Kết quả thu được cho thấy:
        - Lớp thực nghiệm: điểm trung bình đầu vào là: 3,02 trong đó có một em đạt điểm 6 (2,02%); 4 em đạt điểm 5 và 9 em đạt điểm 4 (28,28%), tức là trước khi học hai bài đạo đức đó số học sinh này đã nắm vững tri thức đạo đức. Có 17 em đạt điểm 3 (37,77%); 14 em đạt điểm dưới mức trung bình (31,11%). Như vậy, trước khi học ở lớp thực nghiệm vẫn còn nhiều em chưa nắm chắc được tri thức.
        - Lớp đối chứng kiểm tra trung bình kiểm tra đầu vào là 3,14 cao hơn kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm. Trong đó có 2,32% số học sinh xếp loại giỏi; 34,88% số học sinh xếp loại khá; 32,55% số học sinh xếp loại trung bình và số học sinh đạt dưới mức trung bình là 13 em, ứng với 30,23%.
Trước khi học 2 bài đạo đức đó số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp đối chứng cao hơn ở lớp thực nghiệm, chứng tỏ số học sinh lớp đối chứng nắm được tri thức đạo đức là nhiều hơn lớp thực nghiệm. Mức điểm dưới trung bình của 2 lớp là ngang nhau. Kết quả kiểm tra cho thấy trình độ học sinh của 2 lớp trước khi học 2 bài đạo đức là tương đương.
        b. Về mặt thái độ:
Câu hỏi kiểm tra ở đây được đưa ra dưới dạng đánh dấu vào cột phù hợp. Chúng tôi có đưa ra 6 phát biểu, với từng phát biểu học sinh chỉ được dấu vào một cột. Các câu trả lời của học sinh được đánh giá cho điểm với số điểm tối đa là 12, trong đó mỗi phát biểu nếu học sinh trả lời hợp lý được 2 điểm; không hợp lý (sai): 0 điểm; còn phân vân (không rõ) được 1 điểm. Kết quả cụ thể của 2 lớp được thống kê ở Bảng 8: 
Điểm
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
12
2
24
3
36
11
1
11
0
0
10
7
70
6
60
9
3
27
2
18
8
4
32
2
16
7
2
14
5
35
6
4
24
6
36
5
6
30
5
25
4
5
20
4
16
3
6
18
7
21
2
2
4
1
2
1
2
2
1
1
0
1
0
1
0
Tổng số 
45
276
43
266
Điểm TB
6,13
6,18
                                Bảng 8: Kết quả kiểm tra đầu vào về mặt thái độ đạo đức bài 4+5 của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. 
Công thức tính điểm trung bình giống như ở phần trên.
Nhưng mức xếp loại thì có khác:
Giỏi:                       Điểm 11; 12
Khá:                       Điểm 8; 9; 10
Trung bình:   Điểm 6; 7
Yếu:             Điểm 5: 4; 3; 2; 1; 0
Lớp thực nghiệm có 6,67% học sinh đạt loại giỏi, 31,11% học sinh đạt loại khá; 13,33% học sinh đạt loại trung bình, và mức dưới trung bình là 48,89%. Như vậy, trước khi học 2 bài đạo đức này, lớp thực nghiệm có 37,78% số học sinh có thái độ tương đối rõ ràng với chuẩn mực đạo đức. Điểm trung bình đầu vào của lớp thực nghiệm là 6,13.
Lớp đối chứng có 6,98% học sinh đạt loại giỏi; 23,25% học sinh đạt loại khá; 25,58% học sinh loại trung bình và 44,19% ở mức dưới trung bình. Điểm trung bình là 6,18.
Như vậy trước khi học bài, thái độ đối với chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh 2 lớp là tương đương. 
b. Về mặt thái độ
Kết quả như sau: 
Điểm
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
Tần số xuất hiện
Tổng số điểm
12
7
84
5
60
11
4
44
3
33
10
6
66
5

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 5 MonDao Duc Hay.doc