Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2008

I. MỤC TIÊU: 1.Học sinh hiểu:

 Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo

 2.Học sinh có thái độ: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo

 3.GDTC : Thương yêu, kính trọng thầy cô giáo

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV : Tranh bài tập 2 phóng to

 HS : - Vở bài tập Đạo đức 1.- Bút chì màu.-

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 A. Bài cũ (3) : Ôn --Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?

- Khi xếp hàng ra vào lớp em cần làm gì ?- Mất trật tự trong giờ học có hại gì ?

 

doc 36 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û với bạn thế nào khi học, khi chơi?
GV kết luận:
+Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn.
+Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn khi chỉ có một mình.
+Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
* Hoạt động 4: (10’)
_GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
 Kết luận: 
_Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn
_Tranh 2, 4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
*Nhận xét- dặn dò:(2’)
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 “ Em và các bạn”
HS chơi trò chơi “ tặng hoa”
_Học sinh là người bỏ hoa vào lẵng
_Vì ba bạn đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
HS quan sát tranh của bài tập 2 và đàm thoại.
+Cùng nhau đi học, chơi kéo co, cùng học, chơi nhảy dây.
+Có bạn cùng học cùng chơi vui hơn.
+Phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
_Các nhóm HS thảo luận làm bài tập 3.
_Đại diện từng nhóm trình bày
_Cả lớp nhận xét, bổ sung
Thứ ba , ngày 29 tháng 01 năm 2008
THỦ CÔNG
 Tiết 21 : ÔN TẬP – KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I.MỤC TIÊU: 
_ HS nắm được kĩ thuật gấp giấy và gấp được một trong những sản phẩm đã học
_ Các nếp gấp thẳng, phẳng
II.NỘI DUNG KIỂM TRA:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài kiểm tra: (30’)
 Cho HS chọn một trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ ca lô, )
+Yêu cầu: Gấp đúng qui trình, nếp gấp thẳng, phẳng
 Trong lúc HS thực hiện gấp, GV quan sát cách gấp của HS, gợi ý giúp đỡ những em còn lúng túng khó hoàn thành sản phẩm.
2. Nhận xét, dặn dò: (5’) 
* Nhận xét: GV nhận xét về:
_ Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
* Đánh giá sản phẩm:
a) Hoàn thành:_ Gấp đúng quy trình.
_ Nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được.
b) Chưa hoàn thành:_ Gấp chưa đúng quy trình.
- Nếp gấp chưa thẳng, phẳng.
- Sản phẩm không dùng được.
3.Dặn dò: Học bài: “Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo” Chuẩn bị: Mang 1 đến 2 tờ giấy vở HS, kéo, bút chì, thước kẻ.
_ HS chọn và thực hiện gấp
_ HS gấp xong em hãy sắp xếp, dán lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp.
_ Giữ trật tự khi làm bài, khi dán thận trọng, bôi hồ vừa phải, tránh dây hồ ra bài, sách vở, quần áo
Thứ tư ,ngày 30 tháng 01 năm 2008
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 21: ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
_Hệ thống hóa các kiến thức đã học về xã hội
_Kể với bạn bè về gia đình, lớp học và cuộc sống xung quanh
_Yêu quý gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống
_Có ý thức giữ cho nhà ở, lớp học và nơi các em sống sạch, đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: HS : Sưu tầm tranh, ảnh về chủ đề xã hội
 GV : Tranh ảnh về gia đình, phố xá 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:(30’)
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
*Câu hỏi gợi ý:
_Kể về các thành viên trong gia đình bạn
_Nói về những người bạn yêu quý
_Kể về ngôi nhà của bạn
_Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ bố mẹ
_Kể về cô giáo của bạn
_Kể về một người bạn của bạn
_Kể những gì bạn nhìn thấy trên đường đến trường
_Kể về một ngày của bạn
+ GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi theo nhóm 2 em
+ GV chọn một số HS lên trình bày trước lớp
