Thiết kế hoạt động học Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Cô Hiền

Tiết 3: Toán

 TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

- Biết phân tích cấu tạo số.

-Baøi taäp caàn laøm (baøi 1,2,baøi 3a) vieát ñöôïc 2 soá , b) doøng 1).Tính chu vi moät hình( hs khaù gioûi) .

II. Hoạt động học

1. Khởi động:

- Trưởng ban học tập cho lớp chơi trò chơi Gọi thuyền.

 Thuyền . trả lời câu hỏi: Số 100 000 có mấy chữ số.

 Thuyền . trả lời câu hỏi : Số đứng trước 450 000 là số nào?

 Thuyền . trả lời câu hỏi: Số đứng sau số 35 000 là số nào?

 - Nghe cô giáo giới thiệu tiết học, cá nhân ghi tên bài vào vở.

- Nhóm trưởng: mời đại diện các cặp đọc mục tiêu bài học

2 . Hình thành kiến thức:

a. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng

- GV viết số: 83 251; 83 001; 80 201; 80 001.

- Yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số các hàng; quan hệ giữa hai hàng liền kề

 1 chục = . đơn vị, 1 trăm = . chục; các số tròn chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

b. Thực hành

* Nhóm trưởng:

- Cá nhân làm bài tập 1,2 làm phiếu bài tập, bài 3a (số đầu và số cuối), bài 3b (dòng đầu) (SGK trang 3 - 4) vào vở toán.

- Sau khi làm xong đổi phiếu và vở, nhận xét bài cho nhau theo cặp.

- Điều khiển các bạn nêu lại cách làm bài tập1 và bài tập 2, giải thích cách viết số của bài tập 3 cho cả nhóm nghe .

-Trưởng ban học tập : gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

III. Kết thúc tiết học

- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ xì điện”

- Về nhà thực hiện bài tập ở nhà vào vở bài tập toán, chia sẻ với các bạn ở trong lớp tiết Toán tiếp theo.

 

