Thiết kế bài học Mĩ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Tường Xuân Dương

Tiết 3:

Bài 4 - VẼ THEO MẪU

VẼ HÌNH TAM GIÁC

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được hình tam giác.

- Biết cách vẽ hình tam giác.

- Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác.

*HS khá giỏi: Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên: Đồ vật, hình ảnh có hình tam giác, minh hoạ cách vẽ hình tam giác.

2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ

III. Phương pháp:

- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập

IV. Các hoạt động dạy học :

ND - TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

I/ Ổn định tổ chức lớp (1’) - Hát, báo cáo sĩ số

II/ Kiểm tra ĐD HT (1’) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh . - Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.

III/ Bài mới.

* Giới thiệu bài (1’)

+ Biết vẽ hình tam giác giúp ta có thể vẽ được nhiều đồ vật

- Ghi bảng: Bài 4 - Vẽ hình tam giác

- Chú ý lắng nghe.

- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.

1. H. động1: Quan sát, nhận xét (5’)

- Giới thiệu các hình tam giác, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét :

+ Hình tam giác vẽ bằng mấy nét thẳng ?

- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hình minh họa :

+ Là những hình gì ? các đồ vật gì ?

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 VTV và kể tên các vật có hình tam giác.

* Nhận xét, tóm tắt, bổ xung : hình tam giác có 3 nét thẳng khép kín, có nhiều đồ vật dạng hình tam giác.

- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu hình tam giác:

+ Vẽ bằng 3 nét thẳng khép kín.

- Quan sát, nhận xét tìm hiểu hình minh họa:

+ Hình cái nón, cái ê – ke, mái nhà, dãy núi, khăn quàng đỏ là những hình tam giác.

- Học sinh quan sát, kể theo nhóm :

+ Hình cánh buồm.

+ Hình dãy núi.

+ Hình con cá.

- Tìm và kể thêm các đồ vật có dạng hình tam giác mà mình biết.

 