2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 22 “Cây rau”
*Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 2 em
+HS lên “hái hoa” và đọc to câu hỏi trước lớp
+HS lên trình bày trước lớp
Thứ năm, ngày 31 tháng 01 năm 2008
THỂ DỤC
Bài 21: BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
 I. MỤC TIÊU:
_Ôn 3 động tác thể dục đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. 
 _ Học động tác vặn mình.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng .
 _ Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng rõ ràng
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trên sân trường. -GV chuẩn bị 1 còi vàkẻ sân chơi 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
Đ. LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
_ Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
-Khởi động:
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Ôn 3 động tác thể dục đã học:
 Ở động tác vươn thở nhắc HS thở sâu.
b) Động tác vặn mình:
* GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước. 
 + Sau 2 lần, Mỗi lần 2 x 8 nhịp, GV nhận xét uốn nắn động tác. 
 + Lần 3: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 4-5: Chỉ hô nhịp không làm mẫu.
* Cách thực hiện: 
 _ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp.
 _ Nhịp 2: Vặn mình sang trái, hai bàn chân giữ nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào bàn tay trái.
 _ Nhịp 3: Như nhịp 1.
 _ Nhịp 4: Về TTCB.
 _ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang và ở nhịp 6 vặn mình sang phải, vỗ tay trái vào bàn tay phải.
c) Ôn 4 động tác đã học:
 _ Xen kẽ giữa 2 lần, GV nhận xét, sửa chữa uốn nắn động tác sai.
 + Lần 1: GV làm mẫu và hô nhịp cho HS làm theo.
 + Lần 2: Chỉ hô nhịp không làm mẫu. Hô liên tục từ động tác trước sang động tác tiếp theo, trước khi sang động tác tiếp theo, cần nêu tên động tác. Lần 2, có thể tổ chức dưới dạng thi xem tổ nào tập đúng, cá nhân nào thực hiện động tác đẹp. GV khen ngợi động viên.
d) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số:
_ Lần 1: Từ đội hình thể dục GV cho giải tán sau đó tập hợp.
_ Lần 2-3: Cán sự diều khiển GV giúp đỡ.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng._ Trò chơi hồi tĩnh, thư giãn.
_ Củng cố._ Nhận xét giờ học.
2-3 phút
1 phút
1-2 phút
40-60m
1 phút
2-3 lần
4-5 lần
2-4 lần
2-3 lần
4-5 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp tập hợp thành 4 hàng dọc Các tổ trưởng tập báo cáo.
- Ôn 3 động tác và học động tác vặn mình và ôn cách điểm số.
- Từ hàng ngang chạy nhẹ nhàng thứ tự từ tổ 1-4 thành vòng tròn
- Thực hiện 2 x 4 nhịp mỗi động tác.
- Thực hiện 2 x 8 nhịp
- Mỗi động tác thực hiện: 2 x 4 nhịp.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng).
- HS đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
ÂM NHẠC
Tiết 21: Học hát: TẬP TẦM VÔNG.
 Nhạc:Lê Hữu Lộc Lời: Theo đồng dao
 I.MỤC TIÊU: _ HS hát đúng giai điệu và lời ca _ HS hát đồng đều, rõ lời 
 _ HS được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát
II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
1. Hát chuẩn xác bài hát Tập tầm vông
2. Đồ dùng dạy học:_ Băng cát xét, nhạc cụ (song loan, thanh phách, trống nhỏ)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Tập tầm vông” 
a) Giới thiệu bài hát: “Tập tầm vông” (1’)
b) Nghe hát mẫu: (4’)
_ Nghe qua băng._ GV hát mẫu.
c) Dạy hát:(15’)_ Cho HS đọc đồng thanh lời ca. 
Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho trúng
Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không
Có có không không
_GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS.
_Chia thành từng nhóm hát
_Cho HS hát lại cả bài. 
Hoạt động 2:(10’) Vừa hát vừa chơi “Tập tầm vông” _ GV là người “đố”, HS “giải đáp”
+Đưa hai bàn tay ra sau lưng, trong hai tay có một tay giấu đồ, một tay không có gì, sau đó nắm chặt và giơ ra trước, đố HS đoán xem tay nào có đồ vật và tay nào không có
* Củng cố:(5’)