doc 19 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hoạt động học Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Cô Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết số của bài tập 3 cho cả nhóm nghe .
-Trưởng ban học tập : gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
III. Kết thúc tiết học
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ xì điện”
- Về nhà thực hiện bài tập ở nhà vào vở bài tập toán, chia sẻ với các bạn ở trong lớp tiết Toán tiếp theo.
Tiết 4 Kể chuyện
 TIẾT 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I.MỤC TIÊU: 
 - Nghe, kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
 - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
*BVMT:Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. Khởi động
Việc 1. HĐTQ tổ chức cho các bạn hát 1 bài.
 Việc 2. Ban học tập tổ chức cho các bạn quan sát tranh Hồ Ba Bể, sau đó hỏi bạn về câu chuyện từng bức tranh. 
 Việc 3. Nghe giáo viên kết luận và giới thiệu – ghi bảng, cá nhân ghi tên bài vào vở, mời bạn đọc mục tiêu tiết học, mở sách giáo khoa trang 8.
2. Hình thành kiến thức
2.1. Nghe kể mẫu và giải nghĩa từ
* GV kể mẫu câu chuyện lần 1 “Sự tích hồ Ba Bể”, giải nghĩa 1 số từ khó, cả lớp nghe, theo dõi từng tranh trong sách giáo khoa trang 8.
- GV kể lần 2 theo lần lượt từng tranh, học sinh nghe và nhìn tranh, đọc phần lời dưới mỗi tranh ( SGK trang 8).
Việc 1. NT yêu cầu các cá nhân xem tranh, nhận xét nội dung trong từng bức tranh.
Việc 2. NT yêu cầu các cặp đôi thay nhau nêu nội dung trong từng bức tranh. ( 1 bạn nêu câu hỏi, 1 bạn trả lời và ngược lại).
Việc 3.NT mời 1 cặp thay nhau nêu nội dung từng bức tranh.
* GV kết luận và gợi ý cách kể câu chuyện.
2.2. Cùng kể chuyện: * Nhóm trưởng lưu ý các bạn kể được câu chuyện
Việc 1. Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân xem tranh kể từng đoạn của câu chuyện. 
Việc 2. NT yêu cầu các cặp đôi xem tranh kể từng đoạn của câu chuyện ( 1 bạn kể nội dung một tranh và đổi ngược lại). 
Việc 3. NT gọi lần lượt các bạn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh cho cả nhóm nghe, nhận xét. 
* Ban học tập gọi các bạn lên kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo cử chỉ, điệu bộ hoặc kể phân vai. Các bạn dưới lớp nhận bạn kể.
2.3. Nêu ý nghĩa câu chuyện
Việc 1. NT yêu cầu các cá nhân dựa vào câu chuyện vừa kể và nêu ý nghĩa câu chuyện vào vở nháp. 
Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu từng cặp đôi trao đổi ý nghĩa câu chuyện vừa nêu: 
Việc 3. Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân nêu lại ý nghĩa câu chuyện của mình. Cả nhóm cùng thống nhất ý kiến, thư ký ghi lại. 
 *BVMT: Trong ñeâm leã hoäi , chuyeän gì ñaõ xaûy ra ?Sự kiện đó liên quan đén hiện tượng gì của thiên nhiên? Qua đó em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
 - BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ ý nghĩa câu chuyện và mời cô giáo chia sẻ bài học.
III. KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1. GV cho cả lớp nghe bài hát “ Đứa bé ” sáng tác Minh Khang.
 Việc 2. Cá nhân viết lại cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát.
Việc 3. Về nhà chia sẻ với người thân những hiểu biết của em qua câu chuyện.
Tiết 5 Đạo đức
 TIẾT 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
II.HOẠT ĐỘNG HỌC:
1.Khởi động
 Việc 1: HĐTQ tổ chức cho chơi trò chơi khởi động
Việc 2: GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
Việc 3: Cá nhân đọc tên bài, ghi tên bài vào vở, nêu mục tiêu, mở SGK trang 3.
2.Hình thành kiến thức
2.1 Hoạt động 1: Tình huống
 Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự đọc yêu cầu quan sát tranh và đọc câu 
tình huống trả lời 2 câu hỏi sgk đ đức trang 3.
Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau.
Việc 3: Cả nhóm thảo luận. Nhóm trưởng mời 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời nội dung 
câu hỏi 1,2 sgk đ đức trang 3. Nhóm thống nhất ý kiến chung.
 - Ban học tập nêu câu hỏi rút ra ghi nhớ .
 + Thế nào là trung thực trong học tập?
- 1 Vài hs đọc lại ghi nhớ sgk
2.2 Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 1,2 (sgk đạo đức trang 4) 
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự đọc yêu cầu từng bài tập và tự trả lời 
tình huống 
 Việc 2: Nhóm đôi trao đổi ý kiến với nhau các tình của cả 2 bài tập.
Việc 3: Cả nhóm thảo luận. Nhóm trưởng mời 1 bạn hỏi 1 bạn trả lời nội dung. 
Nhóm thống nhất ý kiến chung.
Ban học tập nêu câu hỏi gọi các bạn dưới trả lời cả 2 bài tập, mời cô giáo chia sẻ bài học.