doc 59 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học Mĩ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Tường Xuân Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3’)
- Tinh thần, thái độ học tập.
- Khen ngợi động viên khuyến khích xem tranh.
IV/ Củng cố- Dặn dò (2’)
- Yêu cầu nêu lại nội dung hai bức tranh vẽ về đề tài gì?
- Quan sát, tìm hiểu hình dáng, mầu sắc của các quả dạng tròn.
+ Tranh vẽ phong cảnh.
Ngày soạn: 04/12/2016	 Ngày giảng: 05,09/12/2016
Tiết 14:
Bài 10 - VẼ THEO MẪU
VẼ QUẢ (QUẢ DẠNG TRÒN)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một vài loại quả.
- Biết cách vẽ quả dạng hình tròn.
- Vẽ được hình một loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.
* HS khá giỏi: Vẽ được hình một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Một số quả dạng tròn làm mẫu vẽ, minh hoạ cách vẽ.
2.Học sinh: quả dạng tròn, Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Những quả cây ở xung quanh chúng ta thường có dạng tròn. Bài này chúng ta tập quan sát và quả dạng tròn
- Ghi bảng: Bài 10- Vẽ theo mẫu
Vẽ quả (quả dạng tròn)
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động1: Quan sát, nhận xét (5’)
- Giới thiệu tranh ảnh, quả dạng tròn khác nhau cho học sinh quan sát, nhận xét :
+ Quả có dạng hình gì ?
+ Quả có mầu sắc gì ?
- Yêu cầu học sinh kể tên quả có dạng hình tròn mà mình biết, đặc điểm, mầu sắc của quả đó.
* Nhận xét chung về quả dạng tròn: có rất nhiều và phong phú, có quả tròn dẹt, hơi cong hay tròn dài.
- Quan sát, nhận xét các loại quả:
+ Quả bí ngô hơi tròn, màu da cam hoặc mầu xanh, nâu
+ Quả đu đủ : tròn dài, màu xanh hoặc mầu vàng.
- Tìm, kể tên các loại quả :
+ Quả xoài tròn, hơi cong, mầu vàng, quả cà chua mầu đỏ, xanh có múi, quả cam, quả quýt
- Chú ý lắng nghe, theo dõi.
2. H. động 2: Cách vẽ quả (5’)
- Minh hoạ, hướng dẫn học sinh cách vẽ quả dạng tròn :
+ Vẽ hình bên ngoài của quả trước. Quả có dạng hình tròn, hơi tròn, tròn cong hay tròn dài.
+ Quả đu đủ là 2 hình tròn gần nhau.
+ Nhìn mẫu, vẽ chi tiết cho giống quả : cuống, núm quả, múi quả
+ Tô mầu vào quả theo ý thích.
- Quan sát, nhận xét về cách vẽ quả dạng hình tròn:
+ Quả bí ngô tròn bẹt.
+ Quả đu đủ tròn hơi dài.
+ Quả xoài tròn hơi cong.
+ Quả hồng tròn cao.
+ Quả cà chua, bí ngô vẽ thêm các múi quả.
+ Quả cà màu tím.
+ Quả hồng màu đỏ.
- Quan sát, tìm hiểu về cách vẽ quả.
3. H. động 3: Thực hành (18’)
- Giáo viên cùng học sinh bày mẫu một số quả, yêu cầu học sinh chọn, quan sát và vẽ quả, tô mầu cho đẹp.
- Hướng dẫn học sinh vẽ 1 quả to rõ, sắp xếp quả giữa trong trang giấy.
- Gợi ý vẽ mầu quả theo ý thích, vẽ cả mầu nền.
- Quan sát, lựa chọn quả vẽ vào sách.
- Vẽ quả to, giữa trang giấy.
- Tô mầu vào quả theo ý thích.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (3’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Cách sắp xếp quả.
+ Cách vẽ quả.
+ Cách vẽ mầu của bài.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài học.
- Quan sát nét trang trí đường diềm.
- Vẽ quả dạng hình tròn,
Ngày soạn: 18/12/2016	 Ngày giảng: 19,22/12/2016
Tiết 16
Bài 13 - VẼ THEO MẪU
VẼ CÁ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hình dáng chung và các bộ phận và vẻ đ5p của một số loại cá.
- Biết cách vẽ cá.
- Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
*HS khá giỏi: Vẽ được một vài con cá và tô màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Tranh ảnh các loại cá, Minh hoạ cách vẽ con cá.
2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Những con cá có hình dáng và mầu sắc phong phú và đẹp. Bài này, chúng ta học cách vẽ cá và vẽ được tranh.
- Ghi bảng: Bài 13- Vẽ cá
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động1: Quan sát, nhận xét (4’)
- Giới thiệu tranh ảnh về cá khác nhau cho học sinh quan sát, nhận xét :
+ Các con cá giống hay khác nhau ?
+ Chúng có hình dáng gì ?
+ Con cá gồm có những bộ phận gì ?
+ Mầu sắc của con cá như thế nào ?
+ Hãy kể tên vài con cá mà em biết ?
