Tiết 5 ĐẠO ĐỨC: ( Tiết 1 )
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT
I/. MỤC TIÊU: Học sinh biết được:
- Trẻ em 6 tuổi được đi học
- Biết tên trường tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Có thể biết giới thiệu tên mình với các bạn trong lớp.
- Yêu quý thầy cô bạn bè
- Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ :
Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Trò chơi vòng tròn gọi tên
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/. ỔN ĐỊNH: (1’)
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra vở bài tập đạo đức
3/. BÀI MỚI:
a. Giới thiệu bài (1’)
Treo tranh “Mẹ dắt bé đi học”
Trong tranh vẽ những gì?
Nét mặt của các bạn trong tranh như thế nào?
à Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bài “Em là học sinh lớp 1”
GV ghi đầu bài lên bảng:Em là học sinh lớp Một
b. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: Vòng tròn giới thiệu tên (10’)
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em
Phổ biến nội dung
Mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết
Cách chơi: Đầu tiên giới thiệu tên mình. em thứ hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. em thứ ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình. tuần tự cho đến người sau cùng
- Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu
- Ổn định nêu câu hỏi
- Trò chơi giúp em điều gì?
- Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình với các bạn?
- Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn trong lớp?
à Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các bạn. Mỗi em đều có một cái tên đó là quyền khi sinh ra cần có “ Trẻ em cũng có quyền có họ và tên”
HOẠT ĐỘNG 2:Giới thiệu sở thích của mình (9’)
Yêu cầu : Mỗi tổ cử ra 2 bạn lên bảng dán tranh và nêu lên sở thích của mình cho các bạn nghe.
+ Các tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau không?
à Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi với nhau. Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau, nhưng cũng có bạn giống nhau. Cô mong muốn các em đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. bên cạnh đó các em phải biết tôn trọng sở thích và ước mơ của bạn.
HOẠT ĐỘNG 3: Kể về ngày đầu tiên đi học(8’)
Bố mẹ đã chuẩn bị những gì cho các em đi học?
Ngày đầu tiên đến trường em gặp những ai?
Cảnh vật xung quanh thế nào?
Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?
Cô giáo dạy lớp em tên là gì? Thầy cô đón chào em như thế nào?
Em có thích không?
à Các em phải biết tự hào và yêu quý những tình cảm đó là Quyền được đi học, Quyền có mái ấm gia đình, tự hào là học sinh.
4. CỦNG CỐ- DẶN DÒ :
Hỏi : Trò chơi vòng tròn giúp em điều gì?
Để cha mẹ, thầy cô vui lòng em phải làm gì?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị xem trước bài Hát
- Mẹ và các bạn
- Vui vẻ phấn khởi
Hình thức: Học theo nhóm
Lắng nghe hướng dẫn nội dung chơi.
Quan sát nhóm làm mẫu,cả lớp cùng thực hiện.
Giới thiệu tên mình, bạn.
Được biết tên các bạn
Thích thú vì được các bạn biết tên mình.
Vui thích vì có thêm nhiều bạn mới.
Kể với nhau về sở thích của mình
Thực hiện dán tranh, nêu sở thích của mình cho cả lớp nghe
Hình thức: Học cả lớp
Giơ tay phát biểu. Nêu những cảm nghĩ, cảm xúc của mình qua câu hỏi gợi ý
Giới thiệu tên mình, biết tên bạn.
Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời.