 _ GV hát lại 1 lần, vừa hát vừa vỗ tay hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu.
*Dặn dò:
 _ Tập hát thuộc lời bài hát “Tập tầm vông” 
_HS nhắc tên bài hát: “Tập tầm vông” –Lê Hữu Lộc
_Đọc từng câu theo tiết tấu + gõ phách
_HS hát theo vài ba lượt
_Các nhóm luân phiên hát cho đến khi thuộc bài
_Cá nhân, lớp
+Hát bài “Tập tầm vông” 
+HS đoán. Em nào đoán đúng sẽ được lên trước lớp tổ chức tiếp cuộc chơi
+Cả lớp hát tiếp bài hát, đến chỗ “có có không không?” thì “người giải đáp” chỉ tay vào “người đố” nói “Tay này có”
_ Cho cả lớp thực hành theo mẫu của GV
MỸ THUẬT 
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:_Củng cố cách vẽ màu
_Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích
_Giúp HS thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: _Một số tranh, ảnh phong cảnh _Một số tranh phong cảnh của HS năm trước
2. Học sinh: _ Vở tập vẽ 1 _Bút chì, chì màu, sáp màu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
5’
17’
2’
1’
1.Giới thiệu tranh ảnh:
_Cho HS xem một số tranh, ảnh phong cảnh đã chuẩn bị trước và gợi ý để HS nhận biết:
+Đây là cảnh gì?
+Phong cảnh có những hình ảnh nào?
+Màu sắc chính trong phong cảnh là gì?
_GV tóm tắt: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quê, đồi núi 
2.Hướng dẫn HS cách vẽ màu: 
_GV giới thiệu hình vẽ_GV gợi ý cách vẽ:
+Vẽ màu theo ý thích
+Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình
+Nên vẽ màu có chỗ đậm, chỗ nhạt
3.Thực hành:
_GV có thể phóng to hình 3, bài 21 để HS vẽ theo nhóm
_GV quan sát và gợi ý HS tìm màu và vẽ màu
+Dựa vào màu HS đã vẽ, gợi ý để các em tìm màu cho hình bên cạnh
+Vẽ màu toàn bộ các hình ở bức tranh
4. Nhận xét, đánh giá:
_Hướng dẫn HS nhận xét: 
+Màu sắc phong phú
+Cách vẽ màu thay đổi: có thưa, có mau, có đậm, có nhạt 
_Cho HS tìm một số bài vẽ màu đẹp theo ý mình
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát và trả lời
+Cảnh phố, cảnh biển
_ HS quan sát nhận xét 
+Dãy núi
+Ngôi nhà sàn
+Cây
+Hai người đang đi
 Thực hành vẽ vào vở
_HS tự chọn màu và vẽ vào hình có sẵn
_Quan sát các vật nuôi trong nhà về hình dáng, các bộ phận và màu sắc
Thứ sáu ngày 01 tháng 02 năm 2008
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 
1/ Kiểm điểm tuần 21 :
+ Nề nếp: - Sinh hoạt giữa giờ chưa nghiêm túc
 + Học tập : Học bài và làm bài tương đối đầy đủ
 2/ Phương hướng T.22 
 - Thực hiện đi học đúng giờ - Thi đua sinh hoạt giờ chơi nghiêm túc
 - Thi đua ra về thẳng hàng- Thi đua tập thể dục đúng, nghiêm túc và nhanh
TUẦN 22
Thứ HAI, ngày 11 tháng 02 năm 2008
ĐẠO ĐỨC Tiết 22
 	 EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Giúp học sinh hiểu:
_Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bè
_Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi
 2. Hình thành cho học sinh:
_Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
_Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi
 3. GDTC : Giáo dục lòng yêu thương , quí trọng bạn bè
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Mỗi học sinh chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”
_Một lẵng nhỏ để đựng hoa khi chơi- Bút màu, giấy vẽ
_Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn “ (Nhạc và lời: Mộng Lân)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A.Bài cũ (5’) +Em cảm thấy thế nào khi: -Em được bạn cư xử tốt? -Em cư xử tốt với bạn?
 B. Bài mới (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
_Cho HS hát tập thể
* Hoạt động 1: Đóng vai
_GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học, cùng chơi với bạn 
_Cho HS thảo luận:
 +Em cảm thấy thế nào khi:
 -Em được bạn cư xử tốt?
 -Em cư xử tốt với bạn?
 GV nhận xét, chốt lại cách ứng xử phù hợp trong tình huống và kết luận: 
 Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn
* Hoạt động 2: HS vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”._GV nên yêu cầu vẽ tranh.
_GV nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
Có thể cho HS vẽ trước ở nhà, đến lớp chỉ trưng bày và giới thiệu tranh.
