Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 13 đến tuần 16

I-MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU:

1/ Đọc lưu loát và bước đầu biết diễn cảm bài văn. Giọng đọc r rng, mạch lạc.

2/ Hiểu được từ ngữ trong bài.

- Hiểu được ý chính của bi: ca ngợi sự thơng minh dũng cảm của cậu b gc rừng tí hon trong việc bảo vệ rừng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

3/GDHS bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rrừng, không phá rừng bừa bi

II- CHUẨN BỊ- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.- Bảng phụ

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-ỔN ĐỊNH: (1)

2-BI CŨ(5) Giới thiệu đồ dùng học tập môn Tập đọc lớp 5, kiểm tra dụng cụ học tập HS đã chuẩn bị .

 

doc 35 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần 13 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Gọi vài HS trình bày kết quả phân loại.
-Gọi1 em đọc lại kết quả bảng phân loại đúng
-Nhận xét, đánh giá và chốt ý lời giải đúng:
*Động từ:Trả lời, nhìn,vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
*Tính từ: Xa, vời vợi, lớn.
*Quan hệ từ: Qua, ở, với.
Bài tập 2:Gọi HS đọc yêu cầu BT
-Yêu cầu cả lớp viết một đoạn văn ngắn(tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực)
-Tổ chức làm việc cả lớp.
-Gọi vài em đọc đoạn văn của mình trước lớp.
-Nối tiếp các em đọc và nêu tên các từ loại.
*Nhận xét, đánh giá từng đoạn văn của HS, kết luận, bình chọn đoạn văn hay và chỉ đúng tên các từ loại. Gợi ý: không cần tìm đủ các động từ, tính từ, quan hệ từ có trong đoạn văn.
-Một em đọc nội dung BT1(đocï cả phân loại M) cả lớp theo dõi trong SGK.
-Một em đọc lại: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật; Tính từ là những miêu tả đặc điểm hặc tính chấ của sự vật, hoạt động, trạng thái.. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoăc các câu ấy.
-2em ngồi cạnh nhau, trao đổi, làm bài trên phiếu, cả lớp theo dõi và làm bài vào vở BT.
-Vài em trình bày kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét và sửa bài theo ý đúng.
-Một em đọc yêu cầu BT. Gọi vài em đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
-Làm việc cả lớp
-2em đọc đoạn văn của mình trước lớp, nối tiếp các em khác cùng nêu đoan văn của mình.
-Cả lớp cùng nhận xét và bình chọn bạn có đoạn văn hay và chỉ đúng các tên có từ loại.
4.Củng cố: (2’) Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, yêu cầu những em tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn.
Thứ sáu , ngày 21 tháng 11 năm2008
Môn: Tập làm văn	 	 
Tiết 28: 	 LUYỆN TẬP:LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU: 
1. Thực hành viết biên bản một cuộc họp.
2. Biết lập dàn ý cho một biên bản cuộc họp.
3. Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn, rèn viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
-GV:Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
-HS: SGK, chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. KT bài cũ: (5’) Gọi một em đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp được viết lại.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa bài.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 *Hướng dẫn làm bài tập.
-1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1,2,3 trong SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? Những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không? 
-Gắn lên bảng phiếu ghi nội dung ý 3, dàn ý 3 phần của một cuộc họp.
-Gọi một em đọc lại dàn ý của 1 biên bản.
-Tổ chức thảo luận theo nhóm.
-Thi đua làm bài giữa các nhóm
-Thu vài biên bản chấm và cho điểm.
-Nhận xét, bổ sung, đánh giá những biên bản có nội dung viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh)
-Một em đọc nội dung đề bài và gợi ý trong SGK: chọn viết biên bảng và trả lời câu hỏi. . 
- Cả lớp cùng thảo luận, trao đổi lẫn nhau, thóáng nhất trình bày theo thể thức “Biên bản đại hội chi đội.”
-Một em đọc dàn ý trước lớp.