GVkết luận từng bài tập cho hs và nêu câu hỏi để giáo dục đạo HCM cho hs.
* GDĐĐHCM: + Lúc sinh thời các em biết Bác Hồ đã sống và làm việc như thế nào ? 
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
 Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi thư giãn.
 Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của mình sau tiết học.
 Việc 3: Về nhà chia sẻ với người thân người thân nội dung bài học.
 Thứ ba ngày 06 tháng 9 năm 2016
 Tiết 1: Luyện từ và câu
TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1 vào bảng mẫu.
II.HOẠT ĐỘNG HỌC:
1.Khởi động
Việc 1: Ban văn nghệ mời cả lớp hát một bài tạo khí thế vui vẻ, hào hứng.
Việc 2: GV nhận xét, giới thiệu bài, ghi tên bài.
Việc 3: HS ghi tên bài, đọc mục tiêu bài học (Mục I), mở SGK TV 4, trang 6.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét
Đọc và tìm hiểu nội dung phần nhận xét.
- GV giúp HS hiểu được tiếng như thế nào.
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc cá nhân nêu nội dung phần nhận xét, tự trả lời các câu hỏi ở phần nhận xét.
 Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo nhóm đôi 2 bạn trao đổi với nhau nội dung phần nhận xét
 Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trả lời.
HĐ 2. Rút ghi nhớ
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự trả lời: 
 Mỗi tiếng có mấy bộ phận chính?
 Tiếng nào cũng phải có đủ 2 bộ phận nào?
 Bộ phận nào có thể khuyết?
	* Từ đó rút ra ghi nhớ.
 Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về những câu trả lời trên
 Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn nêu lại câu trả lời thống nhất ghi nhớ.
 - Nhóm trưởng cho các bạn học thuộc phần ghi nhớ
 HĐ 3. Thực hành làm bài tập 
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm cá nhân làm bài 1,2 vào vở bài tập TV4 
 Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về cách làm.
Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra cả nhóm.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ cho cả lớp chơi trò chơi: Phân tích đúng cấu tạo tên riêng của chính mình.
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của mình sau tiết học.
Việc 3: Về nhà tìm tiếp các tiếng có đủ và không có đủ ba bộ phận và chuẩn bị bài mới.
Tiết 2: Toán
 TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 ( TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng , phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân số có đến 5 chữ số với số có một chữ số.
- Biết so sánh , xếp thứ tự các số đến 100000.
-Baøi taäp caàn laøm baøi 1(coät 1); baøi 2(a); baøi 3( doøng 1,2) baøi 4(b)
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
 Việc 1: Ban học tập cho lớp chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” để ôn lại cách viết số có 5 chữ số thành tổng và ngược lại.
 Việc 2 : GV liên hệ giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng
 Hs ghi tên bài vào vở.
Việc 3: Đọc mục tiêu bài học ( Mục I).
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Thực hành
Việc 1: Cá nhân làm miệng bài tập 1. Bài 2a , bài 3( dòng 1,2), bài 4 b vào vở. 	
Việc 2: Sau khi làm xong đổi vở, nhận xét bài cho nhau theo cặp.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. 
- Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại cách làm bài tập1 và bài tập 2, giải thích cách điền dấu của bài tập 3.
- Trưởng ban học tập gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh – ai đúng”.
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của em sau tiết học.
Việc 3: Về nhà thực hiện bài tập ở nhà vào vở bài tập toán, chia sẻ với các bạn ở trong lớp tiết Toán tiếp theo.
	Thứ tư ngày 07 tháng 9 năm 2016	
Tiết 1: Tập đọc
 TIẾT 2: MẸ ỐM
I.MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài Mẹ ốm SGK trang 9.
* KNS: Lòng yêu thương và hiếu thảo con cháu đối với ông bà, cha mẹ .
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
Việc 1:HĐTQ tổ chức cho lớp hát 1 bài hát về mẹ .
Việc 2: Quan sát giáo viên minh họa tranh bài học, trả lời câu hỏi của GV
Việc 3: Cá nhân ghi tên bài vào vở, đọc mục tiêu tiết học ( Mục I), mở SGK trang 9.
2. Hình thành kiến thức:
* Nhiệm vụ của nhóm trưởng:
*Nghe cô và 01 bạn đọc bài “Mẹ ốm ”, các bạn theo dõi đọc thầm
2.1.Đọc từ khó và giải nghĩa từ
Việc 1. Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân đọc nhỏ từ khó,từ ngữ và lời giải nghĩa.
Việc 2. Nhóm trưởng yêu cầu các cặp đôi thay nhau đọc từ khó, từ ngữ và lời giải nghĩa.
Việc 3. Nhóm trưởng mời 2 cá nhân đại diện 2 cặp đôi thay nhau đọc từ khó, từ ngữ và lời giải nghĩa.
 * Trưởng ban học tập mời đại diện 2 cặp thay nhau đọc từ ngữ, giải nghĩa, nhận xét, tuyên dương.
