Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 3 năm 2007

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết :

- Thế nào là ăn mặc sạch sẽ.

- ích lợi của việc ăn mặc sạch sẽ.

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bài hát: Rửa mặt như Mèo, một cái lược.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 23 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 3 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 T: GT trực tiếp.
b.Luyện tập(23’)
Bài 1: Điền số:
Củng cố nhận biết số qua các đồ vật, con vật.
Bài 2: Số?
Củng cố về phân tích số.
Bài 3: Số?
Củng cố các số từ 1 đến 5.
Bài 4: Viết số:
T: Quan sát giúp H viét đúng, chú ý H yếu viết chậm.
T: Chấm một số bài.
 Nhận xét.
3. Trò chơi “Ai nhanh hơn”(5’)
T nêu yêu cầu và cách chơi
Cho các số từ 1 đến 5 không theo thứ tự
-Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
3.Củng cố- dặn dò(1’)
- T nnhận xét giờ học.
2 em.
H: Theo dõi.
Nêu yêu cầu bài tập.
H: Làm bài cá nhân. Chữa bài- chấm bài.
H:Làm bài, chữa bài, nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập.
H: Làm bài, chữa bài theo nhóm.
H: Đọc các số.
Viét các số 1; 2; 3; 4; 5.
H lắng nghe
H chơi nhóm 5 bạn
Nhóm nào xếp đúng, nhanh nhóm đó thắng
- Đếm từ 1 đến 5, đọc từ 5 đến 1.
- Xem trước bài <.
Toán bé hơn, dấu <
I. mục tiêu: Giúp học sinh :
- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “ bé hơn” khi so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn
II. Đồ dùng dạy học: 
Các tấm bìa ghi các số từ 1 đến 5, dấu <.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
T đọc cho HS viết các số 4; 5.
 Nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
HĐ1 Nhận biết quan hệ bé hơn.(10’)
T: Yêu cầu HS quan sát SGK.
 - Tranh 1 có mấy ô tô?
 - Tranh 2 ở bên phải có mấy ô tô?
 - Một ô tô có ít hơn 2 ô tô không?
Các hình vẽ ở dưới hỏi tương tự để H trả lời được 1 ô vuông ít hơn hai hình vuông.
1 bé hơn 2 viết như sau: 
 1 < 2
Dấu < đọc là: bé hơn.
Làm tương tự với các tranh bên phải.
T: ghi:
1 < 2 3 < 4
2 < 3 4 < 5
Khi viết dấu < giữa hai số bao giờ mũi nhọn cũng chỉ vào số bé hơn.
HĐ2.Thực hành( 18’)
Bài 1: Viết dấu <:
T: Giúp H viết đúng dấu <.
Bài 2: Viết theo mẫu:
Củng cố về nhận biết và so sánh các số.
Bài 3: Viết dấu < vào ô trống:
Củng cố về so sánh các số.
Bài 4 Nối ô vuông với số thích hợp 
T: Gợi ý: Nối mỗi ô vuông vào một hay nhiều số thích hợp, chẳng hạn có: 1 < thì nối với các số 2; 3; 4; 5. Vì: 1 < 2; 1 < 3; 1 < 4; 1 < 5.
3.Củng cố – dặn dò:( 2’)
-Nhận xét giờ học.
-Yêu cầu H đọc dấu bé.
-Xem trước bài dấu lớn hơn ( > ).
H: Viết số: 4; 5.
H: Quan sát từng nhóm đồ vật SGK.
Có 1 ô tô.
Có 2 ô tô.
1 ô tô ít hơn 2 ô tô.
H: Nhắc lại 1 ít hơn 2.
H: Đọc một bé hơn hai.
H: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
Nêu yêu cầu bài tập.
H: Viết dấu bé.
Nêu yêu cầu bài tập.
H: làm bài – chữa bài.
Nêu yêu cầu bài tập.