ủa ô vuông, viết nét ngang rộng 2ô li Nét dọc: đặt bút ngang đường kẻ dọc, hàng kẻ thứ ba viết nét sổ cao ô li. Nét xiên trái: đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên trái. Nét xiên phải: đặt bút ngay đường kẻ dọc, đường li thứ ba viết nét xiên nghiêng bên phải. TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG 2 : Giới thiệu nhóm nét (30’) - Móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu Giáo viên giới thiệu cấu tạo của từng nét. *Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết: + Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 2 dòng li , điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. + Đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét móc xuôi cao 1 dòng li, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. + Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét móc xuôi cao 1 dòng li, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố GV ghi lên bảng một số chữ yêu cầu HS chỉ và gọi tên các nét mà em tìm trong nhóm chữ TIẾT 3 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu nhóm nét (15’) Nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín - Cho học sinh xem mẫu hỏi: Nét cong hở trái cao mấy đơn vị ? Nét cong hở phải cao mấy đơn vị ? Nét cong kín cao mấy đơn vị? Hướng dẫn viết bảng, nêu qui trình viết : Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết nét cong hở (trái), điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất Tương tự, nhưng viết cong về bên phải. Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét cong kín theo hướng từ phải à trái nét cong khép kín điểm kết thúc trùng với điểm đặt bút. HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhóm nét (15’) - Nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt Nét khuyết trên cao mấy dòng li? Nét khuyết dưới mấy dòng li? - Nét thắt cao mấy đơn vị? à Nét thắt cao 2 ô li nhưng điểm thắt của nét hơi cao hơn đường kẻ thứ hai 1 tí. Hướng dẫn viết bảng : Nêu qui trình viết: Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ ba, viết nét khuyết dưới 5 dòng li. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ nhất, viết nét thắt cao trên 2 đơn vị 1 tí ở điểm thắt. Điểm kết thúc trên đường kẻ thứ hai. 4/. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Cho HS đọc tên các nét - Luyện viết các nét đã học vào bảng con - Xem trước bài âm e tìm hiểu nội dung trong SGK Hát - Để các đồ dùng học tập lên bàn, cô giáo kiểm tra - Đọc tên nét và kích thước của các nét Đọc tên nét, độ cao của nét + Thao tác viết bảng con Học sinh viết từng nét vào bảng con, đọc tên nét + Thao tác viết bảng con Học sinh viết từng nét vào bảng con, đọc tên nét HS thi đua + Thao tác viết bảng con Học sinh viết từng nét vào bảng con, đọc tên nét + Thao tác viết bảng con Học sinh viết từng nét vào bảng con, đọc tên nét Lớp đọc ĐT Tiết 4: Mỹ thuật (Tiết 1) XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I-MỤC TIÊU -Giúp HS làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. -Tập quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II-CHUẨN BỊ: - Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường ngày lễ, công viên, cắm trại,) III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔÏNG HS 1. Bài cũ:(3’) - Kiểm tra đồ dùng. 2. Bài mới: (30’) - Giới thiệu bài. - Ghi tựa bài. Hoạt động1: Giới thiệu tranh - Giới thiệu tranh để HS quan sát: Đây là loại tranh vẽ về đề tài thiếu nhi vui chơi ở trường, nhà và các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một tranh rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ tranh. Ví dụ: +Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều các hoạt động khác nhau, +Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau,.. - Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ, nhiều bạn đã say mê về đề tài này và vẽ những tranh đẹp, chúng ta cùng xem tranh của bạn. Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh xem tranh. -GV treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi (đã chuẩn bị) hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong vở tập vẽ lớp 1 và đặt một số câu hỏi gợi ý, đẫn dắt HS tiếp cận các bức tranh. Các câu hỏi có thể là: + Bức tranh vẽ những gì? +Em thích bức tranh nào ? +Vì sao em thích bức tranh đó ? - GV dành thời gian từ 2 đế 3 phút để HS quan sát các bức tranh trước khi trả lời các câu hỏi trên. - GV tiếp tục đặt các câu hỏi khác để HS tìm hiểu thêm về bức tranh . + Trên tranh có những hình ảnh nào? (nếu có hình ảnh và mô tả hình dáng động tác). + Hình ảnh nào là chính? (thể hiện rõ nội dung bức tranh), hình ảnh nào là phụ? (hỗ trợ làm rõ nội dung chính). + Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm). + Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn? + Em thích nhất màu nào trong tranh của bạn? -GV lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trên cho từng bức tranh. - Khi Hs trả lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em, nếu HS trả lới chưa đúng GV sửa chữa và bổ sung thêm. GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp, thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. (2’) Nhận xét chung tiết học, về nội dung bài học và ý thức học tập của các em. 3. Cũng cố - Dặn dò:(2’) -Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. - Chuẩn bị cho bài học sau. - Chuẩn bị đồ dùng. - Hs quan sát tranh ở SGK *Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều các hoạt động khác nhau, *Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau,.. - HS Quan sát, lắng nghe. *HS quan sát tranh trong vở tập vẽ lớp 1 *Bức tranh vẽ đua thuyền, bể bơi. *Em thích bức tranh đua thuyền. *Bức tranh đó đẹp. *HS tìm hiểu thêm về bức tranh . *Trên tranh có những hình ảnh các bạn đua thuyền * Hình ảnh chèo thuyền là chính. Hình ảnh mặt nước là phụ *Hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở sông, hồ, bể bơi. *Hs kể tên các màu. Màu được vẽ nhiều hơn là màu xanh. *Em thích nhất màu .... trong tranh của bạn - HS Lắng nghe và ghi nhớ. *HS lắng nghe GV hệ thống bài. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 5 TOÁN: ( Tiết 2 ) NHIỀU HƠN - ÍT HƠN I/. MỤC TIÊU : Hs - Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật - Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh số lượng hai nhóm đồ vật ham thích hoạt động học qua thực hành, qua trò chơi thi đua - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II/. CHUẨN BỊ : Sách Toán 1, tranh minh họa trang 6 III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/. ỔN ĐỊNH: (1’) 2/. KIỂM TRA BÀI CŨ (4’) Kiểm tra SGK và bút chì Bài : “Tiết học đầu tiên” - Nêu các vật dụng cần có khi học toán - Nêu các hình thức học tập mà em biết? Nhận xét 3/. BÀI MỚI: a. Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. Nhiều hơn,ít hơn b. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn so sánh số lượng ly và thìa (16’) -GV chỉ vào tranh vẽ trên bảng và hỏi: -Sau khi để muỗng vào ly có nhận xét gì? có đủ muỗng để vào ly không? -Số ly so với muỗng như thế nào? Số muỗng so với ly như thế nào? - Đọc mẫu : Số ly nhiều hơn số muỗng. Số muỗng ít hơn số ly. Tương tự : Thực hiện thao tác và so sánh : 5 cái chén và 4 cái dĩa HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành so sánh các nhóm đồ vật (SGK/6) (20’) Tranh 1 : So sánh bình và nút Tranh 2 : Thỏ và cà rốt Tranh 3 : Nồi và nắp nồi Tranh 4 : Ổ cắm điện và phích cắm điện 4. CỦNG CỐ: (3’) Trò chơi: Thi đua gắn số lượng các nhóm mẫu vật nhiều hơn, ít hơn. 5/. DẶN DÒ (2’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài hình vuông - hình tròn. Hát - Sách, vở, bộ thực hành học toán. - Học theo lớp, đôi bạn, nhóm - Có 1 cái ly không có muỗng. - Số ly nhiều hơn số muỗng. - Số muỗng ít hơn số ly. - Nhắc lại - Hình thức: học cá nhân - Thực hiện thao tác mới để tìm kiếm ra số lượng dư và thiếu của từng nhóm mẫu vật - Tham gia trò chơi gắn số lượng mẫu vật theo hàng ngang để so sánh --------------------------------------------- Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2015 Tiết 1+2+3 HỌC VẦN: ( Tiết 7+8+9 ) BÀI 1: e I/. MỤC TIÊU : - Học sinh làm quen nhận biết được chữ và âm e. - Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II/. CHUẨN BỊ : - Sách giáo khoa; Bộ thực hành III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/. ỔN ĐỊNH: (1’) 2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: (2’) - Kiểm tra SGK – Bộ thực hành 3/. BÀI MỚI : Giới thiệu bài: (2’) Lần lượt treo từng tranh và hỏi: + Tranh vẽ những gì? - Trong các tiếng bé, ve, xe, me là các tiếng có âm gì giống nhau ? * Bài học hôm nay cô giới thiệu đến các em đó là bài âm e. Ghi đầu bài lên bảng: b. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện chữ (5’) Gắn chữ mẫu e – Đọc mẫu - Tô chữ mẫu - Chữ e gồm một nét thắt - Tìm chữ e trong bộ thực hành chữ cái HOẠT ĐỘNG 2: Dạy chữ ghi âm e (10’) - Phát âm mẫu : e Khi phát âm, âm e miệng mở hẹp không tròn môi. Sửa cách phát âm cho học sinh HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn viết chữ trên bảng (7’) - Gắn chữ viết mẫu giới thiệu và hướng dẫn kĩ (vì đây là bài viết đầu tiên) độ cao, hàng kẻ, dòng li, đường kẻ dọc. + Viết mẫu, nêu qui trình viết Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết chữ e cao 2 ô li, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất. e Nhắc và sửa tư thế ngồi cho học sinh , sửa sai nét viết. TIẾT 2 Luyện tập: HOẠT ĐỘNG I: Luyện đọc (20’) - Học sinh lần lượt phát âm âm e. - Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của học sinh HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết (10’) Hướng dẫn qui trình giống tiết 1. Tô mẫu chữ Hướng dẫn viết tô. Nhắc tư thế ngồi viết. Nhận xét hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói (5’) Cho học sinh mở sách quan sát từng bức tranh . Khai thác nội dung tranh - Mỗi bức tranh nói về loài nào? - Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Các bức tranh này có điểm gì giống nhau? à Mỗi một bức tranh các loài vật học tập: Chim học hót, kiến học đàn dù loài vật hay bé đều có yêu cầu học tập. Các em phải cố gắng học hành chăm ngoan. 5/. Củng cố- dặn dò: (4’) Đọc lại bài trên bảng Nhận xét tiết học Đọc và xem bài âm e chuẩn bị bài âm và chữ b. Hát - Bé, xe, ve, quả me - Có âm e giống nhau. - Đồng thanh, cả lớp Quan sát mẫu chữ và thao tác của cô. - HS tìm một chữ e trong bộ chữ đưa lên. Phát âm, âm e Cá nhân theo dãy; Đồng thanh nhóm, cả lớp - Nhắc lại tên gọi của các hàng kẻ - Đường kẻ 1, 2, 3,4 ,đường kẻ dọc, dòng li Viết bảng con chữ e. - Đọc CN- ĐT, nhóm, lớp. - Học sinh tô chữ e vào vở tập viết - Nói về các con vật: chim, kiến, ếch, gấu. - Các bạn và các con vật đều đang học. - Trả lời và nêu cảm nghĩ của mình về nội dung tranh. Nói tự nhiên dựa vào câu hỏi của giáo viên. Đọc CN- ĐT Tiết 4 THỦ CÔNG: ( Tiết 1 ) GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA, DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I. MỤC TIÊU : - Nhận biết một số loại giấy sử dụng khi học môn thủ công, dụng cụ học tập phân môn. GDTKNL: GDHS tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán cắt giấy Tái sử dụng các loại giấy báo cũ, lịch cũ để dùng trong các bài thủ công. Hiểu được đặc điểm tác dụng của vật liệu, dụng cụ dùng trong cuộc sống lao động của con người để từ đó hình thành cho hs ý thức tiết kiệm năng lượng. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II/. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Giấy bìa, giấy màu, giấy nháp. Kéo, hồ, thước, - Học sinh Giấy màu, kéo, hồ, thước, vở. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1/. ỔN ĐỊNH: (1’) 2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: (2’) Kiểm tra các đồ dùng học tập trong môn thủ công 3/. BÀI MỚI : a. Giới thiệu bài: (1’) Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em bài. - Một số loại giấy bìa, dụng cụ học thủ công b. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1: (20’)Giới thiệu dụng cụ học môn thủ công Đưa mẫu giấy bìa - Mẫu giấy cô đưa mỏng hay dày so với giấy vở à Đó gọi là giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề Hướng dẫn phân biệt giấy bìa: - Quan sát vở hoặc sách so sánh bìa vở hoặc sách em thấy có gì khác so với các trang bên trong. à Giấy bìa là một dụng cụ học tập trong môn thủ công. Như các em thấy người ta dùng giấy bìa để làm bìa vở, sách và trang trí rất đẹp giúp cho vở, sách dùng được bền lâu và tạo cái đẹp cho mọi người Đưa mẫu các hình xếp gấp hoặc cắt dán bằng thủ công : Các mẫu hình và các mẫu dán được làm bằng giấy gì? Giấy thủ công có màu sắc như thế nào? Phần sau mặt màu sắc em có nhận xét gì? à Giấy thủ công cũng là một dụng cụ học tập của môn. Nó giúp các em tạo ra những sản phẩm như các em đã được quan sát. à Ngoài giấy màu, giấy bìa . các em còn biết những dụng cụ nào khi học thủ công cần có. Nêu tác dụng của từng dụng cụ à Nghe và bổ sung thêm các ý học sinh chưa nêu đủ. *GDTKNL& SDHQ : Không dùng thước để gõ bàn hoặc đánh nhau. Không dùng kéo châm chọc nhau gây nguy hiểm. Nên dùng hồ khô để đảm bảo vệ sinh, biết bảo quản các vật