Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2007

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nhận thức vai trò của người lao động

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động

II. ĐỒ DÙNG : Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A.Bài cũ: Ôn tập

B.Bài mới:

* Giới thiệu bài: Kính trọng, biết ơn người lao động.

 

doc 47 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át + gõ nhịp 
- Hát + vận động
- Kể tên một số bài hát về mẹ? 
3. Phần kết thúc :
- Hát lại bài 
- CB : Đọc thơ viết về mẹ .
----------------------------------------- -----------
ĐỊA LÍ: Tiết 21
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài học, HS biết:
Đồng bằng Nam Bộ trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thủy sản nhất cả nước .
Nêu một số dẫn chứng, chứng minh cho đăc điểm trên và nguyên nhân của nó .
Dựa vào tranh, ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo 
Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bản đồ .
II. ĐỒ DÙNG:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam .
Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
- Nhà của người dân đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
- Kể tên một số Lễ Hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ ? 
B.Bài mới: 
* Giới thiệu bài:Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước .
* Hoạt động 1: 
- Nhờ có đất màu mở khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động -> Đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn của cả nước.
- Lúa gạo và trái cây ở đồng bằng Nam Bộ cung cấp không những cho nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu .
* Hoạt động 2:
- Quy trình thu hoạch và chế biến gạo .
- Gạt lúa -> Tuốt lúa -> Phơi thóc-> Xay xát gạo và đống bao -> xếp gạo lên tàu để xuất khẩu .
- Các loại trái cây có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ : Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, xoài
2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước .
* Hoạt động 3 :
- Vùng biển có nhiều cá, tôm và các hải sản, mạng lưới sông ngoài dày là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ . 
- Thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ trong và nhiều nước trên thế giới .
+ Ví dụ : Cá tra , cá basa, tôm, mực,
- Làm việc cả lớp .
+ Dựa vào kênh chữ trong sách giáo khoa và vốn hiểu biết của bản thân -> TLCH : 
+ Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trờ thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
+ Lúa gạo, trái cây ở Đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
- Làm việc theo nhóm .
+ Dựa vào SGK tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân -> TLCH :
- Kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ .
- Kể tên các loại trái cây ở đồng bằng Nam Bộ ?
- Làm việc theo nhóm .
+ Dựa vào SGK tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân -> Thảo luận :
+ Điệu kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiểu thủy sản ?
+ Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây ?
+ Thủy sản ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở đâu ?
 4.Củng cố - dặn dò:
Hãy điền mũi tên nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người 
+ Đồng bằng lớn nhất
+	Đất đai màu mỡ . Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước 
+	Khí hậu nóng ẩm, nguồn
 nước dồi dào 
+	Người dân cần cù lao động 
CB: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (TT).
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ - Tiết : 21
BÀI : KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
1. Kiểm điểm tuần :
- Nề nếp : + Đa số các em thực hiện tốt các nội qui của trường, lớp.
 + Nề nếp tự quản có chuyển biến; chưa khắc phục tình trạng đùa giỡn trong SHTT.
- Học tập : + Các em có chuẩn bị bài, học bài cũ khi đến lớp
 + Một số em ghi chép bài vở chưa cẩn thận.
- Lao động : Tổ 2 thực hiện tốt nhiệm vụ trực lớp.
2. Phương hướng tuần 22 :
- Tiếp tục duy trì các nề nếp; Cần chấm dứt tình trạng bỏ quên dụng cụ HT.
- Chuẩn bị tốt bài vở khi đến trường; Tăng cường việc tự học, giúp đỡ bạn cùng tiến.
- Phân công tổ 1 trực nhật.
 -----------------------------------------------------------------
TUẦN 22
Thư ù hai, ngày 05/02/2007 
ĐẠO ĐỨC : Tiết 22 BÀI: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng hiểu :
+ Thế nào là lịch sự với mọi ngừơi + Vì sao cần lịch sự với mọi người 
- Biết cư xử với mọi người xung quanh 
- Có thái độ : + Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh
+ Đồng tình với những người biết cư sử lịch sự và không đồng tình với những ngừơi cư xử bất lịch sự .
II. ĐỒ DÙNG :Các tấm thẻ màu .Một số đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
A.Bài cũ: Lịch sự với mọi ngừơi - Thế nào là lịch sự với mọi người ? ? 