Kết luận chung:
_Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết bạn bè.
_Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
2.Nhận xét- dặn dò(5’)_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 11: “Đi bộ đúng qui định”
_HS hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”.
_HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
_Các nhóm HS lên đóng vai trước lớp.
_Cả lớp theo dõi, nhận xét.
_HS vẽ tranh 
_HS trưng bày tranh lên bảng hoặc trên tường xung quanh lớp học. Cả lớp cùng đi xem và nhận xét.
Thứ ba , ngày 12 tháng 02 năm 2008
THỦ CÔNG
Bài 22: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I.MỤC TIÊU:
_ HS biết cách sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo
- GD học sinh tính cẩn thận-sử dụng dụng cụ đúng theo công việc 
II.CHUẨN BỊ: Giáo viên và học sinh: _Bút chì, thước kẻ, kéo _1 tờ giấy vở HS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu các dụng cụ học thủ công(10’)
_Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng bút cứng 
_Thước kẻ: được làm bằng gỗ hay nhựa, thước dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số 
_Kéo: dùng để cắt giấy, bìa.
_Hồ dán: dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở
2.Hướng dẫn thực hành(20’)
* Cách sử dụng bút chì:
_Cách sử dụng: cầm bút ở tay phải, các ngón tay cái, trỏ và ngón giữa giữ thân bút, các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa đặt trên bàn khi viết, vẽ, kẻ. Khi kẻ, vẽ, viết ta đưa đầu nhọn của bút chì trên tờ giấy và di chuyển nhẹ trên giấy theo ý muốn
*Cách sử dụng thước kẻ:
_Cách sử dụng: Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Muốn kẻ 1 đường thẳng, ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì dựa theo cạnh thước, di chuyển đầu bút từ trái sang phải nhẹ nhàng, không ấn đầu bút chì
*Cách sử dụng kéo:
_Cách sử dụng: Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ 1, ngón giữa cho vào vòng thứ 2, ngón trỏ ôm lấy phần trên của cán kéo vòng thứ 2
 Khi cắt, tay trái cầm tờ giấy, tay phải cầm kéo, ngón cái và ngón trỏ của tay trái đặt trên mặt giấy, tay phải mở rộng lưỡi kéo, đưa lưỡi kéo sát vào đường muốn cắt, bấm kéo từ từ theo đường cắt.
3.Học sinh thực hành:
_GV quan sát kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho HS còn lúng túng khó hoàn thành nhiệm vụ
4. Nhận xét- dặn dò:(5’)
_ Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị dụng cụ học tập, kĩ năng kẻ, cắt của HS
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài “Kẻ các đoạn thẳng cách đều”
_ Quan sát
_ Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ
_Thực hành
+Kẻ đường thẳng
+Cắt theo đường thẳng
_Chuẩn bị bút chì, thước kẻ, giấy vở có kẻ ô 
Thứ tư ,ngày 13 tháng 02 năm 2008
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 22: CÂY RAU
I - MỤC TIÊU Giúp HS biết:- Kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng_
 - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau
- Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
- HS có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC_GV và HS đem các cây rau đến lớp
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A/ Bài cũ : (5’) Kể về cô giáo của em . Kể về một người bạn của em .
B. Bài mới (25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
_GV và HS giới thiệu cây rau của mình
+Cây rau của em tên gì?+Nó được trồng ở đâu?
Hoạt động 1: Quan sát cây rau
_Hướng dẫn các nhóm quan sát cây rau và trả lời câu hỏi:
+Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang đến lớp? Trong đó có bộ phận nào ăn được?
+Em thích ăn loại rau nào?
Kết luận:
-Có rất nhiều loại rau
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
_GV hướng dẫn HS tìm bài 22 SGK
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK
+Các em thường ăn loại rau nào?
+Tại sao ăn rau lại tốt?
+Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì? 
Kết luận:
-Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn rau gì?”
+Mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi
+Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp
+GV đưa cho mỗi em một cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là cây rau gì?
 2.Củng cố:_Đọc và trả lời câu hỏi trong sách
3.Nhận xét- dặn dò: (5’)
_Nhận xét tiết học
+ Phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn
+Chuẩn bị: bài 23 “Cây hoa”
_HS giới thiệu về cây rau của mình
_Chia nhóm
_Quan sát và trả lời
_Mở SGK
_Quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK
_Một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp
 -Hoạt động cả lớp
_HS trả lời
+Mỗi bạn mang theo 1 cái khăn sạch để bịt mắt
+HS dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, đoán xem đó là rau gì? 
Thứ năm ,ngày 14 tháng 02 năm 2008
THỂ DỤC Bài 22: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 
I. MỤC TIÊU:
_Ôn 4 động tác thể dục đã học . Học động tác bụng.Yêu cầu thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác, riêng động tác bụng chỉ yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
 _ Làm quen với trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”.Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy
 - Giáo dục ý thức rèn luyện sức khoẻ
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường._ GV chuẩn bị 1 còi vàkẻ sân chơi 
III. NỘI DUNG: 
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát
-Khởi động:
 + Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 + Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
2/ Phần cơ bản: 
a) Động tác bụng:
* GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác cho HS tập bắt chước. 
 + Lần 1-3: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
 + Lần 4-5: Chỉ hô nhịp không làm mẫu . 
* Cách thực hiện: 
 _ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau ở phía trước, mắt nhìn theo tay.
 _ Nhịp 2: Cúi người, vỗ hai bàn tay vào nhau ở dưới thấp, chân thẳng, mắt nhìn theo tay.
 _ Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. 
 _ Nhịp 4: Về TTCB.
 _ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
*Chú ý ở nhịp 2 và 6 khi cuối không được co chân.
 b) Ôn 5 động tác thể dục đã học:
_ Vươn thở._ Tay._ Chân._ Vặn mình._ Bụng. 
 + Lần 1: GV làm mẫu và hô nhịp cho HS làm theo.
 + Lần 2: Chỉ hô nhịp không làm mẫu.
 + Lần 3: GV tổ chức các tổ thi đuaxem tổ nào tập đúng và đẹp, có đánh giá và tuyên dương của GV 
c) Điểm số hàng dọc theo tổ:
 GV tổ chức cho HS tập hợp ở những địa điểm khác nhau trên sân. 
 - Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, sau đó báo cáo sĩ số của tổ mình cho lớp trưởng.
 - Lớp trưởng báo cáo cho GV.
* Chỉ yêu cầu thực hiện ở mức độ thấp.
d) Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh” 
_ Chuẩn bị: Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ mỗi ô có cạnh 0.5m và đánh số như hình vẽ. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch xuất phát 0.5m kẻ ô số 1. Tập hợp HS thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
 + GV giải thích cách chơi, sau đó cho các em lần lượt tham gia chơi chính thức.
3/ Phần kết thúc:
_ Thả lỏng.
_ Trò chơi hồi tĩnh, thư giãn.
_ Củng cố.
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
40-60m 
1-2 phút
1 phút
4-5 lần
2-3 lần
2-3lần
2-3 phút
4-5 phút
2-3 phút
1-2 phút
2 phút
Các tổ trưởng tập báo cáo.
- Ôn 4 động tác và học động tác vặn mình và làm quen với trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh”.
- Từ hàng ngang chạy nhẹ nhàng thứ tự từ tổ 1-4 thành vòng tròn
- Thực hiện 2 x 8 nhịp
- Mỗi động tác thực hiện: 2 x 4 nhịp.
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng).
3
2
1
 XP O 
 CB O
 O
 O
 O
Đội hình hàng dọc (2-4 hàng)
- HS đi thường và hát.
- Diệt các con vật có hại
- Tập lại các động tác đã học.
ÂM NHẠC
Tiết 22:- Ôn tập bài hát: TẬP TẦM VÔNG
-Phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang
I.MỤC TIÊU: _HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 
 _Qua những ví dụ cụ thể, HS biết

Tài liệu đính kèm:

  • docCACMON 19-24.doc