2.2. Cùng luyện đọc
	* Nhóm trưởng lưu ý các bạn ngắt giọng, nhấn giọng hợp lý
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân đọc nhỏ 1 lần toàn bài. 
Việc 2: Nhóm trưởng yêu câu các cặp đôi đọc nối tiếp 7 khổ thơ ( 1 bạn đọc, 1 bạn theo dõi. Hết mỗi khổ thơ bạn theo dõi nhận xét bạn đọc đã phát âm, ngắt nghỉ, nhấn gọng đúng chưa). Khổ tiếp theo 02 bạn đổi vai cho nhau. Lần lượt thực hiện quy trình đến hết bài.
Việc 3: Nhóm trưởng gọi lần lượt 3 đến 4 bạn đọc cho cả nhóm nghe ( hoặc gọi lần lượt các cặp đọc nối tiếp theo từng khổ thơ ), toàn bài, điều khiển cho các bạn nhận xét về phát âm, ngắt giọng, nhấn giọng. 
	* Nhóm trưởng thống nhất cách phát âm, ngắt nghỉ, nhấn giọng cho cả nhóm.
 * Trưởng ban học tập mời đại diện các nhóm thi đọc thuộc lòng khổ thơ ,bài thơ trước lớp , nhận xét.
Nghe GV đánh giá việc đọc. 
 2.3. Trả lời câu hỏi:
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự đọc thầm lại bài và tự trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 10, ghi ra giấy nháp.
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu từng cặp đôi: 1 bạn đặt câu hỏi, 1 bạn trả lời và lần lượt đổi vai, thống nhất câu trả lời của cặp cho từng câu hỏi.
Việc 3: Nhóm trưởng đặt lần lượt từng câu hỏi mời đại diện các cặp trả lời, các cặp còn lại bổ sung. Các bạn khác đánh giá bổ sung và rút ra nội dung bài. Báo cáo cô giáo hoàn thành nhiệm vụ.
 * Trưởng ban học tập đặt từng câu hỏi và mời bạn trả lời. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
 - Mời các bạn nêu nội dung bài. Báo cáo những việc đã làm với GV.
 * GDKNS: Lòng yêu thương và hiếu thảo con cháu đối với ông bà, cha mẹ
III. KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1. Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài “ Bàn tay mẹ ” 
Việc 2. Ban học tập cho cá nhân nêu cảm xúc, chia sẻ điều mình rút ra bài học.
Việc 3. Về nhà thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống quanh em. Chuẩn bị tốt bài sau
Tiết 2: Tập làm văn
TIẾT 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I.MỤC TIÊU
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
- Bước đầu kể lại được một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến một hai nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
II.HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Việc 1:Cả lớp hát bài hát tập thể
Việc 2: GV liên hệ giới thiệu bài mới – viết tên bài lên bảng-.
 Việc 3: HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét, 
1. Đọc và tìm hiểu nội dung mục 1 phần nhận xét.
- GV gọi HS kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển cá nhân đọc thầm nội dung phần nhận xét, tự trả lời các câu hỏi ở phần nhận xét. 
Việc 2: Trao đổi với bạn nội dung phần nhận xét
 Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trả lời.
 - Giáo viên kết luận: Câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể xảy ra với một chuỗi các sự việc có đầu có cuối, liên quan đến các nhân vật trong câu chuyện và mang ý nghĩa nhất định.
 Vậy để biết được một bài văn có phải là kể chuyện hay không ta căn cứ vào những yếu tố nào?
 -Hs trả lời – Gv chuyển sang mục 2 phần nhận xét.
2. Đọc và tìm hiểu nội dung mục 2,3 phần nhận xét 
 - Trưởng ban học tập gọi bạn đọc bài Hồ Ba Bể và nêu yêu cầu các nhóm:
 Việc 1: NT yêu cầu các bạn trong nhóm đọc thầm lại bài Hồ Ba Bể tự trả lời : 
 Đó có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?
 Từ mục 1,2 rút ra thế nào là kể chuyện?
Việc 2. Trao đổi với bạn nội dung phần nhận xét
Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn trả lời. thống nhất đáp án.
 Trưởng ban học tập cho các nhóm báo cáo kết quả
 HĐ 2. Rút ghi nhớ
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự trả lời: 
 Kể chuyện là gì? Mỗi câu chuyện phải nói lên được gì? Rút ra ghi nhớ.
Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về những trả lời trên
Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn nêu lại câu trả lời thống nhất ghi nhớ.
HĐ 2. Thực hành làm bài tập 
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm cá nhân vào vở bài tập 1,2
Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về cách làm.
 Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra cả nhóm.
III. KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: Chia sẻ với bạn về cảm nghĩ của mình về câu chuyện vừa kể
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của mình sau tiết học.
Việc 3. Về nhà kể lại một câu chuyện cho người thân nghe.
 Tiết 3: Toán
 TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
