Thiết kế hoạt động học Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Cô Hiền

Tiết 3: TOÁN.

§ 26. LUYỆN TẬP

I. Muïc tieâu:

* Củng cố kiến thức về 2 loại biểu đồ.

* Rèn kĩ năng đọc, phân tích, xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ cột và tranh.

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

- Bài tập cần làm BT1,BT2.

II. Hoạt động học

1 Khởi động

Việc 1. HĐTQ tổ chức cho lớp hát 1 bài tự chọn

Việc 2. GV liên hệ giới thiệu bài học, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.

Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở.

2. Hình thành kiến thức

 Thực hành làm bài tập

Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và tự làm bài; bài 1 làm phiếu bài tập, bài 2 làm vào vở ô li.

 PHIẾU BÀI TẬP

 Dựa vào biểu đồ trên hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống:

 Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng

 Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải

 Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất.

 Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1là 100m.

 Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần 2 là 100m .

Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo nhóm đôi, 02 bạn lần lượt nói và nhận xét cho nhau.

Việc 3. Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn nói lại cho cả nhóm cùng nghe, sau đó đọc câu hỏi gọi các bạn trong nhóm trả lời và thống nhất câu trả lời của nhóm.

• Nhóm trưởng báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ

• HĐTQ lên thống nhất kết quả.

III Kết thúc tiết học:

- GV hệ thống lại kiến thức .

- Dặn dò HS về nhà làm BT ở vở bài tập và chuẩn bị bài sau.

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hoạt động học Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017 - Cô Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nhau.
Việc 3. Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn nói lại cho cả nhóm cùng nghe, sau đó đọc câu hỏi gọi các bạn trong nhóm trả lời và thống nhất câu trả lời của nhóm. 
Nhóm trưởng báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ
HĐTQ lên thống nhất kết quả. 
III Kết thúc tiết học:
- GV hệ thống lại kiến thức .
- Dặn dò HS về nhà làm BT ở vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 KỂ CHUYỆN
§ 6. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý ( SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, 
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn hát một bài.
Việc 2. Giáo viên giới thiệu tiết học, nêu mục tiêu bài học và ghi tên đầu bài.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài và ghi tên bài vào vở.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Hdẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài
* Nhiệm vụ nhóm trưởng
Việc 1: Yêu cầu cá nhân mở SGK (trang 58) đọc đề bài. Gạch chân những từ quan trọng: lòng tự trọng, được nghe, được đọc.
Việc 2: Yêu cầu các cặp đôi làm việc: Hỏi lần lượt từng câu hỏi
+Thế nào là lòng tự trọng ? 
+ Bạn đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng ?
+ Bạn đọc câu chuyện đó ở đâu?
 * GV HDHS chọn chuyện 
2.2. Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
* Nhiệm vụ nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu cá nhân tự kể câu chuyện mình đã sưu tầm.
Việc 2. Yêu cầu cặp đôi kể chuyện cho nhau nghe. Nhận xét
Việc 3. Yêu cầu lần lượt từng bạn kể câu chuyện trong nhóm nghe.
 * HĐTQ gọi đại diện nhóm thi kể, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét 
 * Tiêu chí đánh giá: 
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề
+ Câu chuyện ngoài SGK
+ Cách kể hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ
+ Nêu đúng ý nghĩa truyện
+ Trả lời được câu hỏi của bạn
III. Kết thúc tiết học
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người khác nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016
TIẾT 1: 	 CHÍNH TẢ (Nghe-viết):
BÀI: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, biết trình bày đúng đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng BT1, BT2(a) vở bài tập.
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn hát một bài hát tập 
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hướng dẫn HS nghe- viết:
a. Tìm hiểu nội dung bài viết
* Nhóm trưởng:
- Yêu cầu các cá nhân đọc nhỏ bài viết 02 lần, tự xác định nội dung bài viết.
+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
 - Điều khiển các bạn trao đổi nội dung bài viết, thống nhất ý trả lời của nhóm.
b. Nghe giáo viên hướng dẫn viết, viết bài
- Nghe cô trao đổi về nội dung bài viết.
- Nghe cô đọc từ khó, ghi vào vở nháp, nghe cô lưu ý tư thế, quy định của bài viết.
	- Nghe cô đọc, cá nhân viết bài vào vở. 
c. Soát lỗi
* Nhóm trưởng:
- Yêu cầu cá nhân tự soát lỗi bài viết của mình.
- Yêu cầu các cặp đổi vở soát lỗi cho nhau, cùng nhau sửa lỗi.
- Điều khiển các cặp báo cáo kết quả hoạt động nhóm đôi.
2.2. Luyện tập
* Nhóm trưởng:
- Yêu cầu các cá nhân làm bài 1, 2 a trang 36,37 vào vở bài tập. 
- Yêu cầu các cặp đôi trao đổi kết quả bài làm, thống nhất kết quả chung.
- Điều khiển các cặp đôi báo cáo, các cặp khác nhận xét và thống nhất kết quả chung của nhóm.
Báo cáo giáo viên nhóm hoàn thành nhiệm vụ
III. Kết thúc tiết học
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
§ 11. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng ( ND ghi nhớ).
- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát BT1, nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2) vở bài tập.
II. Hoạt động học1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi một trò chơi.
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài
 Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Phần Nhận xét:
* HĐTQ yêu cầu các bạn mở SGK đọc thầm phần nhận xét trang 57.
* HĐTQ nhắc lệnh: nghe GV hướng dẫn phần nhận xét
	HS trao đổi với nhau theo cặp về câu trả lời.
Gv ? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Lấy ví dụ nhận xét
 Khi viết danh từ riêng cần lưu ý điều gì?
 *HĐTQ tổ chức lớp nêu lại phần ghi nhớ 
2.2. Hoạt động 2: Phần Luyện tập
Bài 1:
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu cá nhân làm lần lượt bài 1, 2 vào vở bài tập. 
Việc 2. . Yêu cầu các cặp trao đổi, thống nhất câu trả lời.
Việc 3. Điều khiển các cặp báo cáo kết quả, thống nhất kết quả từng bài.
 *TRưởng ban học tập: Điều khiển các nhóm báo cáo, thống nhất kết quả của từng bài tập . GV kết luận
III. Kết thúc tiết học
+ Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Cho ví dụ.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
Tiết 3: 	 TOÁN.
§ 27. LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Muïc tieâu : (Không làm bài tập 2)
*Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỷ nào.
- Bài tập cần làm BT1,BT3( a,b,c),BT4(a,b)
* Làm toán nhanh, chính xác. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn hát 01 bài hát
Việc 2. GV liên hệ giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở.	
2. Hình thành kiến thức 
 Thực hành làm bài tập
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và tự làm bài; bài 1,3 làm phiếu bài tập, bài 4 làm vào vở ô li. 
 Bài 1: PHIẾU BÀI TẬP
 a) Viết số tự nhiên sau của số 2 835 917 là số :  
 b) Viết số tự nhiên trước của số 2 835 917 là số :.
 c) Đọc số nêu miệng.
 Số
 Giá trị của chữ số 2 trong mỗi số.
82 360 945
 7 283 096
 1 547 238
Bài 3: Dựa vào biểu đồ dưới đây để viết tiếp vào chỗ chấm: 
 a) Khối lớp Ba có  lớp. Đó là các lớp: 
 b) lớp 3A có:học sinh giỏi toán . lớp 3B có.. học sinh giỏi toán. lớp 3C có.. học sinh giỏi toán.
 c) Trong khối lớp Ba: lớpcó nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớpcó ít học sinh giỏi toán nhất.
 d) Trung bình mỗi lớp Ba có học sinh học giỏi
Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo nhóm đôi, 02 bạn lần lượt nói và nhận xét cho nhau.
Việc 3. Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn nói lại cho cả nhóm cùng nghe, sau đó đọc câu hỏi gọi các bạn trong nhóm trả lời và thống nhất câu trả lời của nhóm. 
 Gv thống nhất kết quả từng bài
III Kết thúc tiết học:
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở in và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4	 ĐẠO ĐỨC
§ 6. BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
- Biết thực hiệnquyền tham gia ý kiến cảu mình trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường . Có ý thức tôn trọng ý kiến của những người khác .
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
Việc 2. GV liên hệ giới thiệu bài học, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở.	
2. Hình thành kiến thức
2.1 Hoạt động 1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân xem tiểu phẩm do các bạn đóng
 Việc 2: Trưởng ban học tập lên hỏi các bạn
Bạn có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
Nếu là Hoa, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
GV nhận xét, chốt lại
2.2 Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 3,4 (sgk đ đức trang 10) 
 Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự đọc yêu cầu từng bài tập và tự trả lời các câu hỏi tình huống và kể chuyện sgk trang 10 
 Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau các tình huống bài tập 3 và kể chuyện bài tập 4.
 Việc 3: Cả nhóm thảo luận. Nhóm trưởng mời 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời nội dung. Nhóm thống nhất ý kiến chung.
Ban học tập mời cô giáo chia sẻ bài học.
GV kết luận từng bài tập cho hs và nêu câu hỏi để hệ thống lại nội dung toàn bài.
III. Kết thúc tiết học
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở in và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
§ 12.                      BÀI: CHỊ EM TÔI
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Trả lời được 4 câu hỏi cuối bài; hiểu nội dung câu chuyện.
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết
Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên dùng tranh giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở, mở sách giáo khoa trang 59,60.
2. Hình thành kiến thức
* HĐTQ nhắc lệnh
- Nghe thầy và 01 bạn đọc bài thơ “ Chị em tôi”, mắt theo dõi vào bài đọc.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc câu dài 
- Yêu cầu các cá nhân đọc thầm 01 lần toàn bài.
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc từ khó, từ phần chú giải
 * Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu các cá nhân đọc nhỏ từ khó, từ ngữ và lời giải nghĩa.
Việc 2. Yêu cầu các cặp đôi thay nhau đọc từ khó, từ ngữ và lời giải nghĩa.
Việc 3. Mời 2 cá nhân đại diện 2 cặp đôi thay nhau đọc từ khó, từ ngữ và lời giải nghĩa.
 * Trưởng ban học tập: Gọi từng nhóm nêu từ khó và 1 cặp đôi đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
2.2. . Hoạt động 2: Luyện đọc từng đoạn và cả bài
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
 Việc 1. Yêu cầu các bạn đánh dấu câu chuyện làm 3 đoạn : 
Đoạn 1: Dắt xe ra cửa..đến tắc lưỡi cho qua; 
Đoạn 2: Cho đến một hôm.đến cho nên người.
 Đoạn 3: Phần còn lại .
Việc 2. Yêu cầu đọc theo nhóm đôi: 01 bạn đọc, một bạn theo dõi. Hết mỗi đoạn bạn theo dõi nhận xét về giọng đọc của nhau ( cách phát âm, tốc độ đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chưa). Đoạn tiếp theo 02 bạn đổi vai cho nhau. Lần lượt thực hiện quy trình đến hết bài.
Việc 3. Mời từng cặp đôi đọc nối tiếp cho nhau nghe, điều khiển các bạn nhận xét.
 * HĐTQ: Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau thi đọc toàn bài 
 GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha). Nhận xét
 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu các cá nhân đọc và tìm câu trả lời cho 04 câu hỏi trong SGK trang 61.
Việc 2. Trao đổi nhóm đôi về câu trả lời, nội dung
 * TBHT đặt lần lượt từng câu hỏi và mời các bạn trả lời, nêu nội dung bài, bổ sung, nhận xét. GV chốt nội dung, ghi bảng. HS nhắc lại. 
III. Kết thúc tiết học:
+ Vì sao chúng ta không nên nói dối?
+ Qua câu chuyện trên em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
TIẾT 2 	 TẬP LÀM VĂN
§ 11. BÀI: TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. Mục tiêu: 
 	Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn viết thư (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1:Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
* HĐTQ nhắc lệnh các bạn nghe GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
2.2. Hoạt động 2: Học sinh chữa lỗi 
* Nhóm trưởng lên nhận bài của nhóm
Việc 1. Yêu cầu cá nhân đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi trong bài viết của mình vào vào vở bài tập.
Việc 2. Nhóm đôi trao đổi, soát lại việc sửa lỗi.
 - GV theo dõi kểm tra HS làm việc
2.3. Hoạt động 3: Học tập những đoạn thư, lá thư hay
 *HĐTQ nhắc lệnh cá nhân lắng nghe giáo viên đọc một số đoạn đoạn thư, lá thư hay
HS trao đổi nhóm đôi, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. 
III. Kết thúc tiết học
- Yêu cầu HS nhắc lại bố cục của 1 bức thư.
- GV hệ thống lại nội dung bài học. 
- Daën HS veà nhaø chuaån bò baøi sau 
Tiết 3:                         	 	 TOÁN. 
§ 28. LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Muïc tieâu
-Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên, nêu đươc giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng	
- Bài tập cần làm BT1,BT2.
II. Hoạt động học
 1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức 
 Thực hành làm bài tập
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và tự làm bài; bài 1,2 làm phiếu bài tập.
 PHIẾU BÀI TẬP
 Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
 A. 505 050 B. 5 050 050 C. 5 005 050 D.50 050 050
b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là:
 A. 80 000 B. 8000 C. 800 D.8
c) Số lớn nhất trong các số 684 257 ; 684 275 ; 684 752 ; 684 725
 A. 684 257 B. 684 275 C. 684 752 D. 684 725
d) 4 tấn 85 kg = kg. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
 A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058
e) 2 phút 10 giây = ..giây. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: 
 A. 30 B. 210 C. 130 D. 70
Bài 2: Dựa vào biểu đồ để viết số và chữ thích hợp vào chỗ chấm:
Hiền đã đọc ..quyển sách.
Hòa đã đọc ..quyển sách.
Hòa đã đọc nhiều hơn Thực .quyển sách.
.đọc ít hơn Thực 3 quyển sách.
.đọc nhiều sách nhất.
g)đọc ít sách nhất.
h) Trung bình mỗi bạn đọc được .quyển sách.
Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo nhóm đôi, 02 bạn lần lượt nói và nhận xét cho nhau.
Việc 3. Nhóm trưởng yêu cầu 1 bạn nói lại cho cả nhóm cùng nghe, sau đó đọc câu hỏi gọi các bạn trong nhóm trả lời và thống nhất câu trả lời của nhóm. 
 * HĐTQ lên thống nhất kết quả
III Kết thúc tiết học:
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở in và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 	 LỊCH SỬ. 
§ 06.                      KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (40).
I .Mục tiêu : ( Bỏ câu 2) 
* Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
* Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.Tôn trọng truyền thống dân tộc.
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên dùng tranh giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa:
Việc 1: -Yêu cầu mỗi cá nhân đọc phần chú giải và quan sát tranh sgk,tự trả lời câu hỏi: 
+ Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?
 + Hai Bà Trưng khởi nghĩa mục đích để làm gì? 
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu nhóm đôi trao đổi với nhau về câu trả lời.
Việc 3: Cả nhóm thảo luận. Nhóm trưởng mời 1số bạn trả lời câu hỏi nội dung. 
Nhóm thống nhất ý kiến chung.
- GV nêu câu hỏi các bạn dưới lớp trả lời và đọc dung ghi nhớ.
 2.2. Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Việc 1: Yêu cầu mỗi cá nhân đọc phần chú giải và quan sát hình 2,tự trả lời câu hỏi: 
+ Cuộc khởi bắt đầu từ đâu ? Vào thời gian nào ? Do ai lãnh đạo? Và diễn ra như thế nào?
Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau về nội dung câu hỏi trên.
Việc 3: Nhóm trưởng mời 1số bạn trả lời câu hỏi trên. Nhóm thống nhất ý kiến chung.
- GV nêu câu hỏi các bạn dưới lớp trả lời, nhận xét
2.3 . Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
 Việc 1: Yêu cầu mỗi cá nhân đọc phần chú giải và quan sát hình 2,tự trả lời câu hỏi: 
 + Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa.
 + Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo lược đồ. 
Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau về nội dung câu hỏi trên.
Việc 3: Nhóm trưởng mời 1số bạn trả lời câu hỏi trên. Nhóm thống nhất ý kiến chung.
- GV nêu câu hỏi các bạn dưới lớp trả lời và đọc dung ghi nhớ. 
 + Nêu tên phố, tên đường hoặc đền thờ hay một địa danh có nhắc đến hai Bà Trưng mà em biết.
III. Kết thúc tiết học
- GV hệ thống lại nội dung bài và nói về công lao của Hai Bà Trưng. 
- Dặn HS học bài chuẩn bị bài sau 
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016
Tiết 1: Địa lí
§ 06.                       TÂY NGUYÊN.
I.Mục tiêu:
* Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
* Dựa vào lược đồ ( bản đồ ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
* SDNLTK&HQ: (Phần liên hệ)
II. Hoạt động học
1. Khởi động
 Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên dùng tranh giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở, mở sgk trang 82,83. 
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
Việc 1: -Yêu cầu mỗi cá nhân đọc phần chú giải và quan sát tranh sgk,tự trả lời câu hỏi: 
+ Tây Nguyên có những cao nguyên nào?
+ Hãy chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu nhóm đôi trao đổi với nhau về câu trả lời.
Việc 3: Cả nhóm thảo luận. Nhóm trưởng mời 1số bạn trả lời câu hỏi nội dung. 
Nhóm thống nhất ý kiến chung.
- GV nêu câu hỏi các bạn dưới lớp trả lời và đọc dung ghi nhớ.
 2.2. Hoạt động 2: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô:
Việc 1: Yêu cầu mỗi cá nhân đọc phần chú giải và quan sát hình 2,tự trả lời câu hỏi: 
 + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa ?
Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau về nội dung câu hỏi trên.
Việc 3: Nhóm trưởng mời 1số bạn trả lời câu hỏi trên. Nhóm thống nhất ý kiến chung.
- GV nêu câu hỏi các bạn dưới lớp trả lời và đọc dung ghi nhớ. 
* SDNLTK&HQ (Phần liên hệ): Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng từ nhiên ban tặng cho con người như là khai thác sức nước để xây dựng thủy điện và khai thác rừng lấy gỗ...
III. Kết thúc tiết học
- Gọi HS nêu lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Dặn HS hoïc baøi vaø chuaån bò baøi sau 
Tiết 2:                         	 TOÁN. 
§ 29. PHÉP CỘNG.
I. Muïc tieâu : (Bỏ BT 2 dòng 2 ý a,b)
* Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số
- Bài tập cần làm BT1,BT2(dòng 1,3),BT3.
* Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Hoạt động học
1 Khởi động
 Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở, mở sgk trang 38,39.
 2. Hình thành kiến thức 
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện
 * HĐTQ yêu cầu các bạn đọc thầm nội dung trong ô màu xanh.
* HĐTQ nhắc lệnh: Gấp SGK lại nghe Gv hướng dẫn nội dung trong ô màu xanh
 a) 48352 + 21 026 b) 367 859 + 542 728 
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập
 * Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và tự làm bài; bài 1,3 làm vào vở ô li,bài 2 làm phiếu bài tập, 
Bài 2: PHIẾU BÀI TẬP
 4685 + 2347 = . 186 954 + 247 436 =
 57 696 + 814 =.. 793 575 + 6425 =  
Việc 2. Trao đổi nhóm đôi, so sánh kết quả rồi cùng thống nhất đáp án:
Việc 3. Điều khiển nhóm kiểm tra, thống nhất đáp án của từng bài
	HĐTQ lên thông nhất kết quả
III Kết thúc tiết học:
-YcHS nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
- GV hệ thống lại nội dung bài .
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở in và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
§ 12. BÀI: MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được thêm về các từ ngữ chủ điểm Trung thực - Tự trọng ( BT1, BT2)
- Biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “ trung” theo hai nhóm nghĩa ( BT3) và đặt câu ( BT4).
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức
2.1 . Hoạt động 1: Bài tập 1: 
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu cá nhân đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 trang 40 vở bài tập.
Việc 2.Yêu cầu cặp đôi trao đổi với nhau về kết quả và thống nhất kết quả theo cặp.
Việc 3. Điều khiểm các cặp báo cáo kết quả, thống nhất kết quả của cả nhóm.
* HĐTQ tổ chức điều hànhchỉ định 3 đọc bài làm của mình, nhận xét, bổ sung
 2.2. Hoạt động 2: Bài tập 2,3,4: 
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
 Việc 1. Yêu cầu cá nhân đọc yêu cầu bài tập 2,3,4 và tự làm trang 41 vở bài tập. 
 Việc 2. Yêu cầu cặp đôi trao đổi với nhau về kết quả trả lời, nhận xét và thống nhất kết quả theo cặp.
Việc 3. Điều khiểm các cặp báo cáo kết quả, thống nhất kết quả của nhóm.
* HĐTQ tổ chức điều hành lớp nêu lại kết quả các bài tập, thống nhất chung cả lớp.GV chốt lại
III. Kết thúc tiết học
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà làm các BT vào vở và chuẩn bị bài sau 
 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016
TIẾT 2 	 TẬP LÀM VĂN
§ 12. BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện ( BT1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện ( BT2)
II. Hoạt động học
1. Khởi động
Việc 1. Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 01bài .Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ – nhận xét
Việc 2. Giáo viên dùng tranh giới thiệu bài, nêu mục tiêu, ghi tên bài lên bảng.
Việc 3. Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Bài tập1: 
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng
Việc 1. Yêu cầu cá nhân tự quan sát 6 bức tranh, đọc thầm lời dưới mỗi tranh SGK trang 64.
Việc 2. Trao đổi nhóm đôi, nhận xét cho nhau về câu trả lời và thống nhất kết quả theo cặp.
- Truyện có mấy nhân vật? Nội dung truyện nói về điều gì?
Việc 3. Điều khiểm các cặp trả lời, t

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc