Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tuần 5, 6

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này Hs có khả năng:

- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em.

- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.

- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.

II. CHUẨN BỊ

- Một số bức tranh, một số đồ vật.

- Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu: đỏ, xanh, trắng.

 

doc 2 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tuần 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC-TUẦN 5- 6
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này Hs có khả năng:
Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. CHUẨN BỊ
Một số bức tranh, một số đồ vật.
Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu: đỏ, xanh, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT 5
1. Hoạt động 1: Trò chơi Khởi động: Diễn tả
GV chia lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh, một đồ vật. Yêu cầu các nhóm quan sát và từng thành viên trong hóm đưa ra ý kiến của mình về màu sắc, hình dạng, vẻ đẹp, của bức tranh hay đồ vật đó.
Gọi một số nhóm HS phát biểu ý kiến, GV đi đến kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau về cùng một sự vật.
GV tiếp tục chia lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong phần đặt vấn đề của bài học.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý 2 câu hỏi để đưa ra ý kiến của nhóm mình.
GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nêu vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em? Một số HS trình bày.
GV nhận xét kết luận: Trong mọi tình huống, em nên nói rõ cho mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu mong muốn, ý kiến của em.Điều đó có lợi cho em và cho mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. Mỗi ngườ, mỗi trẻ em có quỳên có ý kiến riêng và cần bày tó y kiến riêng của mình.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV nêu yêu cầu bài tập.
GV cho lớp thảo luận theo nhóm đôi với nội dung bài tập 1 SGK.
GV mời một số Hs trình bày kết quả, Hs khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét kết luận: Việc làm của bạn Duy là đúng vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình, còn việc làm của bạn Hồng, Khánh là không đúng.
3. Hoạt động 3: Thực hành bày tỏ ý kiến.
GV phổ biến cho Hs cách bày tỏ thái độ thông qua tấm bìa màu: màu đỏ biểu lộ thái độ tán thành, màu xanh biểu lộ thái độ phản đối, màu trắng biểu lộ thái độ phân vân.
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK, HS suy nghĩ và biểu lộ thái độ như đã quy ước.
GV yêu cầu HS giải thích lý do vì sao lại chọn như vậy?
GV nhận xét kết luận: Các ý kiến a,b, c, d là đúng, ý kiến đ là sai.
Rút ra kết luận - Ghi nhớ SGK, vài HS đọc lại.
4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối.
GV cho HS vẽ một số hình ảnh mà mình yêu thích thể hiện quyền được tham gia ý kiến của mình.
Cho HS tập tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Nhận xét chung, dặn dò.
TIẾT 6
1. Hoạt động 1: Quyền được tham gia ý kiến trong gia đình
GV tổ chức cho HS tham gia đóng tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Sau khi HS xem xong tiểu phẩm, GV gợi ý cho HS thảo luận theo các gợi ý sau:
Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa và việc học tập của Hoa?
Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? 
Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? 
HS thảo luận xong, Gv mời một số HS trình bày ý kiến, HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét kết luận: MỖi gia đình có những vấn đề và nhung khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹtìm cách giải quyết tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan với các em. Ý kiến của các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng.
2. Hoạt động 2: Trò chơi Phóng viên.
GV chọn 1-2 HS xung phong làm phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 SGK.
Qua đó GV đi đến kết luận: Mỗi người đều có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình, chúng ta cần tôn trọng ý kiến họ.
3. Hoạt động 3: Hs trình bày bài viết, tranh vẽ.
Gọi một Hs đọc yêu cầu bài tập .
Gv chia lớp thành 2 nhóm và cho các nhóm chọn một số vấn đề mà mình thích để thể hiện sau đó trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét kết luận.
Kết luận chung. Gọi 2-3 Hs đọc lại phần Ghi nhớ.
4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối.
GV tổ chức cho Hs thảo luận trong tổ về các vấn đề của tổ, của lớp, của trường,
Nhắc nhở HS biết tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị ,về những vấn đề có liên quan tới bản thân, gia đình,..
Nhận xét chung, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(1).doc