H: Làm bài - đổi vở kiểm tra bài của bạn.
Nêu yêu cầu bài tập.
H:Làm bài – chữa bài: cá nhân.
 Nhận xét.
Cả lớp đọc dấu <.
Mĩ thuật T3 vẽ màu vào hình đơn giản
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận biết ba màu: Đỏ, vàng, lam.
- Biết vẽ màu vào hình đơn giản, vẽ được màu kín hình.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh vẽ có màu: Đỏ, vàn, lam.
- Vở tập vẽ, bút sáp.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Kiểm tra dụng cụ của H.
 T: Nhận xét.
2.Dạy học bài mới
HĐ1 : Giới thiệu màu sắc(7’)
T: Quan sát hình 1 bài 3 trong vở tập vẽ.
 Hãy kể tên các màu ở hình 1?
- Kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam?
T: Kết luận: Một số vật xung quanh ta có màu đỏ, vàng, lam, làm cho vật đẹp hơn.Có 3 màu chính: đỏ, lam, vàng
HĐ 2: Thực hành (18’)
T: Gợi ý H tô màu
T: Giúp một số H còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét đánh giá:(5’)
Nhận xét cách tô màu của H
Chọn một số bài tô màu đẹp.
3.Củng cố-dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà quan sát các vật xung quanh và gọi tên màu của chúng.
H: Để đồ dùng lên bàn.
H: Theo dõi.
- đỏ, lam, vàng
- quả đỏ, hoa vàng, mũ lam
H: Chỉ vào các màu: Đỏ, vàng, lam.
H: Tô màu vào hình 2, 3, 4.
H: Tô màu phù hợp.
Các nhóm trình bày bài tô màu đẹp.
H chọn bài tô đẹp
Xem trước bài 4.
Toán: T12 luyện tập
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
- Củng cố những khái niệm ban đầu về lớn hơn, sử dụng các dấu .
- Bước dầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ ghi bài tập.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Kiểm tra bài cũ:
 T đọc cho H viết: 1 2; 4
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Luyện tập:
Bài 1: Điền > , <
GV: Gợi ý so sánh hai số rồi điền dấu.
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 5.
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Củng cố về nhận biết số và so sánh các số qua các đồ vật.
Bài 3: Nối với số thích hợp.
Yêu cầu HS chữa bài cá nhân nối tiếp.
Nhận xét.
GV: Chấm một số bài, nhận xét.
IV.Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Xem trước bài dấu bằng (=).
HS: Viết bảng con rồi đọc.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài, chữa bài.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài, chữa bài.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài, đổi chéo để kiểm tra, nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiếng việt bài 13: n - m
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Đọc, viết được n, m, nơ, ne.
-Đọc được câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ; bò bê no nê.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bộ chữ tiếng việt, tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
3’
2’
7’
10’
6’
15’
7’
7’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bi, ca.
Nhận xét. 
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
GV: Ghi n-m.
b.Dạy chữ ghi âm n.
b1.Nhận diện chữ: 
Chữ n gồm 2 nét, nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
b2.Phát âm và đánh vần:
GV: Phát âm n.
GV: Ghi n
? Có âm n, muốn có tiếng nơ ta thêm âm gì?
GV: Ghi nơ.
? Tiếng nơ có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
Đánh vần như thế nào?
Nờ-ơ-nơ
GV: Nhận xét.
b3.Hướng dẫn viết n, nơ
GV: Viết mẫu:
 n nơ
Chữ n gồm nét móc xuôi và nét móc hai đầu, có độ cao 2 li. Khi viết tiếng nơ nối liền giữa n với ơ
GV: Nhận xét.
Dạy chữ ghi âm m qui trình tương tự như âm n.
? So sánh n với m.
b4.Đọc tiếng, từ ngữ:
GV: Sửa sai.
Đọc từ ngữ ứng dụng
GV: Giải thích từ ngữ.
Gv: đọc mẫu.
Tiết 2
3.Luyện đọc:
a.Luyện đọc lại tiết 1.
GV: Nhận xét.
GV: Đọc mẫu.
b.Luyện viết:
GV: Quan sát HS viết đúng, chú ý HS yếu.
c.Luyện nói:
Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận.
? Quê em gọi người sinh ra em gọi là gì?
? Nhà em có mấy anh em?
? Em là con thứ mấy?
? Em làm gì để bố mẹ vui lòng?
Trò chơi: Hát bài “ba thương con”
IV.Củng cố –dặn dò:
-GV chỉ bảng cho HS đọc.
-Tìm tiếng có âm vừa học.
Xem trước bài 14.
HS: Viết bảng con, 1 em đọc SGK.
HS: Đọc theo GV
HS: Phát âm n
HS: đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS ghép: nơ
HS: Trả lời.
HS: Đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Viết bảng con: n, nơ.
Giống: Đều có nét móc xuôi.
Khác: m có thêm nét móc xuôi.
HS: Đọc từ 2-3 em.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Nhận xét tranh minh hoạcau ứng dụng.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS viết: n, m, nơ, mơ, me.
HS: Đọc chủ đề: bố mẹ, ba má.
HS: Trả lời các câu hỏi.
Cả lớp hát.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tự nhiên – xã hội 
bài 3: nhận biết các vật xung quanh
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.
-Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay, da là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
-Có ý thức và bảo vệ và giữ gìn được các bộ phận đó của các cơ thể.
II.Đồ dùng dạy học:
GV- HS: Hoa hồng, quả bóng,quả chôm chôm,cốc nước nóng, đá lạnh.
II.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
8’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:
? Sự lớn lên của cơ thể,thể hiện ở điều gì?
Nhận xét. 
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hoạt động 1:QS hình trong SGK.
MT: Mô tả được một số vật xung quanh.
Yêu cầu QS hình trong SGK và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, sần sùi, nhẵn của các vật trong hình vẽ.
GV: Nhận xét.
KL: Ta đã mô tả được các vật xung quanh bằng các bộ phận như tay, mắt.
c.Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm. 
MT: Biết vai trò của các giác quan và nhận biết các vật xung quanh.
Yêu cầu hỏi nhau: Nhờ đâu bạn biết được màu sắc, mùi vị, hình dạng, độ mềm, cứng của vật, tiếng chim hót.
? Điều gì xảy ra khi tai điếc, mắt hỏng, lưỡi và da mất cảm giác?
? Vậy ta phải làm gì để luôn cảm nhận được các vật xung quanh?
IV. Củng cố- dặn dò
-Nhận xét giờ học.
-Yêu cầu liên hệ bản thân.
-Chuẩn bị bài 4.
HS: Trả lời.
HS : QS hình trong SGK, mô tả một số vật xung quanh.
HS: Thảo luận theo cặp.
Đại diện nhóm trình bầy trước lớp-nhận xét.
HS: Thảo luận theo cặp.
Không cảm nhận được mọi vật.
HS: liên hệ bản thân.
Tuần 4 Thứ ngày tháng năm 2007
đạo đức gọn gàng sạch sẽ ( tiết 2 )
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng
-Biíet giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng.
II.Đồ dùng dạy học: a
Vở bài tập đạo đức, lược chải đầu.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
7’
8’
7’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ giúp ta đều gì?
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hoạt động 1: Quan sát tranh thảo luận bài tập 3.
? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
? Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
? Em có muốn làm như bạn không?
GV: Kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
c.Hoạt động 2: Làm bài tập 4:Thực hành.
Yêu cầu mỗi cặp lên bảng sửa lại quần áo ăn mặc cho gọn gàng.
GV: Tuyên dương những em làm tốt. 
d.Hoạt động 3: Hát bài: meo meo rửa mặt như mèo.
? Lớp chúng mình có ai giống mèo không?