-Tính nhẩm, thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với ( cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
-Baøi taäp caàn laøm baøi 1; baøi 2(b); baøi 3(a,b).
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
 Việc 1: Ban học tập cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 
Việc 2 : GV liên hệ giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng
 Hs ghi tên bài vào vở.
Việc 3: Đọc mục tiêu bài học ( Mục I).
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Thực hành
Việc 1: Cá nhân làm miệng bài tập 1. Bài 2b , bài 3 ( a,b) vào vở. 	
Việc 2: Sau khi làm xong đổi vở, nhận xét bài cho nhau theo cặp.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. 
- Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại cách làm bài tập1 và bài tập 2, giải thích cách làm của bài tập 3.
- Trưởng ban học tập gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh – ai đúng”.
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của em sau tiết học.
Việc 3: Về nhà thực hiện bài tập ở nhà vào vở bài tập toán, chia sẻ với các bạn ở trong lớp tiết Toán tiếp theo.
Thứ năm ngày 08 tháng 9 năm 2016
Tiết 3: Toán
 TIẾT 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I.MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Baøi taäp caàn laøm baøi 1,2,3
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
 Việc 1: Ban học tập cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 
Việc 2 : GV liên hệ giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng
 Hs ghi tên bài vào vở.
Việc 3: Đọc mục tiêu bài học ( Mục I).
2.Hình thành kiến thức:
HĐ 1:Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
a) Biểu thức có chứa một chữ
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân trong nhóm quan sát và đọc nội dung trong ô màu xanh (SGK trang 6) 	
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu làm việc theo nhóm đôi (2 bạn lần lượt hỏi và nhận xét cho nhau)
- Nếu biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?
- Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Làm tương tự với các trường hợp 2,3,4,...quyển vở
- Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho bạn Lan thêm a quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn trong nhóm. 
b) Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân trong nhóm đọc nội dung trong ô màu xanh (SGK trang 6) 	
Việc 2: Làm việc theo nhóm đôi (2 bạn lần lượt hỏi và nhận xét cho nhau)
-Nếu a = 1 thì 3 +a = ?
- Làm tương tự với a = 2,3,4,...
- Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3+ a ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn trong nhóm. 
	* Báo cáo cô (thầy) nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HĐ 2:Thực hành
Việc 1: Cá nhân làm bài tập 1. Bài 2b , bài 3 ( b) vào vở. 	
Việc 2: Sau khi làm xong đổi vở, nhận xét bài cho nhau theo cặp.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. 
- Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại cách làm bài tập1 và bài tập 3, giải thích cách làm của bài tập 2.
- Trưởng ban học tập gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Cả lớp thống nhất kết quả. Mời cô giáo chia sẻ.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ xì điện” nêu ví dụ về biểu thức có chứa một chữ : 2588 + n, 1688 + x, a + 456,. Giá trị của biểu thức 2588 +n? với n= 10
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của em sau tiết học.
Việc 3: Về nhà thực hiện bài tập ở nhà vào vở bài tập toán, chia sẻ với các bạn ở trong lớp tiết Toán tiếp theo.
***************************************************
Tiết 4: Luyện từ và câu
 TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.MỤC TIÊU:
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
II.HOẠT ĐỘNG HỌC:
1.Khởi động
Việc 1: Ban văn nghệ mời cả lớp hát một bài tạo khí thế vui vẻ, hào hứng.
Việc 2: GV nhận xét, giới thiệu bài, ghi tên bài.
Việc 3: HS ghi tên bài, đọc mục tiêu bài học (Mục I), mở SGK TV 4, trang 12.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1. Thực hành làm bài tập 
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm cá nhân bài 1,2,3 vào vở bài tập TV4 
 Việc 2 : Trao đổi với bạn bên cạnh về cách làm ( 1 bạn nêu câu hỏi, 1 bạn trả lời).
Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau?
Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra cả nhóm các bài tập, chia sẻ, thống nhất lời giải đúng.
 * Trưởng ban học tập nêu câu hỏi gọi lần lượt các bạn trả lời. Cả lớp thống nhất kết quả. Mời cô giáo chia sẻ.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ cho cả lớp chơi trò chơi: “ Ai nhanh và đúng nhất” 
