Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 15 đến 18 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

YÊU LAO ĐỘNG

 ( Tiết 1 )

I.Mục đích, yêu cầu :

- Nêu được lợi ích của lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động lao đông ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

- Biết được ý nghĩa của lao động.

* GDKNS:

- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.

II.Đồ dùng dạy – học :

- SGK, VBT đạo đức 4.

- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

III.Các hoạt động dạy – học :

 

doc 6 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 15 đến 18 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù baûy ngaøy 05 thaùng 12 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 15 tieát 15
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
( Tiết 2 )
I.Mục đích, yêu cầu :
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II.Đồ dùng dạy – học :
- SGK, VBT đạo đức 4.
- Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? 
+ Cần thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài học hôm nay, các em sẽ làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả sưu tầm ( Bài tập 4, 5 SGK ).
- Cho HS trình bày bài hát, thơ, truyện, cao dao, tục ngữ nói về công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Cho HS nhận xét, bình luận.
- Nhận xét, khen nhóm sưu tầm đúng, tích cực.
* Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 
- Nêu yêu cầu : Các em dùng giấy, viết vẽ, trang trí, ghi thơ hoặc câu chúc mừng thầy giáo, cô giáo đã dạy các em những năm trước. 
- Nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. 
- Cho HS thực hành. 
* Kết luận : 
- Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
- Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về thực hiện các nội dung “ Thực hành” trong SGK.
- Chuẩn bị bài sau – nhận xét tiết học
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày tác phẩm của mình.
- Lớp nhận xét, bình luận.
- Lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận cách làm và làm.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 12 thaùng 12 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 16 tieát 16
YÊU LAO ĐỘNG
 ( Tiết 1 )
I.Mục đích, yêu cầu :
- Nêu được lợi ích của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao đông ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
- Biết được ý nghĩa của lao động.
* GDKNS:
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II.Đồ dùng dạy – học :
- SGK, VBT đạo đức 4. 
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? 
+ Cần thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Ngày hôm qua, các em đã làm được những công việc gì ?
- Như vậy, trong ngày hôm qua nhiều bạn trong lớp ta đã làm được nhiều việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a có một ngày của mình như thế nào các em sẽ tìm hiểu qua câu chuyện Một ngày của Pê-chi-a.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a. 
- GV kể chuyện. 
- Gọi HS kể lại truyện. 
- Cho HS thảo luận 3 câu hỏi SGK.
- Cho HS trình bày.
* Kết luận : cơm ăn, áo mặc, sách vở đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- GV rút ra phần ghi nhớ trong SGK.
 Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi người phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 HOÀNG TRUNG THÔNG
( bỏ câu Lười lao động ).
* Hoạt động 2 : Làm Bài tập 1 trong SGK.
- Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc cho từng nhóm.
- Cho HS trình bày.
* GV kết luận : về các biểu hiện của yêu lao động, của lười lao động.
* Hoạt động 3 : Đóng vai ( bài tập 2 SGK ).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. 
- Thảo luận : 
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
+ Ai có cách ứng xử khác ? 
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về thực hiên tốt việc yêu lao động.
- Chuẩn bị trước bài tập 3, 4, 5, 6 trong SGK. Học tiết 2 bài Yêu lao động.
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Vài HS kể lại.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe.
- 1 HS kể lại, lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Chép các ý đúng vào vở.
- Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. 
- Một số nhóm đóng vai.
- Thảo luận, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 19 thaùng 12 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 17 tieát 17
YÊU LAO ĐỘNG 
( Tiết 2 )
I.Mục đích, yêu cầu :
- Nêu được lợi ích của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao đông ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
- Biết được ý nghĩa của lao động.
* GDKNS:
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II.Đồ dùng dạy – học :
- SGK, VBT đạo đức 4.
III.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định :
2.Bài cũ : Gọi 2 HS kiểm tra :
+ Hãy nêu lợi ích của lao động ?
+ Hãy nêu những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài : Bài học hôm nay các em sẽ làm các bài tập về chủ đề Yêu lao động.
- Ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1 : Làm BT5 SGK.
- Cho HS trao đổi nội dung BT5.
- Cho HS trình bày. 
- Nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện để thực hieện ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình. 
* Hoạt động 3 : HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ. 
- Cho HS trình bày, giới thiệu bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà em yêu thích ( bài tập 3, 4, 6 SGK ).
- Nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt. 
* Kết luận chung : 
- Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân gia đình và xã hội. 
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
4.Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
5.Dặn dò :
- Nhận xét các hoạt động của HS.
- Dặn HS về làm tốt việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
- Hat vui.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
- Vài HS trình bày trước lớp. 
- Lớp thảo luận, nhận xét. 
- Làm việc theo lớp.
- Trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích. 
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS lần lượt nêu ghi nhớ.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thöù baûy ngaøy 26 thaùng 12 naêm 2015
Moân : ÑAÏO ÑÖÙC
Tuaàn 18 tieát 18
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG
CUỐI HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học.
- Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Một số tình huống cho học sinh thực hành xử lí tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
+Tại sao ta phải yêu lao động?
+Ta phải làm gì để chứng tỏ mỗi chúng ta đều là người yêu lao động?
3. Bài mới 
a. Giới thiệu: Để giúp các em nhớ lại những kiến thức đã học. Hôm nay thầy hướng dẫn các em ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I.
- GV ghi tựa
b. Hướng dẫn 
* Ôn tập kiến thức đã học.
+ Em hãy nêu lại tựa bài các bài đạo đức đã học giữa kì I tới giờ.
+Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào?
+Làm thế nào để thể hiện việc làm chăm sóc ông bà cha mẹ?
+Đối với thầy, cô giáo ta phải có thái độ thế nào?
+Tại sao ta phải biết ơn và kính trọng thầy, cô giáo?
+Cô bé Pê-chi-a trong truyện là người như thế nào?
+Mọi người trong câu truyện có gì khác với cô bé?
+Tại sao phải yêu lao động?
+Hãy tìm các câu ca dao thể hiện việc yêu lao động.
* Liên hệ thực tế
GV nhận xét tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò
-Yêu cầu Hs nhắc lại các nội dung vừa ôn tập.
-Về ôn bài và chuẩn bị bài: “Kính trọng biết ơn người lao động”.
- Nhận xét tiết học
Hát
Bài “Yêu lao động” (Tiết 2)
+Vì lao động giúp ấm no, hạnh phúc.
+Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động, tuỳ theo sức của mình.
- Lắng nghe.
+Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Biết ơn thầy giáo, cô giáo. Yêu lao động.
+Chúng ta phải kính trọng, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. 
+Phải chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm , khi bị mệt. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+Phải tôn trọng và biết ơn.
+Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo chúng ta nên người.
+Cô bé Pê-chi-a là người chưa biết yêu lao động, còn chần chừ trong lao động.
+Mọi người làm việc không ngừng nghỉ, ai nấy đều bận rộn.
+Vì lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
+Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
-8 HS tự nêu việc làm của mình hằng ngày ở nhà.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDAODUC.doc