- Nhận xét, kết luận, bổ xung về hình dáng, đặc điểm, mầu sắc của các con cá.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh nhận xét tranh vẽ đàn cá trong VTV1.
- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu về cá:
+ Các con cá khác nhau.
+ Có con cá dạng hình quả trứng, thon dài, có con cá hình tròn, có con cá hình thoi.
+ Con cá có: đầu mình, thân, đuôi, vây, miệng, mang cá
+ Mầu sắc phong phú và đẹp: màu vàng, màu da cam, hồng, đỏ, đen
+ Có con cá chép, cá mè, cá trắm, cá rô
- Chú ý lắng nghe, tìm hiểu.
- Quan sát, nhận xét tranh: tranh “Đàn cá đáng yêu” của Bảo Thư.
2. H. động 2: Cách vẽ cá (5’)
Hướng dẫn cách vẽ con cá :
- Vẽ mình thân cá trước, do con cá khác nhau có hình dáng khác nhau nên hình vẽ thân cá khác nhau.
- Vẽ đuôi cá.
- Vẽ các chi tiết khác của cá.
- Vẽ mầu vào con cá theo ý thích.
- Quan sát, nhận xét về cách vẽ cá:
+ Thân cá hình trứng, hình thoi, hoặc hình tròn.
+ Có các chi tiết như: vây, mang, đuôi, mắt, miệng, vẩy cá
+ Con cá có mầu tím, xanh, đen, đỏ, da cam, vàng, mầu xám.
3. H. động 3: Thực hành (20’)
- Cho học sinh xem một số tranh vẽ cá của học sinh năm trước.
- Hướng dẫn học sinh vẽ tranh đàn cá vào sách:
+ Vẽ con cá hoặc đàn cá vừa phải trong trang giấy.
+ Vẽ các chi tiết khác nhau vào tranh: cây rong, rêu, mặt nước
+ Vẽ mầu vào tranh theo ý thích.
- Gợi ý học sinh vẽ được các con cá khác nhau về hình dáng, về hướng bơi.
- Quan sát các tranh vẽ về cá.
- Vẽ tranh đàn cá theo ý thích.
- Sắp xếp hình vẽ cân đối trong trang giấy.
- Vẽ mầu theo ý thích, tô mầu kín tranh vẽ.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Cách sắp xếp hình vẽ.
+ Hình dáng, đặc điểm con cá. Cách vẽ mầu của bài.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Nhắc lại cách vẽ.
- Quan sát bài 14.
- Vẽ cá
- Nêu lại cách vẽ cá.
Ngày soạn: 24/12/2016	 Ngày giảng: 26,29/12/2016
Tiết 17
Bài 14 - VẼ TRANG TRÍ
VẼ MẦU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
- Biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông.
* HS khá giỏi: Biết cách vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông, tô màu đều, gọn trong hình.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Vài đồ vật có trang trí hình vuông. Bài trang trí hình vuông. Minh hoạ cách vẽ màu.
2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập đầu năm của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Tập tô mầu vào các hoạ tiết có sẵn ở hình vuông.
- Ghi bảng: Bài 14- Vẽ trang trí
Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét (4’)
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét viên gạch hoa, cái khăn tay có trang trí hoạ tiết, vẽ mầu, giúp học sinh nhận biết:
+ Trang trí làm đẹp thêm cho các đồ vật?
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các hình 1, 2 trong VTV :
+ Có những hình vẽ gì, được tô mầu như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các hình 3, 4 trong VTV :
+ Có những hình vẽ gì, được tô mầu như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hình 5 :
+ Vẽ những hình vẽ gì, sẽ tô mầu như thế nào ?
- Giới thiệu một số đồ vật có trang trí hình vuông cho học sinh thấy vẻ đẹp của trang trí hình vuông. 
- Tìm thêm các đồ vật có trang trí hình vuông ?
* Kết luận, nhận xét chung về trang trí hình vuông, họa tiết vầ mầu sắc của nó.
- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu:
+ Cái khăn tay, cái khăn tay, viên gạch hoa
+ Được trang trí, vẽ mầu vào hoạ tiết thì đẹp hơn.
- Quan sát, nhận xét:
+ Có hình hoa, hình con bướm, có hình ngôi sao nhiều cánh nét thẳng.
+ Cac họa tiết, các hình giống nhau tô cùng mầu giống nhau.
+ Vẽ lá cây ở 4 góc, hình thoi vẽ ở giữa hình vuông, hình tròn ở giữa hình thoi.
+ 4 góc tô cùng mầu, hình tròn tô mầu khác hình thoi.
- Quan sát, nhận xét:
+ Viên gạch hoa, cái khăn tay, tấm thảm.
- Chú ý lắng nghe.
2. H. động 2: Cách vẽ mầu (5’)
- Gợi ý học sinh chọn mầu để vẽ vào bài:
+ 4 cái lá sẽ tô mầu như thế nào ?