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của mình sau tiết học.
Việc 3: Về nhà cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. 1 người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần. VD: ăn – lăn tăn
 Tiết 4 Chính tả : ( Nghe – viết)
 TIẾT 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a, 3a
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Khởi động
Việc 1:Ban văn nghệ mời cả lớp hát một bài tạo khí thế vui vẻ, hào hứng.
Việc 2: GV nhận xét,giới thiệu bài -ghi tên bài lên bảng.
Việc 3: HS ghi tên bài, đọc mục tiêu bài học (Phần I), mở SGK TV 4, trang 5.
Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tìm hiểu đoạn viết
 1. Đọc và tìm hiểu nội dung bài chính tả.
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc cá nhân trả lời:
 Đoạn văn cho chúng ta biết điều gì?
Việc 2. Trao đổi với bạn nội dung bài chính tả.
Việc 3: Nhóm trưởng gọi các bạn nêu nội dung.
 2: Tìm hiểu cách viết
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu cá nhân tự nêu các từ viết hoa, các từ dễ lẫn, cách trình bày bài viết và tư thế ngồi viết.
 Việc 2 : Nhóm trưởng đọc từ khó- các bạn trong nhóm viết vở nháp.
 Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ cần viết hoa và những từ dễ lẫn.
 Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra các bạn viết từ khó.
 HĐ 2. Hướng dẫn nghe – viết
 Việc 1: GV đọc, cá nhân tự viết bài vào vở.
 * Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
 Việc 2: Đổi chéo vở với bạn bên cạnh để soát lỗi
 Việc 3 : Nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm, báo cáo với giáo viên, Gv chấm và nhận xét.
 HĐ 3. Thực hành làm bài tập 2a,3a
 Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm cá nhân vào vở bài tập Tiếng Việt
 Việc 2 : Nhóm trưởng yêu cầu 2 bạn trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét.
 Việc 3: Nhóm trưởng kiểm tra cả nhóm.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ cho cả lớp chơi trò chơi: Tìm và viết đúng tiếng có âm l/n.
Việc 2: Ban học tập cho cả lớp chia sẻ cách trình bày bài viết chính tả: đúng, sạch và đẹp.
Việc 3: Dặn dò học sinh về ôn bài và viết lại bài chính tả (nếu cần).
 Thứ sáu ngày 09 tháng 9 năm 2016
Tiết 1: Kỹ thuật
BÀI 1: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CĂT KHÂU THÊU(T1)
 I.MỤC TIÊU:
 -Hs biết được những vật liệu dụng cụ cắt khâu thêu.
 -Học sinh biết cách sử dụng những vật liệu ,dụng cụ cắt khâu thêu.
 - Rèn luyện tính cẩn thận cho các em.
 II.HOẠT ĐỘNG HỌC:
 1.Khởi động:
 Việc 1:HĐTQ tổ chức cho lớp chơi 1 trò chơ tập thể tạo không khí thoải mái cho lớp học.
 Việc 2:GV giới thiệu bài,nêu mục tiêu và ghi tên bài
 Việc 3: Học sinh ghi tên bài đọc mục tiêu và mở sgk	
 2.Hình thành kiến thức
 2.1Tìm hiểu vật liệu khâu thêu:
 Việc 1:Làm việc cá nhân:
 -Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân đọc mục I và II và xem hình minh họa ở sgk
 Việc 2:Làm việc theo cặp:
 - Nhóm trưởng yêu cầu thực hiện nhóm đôi:luân phiên đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
 -Có những vật liệu khâu thêu nào?
 -Kể tên các vật liệu khâu thêu đó?
 -Nêu cách sử dụng của các vật liệu khâu thêu?
 Việc 3:Làm việc theo nhóm:
 -Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời và cử đại diện báo cáo kết quả.
 -GV kết luận
 III.KẾT THÚC TIẾT HỌC:
 Việc 1:Nhóm trưởng yêu cầu các cá nhân chia sẻ cảm nhận của mình qua bài học.
 Việc 2:Về nhà chia sẻ cùng người thân.
Tiết 2: Toán
 TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Việc 1: Ban học tập cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 
Việc 2 : GV liên hệ giới thiệu bài mới, ghi tên bài lên bảng
 Hs ghi tên bài vào vở.
Việc 3: Đọc mục tiêu bài học ( Mục I).
2.Hình thành kiến thức:
HĐ 1:Thực hành
Việc 1: Cá nhân làm bài tập 1vào phiếu. Bài 2 , bài 4 (số đầu) vào vở. 	
Việc 2: Sau khi làm xong đổi vở, nhận xét bài cho nhau theo cặp.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. 
- Nhóm trưởng cho các bạn nêu lại cách làm bài tập1 và bài tập 2, giải thích cách làm của bài tập 4.
- Trưởng ban học tập gọi một nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Cả lớp thống nhất kết quả. Mời cô giáo chia sẻ.
III .KẾT THÚC TIẾT HỌC:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các hát
Việc 2: Cá nhân nêu cảm xúc của em sau tiết học.
Việc 3: Về nhà nghĩ ra biểu thức chứa một chữ có cả phép cộng và phép nhân rồi cùng bố, mẹ tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số khác nhau.
Tiết 3: Tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1_2.doc