-Từng nhóm thảo luận, làm bài.
-Đại diện từng nhóm đọc biên bản của nhóm mình.
-Các nhóm khác, theo dõi và bổ sung.
-Cả lớp nhận xét và chọn nhóm có biên bản viết tốt.
 4.Củng cố: (2’) Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp, quan sát và ghi lại hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết học sau.
TUẦN 15
Thứ hai , ngày 24 tháng 11 năm2008
TẬP ĐỌC	 	 
Tiết 29: 	 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU: 
1.Đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá,
2.Đọc diển cảm bài văn. Phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok) giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ
3.Biết quan tâm mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II. CHUẨN BỊ:-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. -HS: SGK, chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KT bài cũ: (5’) Gọi 2 em đọc bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Nêu nội dung bài và ghi tựa bài.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
a)Luyện đọc:
-Gọi 1em khá đọc toàn bài
-Chia bài làm 4 đoạn, yêu cầu cả lớp đọc nối tiếp 4 đoạn. 
-Yêu cầu luyện đọc lượt 2, theo dõi, nhận xét, -Tổ chức luyện đọc theo cặp.
-Gọi một em đọc toàn bài
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
b)Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi.
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
+Chốt ý
c)Đọc diễn cảm:
-Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài
-Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 3.
-Tổ chức luyện đọc theo cặp, thi đua giữa các cặp, bình chọn nhóm đọc hay nhất
-Lưu ý:Nhấn giọng, ngắt giọng từng đoạn văn.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp, 
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc tốt, các em đọc tốt.
-Một em khá đọc toàn bài.
-4 em đọc nối tiếp lượt 1, cả lớp theo dõi 
-Nối tiếp 4 em đọc lượt 2; cả lớp theo dõi, 
-Đọc theo cặp 2 vòng.
-Đọc lướt một lượt toàn bài.
-Lắng nghe.
*Đọc lướt toàn bài và trả lời :
-Lắng nghe, nêu cách đọc diễn cảm(giọng đọc phù hợp với từng đoạn theo gợi ý mục 1.1)
-Luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc diễn cảm cùng nhau.
-Cả lớp theo dõi nhận xét và nêu giọng đọc phù hợp với đoạn văn. Bình chọn bạn đọc hay nhất
4. Củng cố: (2’) Gọi một em nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
5. Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học, nhắc nhở về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau.
KỂ CHUYỆN	 	 
Tiết 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
1.Kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.
2.Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, chăm chú lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3.Ham đọc sách, thích kể chuyện và thích nghe kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ:-GV: bảng phụ viết đề bài.-HS: Đọc và tìm hiểu trước ở sách báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: (1’) 
2. KT bài cũ: (5’) Gọi HS kể lại 1-2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích và yêu cầu của bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a)Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
-Gọi HS đọc đề bài. Gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
+Nêu tiêu chí đánh giá- gắn lên bảng.
+Nội dung câu chuyện đúng chủ điểm: 4 điểm
+Câu chuyện ngoài sách giáo khoa: 1 điểm.
+Kể hay, phối hợp tốt giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm.
+Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 1 điểm.
+ Trả lời được câu chuyện của bạn hoặc đặt được câu hỏi của bạn cho bạn:1 điểm.
b)Kể chuyện trước lớp và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện:
-Tổ chức thi kể chuyện theo cặp và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể trước lớp.
-Hoạt động theo nhóm đôi.
-Tổ chức thi kể chuyện theo nhóm trước lớp.
-Tổ chức tiếp nối thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Gọi 2nhóm khác thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi?
-Tổ chức , nhận xét, đánh giá, bình bầu bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu chuyện.
-Nhận xét, đánh giá, tuyên dương những bạn kể hay và dùng từ đặt câu đúng.
-Một em đọc đề bài trong SGK
-Vài HS giới thiệu câu chuyện đã nghe, đã đọc.Ví dụ: Tôi muốn kể câu chuyện “Người cha của hơn 8000 đứa trẻ”. Đó là chuyện về một vị linh mục yêu lòng nhân ái, đã nuôi tới 8000 trẻ mồ côi và trẻ nghèo.
-Một em đọc tiêu chí đánh giá.
-
2 em ngồi cùng bàn, mỗi em kể một câu chuyện và trình bày ý nghĩa câu chuyện mình kể.
-Đại diện 2 nhóm, 2em tiếp nối nhau thi kể câu chuyện
-Đại diện 2 nhóm khác , 2em kể toàn bộ câu chuyện.
-Các nhóm cùng thảo luận nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi
-Cả lớp nhận xét, bạn hiểu chuyện nhất và bạn kể chuyện hay nhất.
-Bình bầu bạn hiểu câu chuyện nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
4.Củng cố: (2’) Qua câu chuyện vừa kể, em hiểu được điều gì.
5.Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, chuẩn bị cho tiết học sau, kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
Môn: Tập làm văn	 	 
Tiết 29 : 	 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
 (Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU: 
1.Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn.
2.Biết viết được một đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt.
3.Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn, rèn viết văn.
II. CHUẨN BỊ:-GV:Bảng phụ ghi sẵn lời giải của BT1b, -HS: SGK, chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KT bài cũ: (5’) Gọi một em đọc lại biên bản cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa bài.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 Bài tập1. Gọi một HS đọc BT1 trong SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: Bài văn gồm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của BT và những chi tiết tả hoạt động của Bác Tâm.?
-Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 1b.
-Tổ chức thảo luận theo nhóm.
-Thi đua làm bài giữa các nhóm
-Nhận xét, bổ sung, đánh giá và kết luận:
a) Bài văn gồm có 3 đoạn.
-Đoạn1: từ đầu cứ loang ra mãi
-Đoạn 2:tư mảng đường vá áo ấy!
-Đoạn3: phần còn lại.
b)Nội dung chính của từng đoạn.
-Đoạn1:Tả Bác Tâm vá đường.
-Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
-Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm.
-Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh.
-Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
-Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
Bài tập 2: Yêu cầu cả lớp nêu nội dung BT 2.
-Gọi HS đọc gợi ý (SGK)
-Gọi vài em giới thiệu việc chuẩn bị của mình.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi vài em trình bày đoạn văn của mình.
-Thu vài bài chấm.
-Nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương những em có đoạn văn viết hay và đúng, nhắc nhở những em viết chưa đạt về nhà làm lại bài.
-Một em đọc nội dung BT1và gợi ý trong SGK. 
- Cả lớp cùng thảo luận, trao đổi lẫn nhau, thóáng nhất trình bày kết quả theo nhóm.
-Từng nhóm thảo luận, làm bài.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác, theo dõi và bổ sung.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung.
-Một em đọc yêu cầu BT 2.
-Đọc gợi ý.
-Vài HS trình bày phần chuẩn bị của mình.
-HS viết bài ở vở .
-Vài em giới thiệu trước lớp đoạn văn chọn tả hoạt động của người mình yêu mến.
- 3em trình bày đoạn văn của mình, nối tiếp các em khác cùng trình bày đoạn văn của mình.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét, chọn đoạn văn viết hay và đúng
4.Củng cố: (2’) Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà quan sát và ghi lại hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết học sau. Khi sắp xếp kết quả quan sát, cần tập trung vào những hoạt động nổi bật, những chi tiết đặc sắc giúp thể hiện tính nết người mình muốn tả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
Tiết 29 : 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. MỤC TIÊU: 
1.Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc.
2.Biết trao đổi tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
3. Tự hào về sự phong phú của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:- GV: từ điển, sổ tay từ ngữ tiếng việt TH-HS: SGK, chuẩn bị bài, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KT bài cũ: (5’) Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa. Kiểm tra vở BT của một số em.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) MỞ RỘNG VỐN TỪ HẠNH PHÚC.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
a)Hướng dẫn HS làm BT.
Bài tập1: -Gọi các em đọc nộidung BT1.
-Tổ chức hoạt động cả lớp, tự làm bài.
-Nhận xét, đánh giá và chốt ý lời giải đúng:
Bài tập 2:Gọi HS đọc yêu cầu BT
-Yêu cầu các em tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
-Tổ chức hoạt động theo nhóm.
-Gọi từng nhóm trình bày kết quả.
*Nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm, kết luận +Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn..
+Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực
Bài tập 3:Nêu yêu cầu của BT
- Nhắc nhở: chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.
-Tổ chức hoạt động theo nhóm.
-Y/cầu từng nhóm trình bày kết quả vào phiếu
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
-Yêu cầu cả lớp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với những từ vừa tìm được.
-Hoạt động nối tiếp cả lớp.
-Nhận xét và đánh giá kết quả, kết luận.
*Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu BT4:
-Hoạt động theo nhóm, tổ chức tranh luận trước lớp về 2 khả năng thường xảy ra.
+Yếu tố quan trọng nhất là yếu tố mà gia đình mình đang thiếu.,đang có
*Hướng dẫn cả lớp đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.
-Một em đọc nội dung BT1: 
-Cả lớp thảo luận, trao đổi tìm ý thích hợp để giải nghĩa từ hạnh phúc.
--Một em đọc yêu cầu của BT: tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
-Từng nhóm trao đổi, thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
-Cả lớp cùng nhận xét.
Một em đọc yêu cầu BT.
-Từng nhóm hoạt động, trao đổi thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả vào phiếu.
-Cả lớp thảo luận.
-2em trả lời trước lớp, nối tiếp các em khác nêu kết quả của mình.
-Một em đọc yêu cầu BT4.
-Tổ chức tranh luận giữa các nhóm.
.
-Lắng nghe.
4.Củng cố: (2’) Nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc, những từ chứa vần phúc vừa tìm được, nhắc nhở HS có ý thức góp phần tạo nên hạnh phúc trong gia đình mình.
Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm2008
Môn: Tập đọc	 	 
Tiết 30: 	 	 VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU: 
1.Đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài, biết đọc bài thơ (thể tự do).
2.Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Hình ảnh đẹp và sống động của người nhà đang xây 
3.Thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
II. CHUẨN BỊ:-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. -HS: SGK, chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KT bài cũ: (5’) Gọi 2 em đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
a)Luyện đọc:
-Gọi 1em khá đọc toàn bài
-Yêu cầu cả lớp đọc nối tiếp toàn bài..
-Yêu cầu luyện đọc lượt 2, theo dõi, nhận xét, -Tổ chức luyện đọc theo cặp.
-Gọi một em đọc toàn bài
-Đọc diễn cảm toàn bài
b)Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi.
+Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
+Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động gần gũi?
+Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta ?
c)Đọc diễn cảm – học thuộc lòng:
-Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài
-Tổ chức đọc diễn cảm 1-2 khổ thơ.
-Tổ chức luyện đọc theo cặp, thi đua giữa các cặp, bình chọn nhóm đọc hay nhất
-Lưu ý:
Nhấn giọng, ngắt giọng từng đoạn văn.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Tổ chức học thuộc lòng trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương các nhóm đọc tốt, các em đọc tốt.
-Một em khá đọc toàn bài.
-HS đọc nối tiếp lượt 1, 
-HS đọc tiếp nối lượt 2; lớp theo dõi, nhận xét.
-Đọc theo cặp 2 vòng.
-Đọc lướt một lượt toàn bài.
-Lắng nghe.
-Đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe, nêu cách đọc diễn cảm, phù hợp với 1-2 khổ thơ.
-Luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc diễn cảm cùng nhau.
-Cả lớp theo dõi nhận xét và nêu giọng đọc phù hợp với đoạn văn. 
-Thi đọc diễncảm – học thuộc lòng. Bình chọn bạn đọc hay nhất
4. Củng cố: (2’) Gọi một em nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.-Giáo dục tư tưởng.
5. Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học, nhắc nhở về nhà xem lại bài và HTL 2 khổ thơ đầu của bài.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Môn: Chính tả(Nghe-viết)	
Tiết 15 : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU: 
1.Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam
2.Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch hoặc các thanh hỏi/ thanh ngã.
3.Cẩn thận và có ý thức rèn chữ, rèn cách trình bày.
II. CHUẨN BỊ:- GV: Bảng phụ, giấy khổ to-HS: SGK, chuẩn bị bài, vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KT bài cũ: (4’) Gọi 2 em lên kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Nêu mục đích và yêu cầu của bài.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1.Hướng dẫn nghe-viết chính tả:
a)Tìm hiểu nội dung bài viết:
-Đọc mẫu đoạn văn cần viết chính tả trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn.
b)Viết chính tả:-Đọc mỗi câu 2 lượt, đọc toàn bài
-Nhớ và viết lại một đoạn văn
c)Soát lỗi và chấm bài:-Đọc lại một lượt đoạn viết chính tả.-Thu 5-7 bài chấm.
-Hướng dẫn các em nhận xét bài viết của bạn
-Tổ chức cho các em chữa lỗi lẫn nhau.
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập2: Gọi các em đọc yêu cầu BT(2a, 2b)
-Tổ chức cả lớp thi tìm những từ có nghĩa.
- -Tổ chức viết nhanh các từ ngữ có nghĩa lên phiếu dưới hình thức tiếp sức của các nhóm.
-Nhận xét, đánh giá, sữa sai: Các từ có nghĩa
Bài tập3:Gọi các em đọc yêu cầu BT
- -Tổ chức thi điền nhanh những từ cần điền.
-Gọi 2em đọc lại câu chuyện sau khi điền từ.
+Nhận xét, đánh giá sữa sai, kết luận lời giải: 
BT3a: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
BT3b: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ,nghĩ .
*Đặt câu hỏi gọi HS trả lời để hiểu thêm bài.
+Câu nói của nhà phê bình ở cuối câu chuyện cho thấy ông đánh giá sáng tác mới của nhà vua thế nào ?
+Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu.
-Nhận xét chung.
-Lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.-
-Cả lớp đọc thầm
-Cả lớp nhớ viết vào vở.
-Soát lại bài viết.
-Tự chữa lỗi lại bài viết của mình, bằng cách viết lại những từ đã sai bên dưới bài chính tả.
-Một em đọc yêu cầu BT 2-Lắng nghe.
-Một HS đọc thành tiếng yêu cầu thi tìm các từ có nghĩa cả lớp làm vào vở BT. 
-Từng nhóm thảo luận, trao đổi.
-Đại diện từng nhóm thi đua viết nhanh những từ có nghĩa vào phiếu gắn trên bảng.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung.
-Một em đọc yêu cầu BT tìm những tiếng cần điền.-Thảo luận theo nhóm, trao đổi tìm từ cần điền vào tờ phiếu.
-2 em đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét và sửa sai.
-Cả lớp cùng thảo luận, trả lời.
+Câu nói của nhà phê bình ngụ ý: sáng tác mới của nhà vua rất dở.
+Thằng bé này lém quá! / Vậy, sao các cháu vẫn được điểm cao?
4.Củng cố: (2’) Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò:(1’) Nhận xét tiết học, dặn HS kể lại chuyện cười ở BT3 cho người thân nghe.
Thứ năm, ngày 27 tháng 11 năm2008
Luyện từ và câu	 	 
Tiết 30 : 	 	 TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU: 
1

Tài liệu đính kèm:

  • docTV5 t 13- 16.doc