Thiết kế bài dạy lớp 1 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 5

A- Mục

- Học sinh đọc và viết được: u, ư, nụ, thư

- Đọc được câu ứng dụng: thứ tự, bé hà thi vẽ

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô

B- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ các từ khoá: nụ, thư.

- Tranh minh hoạ từ và câu ứng dụng: thứ tự, bé hà thi vẽ

- Tranh minh hoạ phần luyện nói: thủ đô

C- Các hoạt động dạy học

I- Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 em đọc và viết: da thỏ, tổ cò, thợ nề

- Cả lớp viết bảng con

- Gọi 2 em đọc bài trong SGK

 

doc 28 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khi đi ngủ)
- Giáo viên ghi những câu trả lời của học sinh lên bảng
Hoạt động
Khi nào
Rửa tay
- Trước khi cầm thức ăn
- Sau khi đi đại, tiểu tiện
- Trước khi ăn cơm
Rửa chân
- Trước khi đi ngủ
- Sau khi đi chơi thể thao về
- Học sinh kể những việc không nên làm như: Ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất.
- Học sinh tự liên hệ lại bản thân.
* Kết luận: Qua bài học các em cần chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh thân thể như : Hàng ngày phải tắm gội, thay quần áo, cắt móng tay, chân...
* Trò chơi: Đóng vai
- hs1: Đóng vai : Sơn đang nghịch đất
-hs2: Đóng vai: Lan đang nhắc nhở Sơn
IV- Dặn dò:
- Về thực hiện những việc tốt nên làm để giữ sạch cơ thể
- Xem bài: Chăm sóc và bảo vệ răng.
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2007
Học vần (T39+40) x-ch
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: x, ch, xe, chó
- Đọc được câu ứng dụng: xe ô tô chở cả về thị xã
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ: xe, chó
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần lớp 1.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em đọc và viết: u, ư, nụ, thư
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, ghi điểm
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: 
- Gv treo tranh vẽ
H: Tranh vẽ gì?
H: Tiếng xe có âm nào đã học
H: Bức tranh vẽ gì?
H: Tiếng chó có âm nào đã học?
Hôm nay ta học chữ và âm mới.
x-ch giáo viên viết lên bảng
- Gv đọc mẫu, hs đọc theo
x-xe, ch-chó
- hs quan sát tranh và trả lời
+hs: xe
+ hs: e
+hs: chó
hs: âm o và dấu sắc
x ch
xe chó
xe chó
2/ Dạy chữ ghi âm: âm x
a) Nhận diện chữ: Chữ x gồm nét cong hở trái và nét cong hở phải
- So sánh x với c giống nhau và khác nhau điểm nào?
- Giáo viên cho học sinh tìm chữ x trong bộ chữ .
+ Giống nhau: Đều có nét cong hở phải
+ Khác nhau: x có thêm nét cong hở trái
- Học sinh: giơ chữ : x
b) Phát âm, ghép tiếng và đánh vần:
+ Phát âm: Gv phát âm mẫu: x (xờ)
+ Đánh vần tiếng khoá: xe
H: Tiếng xe có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
+ Hướng dẫn hs ghép tiếng: xe
- Gọi hs đọc trơn tiếng xe gv viết lên bảng tiếng xe thứ 2
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
* âm ch: Quy trình tương tự dạy x
- Nhận diện chữ ch; là chữ ghép từ c và h ghép lại.
- So sánh Ch với th giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng chó.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Phân tích cho cô tiếng: chó
- Hướng dẫn đọc toàn âm, tiếng
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
- Hs đọc:x (xờ) cá nhân, tổ, cả lớp
xờ-e-xe/xe
-hs: âm x đứng trước âm e đứng sau
- hs ghép tiếng: xe
- hs đọc 10 em, tổ, cả lớp
- x-xe-xe
-hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
+Giống nhau: Đều có h
+ Khác nhau: ch bắt đầu bằng c, th bắt đầu bằng t
- chờ-co-cho-sắc-chó/chó
-hs đọc cá nhân, bàn, cả lớp
- âm ch đứng trước, âm o đứng sau, dấu sắc trên o.
ch-chó-chó
c) Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu lên bảng lớp vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao, nét cấu tạo của chữ.
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con từng chữ: x, xe, ch, chó
- Giáo viên nhận xét và sửa sai cho 
- hs viết lên không trung.
- hs viết vào bảng con
d) Dạy tiếng, từ ứng dụng:
- Gv viết lên bảng các từ ứng dụng
- Hướng dẫn hs tìm tiếng có âm vừa học
- Đánh vần và phân tích tiếng 
- Gv kết hợp giả nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu các từ ngữ ứng dụng.
* Trò chơi: Khoanh tròn âm vừa học.
- Gv và cả lớp nhận xét tuyên dương.
Thợ xẻ chì đỏ
Xa xa chả cá
- hs đọc và phân tích tiếng mới
10 em đọc tổ, cả lớp
- 2 em khá đọc lại
- th, b, h, x, c, l, ch
- 3 tổ lên thi, ai tìm đúng nhanh là thắng.
Tiết 2
3/ Luyện tập
a) Luyện đọc:
+ Hướng dẫn đọc lại bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng: 
- Gv treo tranh hỏi
H: Trong tranh vẽ gì?
H: Xe ô tô chở gì?
- Gv ghi câu ứng dụng lên bảng:
- Gọi vài em đọc và tìm tiếng có âm vừa học, phân tích, đánh vần đọc trơn
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
- hs đọc lại bài tiết 1
15 em , tổ, cả lớp
- Học sinh quan sát và trả lời
+ Hs xe ô tô
+ Hs: chở cá
- Xe ô tô chở cá về thị xã
- hs đọc: 10 em, tổ, cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 em đọc lại câu ứng dụng
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh mở vở tập viết và viết bài
- hs viết bài trong vở tập viết.
c) Luyện nói:
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
+Em hãy chỉ từng loại xe?
+ Xe bò dùng làm gì? ở quê em còn gọi là xe gì?
+ Xe lu dùng làm gì?
+ Xe ô tô ở trong tranh gọi là xe gì?
+ Em còn biết mấy loại xe nào nữa?
* Trò chơi: Thi ghép tiếng có âm vừa học.
 Xe bò, xe lu, xe ô tô
- hs lên chỉ và nêu tên loại xe
- Dùng bò kéo chỏ lúa ngô, còn gọi là xe cộ.
- Xe lu dùng lăn đường
- Xe tắc xi...
- Xe ca, xe tải, xe cần cẩu..
- 3 tổ lên tham gia
xì, xu, xử, chi, chú, cha
4/ Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên chỉ bảng cho cả lớp đọc
- Gọi 2 em mở sgk đọc nối tiếp bài học
- Về học bài, viết bài, làm vở BTTV
- Xem bài 19: s-r
Toán (T18) Số 8
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Có khái niệm ban đầu về số 8
- Biết đọc, viết số 8vị trí của số 8 trong dãy số từ 1 đến 8
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 8 chấm tròn, bìa, bút dạ, que tính
- Học sinh: Chấm tròn, quy eính, bộ đồ dùng học toán
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em đếm từ 1 đến 7 và từ 7 đến 1 và nêu cấu tạo số 7
7 gồm 1 và 6, 6 và 1
7 gồm 5 và 2 gồm 2 và 5
7 gồm 4 và 3
Giáo viên nhận xét và ghi điểm
- 3 em lên làm bài điền dấu: > , <, =
6<7 7=7 2<4
7>5 31
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2/ Dạy bài mới
a) Giới thiệu số 8
- Hôm nay ta học bài số 7
- Giáo viên ghi đề bài số 8
- Gọi 2 em đọc lại
b) Lập số 8:
+ Giáo viên cho hs đếm số hs trong hình vẽ sgk
H: Lúc đầu có mấy bạn chơi nhảy dây?
Có thêm mấy bạn muốn chơi?
- 7 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
- Gv cho hs nêu lại
+ Gv đính tiếp lên bảng 7 chấm tròn.
H: Trên bảng có mấy chấm tròn?
- Gv đính thêm 1 chấm tròn nữa và hỏi.
Thêm 1 chấm tròn nữa tất cả có mấy chấm tròn?
- Gv cho hs nhắc lại.
+ Gv cho hs đếm số con tính và cũng trả lời như trên.
H: 7 con tính thêm 1 con tính tất cả là mấy con tính?
- Gv cho hs nhắc lại toàn bộ bài.
 Vậy: 8 bạn, 8 chấm tròn, 8 con tính đều có số lượng là 8
- hs quan sát tranh và trả lời
- hs: có 7 bạn
-hs: có thêm 1 bạn nữa
- hs: có 8 bạn
- hs: nhắc lại:76 bạn thêm 1 bạn tất 
cả là 8 bạn
 7 8 1
- hs: 7 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 8 chấm tròn
- hs: Có tất cả 8 chấm tròn
 lllllll l
-hs: 7 con tính thêm 1 con tính là 8 con tính
-hs cho nhắc lại toàn bài
c) Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết:
- Gv nêu: Để thực hiện số lượng là 8 người ta dùng chữ số 8. Đây là số 8 in và số 8 viết.
- hs: đọc tám
- hs viết số: 8
d) Nhận biết thứ tự của số 8:
- Gv cho hs lấy que tính và lần lượt đếm từ 1 đến 8
H: Số 8 đứng liền sau số nào?
H: Số nào đứng liền trước số 8?
H: Những số nào đứng trước số 8?
- Gọi vài em đếm từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
 Nghỉ giữa tiết hát vui
1 2 3 4 5 6 7 8
- hs; số 7
- hs: số 7
- Hs: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- hs đếm, cá nhân, tổ, cả lớp
3/ Luyện tập
*Bài 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1: Viết số 8
* Bài 2: Đếm số chấm tròn ở hai vế rồi ghi kết quả vào ô trống: 
H: 8 gồm 1 và mấy?
8 gồm 2 và mấy?
8 gồm 3 và mấy?
8 gồm 4 và mấy?
1. viết số 8
2. Số
-Hs nêu: 8 gồm 1 và 7 hay 7 và 1
 8 gồm 2 và 6 hay 6 và 2
 8 gồm 3 và 5 hay 5 và 3
 8 gồm 4 và 4
8
7
6
5
4
3
2
1
1
2
3
4
5
6
7
8
* bài 3: 
- viết số thích hợp vào ô trống.
- Gv hướng dẫn hs đếm và viết số theo thứ tự từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
H: Trong dãy số từ 1 đến 8 số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
3. Viết số thích hợp vào ô trống
- Số lớn: 8 , số bé: 1
* Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giáo viên nhận xét ghi điểm
4. >, <, =
8>7 8>6 5<8 8=8
75 8>4
* Trò chơi: Các tổ thi xếp hoa vào sổ với số lượng tương ứng.
Cả lớp theo dõi nhận xét và tuyên dương.
4/ Dặn dò: Hỏi các em vừa học số mấy? (số 8)
- Về học bài và tập đếm từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1
- Làm vở BTT
- Xem bài; Số 9.
Mĩ thuật (T5) Vẽ nét cong
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết nét cong
- Biết cách vẽ nét cong
- Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích
II- Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Một số đồ vật có dạng tròn, 1 vài hình vẽ có nét cong như cây, dòng sông, con vật...
- Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, màu tô.
III- Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2/ Dạy bài mới
a) Giới thiệu các nét cong
- Giáo viên vẽ lên bảng 1 số nét cong như: lá, quả, núi và hỏi để học sinh trả lời.
- Các hình vẽ này được tạo bởi nét cong như quả, hoa, núi...
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập vẽ nét cong vào bảng con
- Giáo viên quan sát và nhận xét
b) Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét cong:
- Giáo viên vẽ lên bảng để hs nhận ra cách vẽ nét cong.
- Các hình: hoa, quả được vẽ từ nét cong
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
- hs quan sát cô vẽ các nét cong
- hs vẽ vào bảng con
"Cháu vẽ ông mặt trời"
c) Thực hành:
- Giáo viên gợi ý để hs làm bài tập
+ Vẽ vườn hoa
+ Vẽ cây ăn quả
+ Vẽ thuyền và biển
+ Vẽ núi và biển
H: Các em định chọn vẽ những hình nào?
 Chú ý vẽ hình vừa phần giấy ở vở tập vẽ
- Vẽ thêm chi tiết có liên quan
- Vẽ màu theo ý thích
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn và giúp đỡ những em còn lúng túng.
- hs thực hành vẽ và chọn cảnh vẽ.
- hs vẽ và hoàn thành sản phẩm theo ý thích
3/ Nhận xét - Đánh giá.
- Giáo viên chọn 1 số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát
H: Em thấy hình vẽ của bạn có đẹp không?
H: Em thấy bạn vẽ và tô màu như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
- hs: có ạ
- hs : hình vẽ đẹp và tô màu cũng rất đẹp.
4/ Dặn dò
- Về quan sát hình dáng và màu sắc của cây, hoa, quả để tiết sau học bài: 
Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn.
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2007
Học vần (T41+42) s-r
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: s, r, sẻ, rễ.
- Đọc được câu ứng dụng bé tô cho rõ chữ và số
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: rổ cá
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ: sẻ, rễ
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần lớp 1.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em đọc và viết: x, ch, thợ xẻ, chỉ đỏ, chả cá
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, ghi điểm
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: 
- Gv treo tranh vẽ
H: Tranh vẽ gì?
H: Tiếng sẻ có âm nào đã học
H: Bức tranh vẽ gì?
H: Tiếng rễ có âm nào đã học?
Hôm nay ta học chữ và âm mới.
s-r giáo viên viết lên bảng
- Gv đọc mẫu, hs đọc theo
s-sẻ, r-rể
- hs quan sát tranh và trả lời
+hs: sẻ
+ hs: e và dấu hỏi
+hs: rễ
hs: âm ê và dấu ngã đã học
s r
sẻ rễ
sẻ rễ
2/ Dạy chữ ghi âm: âm s
a) Nhận diện chữ: Chữ s gồm nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái 
- So sánh s với x giống nhau và khác nhau điểm nào?
- Giáo viên cho học sinh tìm chữ s trong bộ chữ .
+ Giống nhau: Đều có nét cong hở trái
+ Khác nhau: s có nét xiên và nét thắt
- Học sinh: giơ chữ : s
b) Phát âm, ghép tiếng và đánh vần:
+ Phát âm: Gv phát âm mẫu: s (sờ)
+ Đánh vần tiếng khoá: sẻ
H: Tiếng sẻ có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
+ Hướng dẫn hs ghép tiếng: sẻ
- Gọi hs đọc trơn tiếng sẻ gv viết lên bảng tiếng sẻ
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
* âm r: Quy trình tương tự dạy s
+ Nhận diện chữ r:Gồm nét xiên phải, nét thắt và nét móc ngược.
- So sánh r với s giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng rễ.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Phân tích cho cô tiếng: rễ
- Hướng dẫn đọc toàn âm, tiếng
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
- Hs đọc:s (sờ) cá nhân, tổ, cả lớp
xờ-e-xe/xe
-hs: âm s đứng trước âm e đứng sau
- hs ghép tiếng: se
- hs đọc 10 em, tổ, cả lớp
- s-sẻ-sẻ
-hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
+Giống nhau: nét xiên phải, nét thắt
+ Khác nhau: r kết thúc là nét móc ngược
- rờ-ê-rê-ngã-rễ/rễ
-hs đọc cá nhân, bàn, cả lớp
- âm r đứng trước, âm ê đứng sau, dấu ngã trên ê.
r-rễ-rễ
c) Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu lên bảng lớp vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao, nét cấu tạo của chữ.
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con từng chữ: 
- Giáo viên nhận xét và sửa sai 
- hs viết vào bảng con
d) Dạy tiếng, từ ứng dụng:
- Gv viết lên bảng các từ ứng dụng
- Hướng dẫn hs tìm tiếng có âm vừa học
- Đánh vần và phân tích tiếng 
- Gv kết hợp giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu các từ ngữ ứng dụng.
* Trò chơi: Tìm âm vừa học và khoanh tròn âm đó.
- Ai tìm nhanh đúng là thắng cuộc.
Su su rổ rá
Chữ số cá rô
- hs đọc và phân tích tiếng mới
10 em đọc tổ, cả lớp
- 2 em khá đọc lại
l, n, a, s, ư, r, x, o, l, i, e, r, m, h, x, r, v, s, i, a
- 3 tổ lên thi, ai đúng nhanh là thắng.
 Tiết 2
3/ Luyện tập
a) Luyện đọc:
+ Hướng dẫn đọc lại bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng: 
- Gv treo tranh hỏi
H: Trong tranh vẽ gì?
- Câu ứng dụng hôm nay ta học là:
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
- Hướng dẫn hs đọc và tìm tiếng có âm vừa học, phân tích, đánh vần đọc trơn
- hs đọc lại bài tiết 1
15 em , tổ, cả lớp
- Học sinh quan sát và trả lời
+ Vẽ cô giáo đáng hd các em viết chữ và số
bé tô cho rõ chữ và số
- 2 em đọc lại câu ứng dụng 
- hs đọc: 10 em, tổ, cả lớp đọc đồng thanh.
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh mở vở tập viết và viết bài
- hs viết bài trong vở tập viết.
c) Luyện nói:
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Gv treo tranh và yêu cầu hs chỉ và nói.
 Đây là rổ, đây là rá
H: Rổ thường dùng làm gì?
H: Rá thường dùng để làm gì?
* Trò chơi: Thi ghép tiếng có âm vừa học: ai ghép đúng, nhanh là thắng.
 -hs: rổ, rá
- hs chỉ: rổ và rá
-hs: Đựng rau
- hs: vo gạo
- hs: cá rô, chữ gố, rổ rá
4/ Củng cố - Dặn dò
- Cả lớp đọc lại bài SGk
- Gọi 2 em đọc nối tiếp bài học
- Về học bài, viết bài, làm vở BTTV
- Xem bài 20: k-kh
Toán: (T19) Số 9
A- Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Có khái niệm ban đầu về số 9
- Biết đọc, viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 9. Vị trí của số 9 trong dãy số từ 1 đến 9
B- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại.
- 9 mảnh bìa nhỏ có viết các số từ 1 đến 9
Hs: Que tính, bộ đồ dùng toán.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đếm từ 1 đến 8 và từ 8 đến 1, rồi viết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
- Gọi 2 em nêu cấu tạo của số 8
- Gọi 2 em điền dấu >, <, =
 7<8 8=8
 8>5 6<8
Giáo viên nhận xét và ghi điểm
II- Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu số 9:
a) Lập số 9:
- Gv treo tranh và hỏi.
H: Lúc đầu có mấy bạn đang chơi?
H: Có thêm mấy bạn đến cùng chơi?
H: Có 8 bạn thêm 1 bạn tất cả có mấy bạn?
- Gv nêu; 8 bạn thêm 1 bạn là 9 bạn
Tất cả có 9 bạn.
- hs quan sát tranh và trả lời
- có 8 bạn
- có 1 bạn
- 8 bạn thêm 1 bạn tất cả có 9 bạn
- hs nhắc lại 4 em, cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
9
1
8
ãããããããã
ã
+ Gv cho hs lấy ra 8 chấm tròn và lấy thêm 1 chấm tròn và nòi: tất cả có mấy chấm tròn?
- Gv gọi hs nêu và trả lời các câu hỏi của gv
- Gv giải thích: 8 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 9 chấm tròn.
- Gv cho hs trả lời: 8 con tính thêm 1 con tính là 9 con tính.
- Gv chỉ tranh để hs nhắc lại
H: Các nhóm này đều có số lượng là mấy?
- hs nhắc lại
 llllllll l
- hs: 9 bạn, 9 chấm tròn, 9 con tính
- hs: đều có số lượng là 9.
b) Giới thiệu chữ số 9 in và số 9 viết.
- Gv nêu: Số 9 được viết bằng chữ số 9 ta viết như sau: Gv viết lên bảng số 9 in và số 9 viết đều đọc là chín.
c) Nhận biết thứ tự của số 9
- Gv cho hs lấy 9 que tính và đếm 
H: Số 9 đứng liền sau số nào?
H: Số nào đứng liền trước số 9?
H: Những số nào đứng trước số 9?
- Hướng dẫn hs đếm từ 1 đến 9 và ngược lại từ 9 đến 1
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
- hs đọc: chín
-hs viết bảng con số: 9
- hs đếm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
- hs: số 8
- hs: số 8
-hs: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
2/ Thực hành:
* Bài 1: Viết 1 dùng số 9 đúng mẫu
* Bài 2: Viết theo mẫu: Gv đính bài tập 2 có vẽ các con tính lên bảng
- hd lần lượt điền số vào ô trống
- Gọi vài em nêu cấu tạo của số 9
- Gv nhận xét và ghi điểm
* Bài 3: Điền dấu >, < = vào chỗ chấm.
- Hướng dẫn hs làm bài và chữa bài.
- Gọi vài em nêu kết quả.
- Gv nhận xét và ghi điểm 
* Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Giáo viên cho hs làm bài và chữa bài.
- Gọi vài em nêu kết quả .
1. Viết số 9
2. Điền số thích hợp vào ô trống
9 gồm 1 và 8 hay 8 và 1
9 gồm 2 và 7 hay 7 và 2
9 gồm 3 và 6 hay 6 và 3
9 gồm 4 và 5 hay 5 và 4
3. Điền dấu >, <, =
88
9>8 87
9=9 76
- 3 hs lên bảng lài bài
4. Số
8<9 7<8 7<8<9
9>8 (>7 6<7<8
- 3 em lên bảng làm bài
* Bài 5: Giáo viên cho cả lớp tham gia trò chơi.
- Mỗi lần 2 em lên điền số
4
5
6
7
8
9
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
9
8
7
6
5
4
3
2
1
- Giáo viên và cả lớp nhận xét và tuyên dương
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1
- Về nhà tập đếm và viết số, làm vở BTT
- Xem bài: số 0.
Âm nhạc:(T5) Ôn tập hai bài hát
Quê hương tươi đẹp - Mời bạn vui múa ca.
I- Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết kết hợp vừa hát vừa vỗ tay đếm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca
- Biết hát kết hợp vài động tác phục hoạ
- Biết hát kết hợp với trò chơi
II- Đồ dùng dạy học
- Thanh phách, song loan.
- Trống nhỏ.
III- Các hoạt động dạy học
1/- Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 5 em hát bài: Mời bạn vui múa ca
 - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp, mời bạn vui múa ca.
* Hoạt động 1: Ôn bài hát: Quê hương.
- Gv hát mẫu cả bài hát
- Hd hs vừa hát vừa hướng dẫn vỗ tay đệm theo phách.
- Gv cho từng nhóm lên biểu diễn trước lớp
- hs hát đồng thanh hai lần
 Quê hương tươi đẹp
- Tổ 1 lên biểu diễn trước lớp, tiếp đến tổ 2, 3
* Hoạt động 2: Ôn bài hát:
- Mời bạn vui múa ca.
- Gv hát mẫu cả bài hát
- Hướng dẫn hs hát và vỗ tay đệm theo phách.
- Gv cho từng nhóm, tổ lên biểu diễn trước lớp
- Cả lớp hát đồng thanh 2 lần
Chim ca líu lo. Hoa hát đón chào
- Từng nhóm lên hát và múa phụ hoạ
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi.
- Gv hướng dẫn cách chơi.
- Gv cho hs tham gia trò chơi theo từng tổ
 - Gv nhận xét và sửa sai.
"Cưỡi ngựa" theo bài đồng dao
"Ngựa ông đã về"
- Học sinh chơi lần lượt tất cả đều được tham gia
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Cả lớp hát lại hai bài hát vừa ôn.
- Về tập hát và múa hai bài hát này.
- Xem bài: Tìm bạn thân.
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2007
Học vần (T43+44) k-kh
A- Mục đích - Yêu cầu
- Học sinh đọc và viết được: k, kh, kẻ, khế.
- Đọc được câu ứng dụng: Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro, ro, tu tu
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ: kẻ, khế
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và phần luyện nói
- Học sinh: Bộ chữ học vần lớp 1.
C- Các hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em đọc và viết: s, r, chữ số, cá rô, rổ rá
- 2 em đọc SGK câu ứng dụng
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, ghi điểm
II- Dạy bài mới: Tiết 1
1/ Giới thiệu bài: 
- Gv treo tranh vẽ
H: Tranh vẽ gì?
H: Tiếng kẻ có âm nào đã học
H: Bức tranh vẽ gì?
H: Tiếng khế có âm nào đã học?
Hôm nay ta học chữ và âm mới.
k-kẻ, kh-khế
- Gv đọc mẫu, hs đọc theo
- hs quan sát tranh và trả lời
+hs: Vẽ bé đang kẻ vở
+ hs: e và dấu thanh hỏi
+hs: quả khế
hs: âm ê và dấu sắc
k kh
kẻ khế
kẻ khế
- hs đọc: k-kẻ, kh- khế
2/ Dạy chữ ghi âm: âm k
a) Nhận diện chữ: Chữ k gồm nét khuyết trên nét thắt, nét móc ngược 
- So sánh k với h giống nhau và khác nhau điểm nào?
- Giáo viên cho học sinh tìm chữ k trong bộ chữ .
- hs nhắc lại cấu tạo của chữ k
+ Giống nhau: Đều có nét khuyết trên.
+ Khác nhau: k có thêm nét thắt, h có nét móc hai đầu
- Học sinh: giơ chữ : k
b) Phát âm, ghép tiếng và đánh vần:
+ Phát âm: Gv phát âm mẫu: k (ca)
+ Đánh vần tiếng khoá: kẻ
H: Tiếng kẻ có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
+ Hướng dẫn hs ghép tiếng: kẻ
- Gọi hs đọc trơn tiếng kẻ gv viết lên bảng tiếng kẻ
- Hướng dẫn đọc tổng hợp
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
* âm kh: Quy trình tương tự dạy k
+ Nhận diện chữ kh:
- kh là chữ ghép bởi k và h
- So sánh k với kh giống và khác nhau điểm nào?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng khế.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
- Phân tích cho cô tiếng: khế
- Hướng dẫn đọc toàn âm, tiếng
 Nghỉ giữa tiết hát vui.
- Hs đọc:k (ca) cá nhân, tổ, cả lớp
xờ-e-xe/xe
-hs: âm k đứng trước âm e đứng sau
dấu hỏi trên âm e
- hs ghép tiếng: kẻ
- hs đọc 10 em, tổ, cả lớp
- k-kẻ-kẻ
-hs đọc cá nhân, tổ, cả lớp
+Giống nhau: Đều có chữ k
+ Khác nhau: kh có thêm chữ h
-hs: khờ-ê-khê-sắc-khế/khế
-hs đọc cá nhân, bàn, cả lớp
- âm kh đứng trước, âm ê đứng sau, dấu hỏi trên ê.
Kh-khế-khế
c) Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên viết mẫu lên bảng lớp vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, độ cao, nét cấu tạo của chữ.
- Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con từng chữ: 
- Giáo viên nhận xét và sửa sai 
- hs viết lên không trung
- hs viết vào bảng con
d) Dạy tiếng, từ ứng dụng:
- Gv viết lên bảng các từ ứng dụng
- Hướng dẫn hs tìm tiếng có âm vừa học
- Đánh vần và phân tích tiếng 
- Gv kết hợp giải nghĩa từ.
- Gv đọc mẫu các từ ngữ ứng dụng.
Kẽ hở khe đá
Kì cọ cá kho
- hs đọc và phân tích tiếng mới
10 em đọc tổ, cả lớp
- 2 em khá đọc lại
Tiết 2
3/ Luyện tập
a) Luyện đọc:
+ Hướng dẫn đọc lại bài tiết 1
+ Đọc câu ứng dụng: 
- Gv treo tranh hỏi
H: Trong tranh vẽ gì?
- Câu ứng dụng hôm nay ta học là:
- Hướng dẫn hs đọc và tìm tiếng có âm vừa học, phân tích, đánh vần đọc trơn
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
- hs đọc lại bài tiết 1
10 em , tổ, cả lớp
- Học sinh quan sát và trả lời
+ hs: Chị kẻ vở cho hai bé
chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
- hs đọc: 10 em, tổ, cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 em đọc lại câu ứng dụng 
b) Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh mở vở tập viết và viết bài
- Giáo viên đi từng bàn uốn nắn sửa sai.
- hs viết bài trong vở tập viết.
K, kh, kẻ, khế
c) Luyện nói:
H: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
- Gv gọi vài em nhắc lại tên bài
+ Trong tranh vẽ gì?
- Các con vật trong tranh có tiếng kêu như thế nào?
- Các em có biế

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan5.doc