GV: Hướng dẫn HS đọc thơ: Đầu tóc gọn,...quần áo sạch sẽ trông càng gọn hơn.
Nhận xét.
IV.Củng cố – dặn dò.
-Nhận xét giờ học.
-Tuyên dương một số em ăn mặc gọn gàng.
-Xem trước bài 3.
HS: Trả lời.
HS: Quan sát tranh thảo luận bài tập 3.
HS: Trao đổi với nhau yừng cặp.
HS: Trình bày trước lớp.
Nhận xét.
Yêu cầu mỗi cặp 2 em sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng.
Cả lớp hát.
Cả lớp đọc thơ.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiếng việt bài 14: d - đ
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Đọc, viết được d, đ, dê, đò.
-Đọc được câu ứng dụng: dì na đi đò, bố mẹ đi bộ.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi be.
II.Đồ dùng dạy học: a
Bộ chữ tiếng việt, tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
3’
4’
6’
10’
5’
15’
7’
7’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: Gv đọc cho HS viết: n, m,nơ, me.
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
GV: Ghi: d - đ.
b.Dạy chữ ghi âm d.
b1.Nhận diện âm d: Chữ d gồm một nét cong hở phải và một nét móc ngược.
b2.Phát âm và đánh vần:
GV: Phát âm mẫu d.
Nhận xét.
? Có âm d, muốn có tiếng dê ta thêm âm gì?
GV: Ghi dê.
? Tiếng dê có âm nào đứng trước, âm nào dứng sau?
? Đánh vần như thế nào?
Nhận xét.
c.Hướng dẫn HS viết chữ d, dê.
GV: Viết mẫu: d, dê.
Chữ d gồm 2 nét, một nét cong hở phải và nét móc ngược.
Khi viết lưu ý viết nét nối giữa d với ê.
Nhận xét.
Dạy chữ ghi âm đ qui trình tương tự như âm d.
? So sánh d với đ?
d.Đọc tiếng và từ ứng dụng:
GV: Ghi từ ứng dụng.
? Tìm tiếng có âm d- đ.
GV: Đọc mẫu.
Tiết 2
3.Luyện tập:
a.Luyện đọc lại tiết 1.
Gv: Nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
? Tìm tiếng có âm d, đ.
GV: Đọc mẫu.
b.Luyện viết:
GV: Quan sát giúp HS viết, chú ý HS yếu viết chậm.
GV: Chấm một số bài-nhận xét.
c.Luyện nói: dế, cá cờ, bi ve.
Cho HS quan sát tranh thảo luận.
? Em biết những loại bi nào?
? Cá cờ sống ở đâu?
? Dế thường sống ở đâu?
? Em có hay bắt dế để chơi không?
IV.Củng cố-dặn dò:
-GV: Chỉ bảng cho HS đọc.
-Tìm tiếng mới có âm d, đ.
-Xem trước bài 15.
HS: Viết bảng con.
1 em đọc SGK.
HS: Phát âm theo GV: d-đ
HS: Phát âm d.
HS: Ghép d.
Thêm âm ê.
HS: Ghép dê.
HS: Trả lời.
Dờ-ê-dê: cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Theo dõi.
HS: Viết bảng con d, dê.
Giống: Chữ d 
Khác: đ có thêm nét ngang.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
2,3 em đọc.
HS: Tự tìm và đọc lên.
HS: Viết d, đ, dê, đò. 
HS: Đọc dế, cá cờ, bi ve.
Thảo luận tranh.
Cả lớp đọc
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiếng viêt bài 15: t - th
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Đọc viết được t,th tổ, thỏ.
-Đọc được câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ. 
II.Đồ dùng dạy học: a
-Tranh vẽ phần luyện nói.
-Bộ chữ tiếng việt.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
3’
4’
6’
10’
5’
15’
7’
7’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS viết d, đ, dê, đò.