- Lịch sự với mọi ngừơi mang lại lợi ích gì ?
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Lịch sự với mọi người (T2) .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2.Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến 
 Bài 2:- Các ý kiến c, d là đúng - Các ý kiến a, b, đ là sai 
3. Hoạt động 2: Đóng vai 
- Các nhóm thể hiện tình huống
- Nhận xét - Tuyên dương .
- Kết luận chung :+ Đọc và giải thích câu ca dao :
- Lời nói chẳng mất tiền mua 
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
Làm việc theo nhóm 
+ Trao đổi -> Đưa ra ý kiến đúng .
- Làm việc theo nhóm 
+ Trao đổi -> Tìm cách thể hiện tình huống 
+ N1-2 : Làm việc với tình huống a.
+ N3-4: Làm việc với tình huống b .
 4.Hoạt động tiếp nối :
Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày .
 ---------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 06/02/2007 
 THỂ DỤC: Tiết 43 BÀI: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN – TRÒ CHƠI 
“ĐI QUACẦU”
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng .
- Học trò chơi “Đi Qua Cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sân trường. Còi, dây nhảy .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
P P TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu:
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Tập bài thể dục phát triển chung(1 lần) 
Chạy chậm xung quanh sân tập
Trò chơi : Bịt mắt bắt dê
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . 
 + Khởi động các khớp, ôn cách so dây, 
 chao dây,.. 
 + Tập luyện theo nhóm 
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi : “Đi Qua Cầu”. 
+ Phổ biến cách chơi . 
+ Chơi thử -> Chơi chính thức
3. Phần kết thúc:
Chạy nhẹ -> Đứng tại chổ tập một số động tác hồi tĩnh kết hợp hít thở sâu 
Bài tập về nhà : Ôn nhảy dây
6’- 10’
1’- 2’
2’
1’- 2’
18’- 22’
10’-12’
7’- 8’
4’-6’
1’-2’
1’-2'
4 hàng dọc
Đội hình 9 - 6 - 3 - 0 
1 hàng dọc 
 vòng tròn
Nhóm đôi.
- Vòng tròn
KHOA HỌC: Tiết 43
BÀI: ÂM THANHTRONG CUỘC SỐNG 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể :
Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống .
Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh .
II. ĐỒ DÙNG: Chuẩn bị theo nhóm : -5 chai hoặc cốc giống nhau .
Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau . -Chuẩn bị GV : Máy cát - xét Băng, đĩa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Sự lan truyền âm thanh :- Âm thanh do đâu mà có?
- Cho ví dụ để thấy âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
B.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Âm Thanh trong cuộc sống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Khởi động:
- 2 nhóm : + Một nhóm nêu tên nguồn phát 
 ra âm thanh
 + Một nhóm tìm từ phù hợp diễn 
 tả âm thanh
- Đ.V.Đ : Điều gì xảy ra nếu không có âm thanh ?
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống.
*MT: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống ( giao tiếp với nhau qua nói , hát, nghe ;dùng để làm tín hiệu ( tiếng trống, tiếng còi ))
- Kết luận: Âm thanh rất cần cho con người . nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập , nói chuyện với nhau, thưởng thức, báo hiệu ,.
2.Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích .
*MT: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh .Phát triển kỹ năng đánh giá.
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh 
* MT:Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh .Hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng.
- Việc ghi lại được âm thang giúp :
+ Nghiên cứu, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh .
+ Thực hiện những bản tin, 
4. Hoạt động 4: Trò chơi làm nhạc cụ .
*MT: Nhận biết được âm có thể nghe cao, thấp( bổng , trầm ) khác nhau. 
- Âm thanh phát ra ở từng chai là khác nhau .
- Biểu diển-> nhận xét.
- Làm việc theo nhóm 
+ Suy nghĩ -> Nêu ý kiến. 
- Làm việc theo nhóm 
+ Quan sát H SGK/86 -> Ghi lại vai trò của âm thanh 
- Làm việc cá nhân 
+ Nêu lên ý kiến và giải thích cho sự lựa chọn của mình .
- Làm việc theo nhóm 
+ Nghe bài hát -> Thảo luận về các ích lợi của việc ghi lại âm thanh .
- Làm việc theo nhóm 
+ Thực hiện theo cách làm ở SGK/87
+ So sánh âm thanh phát ra ở từng chai 
5.Củng cố - dặn dò:
Nêu vai trò của âm thanh đối với cuộc sống .
 --------------------------------------
 Thứ tư ngày 07/02/2007 
KỸ THUẬT: Tiết 44 BÀI: CHĂM SÓC RAU, HOA (T.2) 
I. MỤC TIÊU: 
HS biết đựơc mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây, rau hoa
Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: Tưới nước, làm cỏ, vun xơi đất . 
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa . 
II. ĐỒ DÙNG:Trồng cây trong chậu, bầu đất . -Dầm xôi -Bình tưới nước -Rổ đựng cỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ : Chăm sóc rau, hoa(T1)- Nêu các bước chăm sóc rau, hoa ? 