+ Hình thoi và hình tròn tô như thế nào?
+ Vẽ mầu xung quanh hình trước rồi vẽ mầu vào giữa sau ?
+ Vẽ mầu đều gọn nét, không chờm ra ngoài hình vẽ.
+ Vẽ mầu có đậm, có nhạt.
+ Tô cả mầu nền và hình vẽ khác nhau làm nổi bật hình vẽ.
- Quan sát, nhận xét tìm hiểu:
+ 4 lá cây tô giống nhau và tô màu khác hình tam giác.
+ Tô khác mầu nhau.
- Quan sát cách vẽ mầu.
3. H. động 3: Thực hành (20’)
- Yêu cầu học sinh chọn mầu theo ý thích rồi tô màu như đã hướng dẫn vào hình 5 - VTV.
- Gợi ý học sinh chọn mầu, tìm mầu.
- Lưu ý học sinh cách cầm bút, cách tô mầu, cách đưa nét.
- Quan sát vẽ mầu theo ý thích vào bài tập hình vuông.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Cách tô mầu
+ Mầu vẽ đã đẹp chưa.
+ Bài nào vẽ đẹp hơn.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Nêu lại nội dung bài. - Quan sát các cây khác nhau.
+ Bài vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông và vẽ mầu.
Ngày soạn: 01/01/2017	 Ngày giảng: 02,05/01/2017
Tiết 18
Bài 17 - VẼ TRANH
VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm hiểu nội dung đề tài.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà.
- Vẽ được bức tranh có hình ngôi nhà.
*HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh có ngôi nhà và có cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Tranh, ảnh phong cảnh có cây, nhà minh hoạ cách vẽ.
2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Ngôi nhà là hình ảnh quen thuộc gần gũi, được vẽ trong nhiều tranh.
- Ghi bảng: Bài 17 – Vẽ tranh
Ngôi nhà của em
- Chú ý lắng nghe.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. (5’)
- Giới thiệu tranh ảnh phong cảnh, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét tranh vẽ:
+ Các tranh vẽ có những hình ảnh gì ?
+ Tả hình dáng, đặc điểm ngôi nhà trong tranh ?
+ Hãy kể tên các phần chính của ngôi nhà.
+ Ngoài ngôi nhà, trong các tranh đó còn vẽ thêm những hình ảnh gì ?
- Yêu cầu học sinh nhận xét mầu sắc của tranh, của ngôi nhà.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong VTV1, bài 17 :
+ Tranh vẽ về cái gì ?
+ Ngoài ngôi nhà, trong tranh bạn còn vẽ thêm gì ?
- Quan sát tranh nhận xét các tranh vẽ :
+ Tranh vẽ có ngôi nhà, có cây hoa, đồi núi
+ Ngôi nhà cao to, ngôi nhà thấp, nhà nhiều tầng, có ngôi nhà ngói, nhà tranh
+ Ngôi nhà có mái ngói, thân tường, cửa sổ, cửa ra vào
+ Còn có cây hoa, người, đồi núi, ông mặt trời hàng rào
- Nhận xét về mầu sắc ở mái nhà, tường nàh, cửa sổ
- Quan sát, nhận xét tranh trong sách.
2. H. động 2: Cách vẽ tranh (5’)
- Vẽ ngôi nhà trước, có thể vẽ 1, 2 ngôi nhà khác nhau. Ngôi nhà cao tầng, ngôi nhà tranh.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác xung quanh ngôi nhà. Như: cây, hoa, đường, hàng rào, đồi núi
- Vẽ mầu vào tranh theo ý thích. Tô kín cả mầu nền của tranh.
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ tranh :
+ Ngôi nhà vẽ bao gồm có : mái nhà, tường, cửa sổ, cửa ra vào
+ Tìm các hình ảnh khác thêm cho bức tranh như : cây cối, hoa cỏ, hàng rào, đường đi, ông mặt trời, mây, người
3. H. động 3: Thực hành (19’)
- Yêu cầu học sinh nhớ, vẽ tranh ngôi nhà theo ý thích.
- Gợi ý học sinh vẽ ngôi nhà vừa phần giấy, vẽ to, rõ.
- Gợi ý vẽ các hình ảnh khác.
- Vẽ tranh ngôi nhà theo ý thích.
- Vẽ ngôi nhà trước rồi tìm thêm các hình ảnh cho phù hợp.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài:
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Cách vẽ ngôi nhà.
+ Cách vẽ mầu của bài.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Quan sát bài 18.
- Bài vẽ tranh ngôi nhà của em.
Ngày soạn: 08/01/2017	 Ngày giảng: 09,12/01/2017
Tiết 19
Bài 18 - VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MẦU VÀO HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Biết cách vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông, vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
* HS khá giỏi: Biết cách vẽ hoạ tiết, vẽ màu vào các hoạ tiết hình vuông. Hình vẽ cân đối, tô màu đều, gọn trong hình.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Vài đồ vật có trang trí hình vuông. Bài trang trí hình vuông. Minh hoạ cách vẽ màu.
2.Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập đầu năm của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (2’)
+ Trang trí hình vuông làm đẹp cho nhiều đồ vật. Bài này giúp chúng ta vẽ tiếp, tô mầu vào hình vuông.
- Ghi bảng: Bài 18- Vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ mầu vào hình vuông
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét (5’)
- Giới thiệu, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 trong VTV :
+ Các hình vuông vẽ những hình gì ? mầu sắc như thế nào ?
* Kết luận, nhận xét chung: có nhiều cách vẽ hình và tô mầu khác nhau ở trong hình vuông: các hình giống nhau thì vẽ bằng nhau, tô cùng mầu.
- Nhận xét vẻ đẹp của trang trí hình vuông trong cuộc sống.
- Giới thiệu các đồ vật có trang trí hình vuông: khăn tay, viên gạch
- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu các hình vuông trong VTV:
+ Hình vuông 1: vẽ 4 hình vuông nhỏ, mầu lam, da cam.
+ Hình 2 vẽ 4 hình tam giác.
+ Hình 3 vẽ hình vuông lớn ở giữa và 4 hình vuông ở góc.
+ Hình 4 vẽ bông hoa 4 cánh ở giữa.
+ Các hình vẽ giống nhau trong hình vuông thì vẽ bằng nhau, tô cùng mầu giống nhau.
2. H. động 2: Hướng dẫn cách vẽ (5’)
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hình 5:
+ Hình vuông có vẽ những gì, đã vẽ xong chưa ?
+ Phải vẽ tiếp hình bông hoa.
- Vẽ mầu vầo hình vuông.
-> Chọn 2 mầu: mầu vẽ ở 4 cánh hoa, mầu vẽ ở nền.
+ Các cánh hoa tô cùng mầu.
+ Tô đều không chờm ra ngoài.
- Quan sát, nhận xét hình 5:
+ Vẽ bông hoa 4 cánh, chưa vẽ xong.
+ Màu ở các cánh hoa tô cùng mầu.
+ Mầu nền tô khác màu hình vẽ.
3. H. động 3: Thực hành (18’)
- Yêu cầu học sinh vẽ tiếp, tô mầu đều vào hình vuông.
- Vẽ theo các nét chấm.
- Vẽ cân đối qua trục thẳng.
- Mầu nền có thể là 1 mầu hoặc tô 2 mầu.
- Vẽ tiếp hình, tô màu vào hình 5, VTV.
- Vẽ mầu theo ý thích, mầu các cánh hoa cùgn một mầu.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Cách tô mầu.
+ Mầu vẽ đã đẹp chưa.
+ Bài nào vẽ đẹp hơn.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Nêu lại nội dung bài. 
- Quan sát các con gà khác nhau.
+ Bài vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ mầu vào hình vuông.
Ngày soạn: 15/01/2017	 Ngày giảng: 16,19/01/2017
Tiết 20
Bài 19 -VẼ THEO MẪU 
VẼ GÀ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà.
- Biết cách vẽ con gà.
- Vẽ được con gà vẽ vẽ màu theo ý thích.
- HS khá giỏi: Vẽ được hình dáng một vài con gà và tô màu theo ý thích.
- Yêu mến các con vật. Có ý thức bảo vệ chăm sóc các con vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên: Tranh ảnh các con gà khác nhau, Minh hoạ cách vẽ.
2. Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
 - Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Hình ảnh các con gà rất đẹp, quên thuộc gần gũi được chúng ta vẽ vào tranh
- Ghi bảng: Bài 19 Vẽ gà
- Chú ý lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Giở sách quan sát, tìm hiểu bài.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét (4’)
- Giới thiệu tranh ảnh về gà. Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét :
+ Có những con gà gì trong tranh ?
+ Đặc điểm, cấu tạo con gà gồm có những bộ phận gì ?
+ Đặc điểm con gà trống như thế nào ?
+ Đặc điểm con gà mái như thế nào ?
* Tóm tắt, bổ xung, nhận xét chung về hình dáng, đặc điểm, mầu sắc các con gà.
- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu về con gà:
+ Có con gà trống, gà mái, các con gà con
+ Con gà có đầu tròn, thân hình trứng cổ, đuôi, cánh, chân, mỏ
+ Con gà trống có lông màu rực rỡ, to khoẻ, mào đỏ, đuôi dài, cong, chân cao to
+ Mào nhỏ, lông ít mầu, đuôi, chân ngắn hơn.
2. H. động 2: Cách vẽ gà (6’)
- Minh hoạ cách, yêu cầu học sinh quan sát, nêu cách vẽ :
+ Vẽ bộ phận nào của con gà trước ?
+ Rồi vẽ tiếp các chi nào của con gà ?
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ:
+ Vẽ phác hình đầu, thân, đuôi, cánh của con gà
+ Vẽ phác các chi tiết: mắt, mỏ, lông cổ, cánh, đuôi, mào
3. H. động 3: Thực hành (19’)
- Giới thiệu học sinh quan sát một số tranh vẽ về con gà.
- Yêu cầu học sinh xem tranh “Gà chọi” hình 2 – VTV1.
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh đàn gà hoặc con gà theo ý thích.
- Gợi ý học sinh vẽ thêm các hình ảnh khác theo ý thích vào tranh cho phù hợp: cây, hoa, ngôi nhà, ông mặt trời, đồi núi
- Xem tranh vẽ về gà.
- Vẽ tranh về gà theo ý thích.
- Vẽ con gà đúng các bước, đầy đủ các bộ phận.
- Vẽ thêm các hình ảnh khác vào tranh.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Tranh vẽ như thế nào ?
+ Cách sắp xếp hình vẽ.
+ Mầu sắc của bài vẽ.
+ Bình chọn bài vẽ đẹp.
IV/ Củng cố- Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Quan sát bài 20 – quả chuối, chuẩn bị đất nặn.
- Vẽ con gà.
Ngày soạn: 22/01/2017	 Ngày giảng: 23/01- 02/02/2017 
Tiết 21
Bài 20 - VẼ THEO MẪU
VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc, vẻ đẹp của quả chuối.
- Biết cách vẽ hoặc cách nặn quả chuối.
- Vẽ hoặc nặn được quả chuối.
* HS khá giỏi: Vẽ được hình một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh chụp quả cây có dáng dài: quả chuối, mướp, dưa chuột, minh họa cách vẽ, cách nặn.
2. Học sinh: Giấy vẽ, Vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy, mầu vẽ
III. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, giảng giải, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học :
ND - TG
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
I/ Ổn định tổ chức lớp (1’)
- Hát, báo cáo sĩ số
II/ Kiểm tra ĐD HT (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh .
- Báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
III/ Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
+ Khác với quả cây có dáng tròn là những quả cây có dáng dài. Bài này giúp chúng ta tạo hình quả chuối.
- Ghi bảng: Bài 20
Vẽ hoặc nặn quả chuối
- Quan sát, chú ý lắng nghe
Giở sách quan sát, tìm hiểu nội dung bài học.
1. H. động 1: Quan sát, nhận xét (5’)
- Giới thiệu cho học sinh xem các tranh ảnh và quan sát các quả thật :
+ Các quả có hình dáng giống nhau hay không ?
+ Mầu sắc của các quả có giống nhau hay không ?
+ Hãy kể tên vài quả có dáng dài
+ Mầu sắc của các quả đó.
- Đưa quả chuối, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét :
+ Hình dáng như thế nào ?
+ Đặc điểm các chi tiết của quả ?
* Nhận xét chung về hình dáng, đặc điểm mầu sắc của quả chuối.
- Quan sát, nhận xét, tìm hiểu về quả chuối:
+ Các quả có hình dáng khác nhau : có quả dài, thẳng, quả tròn, quả cong, quả ngắn
+ Có quả màu xanh, màu đỏ, vàng
+ Quả chuối, quả dưa chuột, quả ớt, quả mướp
- Quan sát nhận xét quả chuối : Quả chuối dài và hơi cong ; có cuống, núm hoa của quả, có gân cạnh quả.
+ Màu quả xanh lá cây khi còn xanh, mầu vàng khi chín.
2. H. động 2: Cách vẽ, nặn quả (5’)
a) Cách nặn:
- Dùng đất sét mềm dẻo để nặn.
- Nặn hình khối hộp dài trước.
- Sau đó nặn tiếp cho giống.
- Nặn thêm các chi tiết : cuống, núm quả
b) Cách vẽ:
- Vẽ hình dáng của quả chuối.
- Vẽ thêm núm, cuống, gân cho giống với quả chuối hơn.
- Tô mầu vào quả chuối theo ý thích.
- Quan sát, tìm hiểu cách nặn quả chuối.
- Quan sát, tìm hiểu cách vẽ quả chuối:
+ Hình vẽ dài, hơi cong.
+ Mầu quả chuối: mầu vàng hoặc xanh.
3. H. động 3: Thực hành (19’)
- Yêu cầu học sinh vẽ quả chuối ở lớp, về nhà tập nặn quả chuối.
- Vẽ hình to vừa phải so với trang giấy. Tô mầu quả theo ý thích.
- Gợi ý học sinh sắp xếp hình vẽ cân đối.
- Quan sát, vẽ quả chuối vào sách, tô mầu vào quả theo ý thích, vẽ cả mầu nền.
4. H. động 4: Đánh giá, nhận xét (2’)
- Chọn bài, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét :
- Nhận xét bài.
- Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ:
+ Về quả bạn vẽ.
+ Cách vẽ hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docmi_thuat_1.doc