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
GV: Ghi t, th.
b.Dạy chữ ghi âm t.
b1.Nhận diện chữ t:
Chữ t có nét xiên phải, nét móc ngược, nét gạch ngang.
? So sánh t với đ ?
b2.Phát âm và đánh vần:
GV: Phát âm t.
Nhận xét.
? Có âm t, muốn có tiếng tổ ta thêm âm và dấu gì?
GV: Ghi tổ.
? Tiếng tổ có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau và có dấu thanh gì?
Đánh vần: tờ- ô- tô-hỏi – tổ
Nhận xét.
c.Hướng dẫn viết chữ t, tổ.
GV: Viết mẫu: t, tổ.
Chữ t gồm 3 nét, nét xiên phải, nét móc ngược, nét móc ngang, có độ cao 3 li.
Khi viết tổ: t nối liền với ô dấu hỏi đứng vị trí trên ô.
Nhận xét.
Dạy chữ ghi âm th tương tự như âm t.
Lưu ý: th ghép từ 2 con chữ t và h.
? So sánh t với th?
d.Đọc tiếng và từ ứng dụng:
GV: Ghi bảng các từ ngữ.
Nhận xét.
Giải thích từ ngữ.
GV:Đọc mẫu.
Tiết 2
3.Luyên tập:
a.Luyện đọc lại tiết 1.
GV: Nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
Nhận xét.
GV: Đọc mẫu.
b.Luyện viết:
GV: Quan sát giúp HS viết bài, chú ý tư thế viết của HS.
GV: Chấm bài.
Nhận xét.
c.Luyện nói: ổ, tổ.
Cho HS quan sát tranh thảo luận.
? Con gì có ổ?
? Con gì có tổ?
? Các convật có tổ, ổ để ở, con người có gì để ở?
? Em có nên phá tổ chim không?
IV.Củng cố – dặn dò:
-GV: Chỉ bảng cho HS đọc.
-Tìm tiếng mới có âm t, th.
-Xem trước bài 16.
HS: Viết bảng con:: d, đ, dê, đò.
HS: Đọc theo GV: t, th.
Giống: nét móc ngược và nét gạch ngang.
Khác: đ có thêm nét cong hở phải, t có nét xiên phải.
HS: Ghép t.
HS: Phát âm t: cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Ghép tổ.
HS: trả lời.
HS: Đánh vần: cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Theo dõi.
HS: Viết bảng con t, tổ.
Giống: Đều là t.
Khác: th thêm h
HS: Đọc cá nhân.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Đọc nối tiếp câu cá nhân.
HS: Viết t, th, tổ thỏ.
HS: Đọc ổ, tổ.
QS tranh và thảo luận.
Cả lớp đọc
 Thứ ngày tháng năm 2007
Thủ công xé, dán hình vuông, hình tròn (tiết 1)
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Xé, dán được hiình vuông, hình tròn bằng giấy để tạo hình.
-Xé được hình vuông theo đường thẳng, hình tròn theo đường cong.
II.Đồ dùng dạy học: a
Bài mẫu xé, dán hình vuông, hình tròn.
Giấy màu, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
5’
8’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS-nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hoạt động1: Nhận xét mẫu.
?Em nào cho cô biết xung quanh ta đồ vật nào có dạng hình tròn, hình vuông?
Nhận xét.
c.Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
GV: Làm mẫu: Xé hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
GV: Làm thao tác xé từng cạnh.
Xé xong cho HS xem.
+ Xé hình tròn: Từ hình vuông lần lượt xé 4 góc của hình vuông sau đó chỉnh dần thành hình tròn.
GV; Cho HS xem hình tròn.
+ Hướng dẫn dán hình: sau khi xé được hình vuông, hình tròn GV hướng dẫn dán hình.
Xếp hình cho cân đối trước khi dán.
d.Hoạt động3: Thực hành
GV: Đi từng bàm quan sát HS giúp HS còn lúng túng.
IV.Củng cố – dặn dò: 
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà xé lại hình vuông, hình tròn bằng giấy nháp để tiết sau trình bày sản phẩm.
HS: Để đồ dùng lên bàn.
HS: Quan sát, nhận xét mẫu.
HS: Trả lời.
HS: Theo dõi.
HS: Lấy giấy màu ra để xé hình vuông, hình tròn.
Thứ ngày tháng năm 2007
Toán bằng nhau, dấu =
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.
-Biết sử dụng từ bằng nhau,dấu = khi so sánh các số.
II.Đồ dùng dạy học: a
Bộ đồ dùng hộc toán.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
10’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu HS làm
1 4; 3 2; 5 1
GV: Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hoạt động 1:Nhận biết quan hệ bằng nhau.
GV: cài bảng 
? Có mấy con chim?
? Có mấy khóm cây?
? Có 3 cây, 3 con chim đều có số lượng như thế nào?
Ta có:ba bằng ba được viết như sau: 3 = 3
-Hướng dẫn nhận biết 4 = 4 tương tự như ví dụ 3 = 3.
Mỗi số bằng chính nó và ngược lại nên chúng bằng nhau.
c.Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập.
Bài 1: Viết dấu =
GV: quan sát giúp HS viết, chú ý tư thế ngồi viết của HS.
Bài 2: Viết (theo mẫu).
Củng cố nhận biết số, so sánh hai số qua hình vẽ. 
Bài 3: > ; < ; = 
Củng cố về so sánh các số từ 1 5
Nhận xét
Bài 4: Làm cho bằng nhau: 
(HS giỏi)
Củng cố về nhận biết sự bằng nhau về số lượng mỗi số bằng chính số đó.
GV: chấm bài –nhận xét.
IV. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm các đồ vật có số lượng bằng nhau. 
HS: Làm bảng con.
HS: quan sát tranh
Có 3 con
Có 3 cây
Bằng nhau.
HS: Nhắc lại 3 =3
HS: đọc 3 = 3; 4 = 4
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Viết =; 5 = 5 
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài- đổi vở kiểm tra bài của bạn.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài – Nhận xét.
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài – Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2007
Toán luyện tập chung
I.mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
-Khái niệm ban đàu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
-So sánh các số trong phạm vi 5.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi bài tập 1, 2.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
23’
5’
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập của HS.
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: làm cho bằng nhau: (Bằng 2 cách vẽ thêm hoặc gạch đi)
Củng cố về nhận biết số lượng bằng nhau.
Bài 2: Nối ô vuông với số thích hợp.
Củng cố về so sánh 2 số.
Nhận xét.
Bài 3: Nối ô vuông với số thích hợp.
Củng cố về so sánh 2 số lớn hơn.
GV; Chấm bài – nhận xét.
IV.Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà lấy ví dụ so sánh các số, diền dấu: , =
HS: Để vở lên bàn.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài–chữa bài .
Nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài theo nhóm.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài–chữa bài. 
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiếng việt bài 16: ôn tập
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ đã học trong tuần.
-Nghe kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trongchuyện kể: cò đi lò dò.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng ôn trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
10’
5’
6’
7’
22’
7’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: GV yêu càu HS viết t, th, thỏ.
Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Ôn tập:
b1.Ôn các chữ và âm đã học trong tuần:
GV: Treo bảng ôn
GV: Đọc âm, HS chỉ chữ.
b2.Ghép chữ thành tiếng:
GV: Nhận xét HS đọc.
b3.Đọc từ ngữ ứng dụng:
GV: Ghi từ ngữ.
GV: Đọc mẫu.
Nhận xét.
b4.Hướng dẫn viết: tổ cò
GV: Nêu qui trình viết tiếng tổ: t cao 3 li nối liền với ô 2 li dấu hỏi trên đầu ô. Tiếng cò tương tự.
Khi viết tiếng cách tiếng trong một từ là một con chữ.
Nhận xét.
b5.Luyện viết:GV: Quan sát giúp HS viết, chú ý tư thế ngồi viết của HS.
GV: Chấm một số bài.
Nhận xét.
Tiết 2
3.Luyện tập:
a.Luyện đọc lại tiết 1:
Nhận xét.
Đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá
Đọc SGK – nhận xét.
b.Kể chuyện: cò đi lò dò.
GV: Giới thiệu chuyện.
GV: Kể lần 1.
Kể lần 2 kèm theo tranh.
Tranh 1: Anh nông dân đem cò về chạy chữa và nuôi cò.
Tranh 2: Cò trông nhà và quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con thấy đàn cò bay lượn vui vẻ.
Tranh 4: Mỗi khi đế dịp là cò lại cùng cả đàn tới thăm anh nông dân.
Yêu cầu các nhóm thi kể.
Nhận xét.
ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành của anh nông dân đối với con cò.
IV.Củng cố – dặn dò.
-GV ghi bảng cho HS đọc.
-Về nhà kể chuyện cho bố mẹ nghe.
-Xem trước bài 17.
HS: Viết bảng con.
1 em đọc.
HS: Đọc bảng ôn 1.
HS: Chỉ chữ và đọc âm.
HS: Đọc các tiếng ghép chữ ở cột dọc với dấu thanh ở hàng ngang.
Nhận xét.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Viết bảng con: tổ cò.
HS: Viết bài.
HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
HS: Đọc cá nhân, nhóm.
HS: Đọc cá nhân.
HS: Đọc tên chuyện
HS; Kể theo nội dung tranh.
Đại diện nhóm thi kể.
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm 2007
Tập vẽ vẽ hình tam giác
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
-Vẽ được hình tam giác.
-Luyện kĩ năng vẽ đúng, đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bài vẽ mẫu hình tam giác.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hướng dấn HS vẽ hình tam giác:
GV: Cho HS xem mẫu hình tam giác.
? Hình tam giác có mấy cạnh?
GV: Hướng dẫn cách vẽ:
Nét 1 vẽ theo chiều mũi tên, có thể vẽ hình tam giác nằm nghiêng.
Từ hình tam giác có thể vẽ cái thuyền buồm, vẽ thêm cảnh biển cho tranh thêm sinh động
3.Thực hành vẽ:
GV; Quan sát giúp HS còn lúng túng.
4.Đánh giá nhận xét:
Nhận xét một số bài làm tốt.
Về nhà vẽ tranh theo ý thích.
HS: Để đồ dùng lên bàn.
HS: Quan sát.
	Thứ ngày tháng năm 2007
Toán số 6
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
Có khái niệm ban đầu về số 6.
-Biét đọc, viét sô6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6.
-Nhận biết số lưổntng phạm vi 6, vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại.
-Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
13’
10’
5’
1.Kiểm tra bài cũ: Điền dâu: >, <, = vào ô trống? 4 3; 5 5
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Bước 1: Lập số 6.
? Có 5 em đang chơi, một em khác đi tới. Hỏi tất cả có mấy em?
Hỏi tương tự với nhóm 6 que tính, 6 chấm tròn.
GV nói: Các nhóm này đèu có số lượng là 6.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
Số 6 được viết là chữ số 6.
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số : 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Số 6 là số liền sau của số 5.
2.Luyện tập:
Bài 1: Viết số 6:
GV: Quan sát giúp HS viết đúng số 6.
Bài 2: Điền số?
Củng cố về nhận biết cấu tạo số.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô vuông?
Củng cố về thứ tự dãy số từ 1 - 6, từ 6-1.
Nhận xét.
Bài 4: ; =
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 6.
GV: Chấm bài-nhận xét.
IV.Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà đọc các số từ 1- 6.
ôHS: Làm vào bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 34(10).doc