Tiến trình dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

 

docx 3 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiến trình dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN TRÌNH BÀN TAY NẶN BỘT
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát:
Do GV đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học.
Phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu.
Nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề (bật ra câu hỏi).
Có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề.
Câu hỏi nêu vấn đề:
Câu hỏi lớn của bài học (modul kiến thức mà HS sẽ học).
Đảm bảo phù hợp với trình độ HS.
Gây mâu thuẫn nhận thức, kích thích trí tò mò, thích tìm tòi nghiên cứu của HS.
Mở - không đóng.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu (biểu tượng ban đầu) để hình thành các câu hỏi, giả thuyết.
GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức của mình về kiến thức mới trước khi học kiến thức đó.
Bộc lộ biểu tượng ban đầu:
Nói.
Viết.
Vẽ.
(Chú ý: Cá nhân/nhóm)
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Từ những khác biệt, phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi về những khác biệt đó.
GV:
Lựa chọn các biểu tượng ban đầu tiêu biểu một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.
Điều khiển thảo luận của HS để HS đề xuất được câu hỏi từ những khác biệt đó.
Khéo léo gợi ý cho HS các điểm giống/khác nhau cơ bản. Từ đó giúp HS đề xuất câu hỏi.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Yêu cầu :
	- Tiến hành thực nghiệm theo phương án đã đề xuất.
	- Quan sát, gọi tên các bộ phận.
	- Thảo luận để thống nhất tên gọi các bộ phận của bông hoa.
	- Vẽ bông hoa sau khi đã được thực nghiệm, quan sát, ghi chú thích các bộ phận của bông hoa.
	Chú ý:
	GV chưa chỉnh sửa các tên gọi (thuật ngữ) nếu học sinh chưa chú thích đúng.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu:
Các câu trả lời dần được giải quyết.
Giả thuyết được kiểm chứng.
Kiến thức được hình thành.
	Trước khi kết luận chung GV yêu cầu một vài ý kiến HS cho kết luận sau khi thực nghiệm.
	Để khắc sâu kiến thức:
Quay lại các biểu tượng ban đầu cùng các câu hỏi ở bước 3 đã đề xuất. Chỉ cho học sinh thấy điểm khác nhau trong hình vẽ trước và sau khi tiến hành thực nghiệm quan sát.
Khéo léo nhấn mạnh cho học sinh hoạt động thí nghiệm mà học sinh đề xuất (tách bông hoa để quan sát) đã giúp học sinh có thể tự tìm ra câu trả lời.
KỸ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG CHO HS TRONG PP-BTNB
Tổ chức lớp học.
Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu.
Tổ chức hoạt động thảo luận của học sinh.
Tổ chức hoạt động nhóm.
Đặt câu hỏi của giáo viên.
Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh.
Chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh.
Hướng dẫn học sinh đề xuất thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh sử dụng vở thực hành.
Hướng dẫn học sinh phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra kết luận.
So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học.
Đánh giá học sinh.
1. Tổ chức lớp học
1. Bố trí vật dụng trong lớp học:
	- Bố trí bàn, ghế theo nhóm hợp lý (hướng nhìn, lưu ý HS có tật về mắt, lối đi lại, ánh sáng).
	- Vật dụng thí nghiệm sắp xếp hợp lí (an toàn, không lộ ý đồ khi HS đề xuất TN, không gây mất chú ý, thuận tiện khi sử dụng)
2. Không khí làm việc trong lớp học:
	- Tạo sự thoải mái cho HS.
	- Mối quan hệ công bằng, bình đẳng.
	- HS ham thích tham gia. (thực hành TN, suy nghĩ, thảo luận, trình bày)
2. Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu
Biểu tượng ban đầu được bộc lộ qua: viết, vẽ, nói.
Để HS làm việc cá nhân để trình bày biểu tượng ban đầu.
Khuyến khích HS bộ lộ biểu tượng ban đầu. Không nhận xét đúng/sai, không vội vàng khen ngợi.
Quan sát/lắng nghe HS bộc lộ biểu tượng ban đầu. Tổng hợp, ghi/trưng bày các ý kiến lên bảng (nói).
Giúp HS phân tích những điểm giống/khác nhau cơ bản giữa các ý kiến -> Hướng dẫn HS đặt câu hỏi với các điểm giống/khác đó.
Nên để HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm.
Một số lưu ý khi lựa chọn BTBĐ để đưa ra thảo luận:
Không chọn toàn BTBĐ ĐÚNG/SAI.
Tuyệt đối không bình luận hay nhận xét đúng/sai.
Các BTBĐ cần được gắn/viết lên bảng và lưu lại đến pha cuối của tiến trình.
Khéo léo gợi ý cho HS so sánh những điểm giống/khác nhau của những BTBĐ.
Giúp HS đề xuất câu hỏi.
	Làm rõ các điểm giống/khác nhau giữa các ý kiến là một mấu chốt quan trọng.
	BTBĐ càng khác nhau càng kích thích ham muốn khám phá.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTIEN_TRINH_DAY_THEO_PHUONG_PHAP_BAN_TAY_NAN_BOT.docx