1.Giới thiệu bài: Chăm sóc rau, hoa(T2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Hoạt động 1: 
- Thực hành chăm sóc rau, hoa.
- Nêu lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa 
- Kiểm tra dụng cụ lao động của hoc sinh .
- Phân công vị trí làm việc cho các nhóm .
- Thực hành chăm sóc rau hoa.
2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập 
- Các tiêu chuẩn đánh giá :
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ 
+ Thực hiện đúng thao tác kỷ thuật .
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc, đảm bảo thời gian . 
- Làm việc nhóm .
- Các nhóm đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chuẩn 
 4.Củng cố - dặn dò:
Đánh giá chung về tiết thực hành 
CB: Bón phân cho rau, hoa .
 --------------------------------------
LỊCH SỬ : Tiết 22
BÀI: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết :
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục, tổ chức dạy học .Thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn .- Coi trọng sự tự học 
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức đất nước . 
- Những sự việc nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ?
- Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào ?
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trường học thời Hậu Lê .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Hoạt động 1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê.
- Kết luận: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy cũ. 
3.Hoạt Động 2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê. 
- Kết luận : Nhà Hậu Lê đã tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu .
- Xem tranh về Văn miếu 
- Thảo luận nhóm
+ Đọc SGK -> Thảo luận các câu hỏi :
- Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ? Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ? Chế độ thi cử thới Hậu Lê như thế nào ?
- Làm việc cả lớp
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
 Quan sát tranh
 4.Củng cố - dặn dò:
Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích việc học ?
Chuẩn bị: Văn học và khoa học thời Hậu Lê .
 Thứ năm ngày 08/02/2007
THỂ DỤC : Tiết 44 BÀI: NHẢY DÂY– TRÒ CHƠI “ĐI QUACẦU”
I. MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “Đi Qua Cầu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sân trường. Còi, dây nhảy .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu:
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Tập bài thể dục phát triển chung(1 lần) 
Chạy chậm xung quanh sân tập
Trò chơi : Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB
- Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân . 
 + Cách đánh giá : 
 + Hoàn thành tốt : Nhảy cơ bản đúng động tác liên tục từ 6 lần trở lên, có ý thức kỷ luật tốt 
+ Hoàn thành nhảy cơ bản đúng động tác được liên tục từ 3 đến 5 lần 
- Chưa hoàn thành : Nhảy sai động tác hoặc chỉ nhảy được dưới 2 lần, chưa có ý thức cố gắng trong luyện tập . 
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi : “Đi Qua Cầu”. 
+ Phổ biến cách chơi . 
+ Chơi thử -> Chơi chính thức
3. Phần kết thúc:
Chạy chậm thả lỏng , hít thở sâu .
GV nhận xét phần kiểm tra và biểu dương những em đạt thành tích tốt .
Nhận xét
6’- 10’
1’- 2’
2’-3’
1’
18’- 22’
16’-17’
2’-3’
4’-6’
1’- 2’
4 hàng ngang 
Đội hình 9 - 6 - 3 - 0 
1 hàng dọc 
- 4 hàng ngang
- 1-2 hàng dọc
- 1 hàng dọc
- Vòng tròn
KHOA HỌC: Tiết 44
BÀI: ÂM THANHTRONG CUỘC SỐNG (TT) .
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể :
Nhận biết được một số loại tiếng ồn .
Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống .
Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
II. ĐỒ DÙNG: Chuẩn bị theo nhóm 
Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Âm thanh trong cuộc sống: - Nêu vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Nêu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh .
B.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Âm Thanh trong cuộc sống (TT) .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn 
*MT: Nhận biết được một số loại tiếng ồn.
- Kết luận: Phần lớn tiếng ồn đều do con người gây ra .
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và bịên pháp phòng chống .
*MT: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và bịên pháp phòng chống .
- Kết luận : Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh có hại cho tai,Vì vậy cần có biện pháp chống tiếng ồn, chẳng hạn :
+ Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng .
+ Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai.
3.Hoạt động 3: Nói về các việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
*MT: Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm
tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh . 
- HS trình bày-> Giáo viên tổng kết chung . 
Làm việc theo nhóm 
+ Quan sát H/88 -SGK-> Nêu các nguồn gây ra tiếng ồn .
Làm việc theo nhóm 
+ Đọc và quan sát hình trong SGK/88 và tranh siêu tầm -> Thảo luận về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn .
Làm việc theo nhóm
+ Trao đổi, thảo luận về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng .
4.Củng cố - dặn dò:
Nêu tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống .
 --------------------------------------
Thứ sáu, ngày 09/02/2007
ÂM NHẠC : Tiết 22 BÀI: ÔN TẬP HÁT BÀI : BÀN TAY MẸ 
I. MỤC TIÊU: - HS hát chuẩn xác bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ họa.
II. ĐỒ DÙNG:- Tập một vài động tác phụ họa cho bài hát.- Một vài bài thơ viết về mẹ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Phần mở đầu :
* Giới thiệu nội dung tiết học .
- Ôn bài hát : Bàn tay mẹï .
2. Phần hoạt động: Ôn bài hát - Bàn tay mẹ
 Hoạt động 1: 
- HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ họa .
- Thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân. 
* Hoạt động 2: + Nghe trích đoạn một số bài hát về mẹ .
 3. Phần kết thúc :
- Hát bài hát : Bàn tay mẹ
- CB : Học bài hát chim sáo .
– Lắng nghe
- Hát kết hợp động tác phụ họa
- Làm việc theo nhóm
- Lắng nghe
- Đồng thanh -> Nêu cảm nhận về bài hát 
ĐỊA LÝ Tiết 22
BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT) .
I. MỤC TIÊU: Học xong bài học, HS biết:
Đồng bằng Nam Bộ là nơi có sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước . 
Nêu một số dẫn chứng cho đăc điểm trên và nguyên nhân của nó .
Chợ nổi trên sông là một nét đọc đáo của Miền Tây Nam Bộ.
Khai thác kiến thức từ tranh, ảnh, bản hệ thống, bản đồ .
II. ĐỒ DÙNG: Bản đồ công nghiệp Việt Nam .
Tranh, ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở Đồng Bằng Nam Bộ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (T1)
- Hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước ?
- Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước ?
B.Bài mới: 
* Giới thiệu bài:Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ(tt)ä .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
- Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động , lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy -> đồng bằng Nam Bộ là vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước .
- Một số nghành công nghiệp nổi tiếng ở đây là : Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su ,.
2. Hoạt động 2: Chợ nổi trên sông
- Kết luận : Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của người đồng bằng sông Cửu Long .
Làm việc theo nhóm .
+ Dựa vào SGK bản đồ công nghiệp VN, tranh ảnh và vốn hiểu biết -> Trao đổi :
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
+ Kể tên ngành Công Nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
Làm việc theo nhóm.
+ Kể tên một số chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
 4.Củng cố - dặn dò:
Nêu những điều kiện để đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta ?
CB : Thành Phố Hồ Chí Minh
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 22: Bài : KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN 
1/ Kiểm điểm tuần 22 :
+ Nề nếp: 
Thực hiện tốt nội qui trường lớp.
Nề nêp tự quản khá tốt
-+ Học tập : 
-Tinh thần học tập nghiêm túc - Tích cực phát biểu xây dựng bài .
Một số em chưa thuộc bài khi đến lớp 
 + Lao động : Tổ trực thực hiện tốt.
2) Phương hướng T 23
 - Duy trì các mặt hoạt động nề nếp .
 - Cần thực hiện nghiêm túc ý thức giữ vệ sinh môi trường, ATTP, ATGT
 - Tiếp tục thi đua học tốt .
-----------------------------------------------------------------------
TUẦN 23
Thư ù hai ngày 12/02/2007 
ĐẠO ĐỨC : Tiết 23
 BÀI: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng 
1.Hiểu :- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội .
- Mọi người đều có trách nhiệm bào vệ, giữ gìn .
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng .
2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
II. ĐỒ DÙNG : Phiếu điều tra .Một HS có 3 tấm bìa : Xanh, đỏ, trắng .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
A.Bài cũ: Lịch sự với mọi ngừơi (T2) - 1 HS làm lại BT 2-SGK/33-
 Giải thích ý nghĩa câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .
B.Bài mới: *. Giới thiệu bài: Giữ gìn các công trình công cộng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động1: 
- Kết luận: Nhà văn hóa xã hội là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của . Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó .
2. Hoạt động 2: (Bài 1- SGK) 
- Kết luận :
+ Tranh 1,3 : Sai
+ Tranh 2,4 : Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docCACMON T 19-25.doc