dụng và dọn dẹp vệ sinh sau khi thực hành. Tái sử dụng các loại giấy báo cũ, lịch cũ để dùng trong các bài thủ công là góp phần bảo vệ tài nguyên của đất nước 4/. DẶN DÒ : Đem đủ các dụng cụ trong giờ học thủ công Xem trước bài : Xé dán hình đã học ở MG Hát Đồ dùng học tập: Giấy màu, Thước, hồ, kéo -Quan sát nhận xét màu sắc các mẫu giấy bìa - Học sinh sờ và nêu nhận xét dày hơn so với bìa tập -Bìa vở, sách dày hơn so với trang bên trong. - Quan sát mẫu vật và tranh mẫu trả lời: - Làm bằng giấy thủ công. -Nhiều màu sắc đẹp xanh, đỏ, tím, . Có hàng kẻ ô li giống vở. -Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán - Thước để kẻ, để đo - Bút chì để viết, để vẽ. - Kéo dùng để cắt, dán sản phẩm Hồ để dán HS lắng nghe, ghi nhớ ---------------------------------------- Tiết 5 TOÁN: ( Tiết 3) HÌNH VUÔNG HÌNH TRÒN I/ Mục tiêu: - Hs nhận ra và nêu đúng tên hình vuông và hình tròn. - Nhận biết hình vuông và hình tròn qua các vật thật xung quanh. - Phân biệt được hìnhvuông và hình tròn qua các bài tập thực hành. - Giáo dục học sinh tính tính chiùnh xác và ham hoạt động. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II/ Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Tiết học trước em được học bài gì? - GV đưa một vật mẫu yêu cầu học sinh so sánh. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. Hình vuông – Hình tròn b. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu hình vuông (8’) Lần lượt gắn lên bảng các hình có màu sắc kích thước khác nhau. Hỏi: - Đây là hình gì? - Xoay và đặt lệch vị trí hình vuông thứ hai – hỏi - Khi cô đặt lệch vị trí hình vuông, các em hãy nhận xét xem đó là hình gì? - Yêu cầu 2, 3 em học sinh kiểm tra lại bằng cách đặt nghiêng các hình vuông trên bảng. à Các mẫu hình trên bảng có cái to cái nhỏ, màu sắc khác nhau, đặt ở vị trí khác nhau nhưng tất cả đều là hình vuông. Yêu cầu học sinh tìm xung quanh lớp hoặc xung quanh mình những vật có dạng hình vuông. Kết hợp cho học sinh xem mẫu vật và giải thích. + Khung hình. + Khăn mùi soa, khăn mặt... HOẠT ĐỘNG : Giới thiệu hình tròn(8’) Để lẫn mẫu hình vuông và hình tròn yêu cầu học sinh. Hai tổ thi đua tìm mẫu hình gắn lên bảng Sau 1 bài hát tổ nào gắn được nhiều, đúng, thắng Nhận xét việc thực hiện của học sinh , hỏi + Các mẫu hình tròn trên bảng có kích thước như thế nào? Có màu sắc như thế nào? + Yêu cầu : Tìm các vật có dạng hình tròn. 4. Luyện tập: Cho HS mở SGK, HDHS đọc tên hình. GV nêu yêu cầu, cho HS tô màu vào các hình ở SGK GV theo dõi giúp HS tô màu Nhận xét khen ngợi những em tô đẹp, chọn màu phù hợp. 4. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào? Tìm một số vật có hình vuông và hình tròn. Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau Hát - Nhiều hơn, ít hơn. - Hình vuông - Hình vuông - Học sinh lên bảng thực hiện. Học sinh kể - Học sinh thực hiện theo nhóm. HS đọc tên hình và tô màu vào các hình ở SGK Có 4 cạnh bằng nhau. Học sinh thi đua tìm vật có hình vuông, hình tròn. ---------------------------------------------- Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2015 Tiết 1+ 2+ 3: HỌC VẦN: ( Tiết 10 +11+12) Bài 2 : b I.Mục tiêu : Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm b ghép được tiếng be Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữ chữ với tiếng chỉ đồ vật . Trả lời được 1- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK . Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của con vật. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II- Đồ dùng dạy học : - Sách giáo khoa; Bộ thực hành III- Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Gv hỏi: - hôm trước học âm gì ? Gv: nhận xét –ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu âm và chữ (20’) Gv: Treo tranh lên bảng cho hs thảo luận và hỏi: - Các tranh này vẽ ai? Vẽ gì? Gv: ghải thích : bé, bà, bóng, bê. Gv: Các tiếng đều có âm gì giống nhau? Gv: ghi đầu bài học Đây là chữ b ( âm b) Gv: Hôm trước ta đã học chử và âm e bài này chúng ta học chử và âm b, b ghép với e thành tiếng be. Gv ghi bảng : b e be Hỏi vị trí của b và e Gv: phát âm mẫu bờ- e- be Nghỉ giữa tiết (3’) Hoạt động 2 : (8 phút) Hướng dẫn viết bảng con Gv vừa viết vừa nêu quy trình viết: b be Gv nhận xét sửa sai Gv cho hs đọc lại bài. Gv nhận xét tiết học Hát HS đọc và viết bảng con e Hs qs tranh và trả lời câu hỏi: - Bé, bà , bóng , bê - hs âm b - hs đọc cá nhân , nhóm tổ , đồng thanh một lần. Hs : b đứng trước, e đứng sau Hs: đọc tiếp sức cá nhân, nhóm tổ bàn đòng thanh một lần. Học sinh hát múa hs quan sát theo dõi Hs viết bảng con Hs nhận xét. Hs đọc bài trên bảng Tiết 2 : LUYỆN TẬP Hoạt động 1 : (20 phút) HDHS luyện đọc bài tiết 1 Cho HS đọc lại bài trên bảng GV nhận xét, chỉnh sửa Hướng dẫn hs nối tiếng với tranh. Hoạt đông 2 : (10 phút) Luyện viết. Hướng dẫn cho hs tập tô trong vở tập viết. Gv nhận xét sửa sai. Nhận xét bài viết của hs giữa tiết: (3 phút) Hoạt động 3: (5 phút) Luyện nói Gv : cho hs quan sát tranh và hỏi: - Ai đang học bài? - Bạn nào đang viết chữ e? - Bạn Voi đang làm gì? - Bạn ấy có biết đọc chữ không? Vì sao em biết? - Ai đang kẻ vở? - Hai bạn gái đang làm gì? - Các bức tranh này giống nhau điều gì? - Khác nhau thế nào? 4- Cũng cố dặn dò: Gv : cho hs đọc bài trên bảng. Gv : gợi ý hs tìm tiếng có chữ b. - Về nhà học kĩ bài, viết bài nhiều lần cho đúng đẹp. - Tự tìm chữ vừa học ở nhà. - Xem trước bài 3. Hs đọc tiếp sức đọc tổ , bàn , đồng thanh Học sinh nối Học sinh tô Học sinh viết vào vở kẻ ô li. Học sinh nhận xét. Học sinh hát múa Học sinh quan sát và trả lời: - Chim non đang học. - Bạn Gấu đang tập viết chữ e - Bạn voi đọc sách. - Bạn chưa biết đọc vì cầm ngược sách. - Bạn gái đang kẻ vở. - Xếp đồ chơi. - Ai cũng tập trung vào học tập. - Các loài khác nhau, các công việc khác nhau. HS đọc cá nhân, tổ, bàn, đồng thanh 1 lần . ba, bế, bé. Học sinh nhận xét. Tiết 4 Học hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP (Dân Ca Nùng – Đặt Lời: Anh Hoàng) I. Yêu cầu - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay và gõ đệm theo bài hát. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Hát đúng giai điệu bài quê hương tươi đẹp. - Nhạc cụ đệm, gõ (thanh phách) III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ôn định tổ chức: (1’) Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là bài đầu tiên 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp(20’) + Giới thiệu qua cho HS biết: - GV hát mẫu - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn ( bài chia làm 5 câu). -Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2 – 3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những tiếng cuối cấu hát ứng với trường độ từng nốt để nhắc HS ngân đúng phách - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. *Hoạt động 2: (10’)hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gỗ đệm theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách ( mỗi bên gõ 2 phách) * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: (2’) - Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách 1 lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Nhận xét chung ( khen thưởng các em thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ họa nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhở các em yêu cầu trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập -Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe Nghe GV hát mẫu - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV. HS thực hiện hướng dẫn của GV + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ. Theo hướng dẫn của GV - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV - Trả lời + Bài; Quê hương tươi đẹp. + Dân ca Nùng - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ ---------------------------------------- Tiết 5: TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: ( Tiết 1 ) CƠ THỂ CHÚNG TA I/. MỤC TIÊU : Sau bài học này, học sinh biết: - Nhận ra 3 phần chính của cơ thể đầu, cổ , mình và chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. - Tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc. II/. CHUẨN BỊ : Tranh minh họa ở sách giáo khoa III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra SGK và vở bài tập TNXH 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) Yêu cầu học sinh thực hiện bài hát “Thể dục buổi sáng” àQua các hoạt động của bài hát . Các em thấy từng phần và từng bộ phận của chúng ta đều hoạt động. Vậy tên gọi các phần, các bộ phận và tác dụng đó như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài “Cơ thể chúng ta” Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG 1: (10’) Quan sát các bộ phận bên ngoài của cơ thể Yêu cầu : Học đôi bạn, q
Tài liệu đính kèm: